Bài soạn Hoạt động ngoài giờ lên lớp khối 2

Bài soạn Hoạt động ngoài giờ lên lớp khối 2

MÔN: Hoạt động ngoài giờ lên lớp

TRIỂN KHAI NỘI QUI NHÀ TRƯỜNG

CỦNG CỐ SAO NHI ĐỒNG

I- Yêu cầu giáo dục:

- HS nắm được nội qui của nhà trường và biết các bạn trong Sao của mình

- Thực hiện đúng theo nội qui

- HS yêu thích ngôi trường mình đang học

II- Nội dung và hình thức:

- Triển khai nội qui của nhà trường và thảo luận nhóm về nội qui

- Nắm lại danh sách các em trong từng tổ

III- Chuẩn bị:

- Nội qui nhà trường năm học: 2011-2012

IV- Tiến hành hoạt động:

 

doc 50 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 617Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Hoạt động ngoài giờ lên lớp khối 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN GÒ CÔNG ĐÔNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC KIỂNG PHƯỚC 2
SỔ
a & b
NĂM HỌC : 2011 - 2012
NGƯỜI THỰC HIỆN : ĐỒNG VĨNH KHANG
Tuần 1: Thứ. Ngày..tháng.năm 20.
MÔN: Hoạt động ngoài giờ lên lớp
TRIỂN KHAI NỘI QUI NHÀ TRƯỜNG
CỦNG CỐ SAO NHI ĐỒNG
I- Yêu cầu giáo dục: 
- HS nắm được nội qui của nhà trường và biết các bạn trong Sao của mình
- Thực hiện đúng theo nội qui 
- HS yêu thích ngôi trường mình đang học
II- Nội dung và hình thức:
- Triển khai nội qui của nhà trường và thảo luận nhóm về nội qui
- Nắm lại danh sách các em trong từng tổ
III- Chuẩn bị:
- Nội qui nhà trường năm học: 2011-2012
IV- Tiến hành hoạt động:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
ĐIỀU CHỈNH
* HĐ 1: Tìm hiểu nội qui nhà trường
* HĐ 2: Củng cố Sao nhi đồng
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung
- Cho lớp hát
- Gv triển khai nội qui nhà trường
+ Cho HS đọc lại những điều trong nội qui
+ Chia nhóm, yêu cầu thảo luận
1. Em thực hiện những điều trong nội qui như thế nào ?
2. Em đã thực hiện tốt những điều nào ?
+ Cho đại diện nhóm lên trình bày
+ Nhận xét 
+ GV chốt ý
- GV nắm lại danh sách các em của từng tổ
+ Phổ biến cho các em biết một Sao từ 5 đến 7 em
+ Mỗi tổ là một Sao
- Lắng nghe
- Cả lớp hát
- Quan sát, lắng nghe
- Đọc nội qui
- Thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Đọc tên mình
- Lắng nghe
IV- Đánh giá rút kinh nghiệm:
- .......
.
.
Tuần 2: Thứ. Ngày..tháng.năm 20.
MÔN: Hoạt động ngoài giờ lên lớp
CHỦ ĐIỂM: “ TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG ”
BÀI: TẬP DỢT ĐỘI HÌNH CHUẨN BỊ LỄ KHAI GIẢNG
ĐẶT TÊN SAO VÀ BẨU TRƯỞNG SAO
I- Yêu cầu giáo dục: 
- HS biết ý nghĩa của buổi lễ khai giảng
- Tự giác thực hiện một số công việc để chuẩn bị cho buổi lễ
- HS có ý thức tham gia tốt cùng tập thể
II- Nội dung và hình thức:
- GV nêu ý nghĩa của ngày khai giảng và đặt tên Sao 
- Hướng dẫn HS ngồi đúng qui định vị trí sân của lớp
III- Chuẩn bị:
- Ý nghĩa của ngày lễ khai giảng
- Chọn tên Sao theo đức tính tốt
IV- Tiến hành hoạt động:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
ĐIỀU CHỈNH
* HĐ 1: 
Ý nghĩa của ngày lễ khai giảng
- Tập dợt đội hình
* HĐ 2: Đặt tên Sao nhi đồng và bầu trưởng Sao
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung
- Cho lớp hát
- Gv nêu ý nghĩa của ngày khai giảng
+ Cho HS nhắc lại
- Hướng dẫn HS tập họp thành 3, 4 hàng dọc, đứng nghiêm
- Thực hiện chào cờ và nghe hát bài quốc ca: 
+ Đứng nghiêm, mắt hướng về lá cờ, im lặng trật tự lắng nghe bài Quốc ca
- Thực hiện các động tác: đứng, ngồi thư giãn
- Gv cho mỗi tổ là một Sao
- Đặt tên Sao ( chọn những đức tính tốt như: Chăm chỉ, Siêng năng, Cần cù, Vui vẻ..)
- GV cho HS bầu Sao trưởng của Sao mình
- Lắng nghe
- Cả lớp hát
- Quan sát, lắng nghe
- Nhắc lại
- HS tập họp theo tổ
- HS thực hiện
- HS biết các bạn trong tổ mình
- Chọn tên Sao
- Bầu trưởng Sao
IV- Đánh giá rút kinh nghiệm:
- ...
Tuần 3: Thứ. Ngày..tháng.năm 20.
MÔN: Hoạt động ngoài giờ lên lớp
BÀI: ÔN LUYỆN CÁC BÀI HÁT ĐÃ HỌC
DẠY HÁT BÀI: “ SAO CỦA EM ”
I- Yêu cầu giáo dục: 
- HS biết hát được các bài đã học ở năm rồi
- Biết hát được bài sinh hoạt Sao nhi đồng là “ Sao của em” lời 1
- HS yêu thích hát khi sinh hoạt Sao
II- Nội dung và hình thức:
- GV nêu ý nghĩa của việc ôn lại các bài hát 
- Hướng dẫn HS hát đồng thanh và theo nhóm 
III- Chuẩn bị:
- Các bài hát đã học ở lớp 1
- Thuộc bài hát “ Sao của em” lời 1
IV- Tiến hành hoạt động:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
ĐIỀU CHỈNH
* HĐ 1: 
Ôn các bài hát đã học ở lớp 1
* HĐ 2: 
Dạy hát bài “ Sao của em” lời 1
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung
- Cho HS nhắc lại tên các bài hát đã học ở lớp 1
- Gv hát mẫu lần 1 
- Cho cả lớp hát kết hợp vỗ tay
- Cứ như thế cho đến hết các bài đã học ở lớp 2. Xen kẻ các bài hát GV cho đại diện từng nhóm lên trình diễn
+ Nhận xét – tuyên dương
- GV nêu tên bài hát
- Hát mẫu lần 1
- Hướng dẫn hát từng câu
- Hát hết bài kết hợp vỗ tay
- Cho từng tổ thi hát
+ Quan sát theo dõi nhận xét bổ sung
+ Tuyên dương các tổ hát tốt
- Lắng nghe
- Trả lời
- Quan sát, lắng nghe
- Hát đồng thanh
- Đại diện nhóm trình diễn
- Lắng nghe
- Hát theo từng câu 
- Vừa hát vừa vỗ tay
- Từng tổ thi hát 
IV- Đánh giá rút kinh nghiệm:
- ...
Tuần 4: Thứ. Ngày..tháng.năm 20.
MÔN: Hoạt động ngoài giờ lên lớp
BÀI: GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG
Tiểu phẩm: “ Cái bàn biết đau”
I- Yêu cầu giáo dục: 
- Biết được các qui định về tín hiệu giao thông và thực hiện tốt an toàn giao thông.
- Thông qua tiểu phẩm “ Cái bàn biết đau ”, giáo dục các em biết giữ gìn bàn ghế và các đồ dùng học tập trong lớp.
- HS hiểu giữ gìn và bảo vệ tài sản của nhà trường là nghĩa vụ, là thực hiện tốt nội qui của nhà trường.
II- Quy mô hoạt động:
- GV tổ chức theo quy mô lớp
III- Tài liệu và phương tiện:
- Các biển báo, tín hiệu đèn và tranh ảnh về an toàn giao thông.
- Kịch bản “ Cái bàn biết đau ”
- Nội qui nhà trường
IV- Tiến hành hoạt động:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
ĐIỀU CHỈNH
* HĐ 1: 
Hướng dẫn tham gia an toàn giao thông
* HĐ 2: 
Trình bày tiểu phẩm “ Cái bàn biết đau”
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung
- GV cho HS xem tranh tín hiệu đèn xanh, đỏ và vàng
+ đặt câu hỏi 
. Đèn đỏ
. Đèn vàng
. Đèn xanh
 - GV cho xem tranh và hướng dẫn cho HS biết:
+ đường dành riêng cho người đi bộ
+ Qui định người đi xe đạp
+ Qui định người đi xe đạp điện
+ Qui định người đi xe mô tô, gắn máy
- Gv chia tổ thành nhóm, mỗi nhóm 3 bạn là các nhân vật trong tiểu phẩm.
- Cho HS tiến hành tập diễn
- Cho các em trình diễn chính thức
+ Văn nghệ
+ Tuyên bố lý do và mời tổ trưởng lên bốc thăm
+ Khuyến khích các nhóm trình diễn: nói rõ ràng kết hợp cử chỉ, điệu bộ phù hợp với nhân vật
+ Các tổ tiến hành trình diễn
- GV hướng dẫn HS trao đổi nội dung tiểu phẩm;
+ Cô giáo vào lớp thấy Vinh đang làm gì? ( Vinh đang khua chân múa tay nhảy trên bàn )
+ Vì sao cô giáo cho rằng cái bàn biết đau? ( vì cái bàn là do công sức của con người vất vả làm ra, nếu ta làm hỏng nó thì sẽ làm đau lòng người làm ra nó )
+ Ai tán thành hành động của bạn Vinh ở phần cuối tiểu phẩm?
- GV nhận xét – đánh giá
+ Cho HS chọn nhóm trình diễn tiểu phẩm mình thích nhất. Chọn bạn thể hiện nhân vật mình thích nhất? Mình thích điều gì ở bạn?
- GV tổng kết khen ngợi cả lớp và nhóm trình diễn thành công thể hiện tốt vai diễn của mình
- Nhấn mạnh: sự hối lỗi của bạn Vinh ( trong tiểu phẩm) đã được cả lớp tán thưởng. Thầy tin cả lớp chúng ta không có ai mắc phải lỗi lầm như bạn Vinh. Chúc cho ngôi trường chúng ta ngày càng khang trang sạch đẹp
- Cho cả lớp tham gia hoạt động “ Chổ ngồi tôi sạch nhất”
- Lắng nghe
- Xem tranh
- Trả lời:
. Dừng lại
. Chuẩn bị
. Đi 
- Quan sát, lắng nghe
- Chọn bạn đại diện trong nhóm
- Tập luyện
- Trình diễn tiểu phẩm
- Lắng nghe
- Trả lời
- HS chọn
- Biết giữ gìn và bảo vệ tài sản của nhà trường 
- Lắng nghe
- Vỗ tay
- Tham gia thực hiện
IV- Đánh giá rút kinh nghiệm:
.
Tuần 4: Thứ. Ngày..tháng.năm 20.
MÔN: Hoạt động ngoài giờ lên lớp
BÀI: TUẦN SINH HOẠT CÔNG DÂN
GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG
I- Yêu cầu giáo dục: 
- HS biết tham gia thực hiện phòng chống HIV/AIDS, ma túy
- Biết được các qui định khi tham gia giao thông
- HS tham gia và thực hiện tốt tuần sinh hoạt công dân và an toàn giao thông
II- Nội dung và hình thức:
- GV nêu ý nghĩa của việc tham gia phòng chống HIV/AIDS, ma túy và an toàn giao thông
- Tuyên truyền bằng tờ bướm, tranh ảnh ma túy
III- Chuẩn bị:
- Các tờ bướm về phòng chống HIV/AIDS, tranh ành ma túy
- Các biển báo và tranh ảnh về an toàn giao thông
IV- Tiến hành hoạt động:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
ĐIỀU CHỈNH
* HĐ 1: 
Phòng chống HIV/AIDS và ma túy
* HĐ 2: 
Hướng dẫn tham gia an toàn giao thông
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung
- GV tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS và ma túy trong tờ bướm
- Cho HS xem tranh ảnh
- GV đặt câu hỏi:
+ HIV/AIDS lây qua mấy đường
( đường máu, quan hệ tình dục bừa bãi, mẹ sang con )
+ Nhận xét – tuyên dương
- GV cho HS xem tranh tín hiệu đèn xanh, đỏ và vàng
+ đặt câu hỏi 
. Đèn đỏ
. Đèn vàng
. Đèn xanh
 - GV cho xem tranh và hướng dẫn cho HS biết:
+ đường dành riêng cho người đi bộ
+ Qui định người đi xe đạp
+ Qui định người đi xe đạp điện
+ Qui định người đi xe mô tô, gắn máy
- Lắng nghe
- Quan sát, lắng nghe
- Trả lời
- Xem tranh
- Trả lời:
. Dừng lại
. Chuẩn bị
. Đi 
- Quan sát, lắng nghe
IV- Đánh giá rút kinh nghiệm:
.
Tuần 5: Thứ. Ngày..tháng.năm 20.
MÔN: Hoạt động ngoài giờ lên lớp
GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ NĂM HỌC
DẠY HÁT BÀI: “ SAO CỦA EM ”
I- Yêu cầu giáo dục: 
- HS biết được chủ đề năm học của Đội, nhi đồng
- Biết hát được lời 2 của bài Sao của em
- HS thực hiện tốt theo chủ đề năm học
II- Nội dung và hình thức:
- GV nêu nội dung chủ đề năm học của nhà trường và của Đội, nhi đồng
- Tuyên truyền dưới cờ, sinh hoạt ngoài giờ và Sao nhi đồng
III- Chuẩn bị:
- Nội dung chủ đề
- Thuộc lời 2 của bài Sao của em
IV- Tiến hành hoạt động:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
ĐIỀU CHỈNH
* HĐ 1: 
Giáo dục chủ đề năm học và chủ đề nhi đồng 2011-2012
* HĐ 2: 
Dạy hát bài “ Sao của em” lời 2
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung
- GV hướng dẫn và giải thích chủ đề năm học 2011-2012: 
“ Vâng lời Bác dạy
 Học giỏi chăm ngoan 
 Làm nghìn việc tốt
 Tiến bước lên Đoàn ”
- Giải thích ý nghĩa từng câu
+ Cho HS nhắc lại và ghi chép vào sổ tay
+ Nhận xét – tuyên dương
- GV nêu tên bài hát
- Hát mẫu lần 1
- Hướng dẫn hát từng câu
- Hát hết bài kết hợp vỗ tay
- GV cho hát lại hết bài Sao của em từ lời 1 đến lời 2
- Cho từng tổ thi hát
+ Quan sát theo dõi nhận xét bổ sung
+ Tuyên dương các tổ hát tốt
- Gv phát cho mỗi tổ một kịch bản: “ Phạt vi cảnh”. Các tổ tiến hành phân vai đọc tiểu phẩm để tuần sau lớp ta sẽ thi đọc phân vai tiểu phẩm trên
- Lắng nghe
- Quan sát, lắng nghe
- Nhắc lại ý nghĩa và ghi chép
- Lắng nghe
- Hát theo từng câu 
- Vừa hát vừa vỗ tay
- Cả lớp đồng thanh hát
- Từng tổ thi hát 
- Vỗ tay
- Đại diện tổ n ... t tuyên dương
- GV hệ thống lại bài – Nhận xét, dặn dò
- Quan sát, lắng nghe
- HS đọc lời ca
- HS hát
- Từng tổ hát
- Hát kết hợp vỗ tay
- Hát kết hợp múa
- Sao trưởng điều khiển sinh hoạt Sao
- HS thực hiện 
- HS báo cáo việc giúp đỡ Cha mẹ và học tập
- HS hát
- Trả lời và thực hiện ở nhà
IV- Đánh giá rút kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 30: Thứ. Ngày..tháng.năm 20.
MÔN: Hoạt động ngoài giờ lên lớp
ÔN CHỦ ĐỀ THÁNG 3 VÀ Ý NGHĨA CÁC NGÀY LỄ
Sinh hoạt Sao
I- Yêu cầu giáo dục: 
- HS biết được chủ đề tháng 3: “ Yêu quí Mẹ và Cô Giáo ” và 02 ngày lễ lớn
- Qua đó các em yêu quí Mẹ và kính trọng vâng lời Cô Giáo.
- HS biết sinh hoạt Sao nhi đồng.
II- Nội dung và hình thức:
- Ôn chủ đề tháng 3 và ý nghĩa hai ngày lễ: 08/3/1910 và 26/3/1931
- Hướng dẫn các em Sinh hoạt Sao theo tiến trình.
III- Chuẩn bị:
- Bảng phụ có ghi lời bài hát
IV- Tiến hành hoạt động:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
ĐIỀU CHỈNH
* HĐ 1: 
Hướng dẫn HS thực hiện: “ Ôn chủ đề tháng 3 và ý nghĩa 02 ngày lễ ”
* HĐ 2:
Hướng dẫn học sinh sinh hoạt Sao
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung
- GV cho HS nhắc lại chủ đề tháng 3.
+ Gv cho Hs tìm hiểu ý nghĩa của chủ đề.
- GV hỏi HS: Trong tháng 3 có mấy ngày lễ? kể ra? 
+ Nhận xét – Tuyên dương
- GV cho từng Sao sinh hoạt dưới sự điều khiển của Sao trưởng
+ Tập họp hàng dọc: dóng hàng - điểm số báo tên
+ Tập họp vòng tròn: 
. Hát bài: tay thơm tay ngoan
. Kiểm tra vệ sinh – tuyên dương
. Hát bài: nhanh bước nhanh nhi đồng
. Sao trưởng hô: nhi đồng Hồ Chí Minh
.Các em đọc: “ Vâng lời kính yêu ” .
. Cho từng em báo cáo việc giúp đỡ Cha, Mẹ và học tập trong tuần qua
. Sao trưởng nhận xét - tuyên dương
+ Sinh hoạt chủ điểm ngày 08/3:
. Hát bài: “ Bông hoa bé ngoan”
. Trò chơi: “ Lời chào”
. Sao trưởng nhận xét – dặn dò
- Lắng nghe
- Trả lời
- HS thảo luận nhóm trả lời
- Sao trưởng điều khiển sinh hoạt Sao
- HS thực hiện 
- HS báo cáo việc giúp đỡ Cha mẹ và học tập
- HS hát
- HS chơi
- Trả lời và thực hiện ở nhà
IV- Đánh giá rút kinh nghiệm:
.
Tuần 31: Thứ............ Ngày....tháng..năm 20.
MÔN: Hoạt động ngoài giờ lên lớp
GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ THÁNG 4 “ Hòa bình và hữu nghị ”
 VÀ Ý NGHĨA CÁC NGÀY LỄ
ÔN CHƯƠNG TRÌNH 5 RÈN LUYỆN NHI ĐỒNG
I- Yêu cầu giáo dục: 
- HS biết chủ đề tháng 4: “ Hòa bình và hữu nghị ” và ý nghĩa các ngày lễ: 30/4/1975 và 01/5/1886
- Biết và thực hiện theo chương trình 5 rèn luyện nhi đồng: “ Yêu Sao nhi đồng và Đội TNTP Hồ Chí Minh”
II- Nội dung và hình thức:
- Hướng dẫn tuyên truyền và giải thích chủ đề tháng 4 và ý nghĩa các ngày lễ ở dưới cờ và tiết sinh hoạt NGLL
- Hướng dẫn các em ôn và kiểm tra việc thực hiện chương trình 5 rèn luyện nhi đồng: “ Yêu Sao nhi đồng và Đội TNTP Hồ Chí Minh”
III- Chuẩn bị:
- Tài liệu về ngày 08/3/1910 và 26/3/1931
IV- Tiến hành hoạt động:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
ĐIỀU CHỈNH
* HĐ 1: 
Hướng dẫn các em chủ đề tháng 4 và ý nghĩa các ngày lễ
* HĐ 2: Hướng dẫn ôn và kiểm tra việc thực hiện CT 5 RLNĐ: “ Yêu Sao nhi đồng và Đội TNTP Hồ Chí Minh”
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung
- GV tuyên truyền giải thích cho HS biết chủ đề tháng 4: “ Hòa bình và hữu nghị ” 
- Hướng dẫn và giải thích cho HS biết ý nghĩa hai ngày lễ quan trọng: 
+ 30/4/1975: ngày Miền nam hoàn toàn giải phóng
 . Gv đọc tài liệu cho HS biết
+ 01/5/1886: ngày Quốc tế lao động
 . Gv đọc tài liệu cho HS biết
- GV hướng dẫn HS nhắc lại chương trình 5 RLNĐ.
+ Gọi HS trả lời và thực hiện từng công việc trong chương trình
+ GV theo dõi và nhắc nhở
+ Tuyên dương các em trả lời và thực hiện đúng từng ý trong chương trình.
+ GV tóm lại.
- GV hệ thống lại bài – Nhận xét, dặn dò
- Lắng nghe
- Quan sát, lắng nghe
- Quan sát, lắng nghe và ghi chép vào sổ tay
- HS trả lời
- HS thực hiện 
- HS lắng nghe 
- Lắng nghe – trả lời và thực hiện
IV- Đánh giá rút kinh nghiệm:
.................................................................................................................................
.
Tuần 32: Thứ............ Ngày....tháng..năm 20.
MÔN: Hoạt động ngoài giờ lên lớp
HƯỚNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH 6 RLNĐ: 
“ Cần biết khi ra đường ” 
I- Yêu cầu giáo dục: 
- HS biết thực hiện theo chương trình 6 rèn luyện nhi đồng: “ Cần biết khi ra đường ”
- HS biết múa một số bài đã học và chơi được các trò chơi của nhi đồng 
II- Nội dung và hình thức:
- Tuyên truyền giáo dục và ghi chép vào sổ tay nội dung: “ Cần biết khi ra đường ”
- Hướng dẫn các em ôn lại một số bài múa và trò chơi của nhi đồng
III- Chuẩn bị:
Nội dung chương trình 6 RLNĐ: “ Cần biết khi ra đường ” và một số bài múa, trò chơi.
IV- Tiến hành hoạt động:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
ĐIỀU CHỈNH
* HĐ 1: 
Hướng dẫn thực hiện CT 6
RLNĐ: “ Cần biết khi ra đường ”
* HĐ 2: 
Hướng dẫn học sinh ôn lại một số bài múa và trò chơi của nhi đồng
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung
- GV vừa giải thích vừa hướng dẫn HS ghi chép vào sổ tay và thực hiện theo chương trình 6 RLNĐ: “ Cần biết khi ra đường ”
+ Biết cách đi ngoài đường đúng qui định để đảm bảo an toàn:
. Đi hàng một, sát lề phải
. Không đùa giỡn, xô đẩy nhau trên đường.
+ Biết nên chơi những chổ an toàn, không làm phiền người khác.
+ Có cử chỉ đẹp khi ra đường: 
. Đối với cụ già, em nhỏ, người tàn tật..
+ Biết tên đường phố, xóm ấp nơi mình ở.
- GV cho từng Sao vừa hát vừa múa bài các em thích
+ Theo dõi, nhắc nhở và sửa sai
+ Nhận xét, tuyên dương
- GV cho các em nhắc lại một số trò chơi của nhi đồng
+ Cho các em chơi
+ Nhận xét, tuyên dương
- GV hệ thống lại bài – Nhận xét, dặn dò
- Quan sát, lắng nghe
- Ghi chép vào sổ tay
- HS thực hiện 
- Từng Sao lên biểu diễn
- HS trả lời cá nhân
- HS chơi
- Lắng nghe
- Trả lời và thực hiện ở nhà
IV- Đánh giá rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................
.
Tuần 33: Thứ........ Ngày....tháng..năm 20.
MÔN: Hoạt động ngoài giờ lên lớp
DẠY HÁT BÀI: “ Năm cánh Sao vui ”
SINH HOẠT SAO NHI ĐỒNG
I- Yêu cầu giáo dục: 
- HS biết hát bài: “ Năm cánh sao vui ” và biết lễ phép với Ông Bà, Cha Mẹ, Thầy Cô, Anh Chị.
- HS biết sinh hoạt Sao theo tiến trình 
II- Nội dung và hình thức:
- Dạy các em hát được bài: “ Năm cánh sao vui ” 
- Hướng dẫn các em từng Sao sinh hoạt theo tiến trình
III- Chuẩn bị:
- Nội dung bài hát: “ Năm cánh sao vui ” 
IV- Tiến hành hoạt động:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
ĐIỀU CHỈNH
* HĐ 1: Hướng dẫn học sinh hát bài: “ Năm cánh sao vui ” 
* HĐ 2: 
Hướng dẫn học sinh sinh hoạt Sao
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung
- GV hát mẫu
- Cho HS đọc lời ca
- Hướng dẫn hát từng câu rồi cho đến hết bài
- Cho hát theo tổ
- Hướng dẫn vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp, theo tiết tấu lời ca
- Hướng dẫn vừa hát vừa kết hợp một vài động tác múa phụ họa.
- GV cho từng Sao sinh hoạt dưới sự điều khiển của Sao trưởng
+ Tập họp hàng dọc: dóng hàng - điểm số báo tên
+ Tập họp vòng tròn: 
. Hát bài: tay thơm tay ngoan
. Kiểm tra vệ sinh – tuyên dương
. Hát bài: nhanh bước nhanh nhi đồng
. Sao trưởng hô: nhi đồng Hồ Chí Minh
. Các em đọc:“Vânglờikính yêu ” .
. Cho từng em báo cáo việc giúp đỡ Cha, Mẹ và học tập trong tuần qua
. Phụ trách Sao nhận xét-tuyên dương
+ Cho HS hát bài: “ Năm cánh sao vui”
- GV nhận xét tuyên dương
- GV hệ thống lại bài – Nhận xét, dặn dò
- Quan sát, lắng nghe
- HS đọc lời ca
- HS hát
- Từng tổ hát
- Hát kết hợp vỗ tay
- Hát kết hợp múa
- Sao trưởng điều khiển sinh hoạt Sao
- HS thực hiện 
- HS báo cáo việc giúp đỡ Cha mẹ và học tập
- HS hát
- Trả lời và thực hiện ở nhà
IV- Đánh giá rút kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 34: Thứ............ Ngày....tháng..năm 20.
MÔN: Hoạt động ngoài giờ lên lớp
ÔN CHỦ ĐỀ THÁNG 4 “ Hòa bình và hữu nghị ”
 VÀ Ý NGHĨA CÁC NGÀY LỄ
ÔN CHƯƠNG TRÌNH 6 RÈN LUYỆN NHI ĐỒNG
I- Yêu cầu giáo dục: 
- HS biết chủ đề tháng 4: “ Hòa bình và hữu nghị ” và ý nghĩa các ngày lễ: 30/4/1975 và 01/5/1886
- Biết và thực hiện theo chương trình 6 rèn luyện nhi đồng: “ Cần biết khi ra đường”
II- Nội dung và hình thức:
- Hướng dẫn HS ôn lại chủ đề tháng 4 và ý nghĩa các ngày lễ ở dưới cờ và tiết sinh hoạt NGLL
- Hướng dẫn các em ôn và kiểm tra việc thực hiện chương trình 6 rèn luyện nhi đồng: “ Cần biết khi ra đường”
III- Chuẩn bị:
- Tài liệu về ngày: 30/4/1975 và 01/5/1886
IV- Tiến hành hoạt động:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
ĐIỀU CHỈNH
* HĐ 1: 
Hướng dẫn các em ôn chủ đề tháng 4 và ý nghĩa các ngày lễ
* HĐ 2: Hướng dẫn ôn và kiểm tra việc thực hiện CT 6 RLNĐ: 
“ Cần biết khi ra đường”
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung
- GV cho HS nhắc lại chủ đề tháng 4: “ Hòa bình và hữu nghị ” 
+ Em hiểu như thế nào vể chủ đề này ? 
- Cho HS nêu các ngày lễ quan trọng trong tháng 4: 
+ 30/4/1975: ngày Miền nam hoàn toàn giải phóng
+ 01/5/1886: ngày Quốc tế lao động
- GV hướng dẫn HS nhắc lại chương trình 6 RLNĐ.
+ Gọi HS trả lời và thực hiện từng công việc trong chương trình
+ GV theo dõi và nhắc nhở và cho các em khác bổ sung
+ Tuyên dương các em trả lời và thực hiện đúng từng ý trong chương trình.
+ GV tóm lại.
- GV hệ thống lại bài – Nhận xét, dặn dò
- Lắng nghe
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời 
- HS trả lời những công việc mình thực hiện được
- Bạn khác bổ sung thêm
- Lắng nghe và thực hiện ở nhà.
IV- Đánh giá rút kinh nghiệm:
.................................................................................................................................
.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an HDNGLL LOP 2.doc