Bồi dưỡng thường xuyên - GV: Lê Thị Hoa - Trường Tiểu học Tô Vĩnh Diện

Bồi dưỡng thường xuyên - GV: Lê Thị Hoa - Trường Tiểu học Tô Vĩnh Diện

Bài 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA PHƯƠNG PHÁP

 KỶ LUẬT TÍCH CỰC

1) Kỷ luật là:

Quy tắc, quy định, luật lệ mà con người phải: Thực hiện, chấp hành,tuân theo để đạt được mục tiêu đề ra. Kỷ luật là chìa khóa vạn năng giúp cho con người trở nên hoàn tất và thành công trong cuộc sống

2) Phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực là gì?

Giáo dục kỷ luật tích cực là:

. Dạy và rèn luyện cho các em tính tự giác, tuân theo các quy định và quy tắc đạo đức ở thời điểm trước mắt cũng như lâu dài.

. Những giải pháp mang tính dài hạn giúp phát huy tính kỷ luật tự giác của học sinh

. Thể hiện rõ ràng những mong đợi, quy tắc và giới hạn mà học sinh phải tuân thủ

. Xây dựng mối quan hệ tôn trọng giữa giáo viên và học sinh

. Dạy cho học sinh những kỹ năng sống mà các em cần trong suốt cuộc đời

. Làm tăng sự tự tin và khả năng xử lý các tình huống khó khăn trong học tập và cuộc sống

. Làm tăng sự tự tin và khả năng xử lý các tình huống khó khăn trong học tập và cuộc sống

. Dạy cho học sinh cách cư xử lịch sự, nhã nhặn, không bạo lực, biết cảm thông và tôn trọng quyền của người khác

Giáo dục tích cực không phải là:

• Buông thả, muốn làm gì thì làm

• Không có qui tắc, giới hạn, sự mong đợi

• Những phản ứng mang tính ngắn hạn hay những hình phạt thay cho việc đánh, tát, sỉ nhục

 

