Bối dưỡng thường xuyên 2010

Bối dưỡng thường xuyên 2010

Câu 1:

Vì sao phải giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học? Với nhiệm vụ được giao của mình, anh (chị) cần làm gì để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh?

Trả lời:

KNS là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống cuộc sống.

Kỹ năng sống đơn giản là tất cả điều cần thiết chúng ta phải biết để có được khả năng thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống.

Nhà trường là nơi diễn ra cuộc sống thực của trẻ, Do vậy KNS là sản phẩm bắt buột có của GD nhà trường. Nó không phải là môn học . Nó bao trùm toàn bộ các môn học và hoạt động GD.

Mục tiêu giáo dục tiểu học: Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.

Theo UNESCO:

 

doc 4 trang Người đăng trvimsat Lượt xem 1208Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bối dưỡng thường xuyên 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1: 
Vì sao phải giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học? Với nhiệm vụ được giao của mình, anh (chị) cần làm gì để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh?
Trả lời:
KNS là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống cuộc sống.
Kỹ năng sống đơn giản là tất cả điều cần thiết chúng ta phải biết để có được khả năng thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống.
Nhà trường là nơi diễn ra cuộc sống thực của trẻ, Do vậy KNS là sản phẩm bắt buột có của GD nhà trường. Nó không phải là môn học . Nó bao trùm toàn bộ các môn học và hoạt động GD.
Mục tiêu giáo dục tiểu học: Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
Theo UNESCO:
KNS gắn với 4 trụ cột của giáo dục đó là: 
	Học để biết: gồm các kĩ năng tư duy như giải quyết vấn đề, tư duy phê phán, ra quyết định, nhận thức được hậu quả
	Học làm người: gồm các kĩ năng ứng phó với căng thẳng, cảm xúc, tự nhận thức, tự tin
	Học để sống với người khác: gồm các kĩ năng xã hội như giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, tự cảm thông..
	Học để làm: gồm các kĩ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ như kĩ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm..
Nhà trường là nơi diễn ra cuộc sống thực của trẻ, Do vậy KNS là sản phẩm bắt buột có của GD nhà trường. Nó không phải là môn học . Nó bao trùm toàn bộ các môn học và hoạt động GD.
Mục tiêu giáo dục tiểu học: Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
Giáo dục KNS cho HS tiểu học có rất nhiều lợi ích
a. Lợi ích về mặt sức khoẻ.
	- Giáo dục KNS góp phần xây dựng hành vi sức khoẻ lành mạnh cho cá nhân và cộng đồng.
	- Giáo dục KNS sẽ giúp các em giải quyết được những nhu cầu để chúng phát triển.
	- Giáo dục KNS góp phần xây dựng môi trường sống lành mạnh, đảm bảo cho trẻ phát triển tốt về thể chất, tinh thần và xã hội.
b. Lợi ích về mặt giáo dục: 
	- Giáo dục KNS sẽ có những tác động tích cực đối với : 
	- Quan hệ giữa thầy và trò, bạn và bạn.
	- Hứng thú trong học tập.
	- Để hoàn thành công việc của mỗi các nhân một cách sáng tạo và có hiệu quả. 
	- Đề cao chuẩn mực đạo đức cũng như vai trò chủ động, tự giác của học sinh trong quá trình học tập, tu dưỡng.
c. Lợi ích về mặt văn hoá xã hội:
	- Giáo dục KNS thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực, giúp phần xây dựng môi trường xã hội lành mạnh.
	- Giáo dục KNS có giá trị đặc biệt đối với thanh thiếu niên lớn lên trong xã hội văn hoá đa dạng, nền kinh tế phát triển và thế giới là một mái nhà chung.
d. Lợi ích về mặt kinh tế chính trị: 
	- Hình thành những phẩm chất mà các nhà kinh tế và chính trị trong tương lai cần có.
	- Giải quyết một cách tích cực nhu cầu và quyền trẻ em, giúp các em xác định được nghĩa vụ của mình đối với bản thân gia đình và xã hội, góp phần củng cố sự ổn định chính trị của quốc gia.
Là một giáo viên dạy tiểu học, bản thân tôi thiết nghỉ mình cần phải tiếp cận phương pháp giáo dục kĩ năng sống, dạy học nâng cao chất lượng, đảm bảo các quy chế mà ngành đưa ra, hướng dẫn cho các em giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả, giáo dục các em xây dựng hành vi sức khoẻ lành mạnh, giúp các em giải quyết được những nhu cầu để chúng phát triển.
Xây dựng môi trường sống lành mạnh, đảm bảo cho trẻ phát triển tốt về thể chất, tinh thần và xã hộiĐạt mục tiêu của giáo dục tiểu học là: Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
Câu 2. Học theo góc là gì? Anh (chị) hãy thiết kế 1 tiết dạy áp dụng phương pháp dạy học theo góc.
Trả lời:
Học theo góc là một hình thức tổ chức hoạt động học tập theo đó học sinh thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học . 
 - Học theo góc là một môi trường học tập với cấu trúc được xác định cụ thể 
 - Kích thích HS tích cực học thông qua hoạt động
 - Đa dạng về nội dung và hình thức hoạt động
 - Mục đích là để học sinh được thực hành, khám phá và trải nghiệm qua mỗi hoạt động
 Ví dụ: 4 góc cùng thực hiện một nội dung và mục tiêu học tập nhưng theo các phong cách học khác nhau và sử dụng các phương tiện/đồ dùng học tập khác nhau.
*Thiết kế tiết dạy áp dụng phương pháp dạy học theo góc.
 Bài . Cơ quan tiêu hóa - lớp 2
I. Mục tiêu:
 - Kiến thức :Nhận biết, kể tên được các cơ quan tiêu hóa
 - Kĩ năng : Tự bảo vệ mình, xây dựng cho mình một hành vi sức khỏe lành mạnh.
 - Thái độ : HS thoải mái, tự tin hợp tác, hoạt động.
II.Chuẩn bị :
 - Giáo viên: Thông tin, mô hình và tranh ảnh SGK phóng to.
 - Học sinh: SGK 
III.Các bước tiến hành:
 1. Chia lớp thành 3 góc( Góc phân tích,góc quan sát, góc trải nghiệm.)
 2. Giáo viên giao nhiệm vụ:
 - Góc phân tích: Đọc sách tìm hiểu thông tin ở sách giáo khoa trả lời phiếu học tập số 1.
 Nội dung phiếu học tập số 1: Dựa vào những thông tin trong SGK và hiểu biết thực tế, kể tên các bộ phận của cơ quan tiêu hóa.
 - Góc quan sát: Quan sát tranh ảnh trả lời phiếu học tập số 2.
 Nội dung phiếu học tập số 2: Quan sát tranh ảnh trong SGK và hiểu biết thực tế kể tên các bộ phận của cơ quan tiêu hóa.
 - Góc trải nghiệm: Thực hành trên mô hình trả lời phiếu học tập số 3.
 Nội dung phiếu học tập số 3: Thực hành trên mô hình và hiểu biết thực tế, kể tên các bộ phận của cơ quan tiêu hóa.
Thời gian: 10- 15 phút.
 3. Cho học sinh về theo góc.
 4. Cho các góc hoạt động theo nhiệm vụ được phân công, ghi kết quả vào phiếu.
 5. Học sinh về vị trí, báo cáo kết quả. Giáo viên nhận xét, kết luận.
 Người viết bài thu hoạch.
 Lê Thị Thu Hà.

Tài liệu đính kèm:

  • docBoi duong thuong xuyen 2010.doc