Chuyên đề Tích hợp, lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Tự nhiên và Xã hội

Chuyên đề Tích hợp, lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Tự nhiên và Xã hội

 CHUYÊN ĐỀ

Tích hợp, lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Tự nhiên và Xã hội

Mục tiêu cần đạt của chuyên đề:

 1. Học viên cần biết và hiểu:

- Mục tiêu, nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong môn học.

- Phương pháp và hình thức dạy học lồng ghép, tích hợp giáo dục BVMT trong môn học.

- Cách khai thác nội dung và soạn bài để dạy học lồng ghép, tích hợp, giáo dục BVMT trong môn học.

 2. Học viên có khả năng:

- Phân tích nội dung chương trình môn học, từ đó xác định được các bài có khả năng lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục BVMT trong môn học

- Soạn bài và dạy học ( môn học) theo hướng lồng ghép, tích hợp giáo dục BVMT

- Tích cực thực hiện dạy học lồng ghép, tích hợp giáo dục BVMT vào môn học

 

ppt 39 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 1106Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Tích hợp, lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Tự nhiên và Xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÝch hîp, lång ghÐp gi¸o dôc b¶o vÖ m«i tr­êngnhiÖt liÖt chµo mõng quý vÞ ®¹i biÓu vÒ dùChuyªn ®ÒNg­êi thùc hiÖn: NguyÔn ThÞ LÖ Thuû Tr­êng TiÓu häc Minh T©n – Kinh M«n – H¶i D­¬ng m«n tù nhiªn vµ x· héi CHUYÊN ĐỀTích hợp, lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Tự nhiên và Xã hộiMục tiêu cần đạt của chuyên đề:	1. Học viên cần biết và hiểu:- Mục tiêu, nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong môn học.- Phương pháp và hình thức dạy học lồng ghép, tích hợp giáo dục BVMT trong môn học.- Cách khai thác nội dung và soạn bài để dạy học lồng ghép, tích hợp, giáo dục BVMT trong môn học.	2. Học viên có khả năng: - Phân tích nội dung chương trình môn học, từ đó xác định được các bài có khả năng lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục BVMT trong môn học- Soạn bài và dạy học ( môn học) theo hướng lồng ghép, tích hợp giáo dục BVMT- Tích cực thực hiện dạy học lồng ghép, tích hợp giáo dục BVMT vào môn họcNhững nội chính cña chuyªn ®Ò:Phần 1: Những vấn đề chung:Một số kiến thức cơ bản về môi trường, giáo dục bảo vệ môi trường.A.Tìm hiểu về môi trường1. Thế nào là môi trường?2. Vai trò của môi trường3. Thành phần của môi trường4. Vấn đề về môi trường toàn cầu hiện nay:B. Giáo dục bảo vệ môi trường1. Giáo dục bảo vệ môi trường là gì?2. Tại sao phải giáo dục bảo vệ môi trường?3. Mục tiêu của giáo dục môi trường chung là gì?4. Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường trong trường Tiểu học như thế nào?Phần 2: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn TNXHI . Mục tiêu giáo dục môn TNXH ở cấp Tiểu họcII. Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường qua môn TNXHIII. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong môn TNXHIV. Phương thức tích hợp, lồng ghépV. Phương pháp tích hợp lồng ghépVI. Hình thức tổ chức các hoạt động tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường.VII. Hướng dẫn dạy lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường theo từng mức độ cụ thể.Phần 1Một số kiến thức cơ bản về môi trường, giáo dục bảo vệ môi trườngA. Môi trường1, Thế nào là môi trường?	Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.	Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại:- Môi trường tự nhiên, bao gồm các nhân tố tự nhiên như vật lí, hoá học, sinh học tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít chịu nhiều tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước... Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú. Hình ảnh- Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định... ở các cấp khác nhau như: Liên hợp quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,...Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với sinh vật khác.- Môi trường nhân tạo, bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống như: ô tô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo...	Như vậy, môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội... Môi trường theo nghĩa hẹp bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người. Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở sống và phát triển.2. Vai trò của môi trường	Môi trường đối với con người không chỉ là tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi lao động, nghỉ ngơi, hưởng thụ và trau dồi những nét đẹp văn hoá, thẩm mĩ...Như vậy, môi trường có 4 chức năng cơ bản:Không gian sống của con người và các loài sinh vậtNơi chứa đựng các nguồn tài nguyênNơi lưu trữ và cung cấp các nguồn thông tinNơi chứa đựng các phế thải do con nggười tạo ra trong cuộc sốngMôi trường2.1. Môi trường cung cấp không gian sống của con người và các loài sinh vật	Khoảng không gian nhất định do môi trường tự nhiên đem lại, phục vụ cho các hoạt động sống con người như không khí để thở, nước để uống, lương thực, thực phẩm...	Con người mỗi ngày trung bình cần 4 m3 không khí sạch để thở, 2,5 lít nước để uống, một lượng lương thực, thực phẩm để sản sinh ra khoảng 2000-2400 calo năng lượng nuôi sống con người.	Như vậy, môi trường phải có khoảng không gian thích hợp cho mỗi con người được tính bằng m2 hay hecta đất để ở, sinh hoạt và sản xuất.2.2. Môi trường cung cấp các nguồn tài nguyên cần thiết phục vụ cho đời sống và sản xuất của con người.	Để tồn tại và phát triển, con người cần các nguồn tài nguyên để tạo ra của cải vật chất, năng lượng cần thiết cho hoạt động sinh sống, sản xuất và quản lí. Các nguồn tài nguyên gồm:	- Rừng: cung cấp gỗ, củi, dược liệu và cải thiện điều kiện sinh thái.	- Các hệ sinh thái nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm.	- Các thuỷ vực cung cấp nguồn nước, thuỷ hải sản, năng lượng, giao thông thuỷ và địa bàn vui chơi giải trí...	- Không khí, nhiệt độ, năng lượng mặt trời, gió, mưa...	- Các loại khoáng sản, dầu mỏ cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho mọi hoạt động sản xuất và đời sống.2.3. Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp các nguồn thông tin	Con người biết được nhiều bí ẩn trong quá khứ do các hiện vật, di chỉ phát hiện được trong khảo cổ học; liên kết hiện tại và quá khứ, con người đã dự đoán được các sự kiện trong tương lai. Những phản ứng sinh lí của cơ thể các sinh vật đã thông báo cho con người những sự cố như bão, mưa, động đất, núi lửa... Môi trường còn lưu trữ, cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gen, các loài động vật, các hệ sinh thái tự nhiên...2.4. Môi trường là nơi chứa đựng và phân huỷ các phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống.	Con người đã thải chất thải vào môi trường. Các chất thải dưới sự tác động của các vi sinh vật và các yếu tố môi trường khác như nhiệt độ, độ ẩm, không khí,... sẽ bị phân huỷ, biến đổi. Từ chất thải bỏ đi có thể biến thành các chất dinh dưỡng nuôi sống cây trồng và nhiều sinh vật khác, làm cho các chất thải trở lại trạng thái nguyên liệu của tự nhiên. Nhưng sự gia tăng dân số, đô thị hoá, công nghiệp hoá số lượng chất thải tăng lên không ngừng dẫn đến nhiều nơi, nhiều chỗ trở lên quá tải, gây ô nhiễm môi trường.3. Thành phần của môi trường 	Môi trường là một phạm trù rất rộng, nó bao gồm đất, nước, không khí, động vật và thực vật, rừng, biển, con người và cuộc sống của con người. Mỗi lĩnh vực này được coi là thành phần của môi trường và mỗi thành phần của môi trường, chính nó lại là môi trường với đầy đủ ý nghĩa của nó(đất là thành phần môi trường, nhưng đất là một môi trường và được gọi là môi trường đất. Tương tự, có môi trường nước, môi trường không khí, môi trường sinh học...	Như vậy, môi trường có các thành phần chủ yếu sau: - Thạch quyển hay địa quyển: Thạch quyển là vỏ trái đất với độ sâu 60-70km trên phần lục địa và 20-30 km dưới đáy đại dương. Lớp trên cùng của thạch quyển là đất. Các thành phần chính của đất gồm: chất khoáng, mùn, nước và các loại sinh vật. - Thuỷ quyển: Khoảng 71% với 360 triệu km bề mặt trái đất được bao phủ bởi mặt nước. Nước rất cần cho các sinh vật sống trên trái đất và là môi trường sống của nhiều loài. Nước tồn tại ở ba dạng: thể rắn( băng, tuyết), thể lỏng và thể khí( hơi nước) 	Với tỉ lệ nước bao phủ gần khắp bề mặt trái đất, nhưng con người và cỏ cây vẫn "khát" giữa đại dương nước mênh mông bởi trong tổng lượng nước thì nước ngọt chiếm rất ít, chỉ chiếm 2,5%, mà hầu hết ở dạng rắn( 2,24%), còn lượng nước ngọt mà con người có thể sử dụng chỉ chiếm 0,26% 	Sự gia tăng dân số cùng quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá, các thói quen tiêu thụ nước quá mức đang gây ra sự khủng hoảng nước trên phạm vi toàn cầu. Không phải ngẫu nhiên mà chương trình môi trường Liên hợp quốc đã chọn chủ đề cho ngày môi trường thế giới năm 2003 là" Nước- 2 tỉ người đang khát"- Khí quyển: là lớp không khí bao quanh trái đất. Khí quyển trái đất có cấu trúc phân lớp với các tầng đặc trưng: tầng đối lưu, bình lưu, trung quyển, nhiệt quyển và ngoại quyển.	Không khí đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người và thế giới sinh vật. Các khí chính của không khí bao gồm nitơ, o xi, hơi nước và một số loại khí trơ đều tham gia vào mọi quá trình xảy ra trên trái đất.- Sinh quyển: Sinh quyển là khoảng không gian và tầng khí quyển làm thành môi trường đảm bảo sự sống cho sinh vật.4 Vấn đề môi trường toàn cầu hiện nay là gì?a)Thế nào là ô nhiễm môi trường?- Làm bẩn, làm thoái hoá môi trường sống- Làm biến đổi môi trường theo hướng tiêu cực toàn thể hay một phần bằng những chất gây tác hại ( chất gây ô nhiễm ). Sự biến đổi môi trường như vậy làm ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới đời sống con người và sinh vật, gây tác hại cho nông nghiệp, công nghiệp và làm giảm chất lượng cuộc sống của con người.- Nguyên nhân của nạn ô nhiễm môi trường là các sinh hoạt hàng ngày và hoạt động kinh tế của con người, từ trồng trọt, chăn nuôi đến các hoạt động công nghiệp và công nghệ quốc phòng.b) Một số thông tin về môi trường Thế giới ( Tài liệu trang 8-9):- Mưa a xít phá hoại dần thảm thực vật - Nồng độ CO2 tăng trong khí quyển, khiến nhiệt độ trái đất tăng, rối loạn cân bằng sinh thái- Tầng ôzôn bị phá hoại làm cho sự sống trên trái đất bị đe doạ do tia tử ngoại bức xạ mặt trời.- Sự tổn hại do các hoá chất- Nước sạch bị ô nhiễm- Đất đai bị sa mạc hoá- Diện tích rừng nhiệt đới không ngừng suy giảm- Uy hiếp về hạt nhânc) Một số thông tin về môi trường ở Việt Nam (Tài liệu trang 9-10-11):- Suy thoái môi trường đất- Suy thoái rừng- Suy giảm hệ thống sinh học- Ô nhiễm môi trường nước- Ô nhiễm môi trường  ... ục bảo vệ môi trường trong môn TNXH có hiệu quả, giáo viên cần lưu ý: 	- Xác định mức độ, nội dung bảo vệ môi trường trong bài học, tránh áp đặt, gò bó và quá tải với học sinh.	- Đảm bảo mục tiêu bài học của môn TNXH đồng thời đảm bảo mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường.	- Đảm bảo tính sinh động, hấp dẫn của nội dung, phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường.IV. Phương thức tích hợp , lồng ghép	Căn cứ vào mục tiêu và nội dung từng bài trong chương trình môn học, có thể tích hợp, lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào môn TNXH ở các mức độ sau:	- Mức độ 1: Nội dung chủ yếu của bài học có trùng với nội dung giáo dục bảo vệ môi trường.	- Mức độ 2: Một số phần bài học có trùng hợp với nội dung giáo dục bảo vệ môi trường.	- Mức độ 3: Một số nội dung của bài học liên quan trực tiếp đến nội dung giáo dục bảo vệ môi trường.V. Một số phương pháp dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường. 	Khi dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn TNXH giáo viên sử dụng phương pháp dạy học của bộ môn và lưu ý một số vấn đề sau:1. Phương pháp thảo luận	Thảo luận là phương pháp dạy học giúp học sinh bày tỏ quan điểm, ý kiến, thái độ của mình và lắng nghe ý kiến của người khác. Khi được thảo luận về các vấn đề môi trường có liên quan đến nội dung bài học, học sinh sẽ có nhận thức và hành vi, thái độ đúng đắn về môi trường. Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thảo luận cả lớp hoặc thảo luận theo nhóm.- Thảo luận cả lớp: Giáo viên căn cứ vào nội dung bài học môn TNXH và nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cần tích hợp để tổ chức, hướng dẫn cho cả lớp thảo luận. Vấn đề giáo viên cho học sinh thảo luận phải là những vấn đề cần thiết, phù hợp với nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào bài học môn TNXH.	Ví dụ: Khi dạy bài Giữ gìn lớp học sạch, đẹp (Lớp 1), giáo viên có thể cho học sinh cả lớp cùng thảo luận những vấn đề sau:+ Giữ gìn lớp học sạch đẹp có lợi ích gì?+ Bạn đã làm gì để lớp mình sạch đẹp?	- Thảo luận theo nhóm: Đây là phương pháp giáo dục có nhiều ưu điểm. Khi tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm, giáo viên cần chuẩn bị: Nội dung câu hỏi thảo luận; phiếu học tập và các đồ dùng cần thiết cho các nhóm và tổ chức phương pháp hoạt động nhóm vẫn qua các bước: chia nhóm; giao nhiệm vụ cho các nhóm qua hệ thống câu hỏi, bài tập trong phiếu học tập; các nhóm thảo luận; báo cáo kết quả thảo luận của nhóm; tổng kết của giáo viên.Ví dụ: Khi dạy bài Vệ sinh môi trường (lớp 3), giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm. Các câu hỏi có thể dùng để thảo luận là:+ Hãy nêu cảm giác của em khi đi qua bãi rác.+ Những sinh vật nào thường sống ở bãi rác?+ Rác có hại như thế nào đối với sức khoẻ của con người?	Sau khi tổ chức cho học sinh thảo luận, giáo viên tổ chức cho đại diện học sinh của các nhóm báo cáo, đề nghị học sinh các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến. Cuối cùng, giáo viên kết luận: rác thải vứt không đúng nơi làm mất vẻ đẹp của làng xóm, phố phường. Trong các loại rác thải ra, có những loại dễ thối rữa, chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Chuột, ruồi, muỗi thường sống ở nơi có rác. Chúng là những sinh vật trung gian truyền bệnh cho con người.Hình ảnh2. Phương pháp quan sát	Đây là phương pháp dạy học đặc trưng của môn TNXH đồng thời cũng là phương pháp quan trọng trong giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học. Qua quan sát tranh ảnh, thực tế môi trường xung quanh với sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh sẽ lĩnh hội được những tri thức cần thiết về môi trường và bảo vệ môi trường. Khi hướng dẫn học sinh quan sát, giáo viên lưu ý thực hiện theo quy trình: xác định mục tiêu quan sát; trình bày kết quả quan sát.	Ví dụ: Khi dạy bài Vệ sinh môi trường (lớp 3), giáo viên có thể tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường bằng việc giáo dục học sinh biết việc làm nào đúng, việc làm nào sai trong xử lí rác thải. Có thể tổ chức hoạt động này như sau: giáo viên cho học sinh quan sát các hình trong SGK và nêu ý kiến của mình về các việc làm trong từng hình xem hành động nào đúng, hành động nào sai. Khi được quan sát dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh sẽ có nhận thức và hình thành hành vi đúng đắn: Không nên vứt rác bừa bãi ở những nơi công cộng; cách xử lí rác thải.3. Phương pháp trò chơi	Trò chơi có ý nghĩa rất quan trọng đối với học sinh Tiểu học. Trò chơi gây hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em lĩnh hội kiến thức về môn học trong đó có cả nội dung giáo dục bảo vệ môi trường một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả. Khi sử dụng phương pháp trò chơi, giáo viên lưu ý: chuẩn bị trò chơi; giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, thời gian chơi và luật chơi; cho học sinh chơi; nhận xét kết quả của trò chơi; rút ra bài học qua trò chơi.	Tuỳ vào nội dung của từng bài học, giáo viên có thể chọn và tổ chức những trò chơi phù hợp để tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường. Chẳng hạn, giáo viên có thể tổ chức trò chơi đóng vai giúp học sinh thể hiện nhận thức, thái độ của mình trong các tình huống cụ thể và thể hiện cách úng xử phù hợp với các tình huống đó.	Ví dụ: Khi dạy bài Giữ gìn lớp học sạch đẹp (lớp 1), giáo viên có thể tổ chức cho học sinh chơi trò chơi đóng vai với tình huống như sau:Trước giờ học, em nhìn thấy một nhóm bạn (3 - 4 bạn) ăn quà, vứt giấy bừa bãi ra lớp. Khi đó em sẽ làm gì? Hãy đóng vai thể hiện tình huống và cách xử lí của em.	Khi học sinh đóng vai, các em thể hiện nhận thức, thái độ của mình qua vai đã đóng. Từ đó, giáo viên có thể điều chỉnh, bổ sung cho học sinh về nhận thức, hành vi giữ gìn vệ sinh trường, lớp học. 4. Phương pháp tìm hiểu, điều tra	Trong giáo dục bảo vệ môi trường, đây là phương pháp tổ chức cho học sinh tham gia vào quá trình tìm hiểu các vấn đề môi trường ở địa phương. Qua tìm hiểu, học sinh nhận thức được thực trạng môi trường, giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước, ý thức bảo vệ môi trường. Khi sử dụng phương pháp này giáo viên cần lưu ý: thiết kế các câu hỏi, bài tập cho học sinh (cá nhân hoặc nhóm) tiến hành điều tra, tìm hiểu các vấn đề về giáo dục bảo vệ môi trường. Phương pháp này thường tổ chức cho học sinh lớn (lớp 3, 4, 5).	Ví dụ:Khi dạy bài Vệ sinh môi trường (lớp 3) giáo viên có thể cho học sinh tìm hiểu các vấn đề:- Cách xử lí rác thải của địa phương nơi gia đình em sống.- Các loại nhà tiêu thường sử dụng ở địa phương.- Ở địa phương, các gia đình, bệnh viện và nhà máy (nếu có) thường cho nước thải chảy đi đâu?Khi dạy bài Thân cây (lớp 3), giáo viên có thể cho học sinh tìm hiểu:- Ở địa phương em có những loại cây gì?- Ở địa phương em, người ta sử dụng thân cây để làm gì?VI. Hình thức tổ chức:	Giáo dục bảo vệ môi trường không chỉ được tiến hành thông qua các tiết học trên lớp mà còn thực hiện thông qua các tiết học ngoài thiên nhiên, ở môi trường bên ngoài lớp học như môi trường ở địa phương; giáo dục bảo vệ môi trường qua việc thực hành dọn môi trường lớp học sạch đẹp; Thực hành giữ trường, lớp học sạch sẽ, trang trí lớp học đẹp,	Giáo dục bảo vệ môi trường có thể tiến hành với cả lớp hoặc nhóm học sinhVII. Hướng dẫn dạy học lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường theo từng mức độ cụ thể:1. Mức độ 1 ( lồng ghép toàn phần)	Những bài học có nội dung của môn TNXH cũng là nội dung giáo dục bảo vệ môi trường sẽ lồng ghép toàn phần.	Đối với bài học lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường mức độ này, Gv giúp HS hiểu, cảm nhận đầy đủ và sâu sắc nội dung bài học chính là góp phần giáo dục trẻ một cách tự nhiên về ý thức bảo vệ môi trường. Các bài học này là điều kiện tốt nhất để nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phát huy tác dụng đối với HS thông qua môn học..Ví dụ: Lớp 1: Bài 17 : Giữ gìn lớp học sạch, đẹp.Lớp 2: bài 13: Giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở; bài 18: Giữ trường học sạch đẹp.Lớp 3: Bài 36: Vệ sinh môi trường.2. Mức độ 2 ( lồng ghép bộ phận) 	Những bài học chỉ có một phần nội dung gắn với giáo dục bảo vệ môi trường, có thể tích hợp ở mức độ 2 ( lồng ghép bộ phận). Khi dạy học các bài học tích hợp ở mức độ này, GV cần lưu ý:- Nghiên cứu kĩ nội dung bài học.- Xác định nội dung bảo vệ trường tích hợp vào bài học là gì?VD: khi dạy bài 6: Tiêu hoá thức ăn (TNXH lớp 2) thì nội dung cần tích hợp là đi đại tiện đúng nơi quy định, bỏ giấy lau vào đúng chỗ để giữ vệ sinh môi trường- Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường tích hợp vào nội dung nào của bài? Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy học nào trong quá trình tổ chức dạy học?- Cần chuẩn bị thêm đồ dùng dạy học gì?Ví dụ: Khi chuẩn bị dạy Bài 30: Trời nắng, trời mưa ( TNXH lớp 1) phần chuẩn bị đồ dùng: thì cần chuẩn bị tranh, ảnh trong đó có hình ảnh lũ lụt do mưa và hình ảnh cây cối khô héo do thiếu nước.- Khi tổ chức dạy học, Gv tổ chức các hoạt động dạy học bình thường, phù hợp với hình thức tổ chức và phương pháp dạy học của bộ môn. Trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học GV giúp HS hiểu, cảm nhận đầy đủ và sâu sắc phần nội dung bài học liên quan đến giáo dục bảo vệ môi trường ( bộ phận kiến thức có nội dung bảo vệ môi trường) chính là góp phần giáo dục trẻ một cách tự nhiên về ý thức bảo vệ môi trường. GV cần lưu ý khi lồng ghép, tích hợp phải thật nhẹ nhàng, phù hợp và phải đạt mục tiêu của bài học theo đúng yêu cầu của bộ môn.3. Mức độ 3: (Mức độ liên hệ)	Hầu hết các bài học môn TNXH có thể liên hệ giáo dục bảo vệ môi trường. Bởi lẽ, tự nhiên và xã hội là những vấn đề liên quan mật thiết đến môi trường tự nhiên, môi trường sống của con người.Khi chuẩn bị bài dạy , GV cần có ý thức tích hợp, chuẩn bị những vấn đề gợi mở, liên hệ nhằm giáo dục cho HS hiểu biết về môi trường, có kĩ năng sống và học tập trong môi trường phát triển bền vững.Ví dụ: Khi dạy Bài 30: Trời nắng, trời mưa ( TNXH lớp 1). Liên hệ cho HS hiểu: Nếu trời mưa to, lâu ngày, lượng nước mưa nhiều có thể gây lũ, lụt. Ngược lại: nếu trời nắng lâu, không có mưa, cây cối sẽ bị khô héo và chết.	Khi tổ chức dạy học, GV tổ chức các hoạt động dạy học bình thường, phù hợp với hình thức tổ chức và phương pháp dạy học của bộ môn. Trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học, GV tổ chức, hướng dẫn học sinh liên hệ, mở rộng tự nhiên, hài hoà, đúng mức, tránh lan man, sa đà, gượng ép, không phù hợp với đặc trưng bộ môn.Hình ảnh

Tài liệu đính kèm:

  • pptChuyen de GDMT mon TNXH.ppt