Môn mĩ thuật ở tiểu học và giáo dục BVMT
Do đặc trng giáo dục thẩm mĩ - giáo dục hiểu biết, cảm nhận và sáng tạo cái đẹp nên môn mĩ thuật ở tiểu học có nhiều lợi thế trong việc giáo dục BVMT cho học sinh
- Ở môn học này nội dung giáo dục BVMT đợc đề cập thông qua các hoạt động giáo dục thẩm mĩ, qua tìm hiểu cảnh đẹp thiên nhiên trên các bức tranh, cảnh đẹp xung quanh mình và thể hiện cái đẹp đó bằng sự hiểu biết, bằng cảm xúc trên các bức tranh của mình.
- Thông qua việc vẽ tranh, xem tranh để tìm hiểu cái đẹp, cảm nhận cái đẹp mà hình thành cho học sinh thái độ, hành vi thân thiện với môi trờng, BVMT.
- Học sinh có thể tham gia các hoạt động phong trào bên ngoài nhà trờng để thể hiện hiểu biết, tình cảm của mình về bộ môn, về môi trờng, BVMT.
Dạy học tích hợp giáo dục Bảo vệ môi trường trong môn mĩ thuật tiểu họcMôn mĩ thuật ở tiểu học và giáo dục BVMT Do đặc trưng giáo dục thẩm mĩ - giáo dục hiểu biết, cảm nhận và sáng tạo cái đẹp nên môn mĩ thuật ở tiểu học có nhiều lợi thế trong việc giáo dục BVMT cho học sinh - ở môn học này nội dung giáo dục BVMT được đề cập thông qua các hoạt động giáo dục thẩm mĩ, qua tìm hiểu cảnh đẹp thiên nhiên trên các bức tranh, cảnh đẹp xung quanh mình và thể hiện cái đẹp đó bằng sự hiểu biết, bằng cảm xúc trên các bức tranh của mình. - Thông qua việc vẽ tranh, xem tranh để tìm hiểu cái đẹp, cảm nhận cái đẹp mà hình thành cho học sinh thái độ, hành vi thân thiện với môi trường, BVMT. - Học sinh có thể tham gia các hoạt động phong trào bên ngoài nhà trường để thể hiện hiểu biết, tình cảm của mình về bộ môn, về môi trường, BVMT.i. Mục tiêu, phương pháp, hình thức và nguyên tắc dạy-học tích hợp giáo dục BVMT qua môn mĩ thuậtHoạt động 1 Bạn đã biết được mục tiêu giáo dục BVMT trong trường tiểu học, căn cứ vào mục tiêu, nội dung, chương trình môn Mĩ thuật cấp tiểu học, bạn hãy thực hiện nhiệm vụ sau: - Xác định mục tiêu giáo dục BVMT qua môn Mĩ thuật - Nêu hình thức, phương pháp dạy học và mức độ tích hợp giáo dục BVMT trong môn Mĩ thuật Bạn hãy đọc tài liệu và suy nghĩ đọc lập, sau đó trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi trên.1. Mục tiêu giáo dục BVMT qua môn Mĩ thuật1.1. Kiến thức: - Biết được một số kiến thức cơ bản về môi trường, quan sát và thưởng thức vẻ đẹp của môi trường xung quanh. - Biết biểu lộ tình cảm của mình đối với môi trường qua các bức tranh. - Bước đầu hiểu mối quan hệ và vai trò của môi trường với cuộc sống con người. 1. Mục tiêu giáo dục BVMT qua môn Mĩ thuật1.2. Kĩ năng - Hành vi: - Vẽ, nặn, xé dán được đề tài về môi trường và BVMT và các tranh có nội dung liên quan. - Tham gia các hoạt động BVMT. - Thuyết phục bạn bè, người thân cùng tham gia các hoạt động BVMT.1. Mục tiêu giáo dục BVMT qua môn Mĩ thuật1.3. Thái độ - Tình cảm: - Biết yêu quý, giữ gìn vẻ đẹp cảnh quan, thiên nhiên và môi trường xung quanh, phản đối các hành động gây hại cho môi trường. - Có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường. 2. Các nguyên tắc, phương pháp và hình thức giáo dục BVMT trong môn mĩ thuật* Phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường - Giúp học sinh trong việc xác định các vấn đề môi trường phù hợp với từng lứa tuổi và đó cũng là những vấn đề học sinh có thể giải quyết. - Tổ chức các hoạt động học tập phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề. - Lựa chọn, khuyến khích các hoạt động học tập mang tính trách nhiệm cải thiện chất lượng môi trường. - Tổ chức các hoạt động xoay quanh chủ đề Ngày Môi trường Thế giới (5/6), Tuần lễ nước sạch ở Việt Nam, vào tháng 5 hàng năm. - Sắp xếp các báo cáo viên đến trường và thảo luận những vấn đề môi trường khác nhau. - Đưa học sinh tham gia và tìm hiểu những kinh nghiệm trực tiếp về môi trường địa phương của các em. - Liên tục cập nhật các nguồn tài liệu giảng dạy có liên quan đến môi trường. Kết luận: Phương pháp giảng dạy của giáo viên về môi trường cần có hai nét chính: 1. Sự thành thạo phương pháp lấy người học làm trung tâm. 2. Mỗi giáo viên đều là một nhà môi trường trong giảng dạy lĩnh vực chuyên môn của mình. *Các hình thức giáo dục bảo vệ môi trường Giáo dục về môi trường: Kiến thức Kỹ năng Hình thành ở học sinh những kiến thức, hiểu biết và kỹ năng cơ bản, sẽ hữu ích khi các em cần tiếp xúc với các vấn đề môi trường. Chú trọng đến thông tin, sự kiện, những hoạt động thực tế nhằm thu hoạch tri thức và rèn kỹ năng. Cung cấp lý thuyết về các quá trình tự nhiên, xã hội có liên quan đến môi trường. *Các hình thức giáo dục bảo vệ môi trường Giáo dục vì môi trường: Phán xét Hành vi, thái độ Giá trị Hình thành khả năng suy nghĩ, nghe, nói, đọc, viết có phán xét. Nhân tố này hỗ trợ cho quá trình hình thành hành vi tốt, thái độ đúng đối với môi trường. Hình thành thái độ quan tâm đến môi trường, khuyến khích việc sử dụng hợp lý các giá trị môi trường hôm nay và mai sau. Hình thành khả năng đánh giá, ra quyết định trước những vấn đề môi trường, khả năng lựa chọn giải pháp có tính bền vững. *Các hình thức giáo dục bảo vệ môi trườngGiáo dục trong môi trường : Tiềm năng Tham gia Kinh nghiệm Đề cao các cơ hội giúp học sinh gặt hái những kinh nghiệm hoặc được giáo dục trực tiếp trong môi trường (gần gũi như ở trường học, địa phương hoặc ở những địa bàn khác xa hơn). Đề cao quyền công dân của học sinh đối với các quan tâm chung về môi trương. Quá trình tham gia trực tiếp các hoạt động môi trường sẽ thúc đẩy, củng cố, phát triển các tri thức kỹ năng đã có, thay đổi hành vi, thái độ và đánh giá. Đối với việc học: kích thích hứng thú và óc sáng tạo. Đối với việc dạy: môi trường là một nguồn tư liệu và công cụ sư phạm vô tận. * Các nguyên tắc cần đảm bảo khi thực hiện GDMT12. Nguyên tắc chung đối với GDMT 1. Xem xét môi trường trong tổng thể của nó - môi trường tự nhiên và nhân tạo, môi trường công nghệ và xã hội (kinh tế, chính trị, lịch sử văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ); 