doc 15 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 640Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bồi dưỡng thường xuyên - GV: Lê Thị Hoa - Trường Tiểu học Tô Vĩnh Diện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 13/ 8/ 2012
Bài 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA PHƯƠNG PHÁP
 KỶ LUẬT TÍCH CỰC
1) Kỷ luật là: 
Quy tắc, quy định, luật lệ mà con người phải: Thực hiện, chấp hành,tuân theo để đạt được mục tiêu đề ra. Kỷ luật là chìa khóa vạn năng giúp cho con người trở nên hoàn tất và thành công trong cuộc sống
2) Phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực là gì?
Giáo dục kỷ luật tích cực là: 
. Dạy và rèn luyện cho các em tính tự giác, tuân theo các quy định và quy tắc đạo đức ở thời điểm trước mắt cũng như lâu dài.
. Những giải pháp mang tính dài hạn giúp phát huy tính kỷ luật tự giác của học sinh
. Thể hiện rõ ràng những mong đợi, quy tắc và giới hạn mà học sinh phải tuân thủ
. Xây dựng mối quan hệ tôn trọng giữa giáo viên và học sinh
. Dạy cho học sinh những kỹ năng sống mà các em cần trong suốt cuộc đời
. Làm tăng sự tự tin và khả năng xử lý các tình huống khó khăn trong học tập và cuộc sống
. Làm tăng sự tự tin và khả năng xử lý các tình huống khó khăn trong học tập và cuộc sống
. Dạy cho học sinh cách cư xử lịch sự, nhã nhặn, không bạo lực, biết cảm thông và tôn trọng quyền của người khác
Giáo dục tích cực không phải là:
Buông thả, muốn làm gì thì làm
Không có qui tắc, giới hạn, sự mong đợi
Những phản ứng mang tính ngắn hạn hay những hình phạt thay cho việc đánh, tát, sỉ nhục
3) Phương pháp kỷ luật tích cực được thực hiện trong những nguyên tắc nào?
Vì lợi ích thực tế nhất của học sinh
Không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần
Khích lệ và tôn trọng lẫn nhau
Phù hợp với đặc điểm và sự phát triển của lứa tuổi học sinh
4) Biện pháp thực hiện phương pháp kỷ luật tích cực
Dùng hệ quả tự nhiên và hệ quả lôgic:
Hệ quả tự nhiên là những gì xẩy ra một cách tự nhiên, không có sự can thiệp của người lớn. Ví dụ: không ăn sẽ đói
Hệ quả lôgic là những gì xẩy ra đòi hỏi có sự can thiệp của người lớn hoặc của trẻ khác
Ví dụ: khi trẻ nghịch phá hỏng đồ chơi mới mua thì trong thời gian tới thi không được mua đồ chơi mới
Mục đích của việc sử dụng hệ quả tự nhiên và hệ quả lôgic:
Dạy cho trẻ có ý thức trách nhiệm về các hành vi của mình, khích lệ trẻ đưa ra những quyết định có trách nhiệm (làm đầy đủ bài tập, đi học đúng giờ...)
Để thay hình thức trừng phạt: nghĩa là để trẻ được tự mình trải nghiệm hậu quả những hành vi chưa đúng và rút kinh nghiệm.
Cần lưu ý: không gây nguy hiểm cho trẻ và không ảnh hưởng đến người khác
. Tôn trọng trẻ (không uy hiếp, không mạt sát...)
.Hệ quả lôgic phải liên quan đến hành vi mà trẻ gây ra
. Phải có sự giảng giải ngắn gọn cùng với sự quan tâm yêu thương trẻ.
Hình thành thiết lập nội quy, nền nếp, kỷ luật trong nhà trường và lớp học
Được cả tập thể tham gia (thầy và trò) thì tốt hơn
Thực tế/ khả thi
Phù hợp
Cân nhắc hệ quả tuân thủ hay không tuân thủ
Hướng dẫn thực hiện nội quy rõ ràng, cụ thể
Dùng thời gian tạm lắng
Lưu ý: đúng lúc, đúng cách, đúng độ tuổi, đúng thời gian (không lạm dụng)
Bài 2: VÌ SAO CẦN ĐƯA PHƯƠNG PHÁP 
 KỶ LUẬT TÍCH CỰC VÀO TRƯỜNG HỌC
Phù hợp với công ước quốc tế về quyền trẻ em
Phù hợp với mục tiêu giáo dục của Việt Nam :”Đào tạo con người toàn diện ...”
Mang lại lợi ích cho học sinh:
Có nhiều cơ hội tham gia, chia sẻ
HS được tôn trọng, quan tâm, được lắng nghe
Nhận ra được lỗi lầm, hạn chế, tự giác khắc phục, sửa chữa hoàn thiện bản thân
Tích cực chủ động và tự tin.
Phát huy được tiềm năng, những mặt tích cực của mình
 4) Mang lại lợi ích cho giáo viên:
Giảm được áp lực trong quản lý, theo giỏi giám sát học sinh
Xây dựng được mối quan hệ thân thiện giữa thầy – trò
Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục
 5) Mang lại lợi ích cho gia đình, nhà trường và xã hội
Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục của nhà trường, tạo ra môi trường học tập an toàn thân thiện. Tạo ra niềm tin cho gia đình và xã hội.
Cha mẹ yên tâm, gia đình hòa thuận và hạnh phúc
Giảm thiểu được các tệ nạn xã hội, các hành vi bạo lực, xây dựng một xã hội lành mạnh, an toàn, phồn vinh
**********
Ngày 14/ 8/ 2012
Bài 3: PHƯƠNG PHÁP KỈ LUẬT TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC HỌC SINH TIỂU HỌC
1) Giáo dục kỉ luật tích cực là:
- Những giải pháp mang tính dài hạn giúp phát huy tính kỉ luật tự giác của học sinh.
- Sự thể hiện rõ ràng những mong đợi, quy tắc và giới hạn mà học sinh phải tuân thủ.
- Gây dựng mối quan hệ tôn trọng giữa giáo viên và học sinh.
- Dạy cho học sinh những kĩ năng sống mà các em sẽ cần trong suốt cả cuộc đời.
 Làm tăng sự tự tin và khả năng xử lý các tình huống khó khăn trong học tập và cuộc sống của các em.
 Dạy cho học sinh cách cư xử lịch sự, nhã nhặn, không bạo lực, có sự tôn trọng bản thân, biết cảm thông và tôn trọng quyền của người khác.
2) Giáo dục kỉ luật tích cực không phải là....
 Sự buông thả, để cho học sinh muốn làm gì thì làm.
 Không có các quy tắc, giới hạn hay sự mong đợi.
 Những phản ứng mang tính ngắn hạn hay những hình phạt thay thế cho việc tát, đánh hay sỉ nhục. 
3) BẢY NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA GIÁO DỤC KỈ LUẬT TÍCH CỰC
1. Tôn trọng phẩm giá của trẻ.
2. Phát triển thái độ, cách xử sự hướng ngoại, thân thiện, cởi mở, ý thức kỉ luật tự giác và nghị lực của trẻ.
3. Phát huy hết mức sự tham gia tích cực của trẻ.
4. Tôn trọng những nhu cầu về sự phát triển và chất lượng cuộc sống của trẻ.
5. Tôn trọng động cơ và những quan điểm riêng về cuộc sống của trẻ.
6. Đảm bảo sự công bằng, không thiên vị (vô tư, không phân biệt đối xử) và sự công minh.
7. Khuyến khích tình đoàn kết, thống nhất.
BÀI 4: THAY ĐỔI QUAN ĐIỂM, NHẬN THỨC 
 CỦA GIÁO VIÊN VỀ GIÁO DỤC KỈ LUẬT
1)Những quan điểm, nhận thức không phù hợp về giáo dục kỉ luật.
Hành vi, cách ứng xử của mỗi người thường xuất phát từ quan điểm, nhận thức của cá nhân và tập thể.
 Quan điểm nhận thức không tích cực sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cách giáo dục trẻ, tạo ra môi trường giáo dục không tích cực, không phù hợp với thời đại hiện nay.
 Chúng ta cần phải thay đổi quan điểm nhận thức không tich cực trong giáo dục kỉ luật.
2)Những khó khăn khi thay đổi quan điểm nhận thức của giáo viên về giáo dục kỉ luật.
Quan niệm xã hội còn tồn tại về giáo dục kỉ luật chưa tích cực.
Khó thay đổi thói quen của cá nhân.
Việc thực thi pháp luật còn chưa nghiêm, các biện pháp chế tài còn chưa đầy đủ và cụ thể.
Ảnh hưởng của phong tục tập quán lạc hậu ở địa phương.
Tác động tiêu cực của xã hội.
Áp lực công việc của giáo viên.
3)Những công việc cần làm để thay đổi nhận thức của giáo viên về giáo dục kỉ luật.
Thay đổi một nếp nghĩ hay một thói quen đã tồn tại nhiều năm không phải là diều dễ dàng. Thay đổi cả một quan điểm đã ăn sâu vào tiềm thức lại cần phải có những biện pháp hiệu quả, có sự hợp tác của nhiều người và cần có thời gian nhất định. Vì vậy, mỗi ngườicần phải chuẩn bị cho mình một tâm thế tự tin để thay đổi. 
Một số gợi ý để bắt đầu cho sự thay đổi
Giáo viên
Suy nghĩ sâu sắc về nghề dạy học, khơi gợi lòng yêu thích công việc của mình và yêu thương học sinh.
Dành thời gian để suy nghĩ về bản thân, về cách đối xử với học sinh, rút ra những bài học bổ ích trong việc giáo dục học sinh.
Quan tâm chăm sóc đến bản thân (tinh thần và thể chất).
Ghi chép nhật kí công tác lớp.
Luôn tạo niềm vui cho bản thân, tự giải tỏa những căng thẳng.
Trao đổi học tập kinh nghiệm từ đồng nghiệp.
2. Cán bộ quản lí
- Tổ chức tuyên truyền và vận động trong đội ngũ giáo viên về hậu quả của trừng phạt thân thể trẻ em.
- Tổ chức hội thảo, tập huấn, cung cấp tài liệu sách báo tham khảo cho giáo viên.
- Xây dựng cơ chế khuyến khích việc thực hiện các biện pháp giáo dục tích cực.
BÀI 5: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC
 KỈ LUẬT TÍCH CỰC TRONG LỚP HỌC
Việc thay đổi cách cư xử trong lớp
Dựa trên cơ sở động viên, khuyến khích, nêu gương, tìm hiểu nhằm khuyến khích học sinh có thái độ cư xử, hành vi đúng.
Hình thức: Phiếu khen, ghi lời nhận xét tốt về bạn, hộp thư vui, công nhận và khuyến khích các đặc điểm tốt...
Ngoài việc giáo viên khen ngợi học sinh, phải lưu ý khuyến khích những đối tượng khác cùng hợp tác: Cha mẹ học sinh, học sinh.
2. Muốn thay đổi cách cư xử trong lớp học, giáo viên cần:
Quan tâm đến sức khỏe thể chất, tinh thần của bản thân,...để không làm ảnh hưởng đến cách cư xử đối với học sinh.
Dành thời gian suy nghĩ về sự thay đổi cách cư xử trong lớp học mà mình đã trải qua.
Thành lập hoặc đến với nhóm trợ giúp để mọi người giúp đỡ nhau trong quá trình thực hiện sự thay đổi.
Ghi chép nhật kí để nhìn nhận, đánh giá các vấn đề đã được thực hiện trong quá trình thay đổi giáo dục kỉ luật.
. Để thay đổi cách cư xử cần:
 - Xây dựng các quy tắc rõ ràng và nhất quán.
 - Khuyến khích, động viên tích cực.
 - Đưa ra những hình thức phạt phù hợp và nhất quán.
 - Làm gương trong cách cư xử.
Xây dựng những quy tắc rõ ràng rõ ràng và nhất quán
Việc xây dựng các quy tắc phải đảm bảo hướng tới những điều tốt đẹp mà giáo viên mong đợi ở học sinh của mình; phải thể hiện niềm tin của giáo viên vào sự tiến bộ của trẻ.
Không nên đề ra quá nhiều quy tắc. Cần tập trung vào một số quy tắc cơ bản, quan trọng.
Các quy tắc cần đề cập đến những chuẩn mực đạo đức và giá trị cơ bản như: sự an toàn, sự tôn trọng lẫn nhau,lòng nhân hậu và sự trung thực.
Các quy tắc cần cân đối hài hòa giữa lợi ích của cá nhân trẻ và lợi ích tập thể.
Khuyến khích, động viên tích cực
- Việc khuyến khích, động viên tích cực có thể thực hiện dưới nhiều hình thức: 1 nụ cười, 1 lời khen, động viên trước lớp; tặng phiếu khen; thư khen gửi về gia đình,... 
- Việc khen thưởng, động viên có hiệu quả nhất khi học sinh có hành vi tốt được hưởng một số quyền lợi, còn những học sinh mắc lỗi nhiều lần bị tước bỏ quyền được hưởng quyền lợi đó. 
- Những quyền lợi phải là những điều học sinh thích và trân trọng.
- Cần khen thưởng, động viên từng tiến bộ nhỏ nhất của học sinh.
- Việc khen ngợi, động viên đặc biệt quan trọng đối với học sinh cá biệt hay học sinh có những hành vi vô kỉ luật trong lớp. Không bỏ qua bất kì một cử chỉ đáng khen nào. 
Đưa ra những hình thức phạt phù hợp và nhất quán
 Các biện pháp xử phạt phải giúp học sinh biết rằng thái độ/hành vi của các em là sai. Không bao giờ được sử dụng những hình  ... ng trong sách giáo khoa. 
Giáo viên nhận xét, đánh giá, động viên.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài - ghi đầu bài 
b. Dạy chữ ghi âm: 
Tiết 1:
Nhận diện âm: 
Giáo viên viết âm mới lên bảng - HS đọc cá nhân - đồng thanh.
Nêu cấu tạo âm (nêu bằng chữ in) – So sánh
+ Lấy âm: - Cho học sinh lấy âm ghi trên bảng trong bộ chữ TV
- Giáo viên kết hợp lấy, ghép trên bảng phụ. 
- Cho HS đọc cá nhân, đồng thanh âm vừa lấy.
- Giáo viên chỉnh sửa, luyện phát âm.
+ Ghép tiếng: 
- HS lấy âm, ghép thành tiếng, đọc tiếng mới cá nhân, đồng thanh.
- Nêu cấu tạo ( Phân tích tiếng) Dùng một miếng che để cho HS nêu được cấu tạo của tiếng mới.
- Gọi học sinh khá đánh vần hoặc đọc tiếng mới hoặc giáo viên đánh vần mẫu
- Cho HS đọc CN- ĐT tiếng vừa ghép được, GV sửa phát âm.
* Từ khóa: 
Cho HS quan sát tranh rút ra từ khóa
Giáo viên ghi bảng từ khóa, đọc mẫu hoặc gọi HS khá đọc 
* Cho HS đọc tổng hợp: Âm, tiếng, từ.
(Dạy âm thứ hai tương tự âm thứ nhất) 
- Xuất hiện âm thứ hai cho học sinh so sánh với âm thứ nhất nêu điểm giống và khác nhân nếu có.
- Luyện đọc toàn bài trên bảng kết hợp nêu cấu tạo
Giải lao tại chỗ 1 phút (cho HS hát và tập thể dục nhẹ) 
c. Dạy đọc từ ứng dụng: 
- Giáo viên ghi cả 4 từ ứng dụng lên bảng - Đọc mẫu - Đọc cá nhân,đồng thanh.
- cho HS lên bảng chỉ tiếng chứa âm vừa học.
- Cho HS đọc trơn tiếng tiếng chứa âm mới học (Nếu HS yếu cho HS đánh vần rồi đọc trơn) 
- Nêu cấu tạo - đánh vần tiếng mang âm mới học.
Ví dụ: Tiếng thu gồm hai âm ghép lại âm th đứng trước, âm u đứng sau đọc th-u-thu-cá thu.
d. Hướng dẫn viết: 
- Giáo viên viết mẫu - kết hợp nêu cách viết: Độ cao, độ rộng của con chữ, các nét cơ bản của con chữ.
- Học sinh viết bảng con, giơ bảng, quay bảng, đọc đồng thanh - nhận xét bảng con.
e. Đọc lại toàn bài trên bảng.
Tiết 2
a. Luyện đọc:- Đọc bài ở bảng lớp.
- Cho HS quan sát tranh - GV đặt câu hỏi, rút ra câu ứng dụng.
- GV viết câu ứng dụng lên bảng. 
- HS gạch chân tiếng mang âm mới học - đọc trơn , nêu cấu tạo, đánh vần 
- HS đọc cá nhân, đồng thanh các từ ứng dụng, câu ứng dụng.
b. Luyện nói: 
- Tranh vẽ gì? 
GV giới thiệu bức tranh – cho HS luyện nói theo đúng chủ đề 
c. Luyện viết: 
- Cho HS mở vở luyện viết để viết chữ vừa học.
d. Luyện đọc sách giáo khoa:
- Cho HS đọc toàn bài sách giáo khoa.
- Hướng dẫn HS làm vào vở bài tập 
4. Củng cố - Dặn dò: 
Cho HS đọc toàn bài trên bảng, GV chỉ cho học sinh đọc chữ bất kì trong các chữ vừa học
- Nhận xét giờ học, tuyên dương những em học tốt, động viên những em đọc chưa tốt 
- Về nhà luyện đọc các âm, tiếng, từ, câu vừa học. 
**********
Ngày 15/ 9/ 2012
Tự học: QUY TRÌNH GIỜ DẠY TIẾT HỌC VẦN LỚP 1
 DẠNG BÀI ÔN TẬP
I.Ổn định tổ chức lớp: 
II. Kiểm tra bài cũ: 
Cho HS đọc và viết bài trước. GV nhận xét sửa sai.
- GV nhận xét, sửa sai. 
III. Tiến trình bài dạy: 
Tiết 1
1.Giới thiệu bài: có thể khai thác khung đầu bài, vật thật hoặc hỏi HS những bài đã học trong tuần. 
- Gv gắn bảng ôn: 
2. Ôn tập:
* Ôn các vần vừa học: 
- GV đọc vần – HS chỉ trên bảng – HS chỉ chữ và đọc vần.
* Ghép âm vần: 
GV yêu cầu HS ghép âm ở cột dọc với âm ở hàng ngang tạo thành vần 
- Cho HS đọc ĐT- CN vần vừa ghép được 
Giải lao: múa hát, thể dục nhẹ nhàng.
* Đọc từ ứng dụng: 
- GV xuất hiện từ ứng dụng (có thể bằng vật thật, tranh ảnh - dịch tiếng dân tộc nếu cần). 
- Cho HS đọc từ ứng dụng (ĐT - CN - Nhóm) GV chỉnh sửa.
- GV giải nghĩa từ ứng dụng.
- GV cho HS tìm tiếng chứa vần ôn.
* Tập viết: 
- GV viết mẫu và hướng dẫn viết - HS viết trên bảng con.
- GV nhận xét, sửa sai.
- GV cho học sinh đọc toàn bài trên bảng
Tiết 2
3. Luyện tập: 
* Luyện đọc: 
- GV cho HS đọc toàn bài trên bảng (CN - ĐT - Nhóm)
- Giới thiệu đoạn, câu ứng dụng (sử dụng tranh) 
- GV cho HS đọc đoạn ứng dụng.
- GV cho HS tìm tiếng chứa vần ôn.
* Tập viết:
- GV viết mẫu và hướng dẫn viết bài vào vở tập viết, GV chấm điểm nhận xét.
* Kể chuyện: 
- GV kể lần 1 (bằng lời) 
- GV kể lần 2 kết hợp sử dụng tranh.
- GV cho HS tập kể trong nhóm (theo tranh, cả câu chuyện).
- Gọi đại diện HS kể trước lớp, HS nhận xét, bổ sung.
- GV cho 1-2 HS khá kể trước lớp toàn bộ câu chuyện 
- Nêu ý nghĩa câu chuyện
IV. Củng cố- Dặn dò:
GV cho HS đọc toàn bài .
- Cho HS tìm tiếng ngoài bài chứa vần ôn ( Trong sách, báo ...) 
- Về nhà luyện đọc bài và hướng dẫn làm bài trong vở bài tập. 
**********
Ngày 1/ 10/ 2012
Tự học: 	QUY TRÌNH GIỜ DẠY TẬP ĐỌC LỚP 1
I.Ổn định tổ chức lớp: 
II. Kiểm tra:
III. Tiến trình giờ dạy:
1. Giới thiệu bài: 
Tiết 1
2. Hướng dẫn luyện đọc:
- GV đọc mẫu hoặc HS giỏi đọc mẫu.
* Luyện đọc tiếng, từ ngữ: 
- Phát âm tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn kết hợp phân tích tiếng, giải nghĩa từ khó
* Luyện đọc câu: 
- GV chỉ cho HS đọc trơn từng câu 
- Đọc nối tiếp từng câu.
* Luyện đọc đoạn bài 
- HS đọc nối tiếp đoạn trong nhóm.
- Cho HS đọc bài CN- Nhóm - Tổ ĐT
- Cho HS thi đọc - Nhận xét, tuyên dương.
3. Ôn các vần: 
* Tìm tiếng trong bài có vần,
- Đọc các tiếng chưa vần ;
- Phân tích tiếng;
* Tìm tiếng ngoài bài có vần 
- HS Tìm tiếng có vần ở ngoài bài học (có thể tìm trong sách, báo ..)
- Đọc những từ ,tiếng chứa vần
* Nói câu chứa vần 
Tiết 2
Tìm hiểu bài đọc và luyện nói
a. Tìm hiểu bài đọc:
- Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài theo câu hỏi sách giáo khoa.
- GV chốt lại nội dung bài.
- GV đọc diễn cảm lại bài.
- HS thi đọc diễn cảm.
b. Luyện nói:
- GV nêu yêu cầu của bài luyện nói
- Cho HS luyện nói theo yêu cầu của bài.
- GV theo dõi giúp đỡ , nhận xét, đánh giá.
IV. Củng cố - Dặn dò: 
- GV củng cố nội dung bài, nhận xét tiết học, tuyên dương những HS đọc tốt, động viên những HS đọc chưa lưu loát.
- Về nhà luyện đọc bài, đọc trước bài sau.
**********
Ngày 15/ 10/ 2012
Tự học: QUY TRÌNH GIỜ DẠY TẬP VIẾT LỚP 1
I.Ổn định tổ chức lớp: 
II. Kiểm tra bài cũ: 
Cho HS viết trên bảng lớp, bảng con âm hoặc vần đã học ở tiết trước 
- GV nhận xét, sửa sai. 
III. Tiến trình bài dạy: 
1. Giới thiệu bài - ghi đầu bài lên bảng.
2. Phân tích chữ mẫu và hướng dẫn viết: 
- Chữ cái, vần, tiếng, từ.
- Hướng dẫn phân tích chữ cái.
Cho HS quan sát chữ mẫu – Phân tích chữ mẫu (Độ cao, chiều rộng, các nét cơ bản  của con chữ).
- GV viết mẫu đồng thời nêu cấu tạo con chữ.
- Cho HS luyện viết bảng con, GV quan sát, giúp đỡ HS yếu 
* Cho HS viết vần, tiếng từ tương tự như trên.
3. Hướng dẫn luyện viết vào vở: 
- Hướng dẫn HS mở vở tập viết, GV nhắc tư thế ngồi viết của HS.
- Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết.
- GV viết mẫu ít nhất 2 từ trong bài viết 
- Cho HS quan sát chữ mẫu trên bảng phụ.
- Cho HS viết bài vào vở tập viết, GV quan sát uốn nắn, cách cầm bút, tư thế ngồi viết 
4. Chấm chữa bài: 
GV thu ít nhất một nửa số HS trong lớp để chấm bài.
GV nhận xét bài viết và chữa lỗi cho HS ( nếu sai nhiều GV chữa lỗi chung nhất trên bảng). 
IV. Củng cố - Dặn dò: 
-GV có thể cho HS chơi trò chơi để sửa những lỗi sai trên bài của HS.
- GV tuyên dương những bài viết đẹp, viết tốt.
- Nhận xét giờ học.
Dặn dò HS về nhà luyện viết vào vở ô ly.
**********
Ngày 10/ 11/ 2012
Tự học: DẠY – HỌC MÔN HỌC VẦN LỚP 1
A. MỤC ĐÍCH :
 - Giúp GV nắm và vận dụng các phương pháp dạy học môn học vần trong giảng dạy.
 - Giúp GV nắm được hình thức một giáo án lên lớp trong từng tiết dạy của một bài học vần, góp phần nâng cao hiệu quả đọc cho HS.
B. NỘI DUNG:
	1. Vị trí – Nhiệm vụ môn học vần lớp 1 :
	 - Học vần là môn học khởi đầu giúp cho HS chiếm lĩnh một công cụ mới để sử dụng trong học tập và giao tiếp. Đó là chữ viết. Tầm quan trọng của học vần chịu sự quy định bởi tầm quan trọng của chữ viết trong hệ thống ngôn ngữ. Nếu chữ viết được coi là phương tiện ưu thế nhất trong giao tiếp thì học vần có một vị trí quan trọng không thiếu được trong chương trình môn tiếng Việt ở bậc tiểu học.
	 - Cùng với tập viết, học vần có nhiệm vụ lớn lao là trao cho các em cái chìa khoá để vận dụng chữ viết khi học tập. Khi biết đọc biết viết các em có điều kiện nghe lời thầy giảng trên lớp, sử dụng SGK, sách tham khảo từ đó có điều kiện học tốt các môn học khác có trong chương trình.
	2. Nội dung chương trình môn học vần lớp 1 :
	 a. Chương trình học vần lớp 1 gồm 103 bài ( 83 bài thuộc tập I và 20 bài thuộc tập II ). Mỗi bài dạy trong 2 tiết . Mỗi tuần có 5 bài được dạy trong 10 tiết.
	 Các bài của phần học vần có 3 dạng cơ bản là :
	 + Làm quen với âm và chữ.
	 + Dạy học âm vần mới.
	 + Ôn tập âm vần mới.
	 b. Nội dung chương trình các từ ngữ gần gũi quen thuộc với cuộc sống thực của HS, các tranh, ảnh để dạy từ ngữ, câu ứng dụng, phần luyện nói phong phú đa dạng. HS dễ hiểu.
	3. Các phương pháp dạy môn học vần lớp 1 :
	 - Đổi mới phương pháp dạy học vần không phải là loại bỏ hoàn toàn các phương pháp truyền thống và thay thế bằng các phương pháp hiện đại. Mà đó là sự kết hợp giữa các phương pháp dạy học vần truyền thống ( trực quan , hỏi đáp ). Với các phương pháp dạy học vần hiện đại ( phân tích , tổng hợp, vui học sử dụng trò chơi học tập ).
	 a. Phương pháp trình bày trực quan : Phương pháp này đòi hỏi HS phải được quan sát vật thật, tranh ảnh tự nhiên hay việc làm mẫu của GV .
	 b. Phương pháp phân tích tổng hợp : Phân tích trong dạy vần thực chất là tách các hiện tượng ngôn ngữ theo cấp độ : Từ – tiếng, vần ( âm ).
Tổng hợp là ghép các yếu tố ngôn ngữ đã tách trở lại dạng ban đầu. 
Các thao tác tách và ghép này phải được phối hợp nhuần nhuyễn, kết hợp đánh vần vần , đánh vần tiếng với đọc trơn.
	 c. Phương pháp hỏi đáp : Phương pháp này được tiến hành trên cơ sở các câu hỏi của thầy và sự trả lời của HS để cùng tìm ra tri thức mới.
	 d. Phương pháp luyện tập thực hành : Giờ học vần không có lý thuyết vì vậy phương pháp này cần được quán triệt một cách triệt để. Dưới sự chỉ đạo của GV, HS tập vận dụng tri thức đã học rèn luyện kỹ năng, kĩ xảo và củng cố kiến thức.
	 e. Phương pháp vui – học sử dụng trò chơi học tập : Đó là một dạng hoạt động học tập được tiến hành thông qua các trò chơi ( chơi là phương tiện , học là mục đích ). Thực chất trò chơi ở đây là trò chơi có mục đích.

Tài liệu đính kèm:

  • docboi duong thuong xuyen 2012 LHoa.doc