Bài soạn môn học Khối 1 - Tuần 12

Bài soạn môn học Khối 1 - Tuần 12

Tiết 3, 4. HỌC VẦN: Bài 46: ôn - ơn

I. Mục tiêu:

- HS đọc được: ôn, ơn, con chồn, sơn ca; từ và câu ứng dụng.

- HS viết được: ôn, ơn, con chồn, sơn ca.

- Luyện nói 2-3 câu theo chủ đề: Mai sau khôn lớn.

HS K- G: Bước đầu nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua tranh minh hoạ ở SGK; biết đọc trơn, viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một).

II. Đồ dùng dạy- học

- Tranh minh hoạ từ khoá: con chồn, sơn ca.

- Tranh minh hoạ câu ứng dụng: Sau cơn mưa, cả nhà cá bơi đi bơi lại bận rộn và phần luyện nói: Mai sau khôn lớn (SGK).

III. Các hoạt động dạy- học:

A. Kiểm tra bài cũ:

- HS đọc ở bảng con: bạn thân, gần gũi, khăn rằn, dặn dò.

- HS viết vào bảng con: Tổ 1: bạn thân Tổ 2: gần gũi Tổ 3: khăn rằn

- 1 HS đọc câu ứng dụng.

- 1 HS đọc bài SGK

- GV nhận xét, ghi điểm.

 

doc 20 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 447Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn học Khối 1 - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12
Thứ hai, ngày 14 tháng 11 năm 2011
Chào cờ
Tập trung chào cờ toàn trường
__________________________________________
Tiết 2. Mĩ thuật: Tập vẽ bức tranh theo đề tài tự chọn
(Có giáo viên chuyên trách)
__________________________________________
Tiết 3, 4. Học vần: Bài 46: ôn - ơn
I. Mục tiêu:	
- HS đọc được: ôn, ơn, con chồn, sơn ca; từ và câu ứng dụng.
- HS viết được: ôn, ơn, con chồn, sơn ca.
- Luyện nói 2-3 câu theo chủ đề: Mai sau khôn lớn.
HS K- G: Bước đầu nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua tranh minh hoạ ở SGK; biết đọc trơn, viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một).
II. Đồ dùng dạy- học
- Tranh minh hoạ từ khoá: con chồn, sơn ca.
- Tranh minh hoạ câu ứng dụng: Sau cơn mưa, cả nhà cá bơi đi bơi lại bận rộn và phần luyện nói: Mai sau khôn lớn (SGK).
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc ở bảng con: bạn thân, gần gũi, khăn rằn, dặn dò.
- HS viết vào bảng con: Tổ 1: bạn thân Tổ 2: gần gũi Tổ 3: khăn rằn
- 1 HS đọc câu ứng dụng.
- 1 HS đọc bài SGK 
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. Dạy vần mới: ôn
a. Nhận diện vần:
- GV ghi bảng: ôn
- GV đọc
? Vần ôn có mấy âm ghép lại? So sánh với vần an? 
b. Ghép chữ, đánh vần:
- Ghép vần ôn?
- GV kiểm tra, quay bảng phụ
- GV đánh vần mẫu: ô - nờ - ôn.
? Có vần ôn, bây giờ muốn có tiếng chồn ta ghép thêm âm gì và dấu thanh gì?
- GV chỉ thước 
- GV đánh vần mẫu: 
chờ - ôn - chôn - huyền - chồn
- GV đưa tranh và giới thiệu: đây là con chồn. Tiếng chồn có trong từ con chồn.
- GV giảng từ, ghi bảng.
- HS đọc theo.
- Vần ôn có 2 âm ghép lại, âm ô đứng trước và âm n đứng sau.
- HS cài vần ôn vào bảng cài.
- HS đọc và nhắc lại cấu tạo vần ôn
- HS đánh vần: cá nhân, nhóm, cả lớp.
- Có vần ôn, muốn có tiếng chồn ta ghép thêm âm ch đứng trước, dấu huyền trên ô.
- HS cài tiếng chồn vào bảng cài.
- HS phân tích: Tiếng chồn gồm âm ch đứng trước, vần ôn đứng sau, dấu huyền trên ô.
- HS đánh vần: cá nhân, nhóm, cả lớp.
- HS đọc: ôn - chồn - con chồn 
 con chồn - chồn - ôn.
ơn
(Quy trình tương tự dạy vần ôn)
3. Đọc từ ngữ ứng dụng: 
- GV ghi bảng: ôn bài cơn mưa
 khôn lớn mơn mởn
- GV gạch chân tiếng mới:
- GVđọc mẫu, giảng từ.
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
d. Hướng dẫn viết bảng con: 
- GV viết mẫu lần lượt lên bảng lớp: ôn, ơn, con chồn, sơn ca theo khung ô li được phóng to. Vừa viết vừa hướng dẫn quy trình. 
- GV theo dõi và sửa sai cho HS. (Lưu ý điểm đặt bút, điểm kết thúc, nét nối giữa các chữ, khoảng cách giữa các tiếng trong từ và vị trí đánh dấu thanh).
- GV chỉ bảng 
- HS tìm tiếng mới.
- HS đọc tiếng, từ.
- HS đọc lại.
- HS viết trên không.
- HS viết lần lượt vào bảng con: ôn, ơn, con chồn, sơn ca.
- HS đọc lại toàn bài.
Tiết 2
3. Luyện tập
a. Luyện đọc: 
* Đọc lại bài tiết 1:
Cho HS đọc lại bài ở tiết 1
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
* Luyện đọc câu ứng dụng
GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
 ? Bức tranh vẽ gì? 
GV giới thiệu câu ứng dụng: Sau cơn mưa, cả nhà cá bơi đi bơi lại bận rộn.
- GV gạch chân.
- GV đọc mẫu.
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
b. Luyện viết:
- Cho HS viết vào vở tập viết: ôn, ơn, con chồn, sơn ca.
- GVtheo dõi giúp đỡ thêm.
- GV chấm điểm và nhận xét bài viết của HS.
c. Luyện nói: 
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi theo sự gợi ý của GV:
? Trong tranh vẽ gì?
? Mai sau lớn lên, em thích làm gì?
? Tại sao em thích làm nghề đó?
? Muốn trở thành người như em mong muốn, bây giờ em phải làm gì?
GV phát triển thêm: Em ước mơ trở thành cô giáo để dạy các em nhỏ (bác sĩ, chú công an,...). Để được như vậy thì ngay từ bây giờ, em sẽ cố gắng học thật giỏi để đạt được ước mơ đó.
- HS đọc theo nhóm, cả lớp, cá nhân.
- HS qsát, trả lời.
- HS tìm tiếng mới.
- HS đọc tiếng, từ.
- HS đọc câu ứng dụng theo cá nhân, nhóm, cả lớp.
- HS viết vào vở: ôn, ơn, con chồn, sơn ca.
- HS đọc tên bài luyện nói: Mai sau khôn lớn
- HS quan sát tranh và trả lời: 
- ...
- ... 
- ...
d. Trò chơi: Tìm tiếng có chứa vần ôn, ơn.
- HS nêu nối tiếp.
- GV lựa chọn, ghi nhanh lên bảng.
- HS đọc lại.
C. Nối tiếp:
- HS đọc lại toàn bài theo SGK 1 lần.
- GV nhận xét tiết học, dặn về nhà đọc lại bài.
________________________________________________
Tiết 5. Toán: Luyện tập chung (64)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số đã học; phép cộng với số 0, phép trừ một số cho số 0,.
- Biết viết phép tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ.
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 3 em lên bảng làm các bài tập sau: 5 + ... = 5 3 + ... = 4 ... + 4 = 5
- 2 HS lên bảng làm: 3 + 2 - 5 = 4 + 0 - 3 = 5 - 4 - 0 =
- Cả lớp làm bảng con - GV nhận xét và cho điểm.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. GV hướng dẫn HS làm lần lượt các bài tập trong SGK vào vở Luyện toán:
Bài 1: HS tự làm, nêu kq.
Lưu ý: Dựa vào bảng cộng, trừ các số trong phạm vi 3, 4, 5 để làm bài.
Bài 2 (cột 1): HS tự làm, nêu kq. 
- Nếu HS yếu chưa biết thực hiện dãy tính có 2 phép tính cộng, trừ thì GV cần HD cách thực hiện:
 VD: 3 + 1 + 1 = ? (Lấy 3 cộng 1 bằng 4, rồi lấy 4 cộng 1 bằng 5, viết 5 sau dấu bằng)
- GV nhận xét, chốt kq: 3 + 1 + 1 = 5
 5 - 2 - 2 = 1
Bài 3 (cột 1, 2): HS tự làm, nêu kq.
GV nhận xét, chốt kq: 3 + 2 = 5 4 - 3 = 1
 5 - 1 = 4 2 + 0 = 2
Bài 4: Viết phép tính thích hợp:
GV gợi ý (câu a): 
? Lúc đầu dưới ao có mấy con vịt?
? Sau đó có mấy con đi xuống?
- Lúc đầu dưới ao có 2 con vịt.
- Sau đó có 2 con đi xuống.
HS nêu đề toán: Lúc đầu dưới ao có 2 con vịt. Sau đó có 2 con đi xuống. Hỏi dưới ao có tất cả bao nhiêu con vịt?
? Muốn biết có tất cả bao nhiêu con vịt ta làm phép tính gì?
- HS viết phép tính thích hợp vào ô trống, nêu kq.
2
+
2
=
4
- GV nhận xét, chốt kq: 
4
-
1
=
3
Bài 4b: HD tương tự: 
C. Nối tiếp:
- Tuyên dương những em làm bài tốt.
- Dặn hoàn thành các bài còn lại.
______________________________________________________________________
Thứ ba, ngày 15 tháng 11 năm 2011
Tiết 1. Toán: Phép cộng trong phạm vi 6 (65)
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Thuộc bảng cộng, biết làm tính cộng trong phạm vi 6.
- Biết viết phép tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ.
II. Đồ dùng dạy học: - Các vật mẫu: con bướm, quả cam, hình vuông...
 - Sử dụng bộ đồ dùng học toán, dạy toán 1.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
	Tính: 2 + 3 = ...; 4 + 1= ...; 3 + 0 = ...
- HS làm bảng con 
- GV chữa bài, chốt kq.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 6:
a. Thành lập công thức 5 + 1 = 6 và 1 + 5 = 6
GV đính hình tam giác lên bảng, gợi ý để HS nêu bài toán:
? Nhóm bên trái có mấy hình tam giác? Nhóm bên phải có mấy hình tam giác?
? 5 hình tam giác thêm 1 hình tam giác là mấy hình tam giác?
Ta có: 5 +1 = 6
? 1 hình tam giác thêm 5 hình tam giác là mấy hình tam giác?
Ta có: 1 + 5 = 6
? Kết quả của 2 phép tính có bằng nhau không và bằng mấy?
? Vị trí các số trong 2 phép tính giống nhau hay khác nhau?
GV kết luận: 5 + 1 cũng bằng 1 + 5 và đều có kết quả là 6.
- Nhóm bên trái có 5 hình tam giác. Nhóm bên phải có 1 hình tam giác.
- 5 hình tam giác thêm 1 hình tam giác là 6 hình tam giác.
- HS đọc: Năm cộng một bằng sáu
- 1 hình tam giác thêm 5 hình tam giác là 6 hình tam giác.
- HS đọc: Một cộng năm bằng sáu.
- Kết quả của 2 phép tính bằng nhau và đều bằng 6
- Vị trí các số trong 2 phép tính khác nhau.
- HS nhắc lại: 5 + 1 bằng 1 + 5.
b. Thành lập công thức: 4 + 2 = 6, 2 + 4 = 6, 3 + 3 = 6 
(Làm như trên với các vật mẫu khác nhau).
c. Cho HS đọc lại công thức cộng: 5 + 1 = 6, 1 + 5 = 6, 2 + 4 = 6, 4 + 2 = 6, 3 + 3 = 6
d. Hướng dẫn HS nêu được: 5 + 1, 1 + 5; 4 + 2, 2 + 4 đều có kết quả như nhau và đều bằng 6.
3. Tập viết các phép cộng trên bảng con: 
- GV đọc cho HS viết: 5 + 1 = ... 4 + 2 =... 3 + 3 =...
- Hướng dẫn HS cộng theo 2 chiều: 5 + 1 = 6 
 6 = 5 + 1 
 6 = 1 + 5
4. Luyện tập: HD HS làm các bài tập 1, 2, 3, 4, 5 vào vở Luyện toán:
Bài 1. HS tự làm bài, nêu kq.
Lưu ý: Viết số thật thẳng cột.
- GV chữa bài, chốt kq.
Bài 2 (cột 1, 2, 3): HS tự làm bài, nêu kq.
Lưu ý: Khi đã biết 4 + 2 = 6 thì viết được ngay 2 + 4 = 6 (Đây là tính chất giao hoán của phép cộng mà sau này các con sẽ được học)
Bài 3 (cột 1, 2): HS tự làm bài, nêu kq.
- GV Hdẫn: 4 + 1 + 1 =? ( Lấy 4 cộng 1 bằng 5, rồi lấy 5 cộng 1 bằng 6)
Tương tự với các bài khác.
Bài 4: HS thường điền số bài toán lệch nhau. Vì vậy cần cho HS quan sát kĩ bức tranh ở hình vẽ a, b. GV nêu miệng bài toán.
- HS làm bài 
- GV theo dõi giúp đỡ thêm.
- Chấm bài - chữa bài, chốt kq:
4
+
2
=
6
3
+
3
=
6
a. b.
C. Nối tiếp:
- Tuyên dương 1 số bạn làm bài tốt.
- Dặn hoàn thành các bài còn lại.
________________________________________________
Tiết 2, 3. Học vần: Bài 47: en - ên
I. Mục tiêu:
- HS đọc được: en, ên, lá sen, con nhện; từ và câu ứng dụng.
- HS viết được: en, ên, lá sen, con nhện.
- Luyện nói 2-3 câu theo chủ đề: Bên phải, bên trái, bên trên, bên dưới.
HS K- G: Bước đầu nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua tranh minh hoạ ở SGK; biết đọc trơn, viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một).
II. Đồ dùng dạy- học
- Tranh minh hoạ từ khoá: lá sen, con nhện 
- Tranh minh hoạ câu ứng dụng và phần luyện nói: Bên phải, bên trái, bên trên, bên dưới (SGK).
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc ở bảng con: ôn, ơn, ôn bài, khôn lớn, cơn mưa, mơn mởn.
- HS viết vào bảng con: Tổ 1: cơn mưa Tổ 2: khôn lớn Tổ 3: mơn mởn
- 1 HS đọc câu ứng dụng.
- 1 HS đọc bài SGK 
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. Dạy vần mới: en
a. Nhận diện vần:
- GV ghi bảng: en
- GV đọc
? Vần en có mấy âm ghép lại? So sánh với vần ôn? 
b. Ghép chữ, đánh vần:
- Ghép vần en?
GV kiểm tra, quay bảng phụ
- GV đánh vần mẫu: e - nờ - en.
? Có vần en, bây giờ muốn có tiếng sen ta ghép thêm âm gì?
- GV chỉ thước 
- GV đánh vần mẫu: sờ - en - sen 
- GV đưa tranh và giới thiệu: đây là lá sen. Tiếng sen có trong từ lá sen.
 GV giảng từ, ... với vần ên? 
b. Ghép chữ, đánh vần:
- Ghép vần iên?
GV kiểm tra, quay bảng phụ
- GV đánh vần mẫu: iê - nờ - iên.
? Có vần iên, bây giờ muốn có tiếng điện ta ghép thêm âm gì và dấu thanh gì??
- GV chỉ thước 
- GV đánh vần mẫu: 
đờ - iên - điên - nặng - điện
- GV đưa tranh và giới thiệu: đây là đèn điện. Tiếng điện có trong từ đèn điện.
- GV giảng từ, ghi bảng. 
- HS đọc theo.
- Vần iên có 2 âm ghép lại, âm đôi iê đứng trước và âm n đứng sau.
- HS cài vần iên vào bảng cài.
- HS đọc và nhắc lại cấu tạo vần iên
- HS đánh vần: cá nhân, nhóm, cả lớp.
- Có vần iên, muốn có tiếng điện ta ghép thêm âm đ đứng trước và dấu nặng dưới ê.
- HS cài tiếng điện vào bảng cài.
- HS phân tích: Tiếng điện gồm âm đ đứng trước, vần iên đứng sau, dấu nặng dưới ê.
- HS đánh vần: cá nhân, nhóm, lớp.
- HS đọc: iên - điện - đèn điện 
 đèn điện - điện - iên.
yên
(Quy trình tương tự dạy vần iên)
3. Đọc từ ngữ ứng dụng: 
- GV ghi bảng: cá biển yên ngựa
 viên phấn yên vui
- GV gạch chân tiếng mới:
- GVđọc mẫu, giảng từ.
 GV nhận xét, chỉnh sửa.
d. Hướng dẫn viết bảng con: 
- GV viết mẫu lần lượt lên bảng lớp: iên, yên, đèn điện, con yến theo khung ô li được phóng to. Vừa viết vừa hướng dẫn quy trình.
- GV theo dõi và sửa sai cho HS (Lưu ý điểm đặt bút, điểm kết thúc, nét nối giữa các chữ, khoảng cách giữa các tiếng trong từ và vị trí đánh dấu thanh).
- GV chỉ bảng 
- HS tìm tiếng mới.
- HS đọc tiếng, từ.
- HS đọc lại.
- HS viết lần lượt vào bảng con: iên, yên, đèn điện, con yến
- HS đọc lại toàn bài. 
Tiết 2
3. Luyện tập
a. Luyện đọc: 
* Đọc lại bài tiết 1:
Cho HS đọc lại bài ở tiết 1
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
* Luyện đọc câu ứng dụng
GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
 ? Bức tranh vẽ gì? 
GV giới thiệu đoạn thơ ứng dụng: 
 Sau cơn mưa, Kiến đen lại xây nhà.
Cả đàn kiên nhẫn chở lá khô về tổ mới.
- GV gạch chân.
- GV đọc mẫu.
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
b. Luyện viết:
 - Cho HS viết vào vở tập viết: iên, yên, đèn điện, con yến 
- GVtheo dõi giúp đỡ thêm.
- GV chấm điểm và nhận xét bài viết của HS.
c. Luyện nói: 
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi theo sự gợi ý của GV:
? Trong tranh vẽ gì?
? Em có biết ở biển có những gì không?
? Trên những bãi biển thường có những 
gì?
? Nước biển mặn hay ngọt? Người ta dùng nước biển làm gì?
? Em có thích biển không? Em đã được bố mẹ cho đi biển lần nào chưa? ở đấy em làm gì?
GV phát triển thêm: Biển rộng mênh mông. Biển là nguồn cung cấp muối và những hải sản quý. Em rất thích được đi tắm biển,... 
- HS đọc theo nhóm, cả lớp, cá nhân.
- HS quan sát, trả lời.
- HS tìm tiếng mới.
- HS đọc tiếng, từ.
- HS đọc câu ứng dụng theo cá nhân, nhóm, cả lớp.
- HS viết vào vở: iên, yên, đèn điện, con yến 
- HS đọc tên bài luyện nói: Biển cả.
- HS quan sát tranh và trả lời: 
- Tranh vẽ về biển cả.
- ...
- ... 
- ...
- ...
d. Trò chơi: Tìm tiếng có chứa vần iên, yên. 
- HS nêu nối tiếp.
- GV lựa chọn, ghi nhanh lên bảng 
- HS đọc lại.
C. Nối tiếp:
- HS đọc lại toàn bài theo SGK 1 lần.
- GV nhận xét tiết học, dặn về nhà đọc lại bài.
______________________________________________________________________
Thứ sáu, ngày 19 tháng 11 năm 2010
Tiết 1, 2. Học vần: Bài 50: uôn - ươn
I. Mục tiêu:
- HS đọc được: uôn, ươn, chuồn chuồn, vươn vai; từ và câu ứng dụng.
- HS viết được: uôn, ươn, chuồn chuồn, vươn vai.
- Luyện nói 2-3 câu theo chủ đề: Chuồn chuồn, châu chấu, cào cào.
HS K- G: Bước đầu nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua tranh minh hoạ ở SGK; biết đọc trơn, viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một).
II. Đồ dùng dạy- học: 
- Tranh minh hoạ từ khoá: chuồn chuồn, vươn vai
- Tranh minh hoạ câu ứng dụng và phần luyện nói: Chuồn chuồn, châu chấu, cào cào (SGK).
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc ở bảng phụ: iên, yên, cá biển, viên phấn, yên ngựa, yên vui.
- HS viết vào bảng con: Tổ 1: cá biển Tổ 2: viên phấn Tổ 3: yên ngựa
- 1 HS đọc câu ứng dụng.
- 1 HS đọc bài SGK - GV nhận xét, ghi điểm.
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. Dạy vần mới: uôn
a. Nhận diện vần:
- GV ghi bảng: uôn
- GV đọc
? Vần uôn có mấy âm ghép lại? So sánh với vần ôn? 
b. Ghép chữ, đánh vần:
- Ghép vần uôn?
GV kiểm tra, quay bảng phụ
- GV đánh vần mẫu: uô - nờ - uôn.
? Có vần uôn, bây giờ muốn có tiếng chuồn ta ghép thêm âm gì và dấu thanh gì?
- GV chỉ thước 
- GV đánh vần mẫu: chờ - uôn - chuồn - huyền - chuồn.
- GV giới thiệu: đây là con chuồn chuồn. Tiếng chuồn có trong từ chuồn chuồn.
 GV giảng từ, ghi bảng. 
- HS đọc theo.
- Vần uôn có 2 âm ghép lại, âm đôi uô đứng trước và âm n đứng sau.
- HS cài vần uôn vào bảng cài.
- HS đọc và nhắc lại cấu tạo vần uôn
- HS đánh vần: cá nhân, nhóm, cả lớp.
- Có vần uôn, muốn có tiếng chuồn ta ghép thêm âm ch đứng trước và dấu huyền trên ô
- HS cài tiếng chuồn vào bảng cài.
- HS phân tích: 
- HS đánh vần: cá nhân, nhóm, lớp.
- HS đọc: uôn - chuồn - chuồn chuồn 
 chuồn chuồn - chuồn - uôn.
ươn
(Quy trình tương tự dạy vần uôn)
3. Đọc từ ngữ ứng dụng: 
- GV ghi bảng: cuộn dây con lươn
 ý muốn vườn nhãn
- GV gạch chân tiếng mới:
- GVđọc mẫu, giảng từ.
 GV nhận xét, chỉnh sửa.
d. Hướng dẫn viết bảng con: 
- GV viết mẫu lần lượt lên bảng lớp: uôn, ươn, chuồn chuồn, vươn vai theo khung ô li được phóng to. Vừa viết vừa hướng dẫn quy trình.
- GV theo dõi và sửa sai cho HS. (Lưu ý điểm đặt bút, điểm kết thúc, nét nối giữa các chữ , khoảng cách giữa các tiếng trong từ và vị trí đánh dấu thanh).
- GV chỉ bảng 
- HS tìm tiếng mới.
- HS đọc tiếng, từ.
- HS đọc lại.
- HS viết trên không.
- HS viết lần lượt vào bảng con: uôn, ươn, chuồn chuồn, vươn vai
- HS đọc lại toàn bài. 
Tiết 2
3. Luyện tập
a. Luyện đọc: 
* Đọc lại bài tiết 1:
Cho HS đọc lại bài ở tiết 1
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
* Luyện đọc câu ứng dụng
GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
 ? Bức tranh vẽ gì? 
GV giới thiệu câu ứng dụng: 
 Mùa thu, bầu trời như cao hơn. Trên giàn thiên lý, lũ chuồn chuồn ngẩn ngơ bay lượn.
- GV gạch chân.
- GV đọc mẫu.
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
b. Luyện viết:
 - Cho HS viết vào vở tập viết: uôn, ươn, chuồn chuồn, vươn vai 
- GVtheo dõi giúp đỡ thêm.
- GV chấm điểm và nhận xét bài viết của HS.
c. Luyện nói: 
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi theo sự gợi ý của GV:
? Trong tranh vẽ những con gì?
? Em biết những loại chuồn chuồn nào?
? Em đã trông thấy những loại châu chấu, cào cào nào?
? Em bắt châu chấu, cào cào, chuồn chuồn như thế nào?
? Bắt được chuồn chuồn em làm gì?
? Các con có nên ra giữa nắng bắt chuồn chuồn, châu chấu, cào cào không?
GV phát triển thêm: Châu chấu, cào cào luôn phá hoại mùa màng của bà con nông dân. Khi thấy chuồn chuồn bay thấp thì trời sắp mưa, bay cao thì nắng, ...
- HS đọc theo nhóm, cả lớp, cá nhân.
- HS qsát, trả lời.
- HS tìm tiếng mới.
- HS đọc tiếng, từ.
- HS đọc câu ứng dụng theo cá nhân, nhóm, cả lớp.
- HS viết vào vở: uôn, ươn, chuồn chuồn, vươn vai 
- HS đọc tên bài luyện nói: 
Chuồn chuồn, châu chấu, cào cào.
- HS quan sát tranh và trả lời: 
- Tranh vẽ chuồn chuồn, châu chấu, cào cào
- Chuồn chuồn đá, chuồn chuồn kim,...
- ...
- ... 
- ...
- ...
d. Trò chơi: Tìm tiếng có chứa vần uôn, ươn.
- HS nêu nối tiếp.
- GV lựa chọn, ghi nhanh lên bảng 
- HS đọc lại.
C. Nối tiếp:
- HS đọc lại toàn bài theo SGK 1 lần.
- GV nhận xét tiết học, dặn về nhà đọc lại bài.
_______________________________________________
Tiết 3. Đạo đức: Nghiêm trang khi chào cờ (T1)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết được tên nước, nhận biết được Quốc kì, Quốc ca của tổ quốc Việt Nam.
- Nêu được: Khi chào cờ cần phải bỏ mũ nón, đứng nghiêm, mắt nhìn Quốc kì.
- Thực hiện nghiêm trang khi chào cờ đầu tuần.
- Tôn kính quốc kì và yêu quý Tổ quốc Việt Nam.
HS K - G: Biết nghiêm trang khi chào cờ là thể hiện lòng tôn kính Quốc kì và yêu quý Tổ quốc Việt Nam.
II. Các đồ dùng dạy - học: Một lá cờ Việt Nam
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài.
2. Dạy bài mới.
a. Quan sát tranh bài tập 1 và đàm thoại:
+ Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?
+ Các bạn đó là người nước nào? Vì sao em biết?
- HS trả lời.
GV kết luận: Các bạn nhỏ trong tranh đang giới thiệu, làm quen với nhau, mỗi bạn mang 1 quốc tịch riêng như Việt Nam, Lào... Trẻ em có quyền có quốc tịch. Quốc tịch của chúng ta là Việt Nam.
b. Quan sát tranh bài tập 2 và đàm thoại:
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (nhóm 2). Yêu cầu HS quan sát và cho biết những người trong tranh đang làm gì ?
? Tư thế họ đứng chào cờ như thế nào?
? Vì sao họ đứng nghiêm trang khi chào cờ?
? Vì sao họ lại sung sướng cùng nhau nâng lá cờ Tổ quốc?
GV kết luận: 
- Quốc kì là tượng trưng cho 1 nước. Quốc kỳ Việt Nam màu đỏ...
- Quốc ca là bài hát chính thức của 1 nước dùng khi chào cờ.
- Khi chào cờ cần phải: + Bỏ mũ nón xuống.
 + Sửa lại đầu tóc quần áo cho chỉnh tề.
 + Đứng nghiêm
 + Mắt nhìn Quốc kì
 + Phải nghiêm trang khi chào cờ để bày tỏ lòng tôn kính Quốc kì, thể hiện tình yêu đối với Tổ quốc Việt Nam.
c. HS làm bài tập 3
- HS làm bài và trình bày ý kiến
GV kết luận: Khi chào cờ phải đứng nghiêm trang, không quay ngang, quay giữa, nói chuyện riêng,...
3. Nối tiếp:
- Nhận xét chung tiết học.
- Dặn thực hiện đúng những điều vừa học.
____________________________________________
Tiết 4. Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu:
- Tổng kết hoạt động tuần 11.
- Kiểm tra sách, vở, đồ dùng học tập.
- Kế hoạch tuần 12.
II. Hoạt động dạy học:
1. Tổng kết hoạt động tuần 11
- GV đánh giá các mặt hoạt động:
+ Nề nếp
+ Vệ sinh (trường lớp, cá nhân)
+ Tinh thần, thái độ học tập
+ Thực hiện nội quy của lớp, của trường.
 ..................
2. Kế hoạch tuần 12
- Tiếp tục ổn định nề nếp.
- Vệ sinh trường lớp, cá nhân sạch sẽ.
- Học tập tích cực, thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam.
- Nghiêm túc thực hiện nội quy trường, lớp.
 ..................
3. Kiểm tra sách, vở, đồ dùng học tập
- GV nêu yêu cầu, các tổ tự kiểm tra, bình chọn bạn có bộ sách vở đẹp nhất.
- GV nhận xét, tuyên dương.
4. Tổng kết.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuÇn 12.doc