2. Là một quá trình liên tục suốt đời, bắt đầu từ cấp học mầm non và tiếp diễn thông qua những giai đoạn chính thức và không chính thức; 3. Mang tính liên thông giữa các môn học trong cách đặt vấn đề, lấy ra nội dung cụ thể ở từng môn học nhằm đạt đến một triển vọng hài hòa; 4. Khảo sát những vấn đề môi trường chủ yếu từ quan điểm địa phương, quốc gia, khu vực và quốc tế để học sinh có thể hiểu rõ bản chất các điều kiện môi trường trong những điều kiện địa lý khác nhau; * Các nguyên tắc cần đảm bảo khi thực hiện GDMT 5. Tập trung vào những tình huống môi trường đang tiềm tàng hiện nay, đồng thời tính đến cả những viễn cảnh lịch sử; 6. Đề cao các giá trị, sự cần thiết của quá trình hợp tác địa phương, quốc gia và quốc tế trong việc ngăn chặn và tìm giải pháp đối với các sự cố môi trường; 7. Xem xét kỹ lưỡng các khía cạnh về môi trường trong mọi kế hoạch tăng trưởng và phát triển; 8. Tạo điều kiện cho người học có một vai trò trong việc hoạch định kinh nghiệm học tập của mình, cho họ cơ hội ra quyết định và chịu trách nhiệm; *Các nguyên tắc cần đảm bảo khi thực hiện GDMT 9. Nên gắn sự nhạy cảm, nhận thức về môi trường, các kỹ năng giải quyết vấn đề, các giá trị với từng độ tuổi; nhưng trong những năm đầu, nên đặc biệt nhấn mạnh sự nhạy cảm môi trường trong cộng đông riêng của người học; 10. Giúp người học phát hiện những dấu hiệu và nguyên nhân thực sự của các sự cố môi trường; 11. Nhấn mạnh sự phức tạp của các vấn đề môi trường, và do vậy, cần hình thành một lối suy nghĩ biết phân tích, phán xét và kỹ năng giải quyết vấn đề; 12. Tận dụng các môi trường học tập đa dạng và các cách đặt vấn đề đối với việc dạy/học về môi trường và thông qua môi trường, trong đó, nhấn mạnh đến các hoạt động thực tiễn và những kinh nghiệm trực tiếp. 3. Mức độ tích hợp giáo dục môi trường trong môn Mĩ thuật Môn mĩ thuật ở tiểu học có nhiều dạng bài có thể tích hợp nội dung giáo dục BVMT. Tuy nhiên, ở mỗi bài có thể tích hợp nội dung giáo dục BVMT ở các mức độ khác nhau. Có 3 mức độ có thể tích hợp: - Tích hợp ở mức độ toàn phần - Tích hợp ở mức độ bộ phận - Tích hợp ở mức độ liên hệ *ở mức độ toàn phần: Đối với những bài Mĩ thuật ở các phân môn có mục tiêu, nội dung hoàn toàn về giáo dục BVMT thì những bài đó được coi là có khả năng tích hợp ở mức độ toàn phần. * ở mức độ bộ phận: Đối với những bài Mĩ thuật ở các phân môn được coi là có khả năng tích hợp ở mức độ bộ phận khi chỉ có một bộ phận của bài có mục tiêu, nội dung phù hợp với giáo dục BVMT. Với những bài này, GV cần lựa chọn những nội dung tiêu biểu, thiết thực để lồng ghép một cách nhẹ nhàng, có hiệu quả mà không ảnh hưởng đến nội dung chính của bài học. *ở mức độ liên hệ Đối với những bài Mĩ thuật ở các phân môn có nội dung không trực tiếp gắn với nội dung giáo dục BVMT nhưng có những phần kiến thức và kĩ năng có yếu tố gần gũi và phù hợp để có thể liên hệ với việc giáo dục BVMT, GV cần khai thác triệt để việc liên hệ để lồng ghép các nội dung giáo dục BVMT một cách nhẹ nhàng, gợi mở nhằm hướng học sinh học tập một cách tự giác các kiến thức về giáo dục BVMT. Những liên hệ mở rộng này cần lựa chọn trọng điểm, tránh gượng ép, tránh lan man không tập trung. II. Nội dung, địa chỉ, mức độ tích hợp giáo dục BVMT trong môn Mĩ thuật qua các chương / bài.Lớp 1+2.Hoạt động 2. Căn cứ vào nội dung, chương trình môn Mĩ thuật lớp 1 và đặc trưng dạy học môn Mĩ thuật lớp 1, bạn hãy thực hiện những nhiệm vụ sau đây: - Xác định các bài Mĩ thuật lớp 1 có khả năng tích hợp nội dung giáo dục BVMT - Chỉ ra nội dung và mức độ tích hợp nội dung giáo dục BVMT của các bài đó theo mẫu dưới đây:Các nội dung cụ thể theo các dạng bàiDạng bài/ bàiMục tiêu - Kiến thức - Kĩ năng - Hành vi, Thái độ, Tình cảmMức độ tích hợp Thông tin phản hồi cho hoạt động 2 Nội dung tích hợp giáo dục BVMT trong môn Mĩ thuật bao gồm: - Giáo dục HS yêu mến vẻ đẹp của hoa trái, cỏ cây, có ý thức bảo vệ vẻ đẹp của thiên nhiên - Yêu mến các con vật, có ý thức bảo vệ các con vật - Yêu mến cảnh đẹp quê hương, có ý thức giữ gìn môi trườngCác nội dung cụ thể theo các dạng bài(Đọc tài liệu)Hoạt động 3. Căn cứ vào nội dung, chương trình môn Mĩ thuật lớp 2 và đặc trưng dạy học môn Mĩ thuật lớp 2, bạn hãy thực hiện những nhiệm vụ sau đây: - Xác định các bài Mĩ thuật lớp 2 có khả năng tích hợp nội dung giáo dục BVMT - Chỉ ra nội dung và mức độ tích hợp nội dung giáo dục BVMT của các bài đó Thông tin phản hồi cho hoạt động 3 Nội dung tích hợp giáo dục BVMT trong môn Mĩ thuật bao gồm: - Giáo dục HS yêu mến vẻ đẹp của hoa trái, cỏ cây, có ý thức bảo vệ vẻ đẹp của thiên nhiên - Yêu mến các con vật, có ý thức chăm sóc bảo vệ các con vật - Yêu mến cảnh đẹp quê hương, có ý thức giữ gìn môi trường.Các nội dung cụ thể theo các dạng bài(Đọc tài liệu)Lớp 3 Hoạt động 4 Căn cứ vào nội dung, chương trình môn Mĩ thuật lớp 3 và đặc trưng dạy học môn Mĩ thuật lớp 3, bạn hãy thực hiện những nhiệm vụ sau đây: - Xác định các bài Mĩ thuật lớp 3 có khả năng tích hợp nội dung giáo dục BVMT - Chỉ ra nội dung và mức độ tích hợp nội dung giáo dục BVMT của các bài đó. Thông tin phản hồi cho hoạt động 4 Nội dung tích hợp giáo dục BVMT trong môn Mĩ thuật bao gồm: - Giáo dục HS yêu mến các con vật, có ý thức chăm sóc bảo vệ các con vật, - phê phán những hành động săn bắt động vật trái phép. - Yêu mến cảnh đẹp quê hương, có ý thức giữ gìn môi trường. - Phê phán những hành động phá hoại thiên nhiên.Các nội dung cụ thể theo các dạng bài(Đọc tài liệu)Lớ p 4 Hoạt động 5. Căn cứ vào nội dung, chương trình môn Mĩ thuật lớp 4 và đặc trưng dạy học môn Mĩ thuật lớp 4, bạn hãy thực hiện những nhiệm vụ sau đây: - Xác định các bài Mĩ thuật lớp 4 có khả năng tích hợp nội dung giáo dục BVMT - Chỉ ra nội dung và mức độ tích hợp nội dung giáo dục BVMT của các bài đó theo mẫu dưới đây: + Tên bài + Nội dung tích hợp + Mức độ tích hợp
Tài liệu đính kèm: