A- Mục tiêu :
- Đọc trơn cả bài . Luyện đọc các TN: sừng sững, khẳng khiu, trụi lá,chi chít. Bước đấu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Ôn các vần oang, oac: Tìm tiếng trong bài có vần oang ,tìm tiếng ngoài bài có vần oang, oac
- Hiểu nội dung bài:Cây bàng thân thiết với các trường học.Cây bàng mỗi mùa có một đặc điểm.
- Trả lời được câu hỏi 1 SGK .
B - Đồ dùng dạy học:
* GV : Tranh minh hoạ bài tập đọc:
* HS : Bộ đồ dùng HVTH.
Tuần 33 Ngày soạn : 17 / 04/2010 Ngày giảng: Thứ hai ngày 19/ 04/2010 Tiết 1: Chào cờ: ====================== Tiết 2 + 3: Tập đọc: Tiết 43 + 44 : Cây bàng A- Mục tiêu : - Đọc trơn cả bài . Luyện đọc các TN: sừng sững, khẳng khiu, trụi lá,chi chít. Bước đấu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu. - Ôn các vần oang, oac: Tìm tiếng trong bài có vần oang ,tìm tiếng ngoài bài có vần oang, oac - Hiểu nội dung bài:Cây bàng thân thiết với các trường học.Cây bàng mỗi mùa có một đặc điểm. - Trả lời được câu hỏi 1 SGK . B - Đồ dùng dạy học: * GV : Tranh minh hoạ bài tập đọc: * HS : Bộ đồ dùng HVTH. C - Phương pháp: PP : Quan sát, phân tích, hỏi đáp,thực hành, luyện đọc. HT : CN – N – L D - Các hoạt động dạy - học: ND- TG Hoạt động dạy Hoạt động học I- KT bài cũ:4’ - Gọi HS đọc lại "Sau cơn mưa" và trả lời câu hỏi - 2 HS lên bảng viết - 1 vài em đọc. - GV nhận xét, cho điểm. II- Bài mới:35’ 1- Giới thiệu bài (trực tiếp) 2- Hướng dẫn HS luyện đọc. - GV đọc mẫu lần 1. a .HD luyện đọc + Luyện đọc tiếng, từ. ? Hãy tìm những từ có tiếng chứa âm s, kh, l, tr, ch. - lớp đọc thầm - HS tìm và đọc Cn, nhóm - GV theo dõi, chỉnh sửa cho HS + Luyện đọc câu: ? Bài có mấy câu ? - Bài gồm 4 câu ? Khi gặp dấu phẩy trong câu em cần làm gì ? - Ngắt hơi - GV HD và giao việc - HS đọc nối tiếp CN, (mỗi câu hai em đọc) - GV theo dõi và cho HS đọc lại những chỗ yếu + Luyện đọc đoạn bài: ? Bài có mấy đoạn ? - 2 đoạn ? Khi đọc gặp dấu chấm, dấu phẩy em phải làm gì ? - Ngắt hơi sau dấu phẩy và nghỉ hơi sau dấu chấm - HS đọc nối tiếp theo bàn tổ - GV HD và giao việc - Cho HS đọc lại những chỗ yếu - HS đọc cả bài: CN, ĐT 3- Ôn vần oang, oac: ? Tìm tiếng trong bài có vần oang ? ? Tìm từ có tiếng chứa vần oang, oan ở ngoài bài ? - HS tìm: khoảng sân oang: Khai hoang, mở toang oac: khoác lác, vỡ toác ? Hãy nói câu có tiếng chứa vàn oang, oac ? - Mẹ mở toang cửa sổ - Tia chớp xé toạc bầu trời * Củng cố tiết 1 - Cho Hs đọc lại bài - Cả lớp đọc lại bài một lần. 4-Tìm hiểu bài đọc và luyện nói : 35’ Tiết 2: a-Luyện đọc kết hợp vớitìmhiểubài: Mở sgk - Gv đọc mẫu lần 2 + Y/c HS đọc đoạn 1, đoạn 2. ? Vào mùa đông cây bàng thay đổi NTN ? - 3, 4 HS đọc - Cây bàng khẳng khiu, trụi lá ? Mùa xuân cây bàng ra sao ? ? Mùa hè cây bàng có đ2 gì ? - Cành trên, cành dưới chi chít lộc non - Tán lá xanh um, che mát ? Mùa thu cây bàng NTN ? - Từng chùm quả chín vàng trong kẽ lá. + GV đọc mẫu lần 3 - Cho HS đọc lại cả bài. - HS chú ý nghe - 2, 3 HS đọc b- Luyện nói: ? Nêu yêu cầu bài luyện nói ? - Kể tên những cây được trồng ở trường em. - GV chia nhóm và giao việc - HS trao đổi nhóm 2, kể tên những cây được trồng ở sân trường - GV chia nhóm và giao việc - Cử đại diện nhóm nêu trước - GV theo dõi, chỉnh sửa lớp IV- Củng cố - dặn dò:5’ Trò chơi: Thi viết từ có tiếng chứa vần oang, oac - HS chơi theo nhóm - Nhận xét chung giờ học ờ: Đọc lại bài Đọc trước bài "Đi học" - HS nghe và ghi nhớ Tiết 4 : Toán: Tiết 129: Ôn tập các số đến 10 A - Mục tiêu: - Biết cộng trong phạm vi 10 , tìm thành phần chưa biết của phép cộng , phép trừ dựa vào bảng cộng , trừ ; biết nối các điểm để có hình vuông , hình tam giác . - Bài tập cần thực hiện : Bài 1 ; bài 2 ; bài 3 ; bài 4 B - Các hoạt động dạy – học: * GV : Nội dung các bài tập . * HS : Bảng con , VBT , SGK . C – Phương pháp: PP : Quan sát, hỏi đáp, luyện tập, thực hành HT : CN – N – L D - Các hoạt động dạy - học ND- TG Hoạt động dạy Hoạt động học I- KT bài cũ:4’ - Viết các số: 10, 7, 5, 9 theo thứ tự từ lớn - bé, từ bé đến lớn - GV nhận xét và cho điểm - 10, 9,7, 5 - 5, 7, 9, 10 II- Bài mới:33’ 1.Giới thiệu bài: 2.Nội dung: * Bài 1: Miệng . - Trực tiếp - Hướng dẫn và giao việc - HS tính, ghi kết quả và nêu miệng. - HS đọc thuộc bảng công trong phạm vi 10 * Bài 2: Tương tự bài 1 - Yêu cầu nhận xét các phép tính trong phân a để nắm vững hơn về tính chất giao hoán của phép cộng. - HS làm và nêu miệng kết quả 2 + 6 = 8 1 + 9 =10 3 + 5 =8 6 + 2 = 8 9 + 1 = 10 5 + 3 = 8 - HS nêu - Khi đổi vị trí các số trong phép cộng thì kết quả không thay đổi. * Bài 3: Nhóm - Nêu yêu của bài - GV hướng dẫn và giao việc - Điền số thích hợp vào chỗ chấm Nhận xét – sửa sai - HS làm bài theo nhóm - đại diện nhóm chữa bảng lớp . 3 + 4 = 7 6 – 5 = 1 0 + 8 = 8 5 + 5 = 10 9 – 6 = 3 9 – 7 = 2 8 + 1 = 9 5 + 0 = 5 5 – 0 = 5 * Bài 4: Bảng lớp ? Bày bài yêu cầu gì ? - Dùng thước kẻ và nêu các điểm để có hình vuông, hình H: Hình vuông có mấy cạnh ? H: Hình ờ có mấy cạnh ? - Cho HS nối trong sách rồi gọi 1 HS lên bảng - 4 cạnh - 3 cạnh a) - Gọi HS khác nêu nhận xét - GV KT bài dưới lớp của mình IV- Củng cố - dặn dò: 5’ Trò chơi: Viết phép tính tích hợp có kết quả = 2 - Nhận xét chung giờ học ờ: Làm BT (VB) - HS chơi thi giữa các nhóm - HS nghe và ghi nhớ =============================== Tiết 5: Mĩ thuật: Bài 33: Vẽ tranh Bé và hoa A - Mục tiêu: - Nhận biết nội dung đề tài Bé và hoa. - Biết cách vẽ tranh đề tài có hình ảnh bé và hoa . - Vẽ được bức tranh về đề tài bé và hoa . B - Đồ dùng dạy - học: *Giáo viên: Sưu tầm 1 số tranh, ảnh về đề tài Bé và hoa.Một số tranh của HS năm trước. * Học sinh: Vở tập vẽ 1, bút chì, bút dạ, chì màu... D - Các hoạt động dạy - học : ND - TG Hoạt động dạy Hoạt động học I – KT bài cũ : 3’ II - Bài mới: 28’ 1- Giới thiệu bài: 2- Giảng bài: a- Hoạt động 1: b- Hoạt động 2 : 3- Thực hành: IV - Củng cố - dặn dò: (5’) - Kiểm tra đồ dùng HS - GV giới thiệu + ghi đầu bài lên bảng. * Giới thiệu đề tài. - GV giới thiệu tranh, ảnh để HS nhận thấy: + Bé và hoa. + Tranh chỉ cần vẽ 1 em bé và 1 bông hoa. ? Tranh vẽ gì? ? Màu sắc ntn? * HD HS cách vẽ: - Gợi ý HS nhớ lại hình dáng trang phục của các em bé và đặc điểm màu sắc, các bộ phận của hoa và HS sẽ chọn để vẽ vào tranh của mình. ? Màu sắc và kiểu quần áo của em bé? ? Em bé đang làm gì? ? Hình dáng các loại hoa : - Màu sắc của hoa. - Tự chọn loại hoa mà em thích. - Em bé là hình ảnh chính, xung quanh là hoa và cảnh vật khác. - Bé trai hoặc bé gái. - Vẽ thêm các hình ảnh khác. - Vẽ màu theo ý thích. - Cho Hs vẽ bé và hoa. - GV nhận xét, đánh giá. - Nhận xét đánh giá bài vẽ. - GV nxét tiết học. - Dặn về tập vẽ và chuẩn bị bài sau. - Vở tập vẽ 1, bút chì màu. - Hs quan sát + nhận xét. - Em bé, vườn hoa. - Hoa màu sắc rực rỡ... ... HS chú ý nghe. - HS thực hành vẽ bé và hoa. - HS nhận xét. ============================== Phụ đạo Tiết 1: Tiếng việt: Ôn tập các bài tập đọc đã học A. Mục tiêu : - Học sinh đọc được các bài đã học : Hồ Gươm , Luỹ tre , Sau cơn mưa , Cây bàng . - Luyện viết đoạn 1 của bài : Cây bàng . * Học sinh yếu bước đầu nhận ra và đọc được : các vần đã học . * Học sinh khá , giỏi luyện viết bài : Cây bàng . B. Đồ dùng dạy - học : * Giáo viên : Sách Tiếng Việt, các âm, vần * Học sinh :Sách Tiếng Việt, vở ô ly, bút, bảng con C. Phương pháp: -PP: Trực quan, luyện đọc, thực hành , -HT: cn - n. D. Các hoạt động dạy - học : ND - TG Hoạt động dạy Hoạt động học Học sinh yếu II. KTBC :4' III. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Nội dung: * Hs K,G IV. Củng cố – dặn dò: - Trực tiếp a. Gv cho hs đọc các bài tập đọc đã học b. Luyện viết vào vở - Viết mẫu và hd cách viết: - Theo dõi- hd và uốn nắn hs . - Đọc và trả lời một số câu hỏi trong các bài TĐ đã học . - Tập chép chính tả . - Hôm nay các em ôn lại các bài TĐ đã học - Về nhà đọc, viết lại các âm, vần, tiếng còn sai lỗi chính tả . - Hs đọc SGK các bài TĐ đã học . - CN- NL - Luyện viết đoạn 1 của bài : Cây bàng. Luyện viết bài : Cây bàng. Quý đọc và viết được một số vần đã học . Tiết 2: Toán: Ôn phép cộng , trừ trong phạm vi 100 A. Mục tiêu: - Củng cố cho HS biết cộng trừ các số có hai chữ số không nhớ ; cộng , trừ nhẩm ; nhận biết ban đầu về mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ ; giải được bài toán có lời văn trong phạm vi các số đã học . * Học sinh khá , giỏi : Thành thạo các bước và giải được bài toán có lời văn * Quý nhớ được các số từ 1 ->50 . B.Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng các số từ 1 -> 50 . -HS: sgk,bộ đồ dùng toán, bảng con, vở ô li C. Phương Pháp: - PP:Trực quan, thực hành - HT:cá nhân,nhóm , D. Các hoạt động dạy và học : ND-TG Hoạt động dạy Hoạt động học Học sinh yếu I. KTBC: II.Bài mới(35’ ) 1.Giới thiệu bài 2. Nội dung: B1: Ôn về các bước giải toán có lời văn * B2 HD hs làm BT * B3: Hs K,G làm bài tập IV.Củng cố - dặn dò: 3’ - Cho hs đọc viết bảng con : ba mươi hai , hai mươi ba , bảy mươi mốt - Trực tiếp - Cho Hs ôn lại cộng , trừ các số trong phạm vi 100 và các bước giải toán * - Gọi HS lên bảng , lớp làm vào vở - Làm vở ô li và chữa bảng + Bài tập 1 :Tóm tắt: Có: 35 quả cam Thêm : 10 quả cam Còn lại : ....quả cam? + Bài tập 2: Tóm tắt . Có : 39 quả Chanh : 12 quả Cam : 14 quả Quýt : quả ? - Nhận xét giờ học - HD học ở nhà . - Viết bảng con 32 , 23 , 71 . - Hs nêu cách cộng , trừ các số trong phạm vi 100 và các bước khi giải bài toán có lời văn gồm : + Tìm lời giải + Ghi phép tính + Ghi đáp số . 80+10 = 90 30+40=70 90-80=10 70-30 = 40 90-10=80 70–4 0=30 80 + 5 = 85 85 – 5 = 80 85 – 80 = 5 Bài giải Số búp bê còn lại là: 35 + 10= 45 ( quả) Đáp số: 45 quả cam - Làm vở ô li và chữa bảng Bài giải Số quả quýt là : 39 –12 – 14 = 13(quả ) Quý đọc các số từ 1 - > 50 ============================== Ngày soạn : 18/ 04/2010 Ngày giảng: Thứ ba ngày 28/ 04/2010 Tiết 1: Toán: Tiết 130: Ôn tập các số đến 10 A - Mục tiêu: - Biết cấu tạo các số trong phạm vi 10 ; cộng trừ các số trong phạm vi 10 ; biết vẽ đoạn thẳng , giải bài toán có lời văn . - Bài tập cần thực hiện : Bài 1 ; bài 2 ; bài 3 ; bài 4 . B- Chuẩn bị: * GV : Nội dung các bài tập . * HS : VBT , SGK , Bảng con C – Phương pháp: PP : Quan sát, hỏi đáp, luyện tập, thực hành HT: CN – N – L D- Các hoạt động dạy - học: ND - TG Hoạt động dạy Hoạt động học I- KT bài cũ:4’ - Yêu cầu HS làm BT. 7 + ... những đồ dùng cần thiết để giúp em bớt nóng và bớt rét. - Bớt nóng: Quạt.... - Bớt rét: áo rét, chăn.. + Kết luận: - Trời nóng quá ta thường thấy lòng bức bối, toát mồ hôi; để bớt nóng người ta dùng quạt, mặc váy ngắn... - Trời rét quá có thể làm cho chân tay co cứng... phải mặc quần áo may bằng vải dày cho ấm... - HS chú ý nghe. 3- Hoạt động 2: * Trò chơi "Trời nóng - rét" + Mục tiêu: Hình thành cho HS, thói quen mặc phù hợp với thời tiết. + Cách tiến hành : - Cử một bạn hô: Trời nóng. - Các bạn tham gia chơi sẽ nhanh chóng cầm những tấm bìa có trang phục phù hợp với trời nóng. - Tương tự như vậy đối với trời rét - Ai nhanh chóng sẽ thắng cuộc. ? Tại sao chúng ta cần ăn mặc phù hợp với trời nóng, rét ? - HS chơi theo tổ + Kết luận: - Trang phục phù hợp với thời tiết sẽ bảo vệ được cơ thể, phòng chống được một số bệnh như cảm nắng, cảm lạnh. - HS chú ý nghe. 3- Củng cố - Dặn dò:3’ - Y/c HS giở sách, đọc câu hỏi và tự trả lời các câu hỏi trong sách. - Nhận xét chung giờ học. ờ: Thực hành mặc phù hợp với thời tiết. - HS thực hiện - HS nghe và ghi nhớ ============================== Tiết 4: Thủ công: Tiết 33:Căt, dán và tranh trí hình ngôi nhà (T2) A - Mục tiêu: - Biết vận dụng các kiến thức đã học để cắt dán và trang trí ngôi nhà . - Cắt , dán trang trí được ngôi nhà yêu thích . Có thể dùng bút màu vẻtang trí ngôi nhà . Đường cắt tương đối thẳng . Hình dán tương đối phẳng . B - Chuẩn bị: * GV: Bài mẫu 1 ngôi nhà có trang trí , giấy mầu, bút chì, thước kẻ...1 Tờ giấy trắng làm nền * HS: Giấy thủ công, bút chì, thước kẻ C - Phương pháp: PP : Quan sát, phân tích, huấn luyện,thực hành . HT : CN – N D - Các hoạt động dạy - học: ND - TG Hoạt động dạy Hoạt động học I- KT bài cũ:2’ - KT sự chuẩn bị của HS II- Bài mới:28’ 1- Giới thiệu bài: 2 Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét: Trực tiếp - Treo mẫu cho HS quan sát và nhận xét. - HS quan sát và nêu nhận xét ? Ngôi nhà gồm những bộ phận nào ? -Thân, mái, cửa, cửa sổ ? Mỗi bộ phận đó có hình gì ? - Thân nhà hình chữ nhật - Mái nhà hình thang - Cửa vào hình chữ nhật - Cửa sổ hình vuông 3- Hướng dẫn mẫu, HS thực hành a- Hướng dẫn kẻ, cắt ngôi nhà: + Kẻ, cắt thân nhà - Lật mặt trái của tờ giấy mầu vẽ hình chữ nhật có cạnh dài 8 ô, rộng 50 sau đó cắt rời đượchình mái nhà. + Kẻ, cắt mái nhà: - Vẽ hình chữ nhật có cạnh dài 10 ô, rộng 3 ô sau đó kẻ 2 đường xiên và cắt rời được hình mái nhà. + Kẻ, cắt cửa sổ, cửa ra vào + Cửa ra vào: Vẽ và cắt hình chữ nhật + Cửa sổ: Vẽ và cắt hình vuông IV- Củng cố - dặn dò:2’ - Sau mỗi phần GV hướng dẫn, làm mẫu sau đó cho HS thực hành luôn. - GV theo dõi và giúp đỡ HS yếu - Nhận xét sản phẩm của HS - Nhận xét thái độ học tập ờ: Chuẩn bị cho tiết dán ngôi nhà HS thực hành ================================= Ngày soạn : 21/04 /2010 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 23 / 04 / 2010 Tiết 1+ 2: Tập đọc: Tiết 53+ 54:Nói dối hại thân A - Mục tiêu: - Học sinh đọc trơn cả bài . Luyện đọc các TN, bỗng, giả vở, kêu toáng, tức tốc, hoảng hốt. - Ôn các vần it, vần uyt : Tìm tiếng trong bài có vần it , tìm tiếng ngoài bài có vần it, uyt - Nhận biết nội dung bài: Biết được lời khuyên của bài: không nên nói dối làm mất lòng tin của người khác, sẽ có lúc hại tới bản thân. - Trả lời được câu hỏi 1 , 2 SGK . B - Đồ dùng dạy học: * GV : Tranh minh hoạ bài tập đọc: * HS : Bộ đồ dùng HVTH. C - Phương pháp: PP : Quan sát, phân tích, hỏi đáp,thực hành, luyện đọc. HT : CN – N – L D - Các hoạt động dạy - học: ND - TG Hoạt động dạy Hoạt động học I- KT bài cũ: 4’ - Gọi HS đọc bài "Đi học" và TLCH - 1 vài HS. - GV nhận xét, cho điểm II- Bài mới:35’ 1- Giới thiệu bài 2- Hướng dẫn HD luyện đọc: - Linh hoạt . a. Gv đọc mẫu lần 1 b. Hs luyện đọc + Luyện đọc tiếng, từ - Cho HS tìm và luyện đọc từ có tiếng chứa vần oang, ăm, gi - 1 HS khá đọc, lớp đọc thầm - GV theo dõi, chỉnh sửa - HS tìm và đọc cá nhân: ghi vở, kêu toáng, hốt hoảng - Hốt hoảng: vẻ sợ hãi + Luyện đọc câu: ? Bài có mấy câu ? ? Khi đọc câu gặp dấu phẩy em phải làm gì - HD và giao việc - GV theo dõi, cho HS đọc lại những chỗ yếu + Luyện đọc đoạn, bài - Bài có 10 câu - Khi đọc gặp dấu phẩy em phải ngắt hơi - HS luyện đọc nối tiếp (CN) ? Bài có mấy đoạn ? Khi đọc gặp dấu chấm em phải làm gì ? - Bài có hai đoạn - Nghỉ hơi - Giao việc. - Y/c HS đọc lại những chỗ yếu - HS đọc nối tiếp đoạn, bài (bàn, lớp). - HS đọc cả bài (CN, lớp) 3- Ôn các vần it, uyt: ? Tìm tiếng trong bài có vần it ? ? Tìm từ có tiếng chứa vần it, uyt ở ngoài bài ? - HS tìm và phân tích: thịt it: Quả mít, mù mịt - Y/c HS điền vần it hay uyt ? uyt: xe buýt, huýt còi. - HS điền và nêu miệng Mít chín thơm phức. * Củng cố tiết 1 - Gv theo dõi, chỉnh sửa. - Cho hs đọc bài Xe buyt đầy khách - Cả lớp đọc lại bài (1lần) 4- Tìm hiểu bài đọc:35’ Tiết 2: a.Luyện đọc kết hợp tìm hiểu bài. - Gv đọc mẫu lần 2 + Cho HS đọc đoạn 1. H: Chú bé chăn cừu giả vờ kêu cứu ai đã tới giúp ? Mở sgk - 2 Hs đọc đoạn 1 - Các bác nông dân + Cho HS đọc đoạn 2 ? Khi sói đến thật, chú kêu cứu, có ai đến giúp không ? ? Sự việc kết thúc NTN ? - 2 hs đọc đoạn 2 - Không có ai tới giúp - Bầy cừu bị sói ăn thịt hết + GV đọc mẫu lần 3. - Y/c HS kể lại chuyện H: Câu chuyện khuyên ta điều gì ? - Hs đọc bài CN b- Luyện nói: ? Chủ đề luyện nói hôm nay là gì ? - Nói lời khuyên chú bé chăn cừu - GV chia nhóm và giao việc - HS đóng vai theo nhóm 4 (một em đóng vai người chăn cừu, 3 em đóng vai HS) - Mỗi em tìm một lời khuyên để nói với cậu bé chăn cừu. IV - Củng cố - dặn dò:5’ - Gọi một số nhóm lên đóng vai trước lớp - Gọi hs đọc lại bài - Nhận xét chung giờ học ờ: Kể lại câu chuyện trên cho bố mẹ nghe - Hs khá đọc - HS nghe và ghi nhớ =================================== Tiết 3: Kể chuyện: Tiết 9: Cô chủ không biết quý tình bạn A - Mục tiêu: - Kể lại được một đoạn truyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh . - Biết được lời khuyên truyện: Ai không biết quý tình bạn , người ấy sẽ sống cô độc . * Học sinh khá , giỏi kể được toàn bộ câu chuyện theo tranh . B - Đồ dùng dạy - học: * GV : Phóng to tranh minh hoạ trong SGK . * HS : SGK . C – Phương pháp: PP : Quan sát, hỏi đáp, phân tích, kể chuyện,luyện tập, thực hành . HT : CN – N – L D - Các hoạt động dạy - học: ND - TG Hoạt động dạy Hoạt động học I- KT bài cũ:4’ - Y/c HS kể chuyện "Con rồng, cháu tiên" - GV nhận xét, cho điểm. - Hs kể chuyện II- Bài mới:28’ 1- Giới thiệu bài - Trực tiếp 2- Giáo viên kể chuyện: - GV kể mẫu hai lần. Lần 2: Kể trên tranh - HS chú ý nghe 3- Hướng dẫn HS kể từng đoạn theo tranh - Cho HS quan sát tranh 1 ? Tranh vẽ cảnh gì ? - HS quan sát - Cô bé đang ôm gà mái và vuốt ve bộ lông của nó Gà trống đứng ngoài hàng rào rũ xuống vẻ ỉu xìu ? Câu hỏi dưới tranh là gì ? - Vì sao cô bé đổi gà trống lấy gà mái. - Hướng dẫn HS và gia việc + Các tranh 2, 3, 4 hướng dẫn Hs kể tương tự - HS kể theo tranh 1 (3-4HS) - HS thực hiện theo Y/c 4- Hướng dẫn HS kể toàn chuyện. - Cho HS kể lại toàn bộ câu chuyện. - GV theo dõi, chỉnh sửa. - 4 - 5 HS kể 5- Giúp HS hiểu ý nghĩa truyện. ? Câu chuyện này giúp em hiểu điều gì ? - Phải biết quý trọng tình bạn - Ai không biết quý trọng tình bạn người ấy sẽ không có bạn - Không nên có bạn mới lại quên bạn cũ. - Cho HS bình chọn người kể chuyện hay nhất, hiểu nội dung câu chuyện - HS bình chọn theo Y/c IV - Củng cố - dặn dò:2’ - GV nhận xét tiết học: ờ: Tập kể lại chuyện cho người thân nghe - HS nghe và ghi nhớ. =============================== Tiết 4: Thể dục: Bài 33: Đội hình đội ngũ - trò chơi I- Mục tiêu: - Ôn 1 số kỹ năng đội hình đội ngũ, y/c thực hiện được ở mức độ cơ bản đúng, nhanh, trật tự, không xô đẩy nhau. - Tiếp tục ôn “tâng cầu”. y/c nâng cao thành tích. II - Địa điểm - Phương tiện: Như bài 32. III- Nội dung và phương pháp lên lớp: ND - TG Hoạt động dạy Hoạt động học 1- Phần mở đầu (10') - GV nhận lớp, phổ biến ND y/c bài học. - Khởi động: - Gv quan sát – sửa sai. - Lớp trưởng báo cáo sĩ số và trang phục của lớp. - Đứng vỗ tay và hát. - Xoay các khớp. - Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên. - Đi theo vòng tròn và hít thở sâu. 2- Phần cơ bản (20') 3- Phần kết thúc (5') - Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái. - GV quan sát + uốn nắn. - Chuyền cầu theo nhóm 2 người. - GV chia tổ, tổ trưởng điều khiển tập luyện. Cũng có thể giáo viên tổ chức cho HS tập dưới hình thức thi đấu. - GV quan sát – tuyên dương. - Hồi tĩnh: - GV hệ thống bài học. - Nxét giờ học. - Dặn về nhà ôn tập bài TD và chuyền cầu. - CBị bài sau: “Trò chơi”. - Lớp tập mỗi động tác 4x8. - Các tổ thi chuyền cầu. - Đi thường theo nhịp 2 – 4 hàng dọc và hát. - Trò chơi hồi tĩnh. ================================= Tiết 5: Sinh hoạt lớp: Nhận xét lớp Tuần 33 I - Mục tiêu: - Nhận ra việc làm được và chưa làm được trong tuần. - Biết được phương hướng tuần tới. - Thấy rõ được trách nhiệm của một người học sinh. II – Nhận xét chung : 1 – Các tổ báo cáo tình hình của tổ : 2 – Lớp trưởng nhận xét tình hình của lớp : 3- Nhận xét chung các hoạt động trong tuần. - Các em đều ngoan, chú ý nghe giảng, làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, có ý thức cao trong học tập, biết phát huy ưu điểm trong tuần trước. - Vệ sinh trường, lớp sạch sẽ. - Ngoan ngoãn, đoàn kết thân ái với bạn bè, lễ phép với thầy cô giáo và người lớn tuổi * Khen: Cẩm Ly , Duy , Cường , Nhàn . - Hạn chế: Song bên cạnh đó vẫn còn một số bạn chưa chu ý trong giờ học, còn nhìn ra ngoài. Làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp . * Chê: Quý , Trang . 4 - Hoạt động khác: - Thể dục giữa giờ tham gia đầy đủ, tập tương đối đúng động tác. - Vệ sinh trực nhật sạch sẽ. - Hát ra vào lớp đều đặn II- Phương hướng hoạt động tuần tới. - Đẩy mạnh phong trào học tập hơn nữa. - Phát huy những mặt đã làm được, đẩy lùi mặt yếu kém. - Tiếp tục phát động phong trào thi đua chào mừng ngày 30 / 4 và 1 / 5 . ==============================
Tài liệu đính kèm: