Bài soạn Lớp 4 - Tuần 5

Bài soạn Lớp 4 - Tuần 5

 TUẦN 5

Thứ hai ngày 19 tháng 9 năm 2011

 TẬP ĐỌC:

 TIẾT 9: NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG.

I. Mục tiêu:

1. Đọc thành tiếng:

- Đọc đúng các tiếng, từ khó dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: gieo trồng, chăm sóc, nô nức, lo lắng, sững sờ, luộc kĩ, dõng dạc,.

- Đọc trôi chảy được toàn bài. ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm.

- Đọc diễn cảm toàn bài. thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung.

2. Đọc – hiểu.

- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: bệ hạ, sững sờ, dõng dạc, hiền minh.

- Hiểu nội dung câu chuyện: ca ngợi cậu bé Chôm trung thực, dũng cảm dám nói lên sự thật.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ bài tập đọc sgk.

- Bảng viết sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 25 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 404Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Lớp 4 - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 5
Thứ hai ngày 19 tháng 9 năm 2011
 TẬP ĐỌC:
 TIẾT 9: NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG.
I. Mục tiêu:
1. Đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các tiếng, từ khó dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: gieo trồng, chăm sóc, nô nức, lo lắng, sững sờ, luộc kĩ, dõng dạc,..
- Đọc trôi chảy được toàn bài. ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm.
- Đọc diễn cảm toàn bài. thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung.
2. Đọc – hiểu.
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: bệ hạ, sững sờ, dõng dạc, hiền minh.
- Hiểu nội dung câu chuyện: ca ngợi cậu bé Chôm trung thực, dũng cảm dám nói lên sự thật.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc sgk.
- Bảng viết sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức(2) Hát.
2. Kiểm tra bài cũ( 3 )
- Đọc thuộc lòng bài thơ Tre Việt Nam.
- Bài thơ ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp nào của ai?
3. Bài mới(30)
3.1. Giới thiệu bài:
3.2. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc:
- Chia đoạn: 4 đoạn.
-Tổ chức cho HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp
- GV chú ý sửa phát âm, ngắt giọng cho HS.
- GV giúp HS hiểu nghĩa một số từ khó.
- GV đọc mẫu toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
- Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi?
Đoạn 1:
- Nhà vua làm cách nào để tìm người trung thực?
- Những hạt thóc giống của vua có nảy mầm được không? Vì sao?
- Tại sao vua lại giao cho mọi người mang thóc đó đi gieo? Vua có mưu kế gì trong việc này?
Đoạn 2:
- Theo lệnh vua. chú bé Chôm đã làm gì?
Kết quả ra sao?
- Đến kì nộp thóc cho vua chuyện gì đã xảy ra?
- Hành động của cậu bé Chôm có gì khác mọi người?
Đoạn 3:
- Thái độ của mọi người như thế nào khi nghe Chôm nói?
- Câu chuyện kết thúc như thế nào?
Đoạn 4:
- Nhà vua đã nói như thế nào?
- Vua khen cậu bé Chôm những gì?
- Cậu bé Chôm được hưởng những gì nhờ tính thật thà dũng cảm của cậu?
- Theo em vì sao người trung thực là người đáng quý.
- Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào?
c, Đọc diễn cảm:
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
- Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm.
- Nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt.
3. Củng cố, dặn dò:
- Câu chuyện muốn nói với ta điều gì?
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS nên bảng.
- HS nêu.
- Chia đoan.
- HS nối tiếp đọc đoạn trước lớp 2 -3 lượt.
- HS đọc đoạn theo nhóm 4.
- Một vài nhóm đọc trước lớp.
- HS chú ý nghe GV đọc mẫu.
- Nhà vua chọn người trung thực để truyền ngôi.
- Phát cho mỗi người một thúng thóc đã luộc kĩ và truyền cho mọi người đem về gieo, hết mùa ai không có thóc sẽ bị phạt.
- Những hạt thóc đó không nảy mầm được vì đã chín rồi.
- Vì vua muốn tìm người trung thực.
- HS đọc đoạn 2.
- Chôm gieo trồng, em dốc công chăm sóc mà thóc vẫn không nảy mầm
- Mọi người nô nức đem thóc về kinh đô còn Chôm không có thóc, em lo lắng thành thật tâu vua.
- HS đọc đoạn 3.
- Mọi người sững sờ, ngạc nhiên vì lời thú tội của Chôm. Mọi người lo lắng vì nghĩ có lẽ Chôm sẽ nhận được sự trừng phạt.
 - HS đọc đoạn 4.
- Vua nói sự thật là thóc dã luộc chín rồi.
- Vua khen Chôm trung thực, dũng cảm.
- Chôm được vua truyền ngôi và trở thành ông vua hiền minh.
- HS nêu.
- Nội dung chính: Câu chuyện ca ngợi cậu bé Chôm trung thực, dũng cảm nói lên sự thật và cậu được hưởng hạnh phúc.
- HS luyện đọc diễn cảm.
- HS thi đọc diễn cảm.
 TOÁN:
 TIẾT 21: LUYỆN TẬP.
I. Mục tiêu
- Củng cố về số ngày trong các tháng của năm.
- Biết: năm thường có 365 ngày, năm nhuận có 366 ngày.
- Củng cố mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian đã học.
- Củng cố bài toán tìm một phần mấy của một số.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học :
1. ổn định tổ chức(2) Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu các đơn vị đo khối lượng đã học?
- Nhận xét- cho điểm.
3. Bài mới(30)
3.1. Giới thiệu bài:
3.2.Hướng dẫn luyện tập:
Mục tiêu: Củng cố về đơn vị đo thời gian.
Bài 1: 
- Những tháng có 30, 31. 28 hoặc 29 ngày là những tháng nào?
- Năm nhuận tháng 2 có 29 ngày.
- Năm thường tháng 2 có 28 ngày.
- Năm nhuận có bao nhiêu ngày?
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
- Chữa bài. nhận xét.
Bài 3:
- Tổ chức cho HS làm bài.
- Chữa bài. nhận xét.
Bài 4: 
- Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của bài.
- Chữa bàI. nhận xét.
Bài 5: Khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
- Tổ chức cho HS làm bài.
- Chữa bài. nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò(5)
- Hướng dẫn luyện tập thêm.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS nêu.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- Tháng có 30 ngày: 4,6,9,11.
- Tháng có 31 ngày: 1.3.5,7,8,10,12.
- Tháng có 28 hoặc 29 ngày: 2.
- Năm nhuận có 366 ngày.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài.
3 ngày = 72 giờ.
4 giờ = 240 phút.
8 phút = 480 giây.
ngày = 480 phút.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài.
a.Quang Trung đại phá quân thanh vào năm 1789 vào thế kỉ 18.
b.Lễ kỉ niệm 600 năm ngày sinh của Nguyễn Trãi vào năm 1980, như vậy Nguyễn Trãi sinh năm 1386 và thuộc thế kỉ 14.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS xác định yêu cầu của bài.
- HS tóm tắt va giải bài toán.
- HS xác định yêu cầu của bài.
Tóm tắt:
Bình chạy: phút
Nam chạy: phút
Hỏi ai chạy nhanh hơn?
Bài giải:
Đổi phút = 30 giây.
 phút= 25 giây
Vậy Nam chạy nhanh hơn Bình là.
 30 – 25 = 5 ( giây )
 Đáp số : 5 giây.
- HS xác định câu trả lời đúng
 CHÍNH TẢ: (Nghe – viết ) 
 TIẾT 5: NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG.
I. Mục tiêu:
- Nghe – viết đúng, đẹp đoạn văn từ: “ Lúc ấyHiền minh” trong bài Những hạt thóc giống.
- Làm đuúng bài tập chính tả phân biệt tiêngc có âm đầu l/n hoặc en/eng.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức (2)
2. Kiểm tra bài cũ (3)
- GV đọc một số từ để HS viết.
- Nhận xét.
3. Bài mới (30)
3.1. Giới thiệu bài:
3.2.Hướng dẫn nghe – viết chính tả:
- Đọc đoạn viết.
- Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi?
- Vì sao người trung thực là người đáng quý?
- Hướng dẫn HS viết các từ khó.
- GV lưu ý HS cách trình bày bài viết.
- GV đọc chấm, rõ từng câu, cụm từ để cho HS nghe – viết .
- GV đọc cho HS soát lỗi.
- GV thu một số bài để chấm, chữa lỗi.
3.3., Luyện tập:
Bài 2: Tìm những chữ bị bỏ trống bắt đầu bằng l hoặc n điền vào đoạn văn.
- Chữa bài. nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò (5)
- Hướng dẫn luyện viết thêm.
- HS nghe đoạn viết.
- HS đọc lại đoạn viết.
- Chọn người trung thực để truyền ngôi.
- HS nêu.
- HS luyện viết một số từ khó viết.
- HS chú ý nghe GV đọc để viết chính tả.
- HS soát lỗi.
- HS chữa lỗi.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS tìm các chữ: lời. nộp, lần, làm, lâu, lòng, làm.
KHOA HỌC
TIẾT 9: SỬ DỤNG HỢP LÍ CHẤT BÉO, MUỐI.
I. Mục tiêu:
- HS có thể giải thích lí do cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật.
- Nói về lợi ích của muối i ốt.
- Nêu tác hại của thói quen ăn mặn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình vẽ sgk – 20,21.
- Tranh, ảnh, thông tin, nhãn mác quảng cáo về các loại thực phẩm có chứa iốt và vai trò của iốt đối với sức khoẻ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức(2) Hát
2. Kiểm tra bài cũ(3)
- Tại sao cần phải ăn phối hợp đạm động vật với đạm thực vật?
- Nhận xét.
3. Bài mới:
3.1.Giới thiệu bài:
3.2. Các món ăn cung cấp nhiều chất béo.
- GV chia lớp làm 2 nhóm.
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
- GV nhận xét bổ sung.
3.3. Phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật:
- Phân loại thức ăn vừa chứa chất béo động vật vừa chứa chất béo thực vật?
- Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp chất béo động vật với chất béo thực vật?
- GV Hạn chế ăn thịt mỡ, óc, phủ tạng động vật vì những thứ đó chứa nhiều chất làm tăng huyết áp, các bệnh về tim mạch.
3.4. ích lợi của muối iốt cho cơ thể và tác hại của việc ăn mặn:
- yêu cầu nêu ích lợi của muối iốt
- Làm thế nào để bổ sung iốt cho cơ thể?
- Tại sao không nên ăn mặn?
4. Củng cố, dặn dò(5)
- Tại sao phải sử dụng hợp lí các chất béo và muối?
- Chuẩn bị bài sau.
- HS thảo luận theo nhóm.
- HS nêu các thức ăn chứa nhiều chất béo.
- HS phân loại .
- HS nêu lí do cần ăn phối hợp 
- HS lưu ý.
- HS nêu.
- Nên ăn muối có bổ sung iốt.
- HS nêu
Thứ ba ngày 20 tháng 9 năm 2011
 TOÁN:
 TIẾT 22: TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG
I. Mục tiêu:
- Bước đầu nhận biết được số trung bình cộng của nhiều số.
- Biết cách tính số trung bình cộng của nhiều số.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ vẽ hình bài toàn a.b 
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức(2) Hát.
2. Kiểm tra bài cũ(3)
- Kiểm tra vở bài tập của HS
3.Bài mới(30)
3.1.Giới thiệu bài: 
3.2. Giới thiệu trung bình cộng và cách tìm số trung bình công.
Bài toán1:
- Có tất cả bao nhiêu lít dầu?
- Nếu rót đều số dầu ấy vào 2 can thì mỗi can có bao nhiêu lít dầu?
- GV Ta nói: Trung bình mỗi can có 5 lít dầu. Số 5 được gọi là trung bình cộng của 2 số 4 và 6.
- Tìm số TBC của 4 và 6?
- Quy tắc:
Bài toán 2:
- Muốn tìm trung bình mỗi lớp có bao nhiêu HS ta làm như thế nào?
- 28 được gọi là gì?
- Muốn tìm TBC của 3 số ta làm như thế nào?
- VD:Tìm số TBC của các số: 34,43.52 và 39?
- Quy tắc:
3.3. Thực hành:
Mục tiêu: Rèn kĩ năng tìm số trung bình cộng của nhiều số.
Bài 1:Tìm số TBC của các số sau:
- Tổ chức cho HS làm bài.
- Nhận xét.
Bài 2: 
- Hướng dẫn HS xác định yêu cầu của bài.
- Chữa bài. nhận xét.
Bài 3:
- Hướng dẫn HS tóm tắt và giải bài toán
- Chữa bài. nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò(5)
- Cách tìm số trung bình cộng của nhiều số?
- Chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày vở bài tập.
- HS đọc bài toán.
- Có tất cả: 4 + 6 = 10 lít dầu.
- Ta lấy 10 : 2 = 5 lít dầu.
- HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm nháp.
- Lấy tổng số HS của ba lớp chia cho 3.
- Là số TBC của 3 số: 25; 27 và 32.
- HS nêu.
- HS tìm TBC của các số.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài: 
a. ( 42 + 52) : 2 = 47.
b. ( 20 + 35 + 37 + 65 + 73) : 5 = 46.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS tóm tắt và giải bài toán.
TB mỗi em cân nặng là:
 ( 36 + 38 + 40 + 34) : 4 = 37 ( kg)
 Đáp số: 37 kg.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS tóm tắt và giải bài toán.
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
TIẾT 9: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUNG THỰC-TỰ TRỌNG.
I. Mục tiêu:
1. Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm Trung thực - tự trọng.
2. Nắm được nghĩa và biết cách dùng cá ... rung du.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 6.
- Trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng các loại cây gì?
-Cây nào có nhiều ở Thái Nguyên,Bắc Giang?
- Em biết gì về Thái nguyên?
- Chè được trồng để làm gì?
- Nêu quy trình chế biến chè?
3.5.Hoạt động trồng rừng và câycôngnghiệp:
- GV giới thiệu tranh, ảnh đồi trọc.
- Vì sao ở vùng trung du bắc bộ lại có những nơi đất trống đồi trọc?
-Để khắc phục tình trạng đó người dân nơi đây đã trồng những loại cây gì?
- Nhận xét gì về diện tích rừng trồng mới ở Phú Thọ trong những năm gần đây?
- GV liên hệ thực tế.
4. Củng cố, dặn dò (5)
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS quan sát tranh.
- Là vùng đồi.
- HS nêu, mô tả.
- HS xác định vị trí trên bản đồ.
- HS thảo luận nhóm 6.
- HS dựa vào nội dung sgk nêu.
- HS mô tả quy trình sản xuất chè.
- HS quan sát các hình ảnh về đồi trọc.
- Vì rừng bị khai thác cạn kiệt do phá rừng làm nương rẫy để trồng trọt và khai thác gỗ bừa bãi.
- HS nêu.
 MĨ THUẬT
 TIẾT 5: THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT: 
 XEM TRANH PHONG CẢNH.
I. Mục tiêu:
- HS thấy được sự phong phú của tranh phong sảnh.
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của tranh phong cảnh thông qua bố cục,các hình ảnh và màu sắc.
- HS yêu thích phong cảnh, có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường thiên nhiên.
II. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh phong cảnh và các tranh về đề tài khác.
- Băng hình về phong cảnh đẹp của đất nước nếu có.
III. Các hoạt động dạy học:
1.ổn định tổ chức(2) Hát
2. Kiểm tra bài cũ (3)
- Kiểm tra đồ dùng, sự chuẩn bị bài của HS.
3.Bài mới (25)
3.1. Giới thiệu bài:
3.2. Xem tranh:
a. Tranh: Phong cảnh Sài Sơn - tranh khắc gỗ màu của hoạ sĩ Nguyễn Tiến Chung.
( 1913 – 1976)
- GV gợi ý HS nhận xét khi xem tranh:
+ Hình ảnh trong tranh?
+ Đề tài?
+ Màu sắc?
+ Hình ẳnh chính?
+ Đường nét trong tranh?
- GV tóm tắt nội dung tranh.
b. Phố cổ - Tranh sơn dầu của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái ( 1920 - 1988).
- GV giới thiệu vài chi tiết về hoạ sĩ.
- Yêu cầu HS quan sát tranh để nhận xét ( tương tự phần a).
+ Hình ảnh trong tranh?
+ Đề tài?
+ Màu sắc?
+ Hình ẳnh chính?
+ Đường nét trong tranh?
c, Cầu Thê Húc - Tranh bột màu của Tạ Kim Chi ( HS tiểu học)
- GV giới thiệu để HS biết.
3.3. Nhận xét đánh giá.
- Hướng dẫn HS sưu tầm thêm các tranh phong cảnh .
- Khen ngợi. tuyên dương HS.
4. Củng cố, dặn dò (5)
- Nhận xét ý thức học tập của HS
- Chuẩn bị bài sau.
- HS quan sát bức tranh.
- HS nhận xét về bức tranh.
- HS xem tranh và nhận xét về bức tranh.
- HS xem tranh.
- HS có thể giới thiệu một vài bức tranh phong cảnh mà các em sưu tầm được.
 Thứ sáu ngày 23 tháng 9 năm 2011
 TẬP LÀM VĂN:
 TIẾT 10: ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN.
I. Mục tiêu:
- HS hiểu thế nào là đoạn văn trong bài văn kể chuyện.
- Viết được những đoạn văn kể chuyện: lời lẽ hấp đãn, sinh động, phù hợp với cốt truyện và nhân vật.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ hai mẹ con và bà tiên sgk trang 54.
- Giấy khổ to, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức(2)
 2. Kiểm tra bài cũ (3)
- Cốt truyện là gì?
- Cốt truyện gồm những phần nào?
3. Bài mới (30)
3.1.Giới thiêụ bài:
3.2. Phần nhận xét:
Bài 1: Nêu sự việc tạo thành cốt truyện Những hạt thóc giống. Mỗi sự việc chính được kể trong đoạn văn nào?
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
- GV nhận xét chốt lại kết quả đúng.
Bài 2:
-Dấu hiệu nào giúp em nhận ra chỗ mở đầu và kết thúc đoạn văn?
- ở đoạn 2. em có nhận xét gì về dấu hiệu này?
Bài 3: Nhận xét về:
- Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện?
- Đoạn văn được nhận ra nhờ dấu hiệu nào?
- GV: Mỗi bài văn kể chuyện có thể có nhiều sự việc. Mỗi sự việc được viết thành một đoạn văn làm nòng cốt cho diễn biến của truyện. Khi hết một đoạn văn cần chấm xuống dòng.
3.3. Ghi nhớ: sgk.
- Tìm một đoạn văn bất kì trong bài tập đọc, kể chuyện và chỉ ra sự việc được nêu trong đoạn văn.
3.4. Luyện tập:
- Viết tiếp phần còn thiếu vào đoạn 3 để cốt truyện Hai mẹ con và bà tiên hoàn chỉnh.
- Câu chuyện kể lại chuyện gì?
- Đoạn nào hoàn chỉnh,đoạn nào còn thiếu?
- Đoạn 1 kể chuyện gì?
- Đoạn 2 kể sự việc gì?
- Đoạn 3 còn thiếu phần nào?
- Theo em phân thân đoạn kể lại gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò (5)
- Viết lại đoạn văn cho hoàn chỉnh.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS nêu yêu cầu.
- HS đọc lại truyện Những hạt thóc giống.
- HS thảo luận nhóm.
+ Sự việc1:
+ Sự việc 2:
+ Sự việc 3:
- Nêu yêu cầu.
- Mở đầu: đầu dòng lùi vào một chữ, chữ cái đầu dòng viết hoa.
Kết thúc: chấm xuống dòng.
- Đoạn 2: Khi viết hết lời thoại cũng xuống dòng, nhưng không phải là hết đoạn văn.
- HS nêu yêu cầu.
- Mỗi đoạn văn kể về một sự việc trong một chuỗi sự việc làm nòng cốt truyện.
- Đoạn văn được nhận ra nhờ dấu chấm xuống dòng.
- HS nêu ghi nhớ sgk.
- HS tìm và nêu đoạn văn.
- HS nêu yêu cầu.
- Kể về một em bé vừa hiếu thảo, vừa trung thực thật thà.
- Đoạn 1.2 đã hoàn chỉnh, đoạn 3 còn thiếu.
- HS nêu
- HS viết hoàn chỉnh đoạn văn.
 TOÁN 
 TIẾT 25: BIỂU ĐỒ. ( tiếp theo)
I. Mục tiêu:
- HS làm quen với biểu đồ hình cột.
- Bước đầu biết đọc được biểu đồ hình cột.
II. Đồ dùng dạy học:
- Biểu đồ Số chuột của 4 thôn đã diệt.
III. Các hoạt động dạy học:
1.ổn định tổ chức(2)
2. Kiểm tra bài cũ (3)
- Yêu cầu đọc lại biểu đồ bài tập tiết 24.
3.Bài mới (30)
3.1.Giới thiệu bài.
3.2. Giới thiệu biểu đồ Số chuột của 4 thôn đã diệt
- GV giới thiệu biểu đồ.
- Biểu đồ gồm có mấy cột.
- Dưới chân các cột ghi gì?
- Trục bên trái của biểu đồ ghi gì?
- Số được ghi trên đầu mỗi cột là gì?
- Gợi ý để học sinh đọc biểu đồ:
+ Biểu đồ biểu diễn số chuột đã diệt của thôn nào?
+ Chỉ cột biểu diễn số chuột của từng thôn?
+ Thôn Đông diệt được bao nhiêu chuột? Vì sao biết?
+ Nêu số chuột đã diệt của thôn: Đoài. Trung, Thượng.
+ Như vậy cột cao hơn sẽ biểu diễn số con chuột nhiều hơn hay ít hơn?
3.3. Luyện tập:
Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc biểu đồ hình cột.
Bài 1: Biểu đồ nói về số cây khối lớp 4 và lớp 5 đã trồng.
- GV tổ chức cho HS trao đổi các nội dung qua các câu hỏi gợi ý.
- GV nhận sét.
Bài 2: 
- Hãy viết tiếp vào chỗ chấm trong biểu đồ.
Hướng dẫn HS làm việc với sgk.
- Dựa vào biểu đồ trả lời các câu hỏi.
 - Nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò (5)
- Hướng dẫn luyện tập thêm.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS quan sát biểu đồ.
- Gồm 4 cột.
- Ghi tên thôn.
- Biểu diễn số chuột đã diệt.
- Số chuột được biểu diễn ở cột đó.
- HS đọc biểu đồ dựa vào câu hỏi gợi ý.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS thảo luận nhóm 2.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS viết tiếp vào chỗ chấm trong biểu đồ.
- HS trả lời câu hỏi sgk.
Số lớp Một của năm 2003-2004 nhiều hơn năm học 2002-2003 là:
 6 – 3 = 3 ( lớp)
Năm học 2002-2003 số học sinh lớp Một của trường là: 
 35 x 3 = 105 ( học sinh)
Năm học 2004-2005 số HS lớp Một là:
 32 x 4 = 128 ( học sinh)
Năm học 2002-2003 ít hơn năm học 2004-2005 số học sinh lớp Một là:
 128 – 105 = 23 ( học sinh)
 Đáp số:
 KHOA HỌC:
 TIẾT 10: ĂN NHIỀU RAU VÀ QUẢ CHÍN.
 SỬ DỤNG THỰC PHẨM SẠCH VÀ AN TOÀN.
I. Mục tiêu:
- HS có thể giải thích vì sao phải ăn nhiều rau, quả chín hàng ngày.
- nêu được tiêu chuẩn của thực phẩm sạch và an toàn.
- Kể ra các biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình sgk trang 22. 23.
- Sơ đồ tháp dinh dưỡng cân đối.
- HS chuẩn bị theo nhóm: một số rau, quả ( tươi và héo úa), một số đồ hộp hoặc vỏ hộp.
III. Các hoạt động dạy học:
 1. ổn định tổ chức(2)
2. Kiểm tra bài cũ (3)
- Tác dụng của chất béo và muối ăn đối với cơ thể?
- Tại sao phải sử dụng hợp lí các chất béo và muối ăn?
3.Bài mới (30)
3.1.Giới thiệu bài:
3.2. Tại sao phải ăn nhiều rau và quả chín?
- GV đưa ra tháp dinh dưỡng cân đối.
- Rau và quả chín được ăn với số lượng như thế nào?
- Kể tên một số rau và quả vẫn ăn hàng ngày?
- Nêu ích lợi của việc ăn rau và quả?
- Kết luận: Nên ăn phối hợp nhiều loại rau quả để có đủ vitamin, chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Chất xơ trong rau, quả giúp chống táo bón.
3.3. Tiêu chuẩn thực phẩm sạch và an toàn:
- Hình vẽ sgk.
- yêu cầu đọc mục Bạn cần biết.
- Theo em thế nào là thực phẩm sạch và an toàn?
3.4. Biện pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm:
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm về các cách lựa chọn thực phẩm.
4. Củng cố, dạn dò (5)
- Nêu tác dụng của việc ăn nhiểu rau, quả chín?
- Tại sao phải sử dụng thực phẩm sạch, an toàn?
- Chuẩn bị bài sau.
- HS quan sát tháp dinh dưỡng.
- ăn với số lượng nhiều.
- HS kể tên.
- HS quan sát hình vẽ sgk.
- HS đọc mục Bạn cần biết.
- Rau, quả sạch, an toàn là loại rau quả được nuôi trồng theo quy trình hợp vệ sinh.
- HS thảo luận nhóm:
+ Cách chọn thức ăn tươi sạch.
+ Cách nhận ra thực phẩm ôi thiu
+ Cách chọn thức ăn, đồ hộp và chọn những thức ăn được đóng gói.
+ Sử dụng nước sạch để rửa thực phẩm, dụng cụ nấu ăn.
+ Sự cần thiết phải nấu thức ăn chín.
- HS nêu.
 KĨ THUẬT:
TIẾT 5 : KHÂU GHÉP HAI MÉP VẢI 
BẰNG MŨI KHÂU THƯỜNG. 
I. Mục tiêu:
- HS biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
- Có ý thức rèn luyện kĩ năng khâu thường để áp dụng vào cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu khâu ghép hai mép vải.
- Vật liệu: 2 mảnh vải hoa giống nhau mỗi mảnh kích thước 20x30 cm.
- Chỉ khâu hoặc len.
- Kim khâu, kéo, thước, phấn vạch.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu quy trình khâu thường?
- Thực hiện khâu thường.
2. Dạy bài mới:
A. Hướng dẫn quan sát nhận xét mẫu:
- GV giới thiệu mẫu.
- Nhận xét gì về đường khâu, mũi khâu?
- GV giới thiệu một số sản phẩm có đường khâu ghép hai mép vải.
- Kết luận về đường khâu ghép hai mép vải và ứng dụng của nó.
B. Hướng dẫn thao tác kĩ thuật:
- Hình 1.2.3 sgk.
- Mỗi hình vẽ nêu nên điều gì?
-GV lưu ý: Vạch dấu trên mặt trái của vải. áp mặt phải của hai mảnh vải vào nhau rồi khâu lược, vuốt sợi chỉ và vải phẳng sau vài mũi khâu.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nắm chắc các bước thực hiện.
- Chuẩn bị bài sau: thực hành.
- HS quan sát mẫu.
- HS nhận xét.
- HS quan sát một số sản phẩm có đường khâu ghép.
- HS quan sát các hình vẽ sgk.
+ H1: Cách vạch dấu.
+ H2.3: Cách khâu lược, khâu ghép hai mép vải.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 5.doc