ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I * NĂM HỌC 2008 - 2009
Môn thi : ĐỌC TIẾNG - Lớp 4
**************************************************************************************************
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM ĐỌC THÀNH TIẾNG
Tổng cộng cho điểm đọc thành tiếng = 5 điểm, chia ra :
1- Đọc đúng tiếng, đúng từ . 1 điểm.
* Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng = 0,5 điểm * Đọc sai quá 5 tiếng = 0 điểm.
2- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa . 1 điểm.
* Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ = 0,5 điểm.
* Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên = 0 điểm.
3- Giọng đọc bước đầu có biểu cảm . 1 điểm.
* Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm = 0,5 điểm.
* Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm = 0 điểm.
4- Tốc độ đọc đạt yêu cầu ( không quá 1 phút ) . 1 điểm.
* Đọc từ trên 1 phút đến 2 phút = 0,5 điểm. * Đọc quá 2 phút = 0 điểm.
5- Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu . 1 điểm.
* Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng = 0,5 điểm.
* Trả lời sai hoặc không trả lời được = 0 điểm.
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I * NĂM HỌC 2008 - 2009 Môn thi : ĐỌC TIẾNG - Lớp 4 ************************************************************************************************** HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM ĐỌC THÀNH TIẾNG Tổng cộng cho điểm đọc thành tiếng = 5 điểm, chia ra : 1- Đọc đúng tiếng, đúng từ ............................................................................. 1 điểm. * Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng = 0,5 điểm * Đọc sai quá 5 tiếng = 0 điểm. 2- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa ............................. 1 điểm. * Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ = 0,5 điểm. * Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên = 0 điểm. 3- Giọng đọc bước đầu có biểu cảm ................................................................ 1 điểm. * Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm = 0,5 điểm. * Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm = 0 điểm. 4- Tốc độ đọc đạt yêu cầu ( không quá 1 phút ) .............................................. 1 điểm. * Đọc từ trên 1 phút đến 2 phút = 0,5 điểm. * Đọc quá 2 phút = 0 điểm. 5- Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu ..................................................... 1 điểm. * Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng = 0,5 điểm. * Trả lời sai hoặc không trả lời được = 0 điểm. Giáo viên gọi từng học sinh lên chuẩn bị, sau đó đọc bài và trả lời câu hỏi. u Đôi giày ba ta màu xanh Ngày còn bé, có lần tôi đã thấy anh họ tôi đi đôi giày ba ta màu xanh nước biển. Chao ôi ! Đôi giày mới đẹp làm sao ! Cổ giày ôm sát chân. Thân giày làm bằng vải cứng, dáng thon thả, màu vải như màu da trời những ngày thu. Phần thân giày gần sát cổ có hai hàng khuy dập và luồn một sợi dây trắng nhỏ vắt ngang. Tôi tưởng tượng nếu mang nó vào chắc bước đi sẽ nhẹ và nhanh hơn, tôi sẽ chạy trên những con đường đất mịn trong làng trước cái nhìn thèm muốn của các bạn tôi... Sau này làm công tác Đội ở một phường, có lần tôi phải vận động Lái, một cậu bé lang thang, đi học. Giáo viên chọn 1 trong 4 câu hỏi cho học sinh trả lời : 1- Nhân vật “tôi” là ai ? ( là một chị phụ trách Đội thiếu niên Tiền phong) 2- Ngày bé, chị phụ trách Đội từng ước mơ điều gì ? ( có một đôi giày ba ta màu xanh như đôi giày của anh họ chị) 3- Tìm những câu văn tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta ? ( cổ giày ôm sát chân. Thân giày làm bằng vải cứng, dáng thon thả, màu vải như màu da trời những ngày thu. Phần thân gần sát cổ có hai hàng khuy dập, luồn một sợi dây trắng nhỏ vắt ngang qua) 4- Mơ ước của chị phụ trách Đội ngày ấy có đạt được không ? ( Mơ ước của chị ngày ấy không đạt được. Chị chỉ tưởng tượng mang đôi giày thì bước đi sẽ nhẹ và nhanh hơn, các bạn sẽ nhìn thèm muốn) v Đôi giày ba ta màu xanh Sau này làm công tác Đội ở một phường, có lần tôi phải vận động Lái, một cậu bé lang thang, đi học. Tôi đã theo Lái trên khắp các đường phố. Một lần, tôi bắt gặp cậu ngẩn ngơ nhìn theo đôi giày ba ta màu xanh của một cậu bé đang dạo chơi. Hóa ra trẻ con thời nào cũng giống nhau. Tôi quyết định chọn đôi giày ba ta màu xanh để thưởng cho Lái trong buổi đầu cậu đến lớp. Hôm nhận giày, tay Lái run run, môi cậu mấp máy, mắt hết nhìn đôi giày, lại nhìn xuống đôi bàn chân mình đang ngọ nguậy dưới đất. Lúc ra khỏi lớp, Lái cột hai chiếc giày vào nhau, đeo vào cổ, nhảy tưng tưng. Giáo viên chọn 1 trong 7 câu hỏi cho học sinh trả lời : 1- Chị phụ trách Đội được giao việc gì ? ( vận động Lái, một cậu bé nghèo sống lang thang trên đường phố, đi học) 2- Chị phụ trách Đội phát hiện ra Lái thèm muốn cái gì ? ( Lái ngẩn ngơ nhìn theo đôi giày ba ta màu xanh của một cậu bé đang dạo chơi) 3- Vì sao chị biết Lái thèm muốn đôi giày ba ta ? ( vì chị đi theo Lái trên khắp các đường phố) 4- Chị phụ trách Đội đã làm gì để động viên cậu bé Lái trong ngày đầu tới lớp ? ( chị quyết định sẽ thưởng cho Lái đôi giày ba ta màu xanh trong buổi đầu cậu đến lớp) 5- Tại sao chị phụ trách Đội lại chọn cách tặng đôi giày ba ta màu xanh trong buổi đầu Lái đến lớp ? ( vì ngày nhỏ chị đã từng mơ ước một đôi giày ba ta màu xanh hệt như Lái [Hay: Chị muốn mang lại niềm vui cho Lái – Hoặc: Chị muốn Lái hiểu chị yêu thương Lái, muốn Lái đi học]) 6- Tìm những chi tiết nói lên sự cảm động và niềm vui của Lái khi nhận đôi giày ? ( tay Lái run run, môi cậu mấp máy, mắt hết nhìn đôi giày, lại nhìn xuống đôi bàn chân Ra khỏi lớp, Lái cột hai chiếc giày vào nhau, đeo vào cổ, nhảy tưng tưng) 7- Bài văn nói lên điều gì ? ( chị phụ trách có tấm lòng nhân hậu, hiểu trẻ em nên đã vận động được cậu bé lang thang đi học, làm cậu rất xúc động, vui sướng vì được thưởng đôi giày mơ ước trong buổi đến lớp đầu tiên) w Một người chính trực Tô Hiến Thành làm quan triều Lý, nổi tiếng là người chính trực. Năm 1175, vua Lý Anh Tông mất, di chiếu cho Tô Hiến Thành phò thái tử Long Cán, con bà thái hậu họ Đỗ, lên ngôi. Nhưng một bà thái hậu khác lại muốn lập con mình là Long Xưởng. Bà cho người đem vàng bạc đút lót vợ Tô Hiến Thành để nhờ ông giúp đỡ. Nhưng Tô Hiến Thành nhất định không nghe, cứ theo di chiếu lập Long Cán làm vua. Đó là vua Lý Cao Tông. Phò tá Cao Tông được 4 năm, Tô Hiến Thành lâm bệnh nặng. Quan tham tri chính sự là Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh. Giáo viên chọn 1 trong 3 câu hỏi cho học sinh trả lời : 1- Đoạn này kể chuyện gì ? (... thái độ chính trực của Tô Hiến Thành đối với chuyện lập ngôi vua) 2- Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào ? (... Tô Hiến Thành không nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua đã mất. Ông cứ theo di chiếu mà lập thái tử Long Cán lên làm vua) 3- Khi Tô Hiến Thành ốm nặng, ai thường xuyên chăm sóc ông ? (... Quan tham tri chính sự Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ ông) x Một người chính trực Một hôm, Đỗ thái hậu và vua tới thăm ông, hỏi : - Nếu chẳng may ông mất thì ai là người sẽ thay ông ? Tô Hiến Thành không do dự, đáp : - Có gián nghị đại phu Trần Trung Tá. Thái hậu ngạc nhiên nói : - Vũ Tán Đường hết lòng vì ông, sao không tiến cử ? Tô Hiến Thành tâu : - Nếu Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường, còn hỏi người tài ba giúp nước, thần xin cử Trần Trung Tá. Giáo viên chọn 1 trong 4 câu hỏi cho học sinh trả lời : 1- Tô Hiến Thành tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình ? (... Quan gián nghị đại phu Trần Trung Tá) 2- Vì sao