Bài thuyết trình đồ dùng dạy học tự làm

Bài thuyết trình đồ dùng dạy học tự làm

Nhằm thực hiện tốt công tác nâng cao chất lượng, đổi mới phương pháp dạy - học.

Đồng thời tạo hứng thú cho học sinh khi tiếp thu bài học một cách tích cực có hiệu quả. Việc sử dụng thiết bị dạy học (TBDH) là một việc làm thường xuyên của GV. Tuy nhiên một số TBDH đã được trang cấp không thể đáp ứng được hoàn toàn như mong muốn hoặc vẫn còn thiếu thốn đối với người GV trực tiếp đứng lớp.

 - Hưởng ứng phong trào tự làm và sử dụng có hiệu quả TBDH do Ngành đề ra. Chúng tôi xin mạnh dạn trình bày một TBDH tự thiết kế để mong được sự chỉ đạo, đóng góp ý kiến của tất cả cấp trên và các đồng nghiệp - nhằm bổ sung, sửa chữa thành một sản phẩm hoàn thiện hơn, phục vụ tốt hơn cho hoạt động dạy - học.

 -Những TBDH để dạy bộ mônTiếng Việt được trang cấp nói chung rất đẹp, đa tính năng, có thể dạy được hầu hết chương trình của các lớp hiện hành, phục vụ rất thiết thực trong công tác giảng dạy hiện nay. Tuy nhiên qua nghiên cứu chúng tôi cũng có một số ý kiến riêng như sau:

 

doc 3 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 2533Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài thuyết trình đồ dùng dạy học tự làm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THUYẾT TRÌNH ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TỰ LÀM
Tên thiết bị dạy học tự làm : Mô hình dạy học môn Tiếng Việt
Đơn vị : Trường tiểu học Hải Vĩnh
I. Thông tin chung
 -Nhằm thực hiện tốt công tác nâng cao chất lượng, đổi mới phương pháp dạy - học.
Đồng thời tạo hứng thú cho học sinh khi tiếp thu bài học một cách tích cực có hiệu quả. Việc sử dụng thiết bị dạy học (TBDH) là một việc làm thường xuyên của GV. Tuy nhiên một số TBDH đã được trang cấp không thể đáp ứng được hoàn toàn như mong muốn hoặc vẫn còn thiếu thốn đối với người GV trực tiếp đứng lớp. 
 - Hưởng ứng phong trào tự làm và sử dụng có hiệu quả TBDH do Ngành đề ra. Chúng tôi xin mạnh dạn trình bày một TBDH tự thiết kế để  mong được sự chỉ đạo, đóng góp ý kiến của tất cả cấp trên và các đồng nghiệp - nhằm bổ sung, sửa chữa thành một sản phẩm hoàn thiện hơn, phục vụ tốt hơn cho hoạt động dạy - học.
 -Những TBDH để dạy bộ mônTiếng Việt được trang cấp nói chung rất đẹp, đa tính năng, có thể dạy được hầu hết chương trình của các lớp hiện hành, phục vụ rất thiết thực trong công tác giảng dạy hiện nay. Tuy nhiên qua nghiên cứu chúng tôi cũng có một số ý kiến riêng như sau:
 - Khi sử dụng một số TBDH có sẵn không mang tính tổng thể mà chỉ giúp GV và HS nghiên cứu hình ảnh – đối tượng của bài dạy một cách hạn chế, thiếu sự gần gũi trong cuộc sống của các em.--- 
 *Từ nhận xét đó, qua quan sát và nghiên cứu các bài dạy trong sách giáo khoa của bộ môn Tiếng Việt, chúng tôi đã có ý tưởng thiết kế một mô hình dạy học bộ môn Tiếng Việt có thể áp dụng dạy học ở chương trình lớp 3, 4, 5.
 - Đây là một mô hình dạy học được làm mới, những năm trước chưa ai làm.
 - Chọn các vật liệu này bền, nhẹ lại vừa đẹp.
 II.Công dụng của TBDH Tự làm
- Việc dạy học bộ môn Tiếng Việt trong chương trình Tiểu học không chỉ cung cấp các kiến thức cần có cho các em, mà mỗi GV chúng ta cần giáo dục cho các em cách sử dụng ngôn ngữ, cách giao tiếp, kĩ năng ứng xử vận dụng, kĩ năng sống,. 
 Tuy nhiên, đây là một mảng rất khó và trừu tượng, nó ảnh hưởng lớn đến kết quả bồi dưỡng phát triển năng lực thể hiện của học sinh bậc Tiểu học. Vì thế, chúng tôi sáng tạo nên mô hình này để giúp GV- HS dễ dàng nhận ra các kĩ năng cần có trong cuộc sống.
 - Mô hình dạy học môn Tiếng Việt được áp dụng nội dung các bài học sau đây:
Khối3: 
*Phân môn Tập đọc: Bài Hội vật
*Phân môn LTVC: MRVT Lễ hội
*Phân môn TLV: Quê hương, Tả hoạt động của người tham gia lễ hội.
*Phân môn LTVC: Tuần 11
*Phân môn TNXH: Làng quê và đô thị
Khối4:
*Phân môn Tập đọc: Bài Kéo co
*Phân môn TLV: Viết đoạn văn về lễ hội
Khối5:
*Phân môn TLV: Miêu tả phong cảnh quê hương
*Môn Mỹ thuật: - Tranh đề tài về lễ hội
 - vẽ tranh phong cảnh quê hương
- Trên đây là một số bài có thể sử dụng Mô hình dạy học môn Tiếng Việt này để hình thành kiến thức mới cho HS hoặc giúp HS vân dụng thực hành,
 III. Quy trình thiết kế TBDH tự làm:
1, Nguyên tắc và cấu tạo:
 - Một khung mô hình được chia thành 2 mảng chính.
* Mảng Lễ hội: Chia thành các ô nhỏ được làm giống như không gian tổ chức lễ hội mừng xuân của các vùng miền vào dịp tết đến, ( gồm các người tổ chức lễ hội, một số người tham gia thi đấu, người đi xem hội,  ) 
* Mảng phong cảnh quê hương
Được chia thành các khuôn viên nhỏ, ( gồm hình ảnh cây đa, bến nước, con đò,.) 
2, Nguyên vật liệu :
 * Vật liệu : Gồm:
 - 1 Khung gỗ ( 120 x 60 x 10cm)có bánh xe.
 - Xốp trắng( tận dụng).
 - Xốp màu
 - Đất sét (TBDH).
 - Tre (tận dụng)
 - Hộp nhựa tận dụng
 - Len
 - Cỏ nhựa
 - Giây rôki
 3,Cách làm:
*Bước1:
- Khung gỗ được đóng thành hình hộp 5 mặt, có bánh xe di chuyển.
- Xốp trắng được gắn bên trong khung gỗ với thể tích( 120x60x10).
- Gắn cỏ nhựa lên trên bề mặt của xốp để trang trí khuôn viên.
*Bước2:
- Dùng đất sét để bắt tạo dáng các hình người, con vật,.
- Dùng tre khô làm cầu tre bắc qua sông, làm đánh đu.
- Dùng xốp cắt mô hình nhà hộp, bờ đê, giếng nước, cây đa, 
- Dùng len làm đống rơm
- Dùng giấy rôki để trang trí 
 4, Lắp ráp và bố trí TBDH tự làm: 
- Các chi tiết được bố trí theo hai mảng chính trên mô hình
IV. Hướng dẫn khai thác khi sử dụng.
Trong dạy học môn Tiếng việt bộ mô hình này có thể áp dụng cho các bài dạy cụ thể như sau:
1,Tập đọc lớp 3
 Ví dụ: khi dạy Bài hội vật: GV có thể cho học sinh quan sát mô hình và giới thiệu các lễ hội quê hương vào các dịp lễ tết.
 - Giảng các từ: sới đất, tứ xứ, keo vật,
Liên hệ: Lễ hội quê hương Hải Lăng
- hội đua ghe, các trò chơi dân gian
Ví dụ : khi dạy LTVC trong chủ đề Lễ hội GV có thể sử dụng mô hình hướng dẫn học sinh nhớ lại nội dung bài học.
2,Tập đọc lớp 4
Ví dụ: dạy bài Kéo co: GV giới thiệu cho HS một số trò chơi dân giân
Ví dụ: TLV – Viết đoạn văn về lễ hội 
GV cho HS quan sát mô hình trực quan này, giúp các em nhớ lại các hoạt động của lễ hội, gồm phần lễ và phần hội. 
- Phần Lễ Gồm có chương trình tổ chức buổi lễ, người tổ chức
- Phần hội gồm văn nghệ, các trò chơi dân gian
3, Lớp 5
Ví Dụ: TLV – Miêu tả phong cảnh quê hương
GV hướng dẫn học sinh quan sát mô hình, hình ảnh dòng sông, dàn trâu thung thăng gặm cỏ, những ngôi nhà mái ngói đỏ tươitất cả những hình ảnh đó, giúp HS liên tưởng đến cảnh nông thôn yên bình để camt nhận và làm bài văn theo cảm xúc riêng cảu mình.
Giáo dục tình cảm yêu quê hương, biết bảo vệ môi trường sống
V. Những điểm cần lưu ý khi sử dụng, và bảo quản. 
- Khi sử dụng mô hình trong một tiết dạy cụ thể, GV bố trí không gian lớp học theo hướng đổi mới giúp các em có thể quan sát tổng thể trên mô hình.
- Sau khi kết thúc tiết học mô hình được trưng bày ở phòng đọc của các em.
- Mô hình này rất phù hợp với thực tế giảng dạy, giúp GV thuận tiện khi sử dụng, sử dụng được nhiều lần, sử dụng trong nhiều bài và trong nhiều môn, giá thành hợp lý.
 * Giá trị ước tính của đồ dùng: 600.000đ
Trên đây là bảng thuyết trình TBDH của trường Tiểu học Hải Vĩnh. Kính mong được sự góp ý của BGK và tất cả các đồng nghiệp để trường chúng tôi hoàn thiện hơn nữa về bộ đồ dùng tự làm này.
Xin chân thành cảm ơn quý vị.
 Người viết thuyết minh
 Lê Nhật Phương

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI THUYET TRINH DDDH TU LAM.doc