Đạo đức
LỄ PHÉP VÂNG LỜI THẦY CÔ GIÁO
I. Mục tiêu
- HS hiểu thầy giáo cô giáo là những người không quản khó nhọc chăm sóc dạy dỗ em nên người.Vì vậy các em cần lễ phép, vâng lời thầy giáo cô giáo.
- Để tỏ ra lễ phép, vâng lời thầy cô giáo các em cần chào hỏi thầy cô khi gặp gỡ hay chia tay, nói năng nhẹ nhàng, dùng hai tay khi trao hay nhận một vật gì.
- HS có tình cảm yêu quý, kính trọng thầy cô.
II. Đồ dùng dạy - học
- Vở bài tập đạo đức. Bút chì màu
- Vở bài tập đạo đức.Tranh bài tập 2
III. Các hoạt động dạy- học
TUẦN 19 Thứ hai ngày tháng 01 năm 2017 Hoạt động tập thể CHÀO CỜ Tiếng Việt NGUYÊN ÂM ĐÔI / UÔ / VẦN CÓ ÂM CUỐI: / UÔN /, / UÔT / (STK tập 2 trang 132, SGK tập 2 trang 76 - 77) Âm nhạc (GV bộ môn) Tiếng Việt NGUYÊN ÂM ĐÔI / UÔ / VẦN CÓ ÂM CUỐI: / UÔN /, / UÔT / (STK tập 2 trang 132, SGK tập 2 trang 76 - 77) Đạo đức LỄ PHÉP VÂNG LỜI THẦY CÔ GIÁO I. Mục tiêu - HS hiểu thầy giáo cô giáo là những người không quản khó nhọc chăm sóc dạy dỗ em nên người.Vì vậy các em cần lễ phép, vâng lời thầy giáo cô giáo. - Để tỏ ra lễ phép, vâng lời thầy cô giáo các em cần chào hỏi thầy cô khi gặp gỡ hay chia tay, nói năng nhẹ nhàng, dùng hai tay khi trao hay nhận một vật gì.. - HS có tình cảm yêu quý, kính trọng thầy cô. II. Đồ dùng dạy - học - Vở bài tập đạo đức. Bút chì màu - Vở bài tập đạo đức.Tranh bài tập 2 III. Các hoạt động dạy- học 1. Ổn định tổ chức: Lớp hát 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới a) Giới thiệu bài + ghi bảng b) Nội dung * Hoạt động 1: GV Phân tích tiểu phẩm - GV hướng dẫn HS theo dõi các bạn diễn tiểu phẩm và cho biết nhân vật trong tiểu phẩm cư xử với cô giáo như thế nào? - Cho học sinh đóng vai + Không yêu cầu HS đóng vai trong các tình huống chưa phù hợp - Em cần làm gì khi gặp thầy cô giáo ? - Em làm gì khi đưa hoặc nhận sách vở từ tay thầy cô giáo? GV kết luận : Khi gặp thầy giáo, cô giáo đến nhà chơi các em phải mời cô vào nhà. Sau đó mời cô uống nước.. - Khi đưa hoặc nhận vật gì cần đưa bằng hai tay (nói thưa cô em cảm ơn cô giáo?) +Hướng dẫn HS làm bài tập 1 Trò chơi sắm vai - GV hướng dẫn các cặp tìm hiểu các tình huống rồi nêu cách ứng xử và phân vai cho nhau. - GV nhận xét chung 4. Củng cố - GV nhận xét giờ, liên hệ giáo dục HS. 5. Dặn dò - Về nhà thực hành tốt bài học. - Lớp theo dõi - Các nhóm chuẩn bị đóng vai - Đại diện các nhóm trình bày trước lớp - Em đứng nghiêm khoanh tay chào cô - Em đưa hoặc nhận từ thày cô hoặc người trên phải bằng hai tay - Học sinh lắng nghe -Từng cặp học sinh chuẩn bị Đại diện các cặp lên trình bày Lớp nhận xét bổ sung. Tiếng Anh (GV bộ môn) Tiếng Việt ÔN TẬP Việc 3 SGK tập 2 trang 76 – 77 Thứ ba ngày tháng 01 năm 2017 Tiếng Việt (2 tiết) VẦN KHÔNG CÓ ÂM CUỐI: / UA / ( STK tập 2 trang 135, SGK tập 2 trang 78 – 79 ) Toán MƯỜI MỘT, MƯỜI HAI I. Mục tiêu - Giúp HS nhận biết số 11 gồm 1 chục và một đơn vị, số 12 gồm 1 chục và 2 đơn vị. - Biết đọc, viết các số 11 , 12. Bước đầu nhận biết số có 2 chữ số - Lòng say mê học Toán. II. Đồ dùng dạy - học - Bộ đồ dùng dạy Toán. - Sách giáo khoa, que tính, bảng con. III. Các hoạt động daỵ - học 1. Ổn đinh tổ chức: Lớp hát 2. Kiểm tra bài cũ - Cho học sinh nhắc lại 1 chục gồm bao nhiêu đơn vị ? 3. Bài mới a) Giới thiệu bài + ghi bảng b) Nội dung * Giới thiệu số 11 - Giáo viên cho HS thao tác trên que tính - HS lấy 1 bó chục que tính và 1 que tính rời được tất cả bao nhiêu que tính ? Mười que tính và 1 que tính là 11 que tính - GV ghi bảng : 11 - Đọc là: mười một - Số 11 gồm 1 chục và 1 đơn vị - Số 11 có 2 chữ số 1 viết liền nhau * Giới thiệu số 12 - Giáo viên cho HS thao tác trên que tính Mười que tính và 2 que tính là 12 que tính - GV ghi bảng : 12 - Đọc là : mươi hai - Số 12 gồm 1 chục và 2 đơn vị - Số 12 có chữ số 1 và chữ số 2 viết liền nhau * Thực hành Bài tập 1: Đếm số ngôi sao rồi điền số đó vào ô trống (Dùng cho HS yếu) - GV treo tranh vẽ lên bảng Bài tập 2 : Vẽ thêm 1 chấm tròn vào ô trống có ghi 1 đơn vị - Vẽ thêm 2 chấm tròn vào ô trống có ghi 2 đơn vị - GV treo tranh lên bảng Bài tập 3 : Dùng bút màu hoặc bút chì đen tô 11 hình tam giác, 12 hình vuông - GV nhận xét chữa bài 4. Củng cố - Nhận xét giờ học. 5. Dặn dò - Nhắc học sinh về ôn bài. - Một em học sinh lên trả lời câu hỏi - Gồm mười đơn vị - HS thực hành trên que tính - HS trả lời câu hỏi 10 que tính và 1 que tính là 11 que tính - HS đọc : mười một - Số 11 gồm 1 chục và 1 đơn vị - Số 11 là số có 2 chữ số - Một em học sinh lên trả lời câu hỏi - HS thực hành trên que tính - HS trả lời câu hỏi : 10 que tính và 2 que tính là 12 que tính - HS đọc : mười hai - Số 12 gồm 1 chục và 2 đơn vị - Số 12 là số có 2 chữ số - HS yếu làm bài - HS quan sát tranh thảo luận - Học sinh làm bài - Học sinh dùng bút màu làm bài Tự nhiên xã hội CUỘC SỐNG XUNG QUANH (TIẾT 2) I. Mục tiêu - HS tiếp tục ôn một số nét chính về hoạt động sinh sống của nhân dân địa phương và hiểu mọi người đều phải làm việc, góp phần phục vụ cho cuộc sống chung. - Biết được những hoạt động chính ở nông thôn. - HS có ý thức gắn bó, yêu mến quê hương. II. Đồ dùng dạy học - Các hình trong bài 18 và bài 19 SGK III. Hoạt động dạy học 1. Ổn đinh tổ chức: Lớp hát 2. Bài cũ 3. Bài mới a) Giới thiệu bài + ghi bảng b) Nội dung * Hoạt động 1:Tham quan hoạt động sinh sống của nhân dân khu vực xung quanh trường Cách tiến hành: Bước 1: Giao nhiệm vụ quan sát - Nhận xét về quang cảnh trên đường - Nhận xét về quang cảnh hai bên đường - GV phổ biến nội dung khi tham quan: Yêu cầu HS phải luôn đảm bảo hàng ngũ, không được đi lại tự do - Phải trật tự, nghe hướng dẫn của giáo viên Bước 2: Đưa HS đi tham quan - GV cho HS xếp hàng đi quanh khu vực trường. Trên đường đi GV sẽ quyết định những điểm dừng cho HS quan sát kĩ và khuyến khích các em nói với nhau về những gì em nhìn thấy. Bước 3: Đưa HS về lớp * Hoạt động 2: Thảo luận về hoạt động sinh sống của nhân dân - GV hướng dẫn HS thảo luận bằng cách đặt ra các câu hỏi liên quan đến bài học. * Hoạt động 3: Thảo luận và thực hành theo nhóm +GV kết luận: Bức tranh ở trang 38, 39 vẽ về cuộc sống ở nông thôn và bức tranh 19 vẽ về cuộc sống thành phố 4. Củng cố - Giáo viên khắc sâu nội dung bài 5. Dặn dò - Liên hệ giáo dục về thực hành tốt bài. - HS nhận xét về quang cảnh trên đường: Người qua lại đông hay vắng, họ đi lại bằng phương tiện gì? - HS nhận xét về quang cảnh hai bên đường: Có nhà ở, cửa hàng, các cơ quan, chợ . - Cho học sinh đi tham quan - Cho HS thảo luận theo nhóm - Đại diện nhóm lên trình bày - Nhóm khác nhận xét bổ sung - Cho HS thảo luận theo nhóm - Đại diện nhóm lên trình bày - Nhóm khác nhận xét bổ sung Tiếng Việt ÔN TẬP Ôn việc 3 Sách giáo khoa tập 2 trang 78 - 79 Toán ÔN TẬP I. Mục tiêu - Học sinh tiếp tục ôn tập củng cố kiến thức về các số 11, 12. - Củng cố kĩ năng đọc, viết số 11, 12, nhận biết số có hai chữ số. - Yêu thích môn Toán. II. Đồ dùngdạy- học - Hệ thống bài .Tranh vẽ bài tập - Vở bài tập toán,que tính III. Các hoạt động dạy -học 1.Ổn định tổ chức: Lớp hát 2. Kiểm trabài cũ - GV gọi HS lên bảng chữa BT - GV nhận xét chữa bài 3. Bài mới a) Giới thiệu bài + ghi bảng b) Nội dung - GV hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: GV cho HS nêu yêu cầu của bài - Cho HS quan sát từng tranh - đếm và điền số vào ô trống. - GV gọi HS nêu đáp án Bài 2 - GV vẽ lên bảng - Gọi 2 HS lên làm - GV nhận xét chỉnh sửa Bài 3: Goi HS nêu yêu cầu của bài - GV hướng dẫn HS làm Bài 4: - Gọi HS nêu cách làm - GV thu vở chấm bài - Gọi HS lên chữa bài - GV yêu cầu những em sai chữa bài của mình. - Nhận xét bài làm của cả lớp 4. Củng cố - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò - Về nhà xem lại bài. - HS lên chữa bài - HS khác nhận xét, bổ sung - HS nêu yêu cầu của bài - HS quan sát, đếm và điền số vào ô trống - HS nêu: đáp án lần lượt là: Số 10, 11, 12. - HS nêu yêu cầu - HS quan sát, suy nghĩ làm bài - 2 HS lên bảng làm - HS khác nhận xét, bổ sung - HS nêu yêu cầu - HS đếm và tô màu vào 11 ngôi sao và 12 quả táo - HS nêu yêu cầu của bài - HS nêu cách làm - HS điền số vào ô trống và hình tròn - HS lên chữa bài - HS khác nhận xét Hoạt động tập thể NHẢY ĐÚNG, NHẢY NHANH Mục tiêu - Nhằm rèn luyện sự khéo léo, linh hoạt, phát triển sức mạnh chân. - Rèn luyện kĩ năng nhảy đúng, nhảy nhanh, khả năng khéo léo và tập trung cao. - Học sinh ham thích môn học. II. Đồ dùng dạy – học - Sân bãi. - Kẻ 2 – 4 ô vuông có cạnh là: 1 m – 1,4 m; Trong mỗi ô lại chia thành 4 ô nhỏ có cạnh là: 0,5 m – 0,7 m; và đánh dấu thứ tự như hình vẽ, vạch xuất phát kẻ cách ô số 1 từ 0,5 m -0,7 m. 2 3 4 1 XP III. Các hoạt động dạy – học 1. Ổn định tổ chức: Lớp hát. 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới - GV giới thiệu và gọi tên trò chơi. - GV hướng dẫn cách chơi + Lớp tập hợp thành 2 – 4 hàng, mỗi hàng đứng trước 1 ô vuông lớn tại vạch xuất phát. + Khi có lệnh của GV tất cả các em số 1 ở mỗi hàng nhanh chóng bật bằng 2 chân từ vạch xuất phát vào ô số 1(chạm đát bằng 2 chân). + Sau đó nhảy bật đặt chân trái vào ô số 2, rồi nhanh chóng giậm nhảy chân trái để đặt chân phải vào ô số 3 sau đó bật chân phải lùi về ô số 4 và chạm đất bằng cả 2 chân. Tiếp theo bật bằng 2 chân qua ô số 2 về trước ra ngoài ô vuông rồi đi vòng về tập hợp ở cuối hàng. + Khi em số 1 nhảy rời khỏi ô số 4, thì em thứ 2 bắt đầu bật nhảy từ vạch xuất phát vào ô số 1, và cứ thế cho đến hết. + Gọi 2 hoặc 3 HS nhảy thử. + GV nhận xét, chỉnh sửa động tác chưa đúng. + Cho HS chơi theo nhóm. + GV quan sát chỉnh sửa động tác chưa đúng. 4. Củng cố - GV lưu ý động tác nhảy, và nhảy đúng thứ tự vào các ô. 5. Dặn dò - Hướng dẫn HS về nhà tự chơi trò chơi. - HS chú ý lắng nghe. - 2 hoặc 3 HS thực hành nhảy. - HS chú ý lắng nghe. - HS chơi trò chơi theo nhóm. - HS chú ý lắng nghe. Thứ tư ngày tháng 01 năm 2017 Toán MƯỜI BA, MƯỜI BỐN, MƯỜI LĂM I. Mục tiêu - Giúp HS nhận biết số 13 gồm 1 chục và 3 đơn vị, số 14 gồm 1 chục và 4 đơn vị, số 15 gồm 1 chục và 5 đơn vị. - Biết đọc, viết các số 13 , 14, 15. Bước đầu nhận biết số có 2 chữ số - Lòng say mê học Toán. II. Đồ dùng dạy - học - Bộ đồ dùng dạy Toán - Sách giáo khoa, bảng con, que tính. III. Các hoạt động daỵ - học 1. Ổn đinh tổ chức: Lớp hát 2. Kiểm tra bài cũ - Số 12 gồm mấy chục, mấy đơn vị ? - GV nhận xét 3. Bài mới a) Giới thiệu bài + ghi bảng b) Nội dung * Giới thiệu số 13 - Giáo viên cho HS thao tác trên que tính - HS lấy 1 bó chục que tính và 3 que tính rời được tất c ... nh làm bài tập trong vở bài tập Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu. - Viết theo mẫu - Yêu cầu HS viết các số - Gọi HS nêu kết quả: Thứ tự số cần điền là:a: 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19 b: 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18. Chốt: Các số trên đều là số có hai chữ số. - HS viết các số sau đó chữa bài. - Em khác nhận xét bổ sung cho bạn. Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu - Cho HS đếm số hình tròn sau đó điền số. - Gọi HS yếu chữa bài, số cần điền là: 16, 17, 18. - Điền số - Làm và chữa bài Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu - Yêu cầu HS làm vào vở Bài 4: Gọi HS nêu yêu cầu - Yêu cầu HS nêu mẫu, sau đó làm và chữa bài. - Cho HS đổi bài chấm chữa bài cho bạn. Chốt: Chữ số đứng trước chỉ hàng chục, chữ số đứng sau chỉ đơn vị. Bài 5: Gọi HS nêu yêu cầu - Gọi HS nêu kết quả: Có 16 đoạn thẳng Có 18 hình vuông 4. Củng cố - Nhận xét giờ học. 5. Dặn dò - Về nhà ôn lại bài. - Tô màu - Làm và đổi bài kiểm tra nhau - Viết theo mẫu - HS khá chữa bài - Chữa bài cho bạn - Điền số thích hợp vào ô trống - HS làm và chữa bài - Tự đếm hình và chữa bài Tự nhiên xã hội ÔN TẬP I. Mục tiêu - HS tiếp tục tìm hiểu công việc, cuộc sống buôn bán của nhân dân ở nông thôn, thành thị. - HS tiếp tục quan sát về hoạt động sinh sống của nhân dân địa phương. - Có ý thức gắn bó, yêu mến quê hương. II. Đồ dùng dạy học - Hệ thống câu hỏi, tranh vở bài tập - Vở bài tập tự nhiên xã hội III. Hoạt động dạy - học c 1. Ổn định tổ chức: Lớp hát 2. Kiểm tra bài cũ - Nêu những nghề chính của nhân dân thị trấn ta? GV nhận xét chỉnh sửa 3. Bài mới a) Giới thiệu bài + ghi bảng b) Nội dung * Hoạt động1: Thảo luận nhóm - Hoạt động nhóm - Yêu cầu HS nêu những nghề chính của nhân dân ở thành phố? - Yêu cầu HS nêu những nghề chính của nhân dân ở nông thôn? - Dù ở đâu thì ta cũng nhận thấy có những nghề gì giống nhau? Thảo luận nhóm, sau đó đại diện nhóm lên phát biểu trước lớp Thảo luận nhóm, sau đó đại diện nhóm lên phát biểu trước lớp - Người buôn bán, làm ở cơ quan.. * Ngày nay việc học tập luôn được quan tâm, ở nông thôn cũng xây trường học khang trang - Theo dõi Hoạt động 2: Thảo luận tổ - Hoạt động tổ - Yêu cầu HS trao đổi với nhau để trả lời câu hỏi sau: + Nơi em ở là nông thôn hay thành thị? + Người dân ở đó làm những nghề chính gì? + Ngoài ra em còn biết thêm họ làm nghề gì ? - Nơi em đang ở là nông thôn - Làm nông nghiệp - Thợ xây, thợ điện, bưu điện, công an, * Người dân thị trấn ta sống bằng nghề buôn bán tiểu thương nghiệp là chính. - Cho HS làm vở bài tập trang 17 4. Củng cố - Chơi trò kể tên những nghề của người dân địa phương. 5. Dặn dò - Về ôn bài và tìm hiểu thêm về cuộc sống ở địa phương. - Theo dõi - Tô màu và giới thiệu tranh Hoạt động tập thể ÔN TRÒ CHƠI: NHẢY ĐÚNG, NHẢY NHANH I. Mục tiêu - Tiếp tục rèn luyện sự khéo léo, linh hoạt, phát triển sức mạnh chân. - Rèn luyện kỹ năng nhảy đúng, nhảy nhanh. - Học sinh ham thích môn học. II. Đồ dùng dạy – học - Sân bãi. - Kẻ 2 – 4 ô vuông có cạnh là: 1 m – 1,4 m; Trong mỗi ô lại chia thành 4 ô nhỏ có cạnh là: 0,5 m – 0,7 m; và đánh dấu thứ tự như hình vẽ, vạch xuất phát kẻ cách ô số 1 từ 0,5 m -0,7 m. 2 3 4 1 XP III. Các hoạt động dạy – học 1. Ổn định tổ chức: Lớp hát. 2. Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 HS lên nhắc tên trò chơi và thực hiện trò chơi. - GV nhận xét. 3. Bài mới a) Giới thiệu bài + ghi bảng b) Nội dung - GV nhắc lại tên trò chơi. - GV hướng dẫn cách chơi, và lưu ý động tác nhảy. + Cách bật nhảy từ vạch xuất phát, cách chạm đất tại các ô số 1, 2 , 3, 4, ô nào chạm đất bằng 2 chân, ô nào chạm đất bằng chân phải, chân trái. + Khi em số 1 nhảy rời khỏi ô số 4, thì em thứ 2 mới được bắt đầu bật nhảy từ vạch xuất phát vào ô số 1, không được nhảy sớm quá gây va chạm làm bạn đang nhảy ngã. + Cho HS chơi theo nhóm. + GV quan sát chỉnh sửa động tác chưa đúng. 4. Củng cố - GV lưu ý động tác nhảy, nhất là những động tác HS hay mắc phải.. 5. Dặn dò - Hướng dẫn HS về nhà tự chơi trò chơi. - 2 HS lên thực hiện trò chơi. - HS chú ý lắng nghe. - Học sinh lắng nghe - Học sinh chơi - HS chú ý lắng nghe. - HS chơi trò chơi theo nhóm. - HS chú ý lắng nghe. Thứ sáu ngày tháng 01 năm 2017 Thủ công GẤP MŨ CA LÔ I. Mục tiêu - Học sinh biết cách gấp và gấp được mũ ca lô bằng giấy. - Rèn đôi tay khéo léo. - Lòng say mê môn học. II. Đồ dùng dạy học - Mũ ca lô bằng giấy, 1 tờ giấy màu hình chữ nhật. - 1 tờ giấy màu hình chữ nhật và 1 tờ giấy vở HS có kẻ ô.Tờ giấy vở học sinh.Vở thủ công. III. Các hoạt động dạy học 1.Ổn định: Lớp hát 2. Kiểm tra - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới a) Giới thiệu bài + ghi bảng b) Nội dung * Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét - Cho HS quan sát chiếc mũ ca lô mẫu - Cho một em đội mũ để cả lớp nhận xét. - GV đặt câu hỏi gợi ý về chiếc mũ ca lô - HS quan sát chiễc mũ - Trả lời các câu hỏi Giáo viên hướng dẫn học sinh gấp mẫu - GV hướng dẫn các thao tác gấp mũ ca lô theo các hình trong SGK. - Hướng dẫn HS cách tạo tờ giấy hình vuông - Gấp chéo tờ giấy hình chữ nhật theo hình 1a Gấp tiếp theo hình 1b - Miết nhiều lần đường vừa gấp. Sau đó xé bỏ giấy thừa ta được tờ giấy hình vuông như H 2 - Gấp tiếp theo các hình như hình 3, hình 4, hình 6, hình 7, hình 8, hình 9, hình 10 - Kết thúc hình 10 ta được một chiếc mũ ca lô - GV cho HS thực hành gấp mũ ca lô - GV quan sát các em làm sau hướng dẫn những em chưa làm được - HS quan sát từng bước gấp - HS tạo tờ giấy hình vuông - HS thực hành các thao tác theo sự hướng dẫn của GV - HS thực hành gấp mũ ca lô 4. Củng cố - Nhận xét mức độ kĩ thuật của toàn lớp. 5. Dặn dò - Nhắc HS chuẩn bị 1 tờ giấy vở HS, giấy màu để thực hành “gấp mũ ca lô”. - Học sinh lắng nghe Toán HAI MƯƠI , HAI CHỤC I. Mục tiêu - Giúp HS nhận biết số 20, hai mươi còn gọi là 2 chục - Đọc, viết được số 20 đúng, đẹp - Lòng say mê học Toán. II. Đồ dùng dạy học - Bộ đồ dùng dạy toán.Tranh SGK - Các bó chục que tính III. Các hoạt động dạy và học 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới a) Giới thiệu bài + ghi bảng b) Nội dung * Hoạt động 1:Giới thiệu số 20 - Giáo viên cho HS thao tác trên que tính - HS lấy 1 bó chục que tính rồi lấy thêm 1 bó chuc que tính nữa đựoc tất cả bao nhiêu que tính? -10 que tính thêm 10 que tính tất cả là bao nhiêu que tính ? - GV nói 20 còn gọi là 2 chục số 20 viết số 2 rồi chữ số 0 ở bên phải số 2 - Số 20 đọc là : hai mươi - Số 20 gồm 2 chục và 0 đơn vị - Số 20 là số có 2 chữ số : số 2 và số 0 * Hoạt động 2:Thực hành Bài tập 1: ( Dành cho HS yếu) HS viết các số từ 10 đến 20 và ngược lại từ 20 đến 10 Bàì tập 2: HS viết theo mẫu số 12 gồm 1 chục và hai đơn vị - Số 16 gồm mấy chục và mấy đơn vị ? - Số 11 gồm 1 chục va mấy đơn vị ? - Số 10 gồm mấy chục và mấy đơn vị ? - Số 20 gồm mấy chục và mấy đơn vị ? Bài tập 3 : Điền số vào mỗi vạch của tia số rồi đọc các số đó Bài tập 4:Trả lời câu hỏi - Số liền sau của số 15 là số nào ? - Số liền sau của số 10 là số nào ? - Số liền sau của số 19 là số nào ? - GV nhận xét chữa bài 4. Củng cố - GV nhận xét giờ, 5. Dặn dò - Về nhà ôn lại bài. - Một em học sinh lên trả lời câu hỏi - HS thực hành trên que tính - Là 2 bó chục que tính . - Là 20 que tính - Học sinh nhắc lại - HS thực hành trên bảng con 2 em lên bảng viết lớp nhận xét và bổ sung - HS thảo luận theo nhóm - Đại diện nhóm lên trình bày các nhóm khác nhận xét và bổ sung - HS thảo luận lớp - Một vài em lên trình bày - Các bạn khác nhận xét bổ sung - HS trả lời miệng Tiếng Việt (2 tiết) VẦN KHÔNG CÓ ÂM CUỐI: / ƯA / (STK trang 142, SGK trang 82 – 83 ) Tiếng Việt ÔN TẬP Việc 3 SGK trang 82 - 83 Thủ công ÔN TẬP I. Mục tiêu - Học sinh tiếp tục học cách gấp và gấp được mũ ca lô bằng giấy đẹp. - Rèn đôi tay khéo léo và con mắt thẩm mĩ. - Lòng say mê môn học. II. Đồ dùng dạy học + Mũ ca lô bằng giấy,1 tờ giấy màu hình chữ nhật. + Tranh quy trình gấp mũ ca lô + 1 tờ giấy màu hình chữ nhật và 1 tờ giấy vở HS có kẻ ô. Vở thủ công. III. Các hoạt động dạy học 1. Ổn định tổ chức: Lớp hát 2. Kiểm tra bài cũ - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới a) Giới thiệu bài + ghi bảng b) Nội dung - Cho một em đội mũ để cả lớp nhận xét. - GV nhận xét - GV gọi 1 học sinh nhắc lại quy trình gấp chiếc mũ - HS quan sát chiễc mũ - Học sinh nhắc lại quy trình gấp mũ * Hướng dẫn học sinh thực hành - GV cho HS thực hành gấp mũ ca lô + Trưng bày sản phẩm - GV cùng HS nhận xét kết luận nhóm có sản phẩm đẹp nhất. + Học sinh thực hành - HS trưng bày sản phẩm - Từng nhóm đi quan sát sản phẩm của nhóm bạn để so sánh với nhóm mình. 4. Củng cố - GV nhận xét về tinh thần học tập của HS. 5. Dặn dò - Về chuẩn bị bài giờ sau Hoạt động tập thể SƠ KẾT TUẦN I. Mục tiêu - HS thấy được những ưu nhược điểm của mình cũng như của lớp trong khi bước vào học kì 2 - HS thực hiện tốt nề nếp của lớp cũng như ở trường. - Thi đua học tập tốt để có kết quả học tập tốt hơn học kì 1 II. Chuẩn bị - Nội dung sinh hoạt III. Các hoạt động dạy học 1. Nhận xét tình hình chung của lớp - GV nhận xét cụ thể từng mặt hoạt động của lớp trong tuần: - Nề nếp: Các em bước vào học kỳ 2, nề nếp đã ổn định không còn hiện tượng đi học muộn, không có trường hợp ăn quà vặt, tham gia tốt vào các hoạt động của trường của lớp. - Học tập : Các em đã ổn định học tập, chăm học, làm bài đầy đủ, có một số em đạt kết quả cao, một số em đã biết giúp đỡ các bạn học yếu hơn mình. - Thể dục vệ sinh: các em đã tham gia đầy đủ tiết thể dục giữa giờ, xếp hàng ra vào lớp nhanh, thẳng, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, ăn mặc quần áo gọn gàng. - Bảo vệ của công: Các em biết giữ gìn tài sản chung của lớp, của trường, không có hiện tượng trèo lên bàn, nhảy vào bồn hoa. - Bên cạnh đó vẫn còn một số em chưa thực hiện tốt nề nếp của lớp: 2.Phương hướng tuần tới - Khắc phục những nhược điểm của tuần trước. 3.Vui chơi văn nghệ - Cho học sinh tham gia các tiết mục văn nghệ: đơn ca, song ca, tốp ca. - Giáo viên nhận xét giờ sinh hoạt.
Tài liệu đính kèm: