Bộ giáo án lớp 1 tích hợp đầy đủ - GV: Nguyễn Thị Thắng - Trường tiểu học Mỹ Hòa 2

Bộ giáo án lớp 1 tích hợp đầy đủ - GV: Nguyễn Thị Thắng - Trường tiểu học Mỹ Hòa 2

 Tiết 1: ĐẠO ĐỨC

§1 : EM LÀ HỌC SINH LỚP 1

I.Mục tiêu:

1. Giúp học sinh hiểu được:

§ Trẻ em đến tuổi học phải đi học.

§ Là học sinh phải thực hiện tốt những điều quy định của nhà trường, những điều GV dạy bảo để học được nhiều điều mới lạ, bổ ích, tiến bộ.

§ HS có thái độ : vui vẻ, phấn khởi , tự giác đi học.

§ HS thực hiện việc đi học hằng ngày, thực hiện được những yêu cầu của giáo viên ngay những ngày đầu đến trường .

II.Chuẩn bị : - Tranh minh hoạ phóng to theo nội dung bài.

 - Bài hát: Ngày đầu tiên đi học.

III. Các hoạt động dạy học

1) KTBC:

- KT sự chuẩn bị để học môn đạo đức của học sinh.

2.Bài mới : Giới thiệu bài ghi tựa

 

doc 183 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 444Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ giáo án lớp 1 tích hợp đầy đủ - GV: Nguyễn Thị Thắng - Trường tiểu học Mỹ Hòa 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
 Ngày soạn:15 / 08 / 2011
 Tiết 1: ĐẠO ĐỨC
§1 : EM LÀ HỌC SINH LỚP 1
I.Mục tiêu: 
1. Giúp học sinh hiểu được:
Trẻ em đến tuổi học phải đi học.
Là học sinh phải thực hiện tốt những điều quy định của nhà trường, những điều GV dạy bảo để học được nhiều điều mới lạ, bổ ích, tiến bộ.
HS có thái độ : vui vẻ, phấn khởi , tự giác đi học.
HS thực hiện việc đi học hằng ngày, thực hiện được những yêu cầu của giáo viên ngay những ngày đầu đến trường .
II.Chuẩn bị : - Tranh minh hoạ phóng to theo nội dung bài.
	 - Bài hát: Ngày đầu tiên đi học.
III. Các hoạt động dạy học 
KTBC: 
- KT sự chuẩn bị để học môn đạo đức của học sinh.
2.Bài mới : Giới thiệu bài ghi tựa
Hoạt động GV
Hoạt động học sinh
*Hoạt động 1: Thực hiện trò chơi Tên bạn – Tên tôi.
- GV chia nhóm và HD cách chơi
GV kết luận:Khi gọi bạn, nói chuyện với bạn, các em hãy nói tên của bạn. Cô cũng sẽ gọi tên các em khi chúng ta học tập vui chơi  Các em đã biết tên cô là gì chưa nào? Các em hãy gọi cô là cô (cô giáo giới thiệu tên mình)
*Hoạt động 2:
- HS kể về sự chuẩn bị của mình khi vào lớp 1
- GV hỏi HS về việc bố mẹ đã mua những gì để các em đi học lớp 1.
- Gọi một số học sinh kể.
- GV kết luận :Đi học lớp 1 là vinh dự, là nhiệm vụ của những trẻ em 6 tuổi. Để chuẩn bị cho việc đi học, nhiều em được bố mẹ mua quần áo, giày dép mới  Các em cần phải có đầy đủ sách vở đồ dùng học tập như : bút, thước 
*Hoạt động 3:
- Học sinh kể về những ngày đầu đi học.
- GV yêu cầu các em kể cho nhau nghe theo. 
 Ai đưa em đi học ?
Đến lớp học có gì khác so với ở nhà?
Cô giáo nêu ra những quy định gì?
GV kết luận : SGK
- Học sinh đưa đồ dùng ra .
-Lắng nghe GV hướng dẫn cách chơi.
- Học sinh chơi. Học sinh tự nêu.
- HS lắng nghe và vài em nhắc lại. 
- Học sinh nêu.
- HS lắng nghe và vài em nhắc lại
 3 .Củng cố dặn dò: 
- Gọi nêu nội dung bài .
- Nhận xét, tuyên dương. 
 ------------------------------------------
Tiết 2,3. Tiếng việt
T1, 2 : ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC
 GIỚI THIỆU SÁCH, ĐỒ DÙNG HỌC TẬP MÔN TIẾNG VIỆT
 Khi nhận lớp giáo viên có các nhiệm vụ sau :
GV ổn định lớp, sau đó hướng dẫn hs giới thiệu để các em làm quen mình với các bạn.
GV kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của hs , nhắc nhở các em chuẩn bị đầy đủ đồ dùng để học tập cho tốt .
Hướng dẫn các em cách giữ gìn sách vở sạch đẹp, không làm quăn mép sách, không viết hoặc vẽ bậy vào sách.
Hướng dẫn cách cầm bút, cách để vở, cách cầm sách khi đọc bài, tư thế ngồi học bài .
Hướng dẫn HS học thuộc nội quy quy chế của nhà trường .
Hướng dẫn các em làm quen và cách học bài của một tiết học, một buổi học .
GV cho hs bình bầu lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng , tổ phó...
GV cho hs sinh hoạt bằng cách cho hs tập hát một số bài hát .
 --------------------------------------------------
Tiết 4. Âm nhạc
(Có Giáo viên bộ môn giảng dạy)
 ------------------------------------------------------------------------------------
 Ngày soạn: 23 / 08 / 2010
	 Thứ ba ngày 24 tháng 09 năm 2010
 Tiết 1.Thể dục
( Có Giáo viên chuyên trách giảng dạy)
 ------------------------------------------------------------
Tiết 2,3. Tiếng việt
 T 3,4: CÁC NÉT CƠ BẢN
I. Mục tiêu : Qua các bài học HS nắm được :
- Các nét như : nét ngang, nét sổ, nét xiên trái, nét xiên phải
- Nắm được tên nét : nét ngang, nét sổ, nét xiên trái, nét xiên phải, nét móc xuôi, nét móc ngược, nét móc 2 đầu, nét cong hở phải, nét cong hở trái, nét cong kín, nét khuyết trên, nét khuyết dưới, nét thắt.
- HS viết được các nét cơ bản đúng, đẹp.
II. Hoạt động dạy và học :
GV hướng dẫn hs nhận biết và đọc các nét .
GV hướng dẫn hs viết các nét vào bảng con, và vở .
III. Bảng tên các nét cơ bản :
STT
Nét
Tên nét
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
 _
 l
 \
 /
Nét ngang
Nét sổ thẳng.
Nét xiên phải.
Nét xiên trái.
Nét móc xuôi.
Nét móc ngược.
Nét móc hai đầu .
Nét cong hở trái .
Nét cong hở phải.
Nét cong kín.
Nét khuyết trên .
Nét khuyết dưới .
IV.Củng cố dặn dò :
- GV cùng hs hệ thống nội dung bài .
- Dặn dò : về nhà học bài, viết bài, xem trước bài viết sau .
- GV nhận xét tiết học .
 -----------------------------------------
 Tiết 4.Toán
 T1. TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN
I.Mục tiêu :Giúp học sinh:
-Nhận biết các việc thường phải làm trong các tiết học Toán 1.
-Bước đầu biết yêu cầu đạt được trong học Toán 1.
II.Đồ dùng dạy học:
-SGK Toán 1 . Bộ đồ dùng toán 1.
III.Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động GV
 Hoạt động HS
1.Bài mới:
- Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa.
2. Hoạt động 1
- Hướng dẫn HS sử dụng Sách toán 1
a) GV cho học sinh xem SGK Toán 1
b) Hướng dẫn các em lấy SGK và mở SGK trang có bài học hôm nay.
c) Giới thiệu ngắn gọn về SGK Toán 1.
Từ bìa 1 đến “Tiết học đầu tiên”
Sau “Tiết học đầu tiên” mỗi tiết có một phiếu. Tên của bài đặt ở đầu trang. -Cho học sinh thực hiện gấp SGK và mở đến trang “Tiết học đầu tiên”. Hướng dẫn học sinh giữ gìn SGK.
Hoạt động 2
- Hướng dẫn làm quen với một số hoạt động học tập Toán 1
- GV tổng kết theo nội dung từng ảnh.
Ảnh 1: GV giới thiệu và giải thích
Ảnh 2: Học sinh làm việc với que tính.
Ảnh 3: Đo độ dài bằng thước
Ảnh 4: Học tập chung cả lớp.
Ảnh 5: Hoạt động nhóm.
Hoạt động 3. Giới thiệu với HS các yêu cầu cần đạt sau khi học toán lớp 1.
Các yêu cầu cơ bản trọng tâm:
Đếm, đọc, viết số, so sánh 2 số.
Làm tính cộng trừ
Nhìn hình vẽ nêu được bài toán, nêu phép tính và giải bài toán.
Biết đo độ dài 
	Vậy muốn học giỏi môn toán các em phải đi học đều, học thuộc bài, làm bài đầy đủ, chịu khó tìm tòi suy nghĩ 
Hoạt động 4. Giới thiệu bộ đồ dùng học toán của học sinh.
- Cho học sinh lấy bộ đồ dùng học toán. GV đưa ra từng món đồ rồi giới thiệu tên gọi, công dụng của chúng.
- Hướng dẫn học sinh cách sử dụng và cách bảo quản đồ dùng học tập.
- HS đưa đồ dùng ra .
- Nhắc lại.
- Lắng nghe và thực hiện theo hướng dẫn của GV
- Nhắc lại.
- Thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- Thảo luận và nêu.
- Nhắc lại.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe, nhắc lại.
- Thực hiện trên bộ đồ dùng Toán 1, giới thiệu tên.
- HS theo dõi - lắng nghe.
3.Củng cố - Dặn dò :
- GV cùng HS hệ thống nội dung bài .
- Dặn : về nhà học bài, làm bài tập , xem trước bài tiết sau .
- GV nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------
 Ngày soạn: 23 / 08 / 2010
	 Thứ tư ngày 25 tháng 08 năm 2010
 Tiết 1,2. Tiếng việt
 T5,6 : Âm e
A.Mục tiêu : Sau bài học học sinh có thể:
- Làm quen nhận biết được chữ e, ghi âm e.
- Bước đầu nhận thức được mối liên hệ giữa chữ và tiếng chỉ đồ vật, sự vật có âm e.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung các tranh vẽ trong SGK có chủ đề: Lớp học.
B.Đồ dùng dạy học: 
- Sách TV1 tập I, vở tập viết 1 tập I
- Tranh minh hoạ các vật thật các tiếng bé, me, xe, ve.
- Tranh minh hoạ luyện nói: “Lớp học”
C.Các hoạt động dạy học :
I.KTBC : 5 p
- KT việc chuẩn bị Đồ dùng học tập của học sinh về môn học Tiếng Việt.
II.Bài mới: Tiết 1 : 30p
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Giới thiệu bài:
2. Dạy chữ ghi âm:
- GV viết bảng âm e
*Nhận diện chữ e:
- Các em thấy chữ e có nét gì? Chữ e giống hình cái gì?
*Phát âm e
- GV phát âm mẫu
- Gọi học sinh phát âm và sữa sai cho học sinh về cách phát âm.
*Hướng dẫn viết chữ trên bảng con
-GV viết mẫu lên bảng và HD quy trình viết .
-GV vừa nói vừa hướng dẫn HS viết bảng con nhiều lần để học sinh nắm được cấu tạo và cách viết chữ e.
3. Củng cố :
- Cho hs đọc lại bài và quy trình viết chữ e .
 Tiết 2: 30 p
1. Luyện tập
a) Luyện đọc:
- GV nhận xét - chỉnh sửa.
- Tổ chức cho các em thi lấy nhanh chữ e trong bộ chữ và hỏi: Chữ e có nét gì?
b) Luyện viết:
- GV hướng dẫn cho các em tô chữ e trong vở tập viết và hướng dẫn các em để vở sao cho dễ viết cách cầm bút và tư thế ngồi viết
- GV theo dõi uốn nắn và sửa sai.
c) Luyện nói:
- GV gợi ý phần luyện nói
- GV treo tranh, yêu cầu học sinh QS và trả lời câu hỏi:
- Trong tranh vẽ gì?
- Gọi học sinh nêu và bổ sung hoàn chỉnh cho học sinh.
- Các em nhỏ trong tranh đang làm gì? GV kết luận: Đi học là công việc cần thiết và rất vui. Ai cũng phải học tập chăm chỉ. Vậy lớp ta có thích đi học đều và học tập chăm chỉ hay không?
- Học sinh thực hành quan sát và thảo luận.
- HS đọc cá nhân - đồng thanh.
- Có 1 nét thắt, .
- Giống hình sợi dây vắt chéo .
- Học sinh phát âm âm e (cá nhân, nhóm, lớp)
- Quan sát và thực hành viết bảng con.
- HS đọc CN- N- CL.
- Viết trong vở tập viết.
-Học sinh nêu:
Tranh 1: các chú chim đang học.
Tranh 2: đàn ve đang học.
Tranh 3: đàn ếch đang học.
Tranh 4: đàn gấu đang học.
Tranh 5: các bạn học sinh đang học.
Đang học bài.
- Đọc cá nhân - đồng thanh.
- HS tìm chữ và nêu.
- Học sinh lắng nghe, thực hành ở nhà.
III.Củng cố,dặn dò: 5p
- Gọi đọc bài. Tìm chữ có âm e trong SGK.
- Nhận xét tiết học, tuyê ... 
2 em lên làm.
Lớp làm bảng con 2 dãy.
Học sinh thực hiện .
Viết số thích hợp vào hình tròn.
Học sinh làm VBT và nêu kết quả.
2 lần.
Thực hiện bảng con.
Nhận xét bài bạn làm.
Thực hiện các phép tính trước, điền dấu để so sánh.
Học sinh theo dõi.
Học sinh làm ở phiếu học tập và nêu kết quả.
a) 3 + 1 = 4 (con vịt)
b) 4 – 1 = 3 (con vịt)
Học sinh nêu.
Học sinh khác nhận xét và sửa sai.
Thực hiện ở nhà.
 ------------------------------------------------
 Tiết 2,3. Học vần
 KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KỲ I
 (Đã có đề kiểm tra của nhà trường)
 -------------------------------------------------- 
 Tiết 4. Thủ công
 T10. XÉ DÁN HÌNH CON GÀ CON ( T1)
 ( Có giáo viên chuyên trách giảng dạy )
 ------------------------------------------------
 Ngày soạn: 27/10/2010
 Thứ sáu ngày 29 tháng 10 năm 2010
 Tiết 1,2. Tiếng việt
 T91,92. Bài 41. Iêu - yêu
 I.Mục tiêu : 	
-HS hiểu được cấu tạo iêu, yêu.
-Đọc và viết được iêu, yêu, sáo diều, yêu quý.
-Đọc được từ và câu ứng dụng : 
-Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : Bé tự giới thiệu.
II.Đồ dùng dạy học:
 -Tranh minh hoạ từ khóa.
-Tranh minh hoạ: Câu ứng dụng.
-Tranh minh hoạ luyện nói: Bé tự giới thiệu.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC : Hỏi bài trước.
Đọc sách kết hợp bảng con.
Viết bảng con.
GV nhận xét chung.
2.Bài mới:
GV giới thiệu tranh rút ra vần iu, ghi bảng.
Gọi 1 HS phân tích vần iêu.
Lớp cài vần iêu.
HD đánh vần vần iêu.
Có iêu, muốn có tiếng diều ta làm thế nào?
Cài tiếng diều.
GV nhận xét và ghi bảng tiếng diều.
Gọi phân tích tiếng diều. 
GV hướng dẫn đánh vần 1 lần.
Dùng tranh giới thiệu từ “sáo diều”.
Hỏi: Trong từ có tiếng nào mang vần mới học.
Gọi đánh vần tiếng diều, đọc trơn từ sáo diều.
Gọi đọc sơ đồ trên bảng.
HD viết bảng con : iêu, sáo diều
Vần 2 : vần yêu (dạy tương tự )
So sánh 2 vần.
Đọc lại 2 cột vần.
Gọi học sinh đọc toàn bảng.
HD viết bảng con : yêu, yêu quý.
GV nhận xét và sửa sai.
Dạy từ ứng dụng.
Hỏi tiếng mang vần mới học trong từ Buổi chiều, hiểu bài, yêu cầu, già yếu.
Gọi đánh vần tiếng và đọc trơn từ đó.
Gọi đọc toàn bảng.
Tìm tiếng mang vần mới học.
Tiết 2
Luyện đọc bảng lớp :
Đọc vần, tiếng, từ lộn xộn
Luyện câu : GT tranh rút câu ghi bảng:
.GV nhận xét và sửa sai.
Luyện nói : Chủ đề “Bé tự giới thiệu”.
GV gợi ý bằng hệ thống câu hỏi, giúp học sinh nói tốt theo chủ đề.
Đọc sách kết hợp bảng con
GV đọc mẫu 1 lần.
Luyện viết vở TV 
GV thu vở 5 em để chấm.
Nhận xét cách viết .
4.Củng cố : Gọi đọc bài.
GV nhận xét .
5.Nhận xét, dặn dò:
Học bài, xem bài ở nhà.
Học sinh nêu tên bài trước.
HS 6 -> 8 em
N1 : líu lo. N2 : kêu gọi.
HS phân tích, cá nhân 1 em.
Cài bảng cài.
CN 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm.
Thêm âm d đứng trước vần iêu và thanh huyền trên đầu vần iêu.
Toàn lớp.
CN 1 em.
CN 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm.
Tiếng diều.
CN 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm.
CN 2 em.
Giống nhau : êu cuối vần.
Khác nhau : i và y đầu vần.
3 em
1 em.
Toàn lớp viết.
HS đánh vần, đọc trơn từ, CN 4 em 
chiều, hiểu, yêu, yếu.
CN 2 em.
CN 2 em, đồng thanh.
CN 2 em.
Đại diện 2 nhóm
CN 6 -> 8 em, lớp đồng thanh
HS tìm tiếng mang vần mới học trong câu..
Học sinh nói dựa theo gợi ý của GV.
Học sinh khác nhận xét.
HS đọc nối tiếp kết hợp đọc bảng con 
Toàn lớp.
-CN 1 em.
-Thực hiện ở nhà.
 ----------------------------------------
 Tiết 3.Toán 
 T 40. PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 5.
I.Mục tiêu : Sau bài học Học sinh :
	-Tiếp tục được cũng cố và khắc sâu khái niệm ban đầu về phép trừ về mối quan hệ giữa phép trừ và phép cộng.
	-Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 5.
-Biết làm tính trừ trong Phạm vi 5.
 II Đồ dùng dạy học:
-Bộ đồ dùng toán 1, VBT, SGK, bảng  .
-Các mô hình phù hợp để minh hoạ phép trừ trong phạm vi 5.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC : 
Gọi 3 học sinh lên bảng làm bài tập.
4 – 2 – 1 = ;3 + 1 – 2 = ; 3 – 1 + 2 =
Làm bảng con : 
Lop 4 – 1 – 1 
2.Bài mới :
GT bài ghi tựa bài học.
GT phép trừ 5 – 1 = 4 (có mô hình).
Cho học sinh quan sát tranh phóng to trong SGK. Gợi ý cho học sinh nêu bài toán: 
Giáo viên đính 5 quả cam lên bảng, lấy đi 1 quả cam và hỏi: Ai có thể nêu được bài toán.
GVghi bảng phép tính 5 – 1 = 4 
Các phép tính khác hình thành tương tự.
Cuối cùng: Giáo viên giữ lại trên bảng: Bảng trừ trong phạm vi 5 vừa thành lập được và cho học sinh đọc.
5 – 1 = 4 , 	5 – 2 = 3 
5 – 3 = 2 , 	5 – 4 = 1
Giáo viên tổ chức cho học sinh ghi nhớ bảng trừ 
Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ qua các phép tính.
5 – 1 = 4 , 5 – 4 = 1 , 1 + 4 = 5
Lấy kết quả trừ đi số này ta được số kia.
Các phép trừ khác tương tự như trên.
Gọi đọc bảng trừ trong phạm vi 5.
Hướng dẫn luyện tập :
Bài 1: Học sinh nêu YC bài tập.
Học sinh nêu miệng kết quả các phép tính ở bài tập 1.
Giáo viên nhận xét, sửa sai.
Bài 2: Học sinh nêu YC bài tập.
GV hướng dẫn học sinh làm theo cột dọc để củng cố mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ trong phạm vi 5.
Gọi học sinh làm bảng con
Bài 3: Học sinh nêu YC bài tập.
Củng cố học sinh cách thực hiện phép tính dọc.
Cho học sinh làm bảng con. 
Giáo viên nhận xét, sửa sai.
Bài 4: Học sinh nêu YC bài tập. 
Hướng dẫn học sinh quan sát tranh dựa vào mô hình bài tập phóng lớn của Giáo viên.
Gọi học sinh lên bảng chữa bài.
4.Củng cố:
Hỏi tên bài.
Đọc lại bảng trừ trong PV5.
Nhận xét, tuyên dương
5.Dặn dò : Về nhà làm bài tập, học bài, xem bài mới.
3 em làm trên bảng lớp.
Toàn lớp.
HS nhắc tựa.
Học sinh quan sát, nêu miệng bài toán : Có 5 quả cam, lấy đi 1 quả. Hỏi còn lại bao nhiêu quả cam?
Học sinh đọc : 5 – 1 = 4
Học sinh đọc.
Học sinh luyện học thuộc lòng theo hướng dẫn của Giáo viên .
Học sinh thi đua nhóm.
Học sinh nêu lại.
Đọc bảng trừ cá nhân, nhóm.
Học sinh nêu kết quả các phép tính .
Học sinh làm bảng con.
Học sinh thực hiện ở bảng con theo 2 dãy.
Viết phép tính thích hợp vào trống:
Học sinh quan sát mô hình và làm bài tập.
a) 	5 – 2 = 3
b) 	5 – 1 = 4
Học sinh nêu tên bài
Thực hiện ở nhà.
 --------------------------------------------
 Tiết 4. Tự nhiên – xã hội
 T10. ÔN TẬP CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ
I.Mục tiêu : Sau giờ học học sinh biết :
 -Củng cố các kiến thức cơ bản về các bộ phận bên ngoài của cơ thể và các giác quan.
-Khắc sâu hiểu biết về thực hành vệ sinh hằng ngày, các hoạt động, các thức ăn có lợi cho sức khoẻ.
II.Đồ dùng dạy học:
-GV và học sinh sưu tầm và mang theo các tranh ảnh về các hoạt động học tập, vui chơi, các hoạt động nên và không nên để bảo vệ mắt và tai.
-Hồ dán, giấy to, kéo
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Ổn định :1p
2.KTBC : (4p)Hỏi tên bài cũ :
Kể những hoạt động mà em thích?
Thế nào là nghỉ ngơi hợp lý?
GV nhận xét cho điểm.
3.Bài mới: ( 28p)
 GV giới thiệu bài và ghi tựa bài.
Hoạt động 1 :
Làm việc với phiếu học tập:
MĐ: Củng cố các kiến thức cơ bản về bộ phận cơ thể người và các giác quan.
Các bước tiến hành
Bước 1:
GV đặt câu hỏi cho các nhóm. Nội dung phiếu có thể như sau:
Cơ thể người gồm có  phần. Đó là
Các bộ phận bên ngoài của cơ thể là:..
Chúng ta nhận biết được thế giới xung quanh nhờ có:
Bước 2: 
GV gọi 1 vài nhóm lên đọc câu trả lời của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Hoạt động 2:
Gắn tranh theo chủ đề:
MĐ: Củng cố các kiến thức về các hành vi vệ sinh hằng ngày. Các hoạt động có lợi cho sức khoẻ.
Các bước tiến hành:
Bước 1 : 
GV phát cho mỗi nhóm 1 tờ bìa to cầu các em vẽ về các hoạt động nên làm và không nên làm.
Bước 2 : 
GV cho các nhóm lên trình bày sản phẩm của mình. Các nhóm khác xem và nhận xét.
Học sinh lên trình bày và giới thiệuvề các bức tranh vừa dán cho cả lớp nghe.
Hoạt động 3: Kể về một ngày của em.
MĐ : Củng cố và khắc sâu hiểu biết về các hành vi vệ sinh, ăn uống, hoạt động, nghỉ ngơi hằng ngày để có sức khoẻ tốt.
Các bước tiến hành 
Bước 1:
GV yêu cầu Học sinh nhớ và kể lại ngững việc làm trong 1 ngày của mình cho cả lớp nghe.
GV có thể nêu các câu hỏi gợi ý sau :
Buổi sáng, lúc ngủ dậy em làm gì?
Buổi trưa em ăn những thứ gì?
Đến trường, giờ ra chơi em chơi những trò gì?
4.Củng cố : 3p
Hỏi tên bài :
Nêu câu hỏi để học sinh khắc sâu kiến thức.
Nhận xét. Tuyên dương.
5.Dăn dò: Nghỉ ngơi đúng lúc đúng chỗ, ăn các thức ăn có lợi cho sức khoẻ.
Học sinh nêu tên bài.
HS kể.
Học sinh nêu.
Nhắc lại.
Học sinh thảo luận theo nhóm 4 em, trả lời.
Học sinh nêu lại nội dung t
Nhóm khác nhận xét.
Học sinh làm việc theo nhóm: dán tranh (hoặc vẽ) theo yêu cầu của GV.
Các nhóm lên trình bày sản phẩm của mình. 
Các nhóm khác xem và nhận xét.
Lắng nghe.
Học sinh liên hệ thực tế bản thân, kể theo gơi ý câu hỏi.
 --------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docBO GIAO AN LOP 1 CHUAN TICH HOP DAY DU.doc