Thái hậu ngạc nhiên khi Tô Hiến Thành tiến cử Trần Trung Tá ? (... vì Vũ Tán Đường lúc nào cũng ở bên giường bệnh Tô Hiến Thành, tận tình chăm sóc ông nhưng lại không được tiến cử, còn Trần Trung Tá bận nhiều công việc nên ít khi tới thăm ông, lại được tiến cử) 3- Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào ? (... cử người tài ra giúp nước chứ không cử người ngày đêm hầu hạ mình) 4- Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành ? (... vì những người chính trực bao giờ cũng đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích riêng. Họ làm được nhiều điều tốt cho dân, cho nước) ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I * NĂM HỌC 2008 - 2009 Môn thi : ĐỌC TIẾNG - Lớp 4 (Phần dành cho học sinh chuẩn bị) **************************************************************************************************** u Đôi giày ba ta màu xanh Ngày còn bé, có lần tôi đã thấy anh họ tôi đi đôi giày ba ta màu xanh nước biển. Chao ôi ! Đôi giày mới đẹp làm sao ! Cổ giày ôm sát chân. Thân giày làm bằng vải cứng, dáng thon thả, màu vải như màu da trời những ngày thu. Phần thân giày gần sát cổ có hai hàng khuy dập và luồn một sợi dây trắng nhỏ vắt ngang. Tôi tưởng tượng nếu mang nó vào chắc bước đi sẽ nhẹ và nhanh hơn, tôi sẽ chạy trên những con đường đất mịn trong làng trước cái nhìn thèm muốn của các bạn tôi... Sau này làm công tác Đội ở một phường, có lần tôi phải vận động Lái, một cậu bé lang thang, đi học. ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I * NĂM HỌC 2008 - 2009 Môn thi : ĐỌC TIẾNG - Lớp 4 (Phần dành cho học sinh chuẩn bị) **************************************************************************************************** v Đôi giày ba ta màu xanh Sau này làm công tác Đội ở một phường, có lần tôi phải vận động Lái, một cậu bé lang thang, đi học. Tôi đã theo Lái trên khắp các đường phố. Một lần, tôi bắt gặp cậu ngẩn ngơ nhìn theo đôi giày ba ta màu xanh của một cậu bé đang dạo chơi. Hóa ra trẻ con thời nào cũng giống nhau. Tôi quyết định chọn đôi giày ba ta màu xanh để thưởng cho Lái trong buổi đầu cậu đến lớp. Hôm nhận giày, tay Lái run run, môi cậu mấp máy, mắt hết nhìn đôi giày, lại nhìn xuống đôi bàn chân mình đang ngọ nguậy dưới đất. Lúc ra khỏi lớp, Lái cột hai chiếc giày vào nhau, đeo vào cổ, nhảy tưng tưng. ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I * NĂM HỌC 2008 - 2009 Môn thi : ĐỌC TIẾNG - Lớp 4 (Phần dành cho học sinh chuẩn bị) **************************************************************************************************** w Một người chính trực Tô Hiến Thành làm quan triều Lý, nổi tiếng là người chính trực. Năm 1175, vua Lý Anh Tông mất, di chiếu cho Tô Hiến Thành phò thái tử Long Cán, con bà thái hậu họ Đỗ, lên ngôi. Nhưng một bà thái hậu khác lại muốn lập con mình là Long Xưởng. Bà cho người đem vàng bạc đút lót vợ Tô Hiến Thành để nhờ ông giúp đỡ. Nhưng Tô Hiến Thành nhất định không nghe, cứ theo di chiếu lập Long Cán làm vua. Đó là vua Lý Cao Tông. Phò tá Cao Tông được 4 năm, Tô Hiến Thành lâm bệnh nặng. Quan tham tri chính sự là Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh. ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I * NĂM HỌC 2008 - 2009 Môn thi : ĐỌC TIẾNG - Lớp 4 (Phần dành cho học sinh chuẩn bị) **************************************************************************************************** x Một người chính trực Một hôm, Đỗ thái hậu và vua tới thăm ông, hỏi : - Nếu chẳng may ông mất thì ai là người sẽ thay ông ? Tô Hiến Thành không do dự, đáp : - Có gián nghị đại phu Trần Trung Tá. Thái hậu ngạc nhiên nói : - Vũ Tán Đường hết lòng vì ông, sao không tiến cử ? Tô Hiến Thành tâu : - Nếu Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường, còn hỏi người tài ba giúp nước, thần xin cử Trần Trung Tá.
Tài liệu đính kèm: