Đề tài Bồi dưỡng sao nhi đồng

Đề tài Bồi dưỡng sao nhi đồng

Phần I: Phần mở đầu

1. Lý do chọn đề tài:

a. Cơ sở lý luận:

- Tâm lý học: Đối với lứa tuổi trẻ nhỏ, sự phát triển cá thể các quá trình tâm lý và các phẩm chất tâm lý được nghiên cứu các dạng hoạt động khác nhau đang được phát triển. Ví dụ: vui chơi, học tập, lao động, hoạt động xã hội v.v Mỗi dạng hoạt động có vai trò, tác dụng khác nhau đối với sự phát triển nhân cách của các em. Những quan sát hàng ngày cho thấy, trẻ em rung cảm và suy nghĩ không giống người lớn. Trẻ nhỏ không làm được rất nhiều điều. Nhưng vấn đề không phải là ở chỗ trẻ chưa làm được những gì, chưa nắm được những gì? mà vấn đề cơ bản là ở chỗ, phải hiểu được đứa trẻ hiện có những gì, có thể làm được những gì, nó sẽ thay đổi như thế nào và sẽ có được những gì trong quá trình sống và hoạt động theo lứa tuổi

- Giáo dục học: Trong quá trình học tập, hoạt động trong nhà trường, các em nhỏ được thể hiện thông qua tính giáo dục đạo đức trong các môn học cũng như các hoạt động ngoại khoá. Chẳng hạn, một học sinh tiểu học vừa là Đội viên TNTP Hồ Chí Minh, vừa là thành viên của Đội ngũ phụ trách sao, vừa là cây văn nghệ của nhà trường Khi học sinh tham gia các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt nhi đồng Các em quen dần với việc tôn trọng ý kiến tập thể, công việc mình làm, những ý kiến, việc làm đó đều được tập thể kiểm tra và đánh giá. Muốn vậy, trước hết đòi hỏi người thầy giáo phải có khả năng xây dựng được một tập thể học sinh tốt, có yêu cầu chặt chẽ đối với học sinh cũng như công việc, phải có sự lãnh đạo thống nhất, mỗi học sinh phải được bình đẳng trước tập thể.

 

doc 23 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 708Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Bồi dưỡng sao nhi đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I:  Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài: 
a. Cơ sở lý luận: 
- Tâm lý học: Đối với lứa tuổi trẻ nhỏ, sự phát triển cá thể các quá trình tâm lý và các phẩm chất tâm lý được nghiên cứu các dạng hoạt động khác nhau đang được phát triển. Ví dụ: vui chơi, học tập, lao động, hoạt động xã hội v.v Mỗi dạng hoạt động có vai trò, tác dụng khác nhau đối với sự phát triển nhân cách của các em. Những quan sát hàng ngày cho thấy, trẻ em rung cảm và suy nghĩ không giống người lớn. Trẻ nhỏ không làm được rất nhiều điều. Nhưng vấn đề không phải là ở chỗ trẻ chưa làm được những gì, chưa nắm được những gì? mà vấn đề cơ bản là ở chỗ, phải hiểu được đứa trẻ hiện có những gì, có thể làm được những gì, nó sẽ thay đổi như thế nào và sẽ có được những gì trong quá trình sống và hoạt động theo lứa tuổi 
- Giáo dục học: Trong quá trình học tập, hoạt động trong nhà trường, các em nhỏ được thể hiện thông qua tính giáo dục đạo đức trong các môn học cũng như các hoạt động ngoại khoá. Chẳng hạn, một học sinh tiểu học vừa là Đội viên TNTP Hồ Chí Minh, vừa là thành viên của Đội ngũ phụ trách sao, vừa là cây văn nghệ của nhà trường Khi học sinh tham gia các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt nhi đồng Các em quen dần với việc tôn trọng ý kiến tập thể, công việc mình làm, những ý kiến, việc làm đó đều được tập thể kiểm tra và đánh giá. Muốn vậy, trước hết đòi hỏi người thầy giáo phải có khả năng xây dựng được một tập thể học sinh tốt, có yêu cầu chặt chẽ đối với học sinh cũng như công việc, phải có sự lãnh đạo thống nhất, mỗi học sinh phải được bình đẳng trước tập thể. 
- Luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em: 
Theo Chương II trong luật về quyền trẻ em được nêu rõ:" trẻ em có quyền được chăm sóc nuôi dạy để phát triển thể chất, trí tuệ và đạo đức trẻ em có quyền chung sống với cha mẹ, trẻ em được tôn trọng, được bảo vệ sức khoẻ, quyền học tập vui chơi, quyền có tài sản v.v 
+ Về bổn phận: Các em phải biết kính trọng ông bà, cha mẹ, người lớn, trẻ nhỏ, bạn bè, chăm chỉ học tập, rèn luyện thân thể, tôn trọng pháp luật, thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy. ..
- Lý luận về xây dựng Đội: 
Hoạt động Đội TNTP là con đường giáo dục không thể thiếu trong quá trình giáo dục trẻ em. Bởi vì, mỗi trẻ em trong quá trình giáo dục để phát triển trí tuệ, phẩm chất, năng lực đều phải bằng nhiều con đường như giáo dục thông qua hệ thống nhà trường hoặc bằng giáo dục gia đình, và của xã hội. Đối với Đội TNTP phương pháp giáo dục là thông qua các hoạt động thực tiễn của Đội và tự rèn luyện của Đội viên. Chính vì vậy công tác nhi đồng được Đảng ta và Bác Hồ coi đó là sự nghiệp đào tạo một lớp người mới cho đất nước. 
Bác Hồ nói : "Ngày nay chúng là nhi đồng, ít năm sau chúng sẽ là công dân, cán bộ" 
b. Cơ sở thực tiễn: 
- Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong trường tiểu học, hoạt động Đội nói chung và sao nhi đồng nói riêng là một việc làm rất cần thiết. Muốn có thêm nhiều sao nhi đồng hoạt động tốt, hướng các em vào sinh hoạt vui chơi có định hướng theo một qui trình sư phạm kết hợp chặt chẽ với chương trình ngoài giờ lên lớp của nhà trường, sinh hoạt sao nhi đồng cần phải có một đội ngũ phụ trách sao (các em Đội viên) giỏi, nhiệt tình, biết làm việc, yêu quý các em nhỏ. 
- Nhi đồng là các em 6-8 tuổi, do chưa thể tự tổ chức quản lý nhau được, chưa tự tổ chức các hoạt động được, vì thế tập thể mà các em sinh hoạt thường xuyên đó là sao nhi đồng. Mỗi lớp nhi đồng có một chi đội TNTP giúp đỡ và một cán bộ phụ trách là giáo viên (cô giáo chủ nhiệm). 
 - Tổ chức bồi dưỡng phụ trách sao nhi đồng ở cơ sở là một việc vừa dễ mà cũng thật khó. Chính vì vậy công tác bồi dưỡng phụ trách sao muốn có hiệu quả, cần có sự lựa chọn và phải biết cách bồi dưỡng, sử dụng tốt đội ngũ phụ trách sao, làm thế nào để có chất lượng tốt là câu hỏi luôn trăn trở của người tổng phụ trách. Đó là lí do vì sao tôi chọn đề tài: "Bồi dưỡng phụ trách sao trong trường tiểu học Võ Thị Sáu" 
 2. Mục đích đề tài nghiên cứu: 
   - Công tác bồi dưỡng phụ trách sao nhằm giúp các em hiểu được tâm lý sở thích của các em nhỏ, được gần các em và yêu quý các em hơn. 
 - Giúp phụ trách sao biết cách làm việc tiến hành một buổi sinh hoạt sao theo các bước cũng như tiến hành một trò chơi hay hoạt động múa hát cụ thể đối với các em nhỏ. 
 - Giúp cho các em trở thành những người Đội viên toàn diện hơn như: Biết tôn trọng công việc, biết tổ chức sinh hoạt tập thể lớp mình, học tập tốt hơn, tư cách đạo đức lịch sự, thanh lịch xứng đáng là người Đội viên TNTP Hồ Chí Minh. 
 - Công tác bồi dưỡng phụ trách sao giúp cho tổng phụ trách và đội ngũ giáo viên, BGH  nhà trường hiểu được vai trò quan trọng trong việc sinh hoạt sao nhi đồng, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bồi dưỡng phụ trách sao thực sự là một công việc mang tính chất giáo dục tinh thần trong nhà trường. 
 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu: 
- Trong thực tế ở các trường tiểu học hiện nay có rất nhiều trường tiến hành các buổi sinh hoạt sao tương đối tốt và công tác bồi dưỡng phụ trách sao được tiến hành đều đặn và có kết quả. Bên cạnh đó cũng không ít trường tiểu học chưa biết cách tổ chức sinh hoạt sao cũng như công tác bồi dưỡng phụ trách sao còn gặp nhiều khó khăn lúng túng. 
 - Là tổng phụ trách của trường tiểu học Võ Thị Sáu, trường tôi là một trường có địa bàn trải dài trên Phường Đoàn Kết - Thị Xã Buôn Hồ- Đắc Lắc đường xá đi lại đặc biệt khó khăn, có 2 điểm trường, điểm trường phân hiệu cách trường chính là 5 km.. 
                + Số lượng học sinh            : 229 em 
                + Số lớp nhi đồng                : 7 lớp
                + Số chi đội                          :6 chi đội
                + Số nhi đồng                      : 108 em
                + Số đội viên                       : 121 em
 Tôi đã chọn 28 em trong số 121 em đội viên lớp 4, 5 làm phụ trách sao
- Khối 4 phụ trách lớp 1 
+ Lớp 4A phụ trách lớp 1B 
+ Lớp 4B phụ trách lớp 1A 
+ Lớp 4 C phụ trách lớp 1C.
- Khối 5 phụ trách lớp 2 ,3
+ Lớp 5A phụ trách lớp 2A
+ Lớp 5B phụ trách lớp 3A 
+ Lớp 5C phụ trách lớp 2B,3B
Trong quá trình chọn các em Đội viên vào phụ trách Sao và công tác tiến hành bồi dưỡng cho các em trong năm học 2010- 2011 vừa qua tôi thấy có một số khó khăn, thuận lợi sau: 
- Thuận lợi: 
    + Các em rất thích làm phụ trách Sao, yêu thích các em nhỏ, muốn làm người lớn, muốn làm thầy giáo - cô giáo tí hon. 
Muốn thể hiện những năng khiếu của mình cho các em xem, ví dụ: Hát, múa, kể chuyện 
    + Đối với giáo viên chủ nhiệm: Tạo điều kiện cho các em đi sinh hoạt, bồi dưỡng. Có đội ngũ cán bộ nghiêm túc, biết làm việc khi sinh hoạt tại chi đội mình. Nhiều em tiến bộ trong học tập khi được phân công làm phụ trách Sao. 
 - Khó khăn
   + Vì các em cùng  cấp học (lớp 4;5 chỉ hơn các em nhi đồng 2 tuổi) nên công việc làm phụ trách Sao còn lúc túng vì tuổi các em còn nhỏ dễ nhớ hay quên còn lúng túng trong sinh hoạt với nhi đồng, chưa biết cách tổ chức cho nhi đồng sinh hoạt như thế nào cho phù hợp. 
    + Khi tiến hành bồi dưỡng cho các em vào chiều thứ 6 (vì chiều thứ 6 là nghỉ học ở nhà trông em,hay trông nhà cho gia đình) cho nên các em đến không đầy đủ, chính vì vậy công việc tiến hành bồi dưỡng phụ trách Sao chưa được thuận lợi. 
4. Nhiệm vụ đề tài: 
    - Trong quá trình làm công tác nhi đồng đặc biệt là công tác bồi dưỡng phụ trách Sao, tôi thấy công việc tiến hành bồi dưỡng cho các em có nhiều kết quả đối với bản thân các em cũng như đối với chất lượng hoạt động Sao và chất lượng giáo dục trong nhà trường. Chính vì vậy, theo tôi công tác Sao nhi đồng cần có  những vấn đề cơ bản sau: 
    a) Công tác bồi dưỡng phụ trách Sao nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và công tác Đội nói riêng, các trường phải học đủ các môn trong chương trình, khắc phụ khó khăn để  dạy hát, vẽ, nữ công hướng dẫn học sinh " giữ vở sạch, viết chữ đẹp"; thể dục, lao động, rèn luyện đôi tay khéo léo và góp phần làm đẹp trường lớp, quê hương. Bên cạnh đó còn phát huy trong việc phát hiện bồi dưỡng năng khiếu của học sinh tiểu học. Các bộ môn văn hoá, nghệ thuật (toán, văn, âm nhạc, thể dục, thể thao, ca múa) năng khiếu về tổ chức quản lý (làm công tác lớp, tổ, Sao, Đội) 
    b) Bồi dưỡng phụ trách Sao giúp các em có phương pháp làm việc, biết cách tổ chức cho nhi đồng sinh hoạt như thế nào cho phù hợp, hiểu được tâm lý các em nhỏ. Bên cạnh đó các em còn được học các bài hát nhi đồng, học múa, kể chuyện, biết hướng dẫn trò chơi v.v Chính vì được học hỏi nhiều cho nên các em dễ cuốn hút vào công việc không gây ra nản chán hoặc bỏ dở công việc. 
    c) Công tác bồi dưỡng phụ trách Sao đòi hỏi người tổng phụ trách phải có kế hoạch làm việc cụ thể, có phương pháp bồi dưỡng dễ hiểu và có hiệu quả. Tổng phụ trách luôn suy nghĩ tìm tòi sáng tạo mọi hình thức phong phú để đưa các em vào sinh hoạt Sao cũng như sinh hoạt tập thể toàn trường. Trong quá trình hướng dẫn các em nhi đồng, bản thân phụ trách Sao cũng được tu dưỡng, rèn luyện và trưởng thành.
5. Phương pháp nghiên cứu: 
    Công tác bồi dưỡng phụ trách Sao cũng không ít phương pháp để hướng dẫn các em vào việc làm cụ thể nhưng bồi dưỡng theo phương pháp nào để có sức thuyết phục, có hiệu quả, giúp các em yêu thích hoạt động Sao lại là điều quan trọng trong trường tiểu học. Qua quá trình làm công tác tổng phụ trách đặc biệt là công tác sinh hoạt Sao, bồi dưỡng phụ trách Sao, tôi đã dùng những phương pháp sau: 
a) Phương pháp quan sát các hoạt động của nhi đồng 
    - Trong quá trình giảng, dùng câu hỏi, nêu vấn đề để cùng phụ trách Sao bàn bạc 
    - Các câu hỏi đưa ra phải đơn giản, thiết thực, gắn với nội dung. 
    - Nắm được tâm lý chung của các em: Ưa hoạt động, hiếu động.
b) Phương pháp phỏng vấn 
    - Qua phỏng vấn phương pháp trao đổi hiểu biếu các em thích sinh hoạt Sao hay không thích sinh hoạt Sao. Vì sao? 
    - Giải thích những vướng mắc, lúng túng của các em khi đi sinh hoạt Sao cũng như tập huấn phụ trách Sao v.v 
c) Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: 
    - Đánh giá chặt chẽ, thường xuyên, khen thưởng kịp thời. 
    - Cho các em thực hành, sáng tạo ... ành sinh hoạt Sao với tôi để có được đội ngũ phụ trách sao tốt, người tổng phụ trách phải luôn có kế hoạch bồi dưỡng, tìm tòi sáng tạo, ân cần , giải đáp những lo âu, vướng mắc của các em khích lệ tinh thần trách nhiệm. 
PHẦN II:  NỘI DUNG ĐỀ TÀI
 Như chúng ta đã biết, Đội là lực lượng dự bị của Đoàn vừa thể hiện tính phát triển của tổ chức Đội và đội viên, vừa là nhiệm vụ của Đội giúp đội viên phấn đấu trở thành Đoàn viên TNCS, góp phần trực tiếp vào việc đào tạo lớp người kế tục sự nghiệp của Đoàn - Đội được khẳng định 
"là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường"  thể hiện sự lớn mạnh của Đội trong quá trình hoạt động, đào tạo cho đội viên được giáo dục và tự giáo dục thông qua các tập thể do Đội tổ chức. Phương thức và biện pháp giáo dục của Đội mang bản sắc riêng thể hiện là một lực lượng giáo dục của một tổ chức trẻ em, kết hợp với sự hướng dẫn của anh, chị phụ trách. Vậy để hoạt động Đội được phát triển và đạt kết quả cao ta phải chú ý đến hoạt động Sao nhi đồng. Sao nhi đồng là hình thức tập hợp các em nhi đồng từ 6 đến 8 tuổi để giáo dục các em theo 5 điều Bác Hồ dạy, hướng dẫn nhi đồng làm quen với sinh hoạt tập thể, giúp đỡ các em trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, mong muốn trở thành Đội viên TNTP Hồ Chí Minh. Mỗi Sao nhi đồng có một Đội viên TNTP làm phụ trách Sao, giúp đỡ nhi đồng vui chơi, sinh hoạt. Mỗi lớp nhi đồng có một chi đội TNTP giúp đỡ và một cán bộ phụ trách là giáo viên (cô giáo chủ nhiệm). 
Vậy để tiến hành hoạt động sinh hoạt Sao đạt kết quả tốt ta phải có đội ngũ phụ trách Sao và công tác bồi dưỡng phụ trách Sao. Ngay từ đầu năm học, tôi đã lên kế hoạch chuẩn bị cho công việc sinh hoạt Sao, việc đầu tiên tôi cần phải làm đó là: 
1. Lựa chọn các Đội viên làm phụ trách Sao theo các tiêu chuẩn: 
    - Nhiệt tình, có hoàn cảnh, điều kiện thuận lợi. 
    - Có khả năng diễn đạt, năng khiếu văn nghệ, yêu thích các em nhỏ. 
    - Học lực khá trở lên, mạnh dạn, ham học hỏi, hoạt động tập thể. 
Trong quá trình lựa chọn phải kết hợp giữa cô giáo chủ nhiệm, bản thân các em và sự tín nhiệm của các bạn trong lớp bầu ra. 
* Kết quả lựa chọn: 
    Tôi đã chọn được 48 em Đội lớp 4, 5. Trong đó có 3 em ngoài tiêu chuẩn lựa chọn. Vì 3 em này rất thích làm phụ trách Sao nhưng các em đó chưa ngoan, học lực TB - Khá, trong lớp còn hay nói chuyện riêng, bước đầu cô giáo chủ nhiệm và các bạn trong lớp không đồng ý nhưng tôi đã có ý kiến và đưa 3 em đó vào đội ngũ phụ trách Sao, và như tôi đã dự đoán, trong quá trình các em được làm phụ tráh, tình hình học tập 3 em đó tiến bộ rõ rệt, cuối năm cả ba em đều đạt học sinh tiên tiến, đạo đức tốt. Trong 3 em có 1 em thiếu 0,2 điểm là đạt học sinh giỏi. 
2. Hình thức và biện pháp bồi dưỡng: 
a) Nội dung bồi dưỡng: 
Ngay từ đầu năm tôi tập hợp các em cho học nội quy khi đi phụ trách, tìm hiểu kỹ hơn về đối tượng mà các em sẽ phụ trách, giúp các em gắn bó, yêu thương các em nhỏ. Bước đầu tôi giảng cho các em phụ trách Sao hiểu biết sơ bộ về đặc điểm tâm lý lứa tuổi nhi đồng: 
    + Nhi đồng là những em bé: Hiếu động, ưa hoạt động, sự chú ý không được lâu. Vì vậy các hình thức hoạt động phải được thay đổi luôn để cuốn hút sự chú ý của các em. 
    + "Giầu cảm xúc", hay hỏi, "Tại sao", "cái này  là cái gì". Phải xem xét, học hỏi để có thể
 giải thích cho các em hiểu biết thêm. 
    + Hay "mách bạn", đây là hình thức phê bình của nhi đồng, phụ trách Sao phải phân tích rõ ràng sự việc cho các em hiểu, không nên bỏ qua. 
    + Hay "bắt trước". Phụ trách Sao phải là tấm gương tốt cho các em nói theo, luôn chú ý ngăn chặn. 
- Các bước  tiến hành sinh hoạt Sao: gồm 5 bước. 
* Bước 1: ổn định tổ chức: Hát một bài 
* Bước 2:  Kiểm tra thi đua: học tập; đạo đức, vệ sinh v.v (khen, nhắc nhở) 
* Bước 3: Sinh hoạt theo chủ điểm: 
 - Giời thiệu chủ điểm 
 - Nội dung chủ điểm. Hát - múa - kể chuyện, hái hoa dân chủ; chơi trò chơi v.v 
* Bước 4: Nhận xét buổi sinh hoạt (khen nhắc nhở). 
* Bước 5: Dặn dò buổi sinh hoạt sau. 
 Đó là 5 bước tiến hành một buổi sinh hoạt Sao mà tôi đã hướng dẫn cho các em. Với 8 chủ điểm trên tôi đã lòng vào chủ điểm các tháng: ví dụ: tháng cao điểm về thực hiện chương trình rèn luyện Đội viên hạng dự bị tháng 10; ,11,12; 3; 4. 
- Ngoài ra tôi còn hướng dẫn cho các em biết một số kiến thức về hát múa theo chủ điểm, chủ đề.   + Kể chuyện, trò chơi 
        + Các nghi thức và kỹ năng cơ bản 
Ví dụ: Bài hát: "Sao của em"; "Năm cánh Sao vui"; "Những bông hoa, những bài ca"; "Hoa thơm dâng Bác" v.v 
b) Hình thức, biện pháp bồi dưỡng phụ trách sao 
* Trong năm học 2009 - 2010 vừa qua tôi đã dùng một số hình thức và biện pháp bồi dưỡng phụ vừa qua tôi đã dùng một số hình thức và biện pháp bồi dưỡng phụ trách Sao như sau: 
- Hình thức 1: 
    Mở câu lạc bộ phụ trách sao để trao đổi, thảo luận, về công tác phụ trách Sao. Mở lớp tập
 huấn nhỏ hàng tháng đồng thời phụ trách Sao của từng khối lớp 1, 2 và lớp trưởng khối 3 theo nội dung chủ điểm cụ thể cho các em. Đội trưởng phụ trách Sao các khối có nhiệm vụ kiểm tra, nhắc nhở các nhóm thực hiện đúng yêu cầu chủ điểm (theo nội dung đã chuẩn bị). 
- Biện pháp: 
    Với hình thức này tôi kết hợp giữa hướng dẫn, cùng thoả thuận, làm thử quan sát mẫu. Trong quá trình giảng, tôi thường dùng câu hỏi, nêu vấn đề cùng phụ trách  Sao bàn bạc như với chủ điểm. "Con ngoan" vậy các em phải biết làm gì thể hiện như thế nào mới là con ngoan? Kính yêu, lễ phép với ông bà, cha mẹ, anh chị, bà con họ hàng và mọi người. Với những yếu tố đã đủ chưa? kính yêu, ông bà, cha mẹ mà khong biết tiết kiệm thì đã là con ngon chưa?v.v Chính vì vậy với biện pháp này tôi phải đưa ra câu hỏi đơn giản, thiết thực, gắn với nội dung. 
- Hình thức 2 
    Cho các em thi viết kiểm tra về các bước sinh hoạt theo chủ điểm, từ đó tôi biết được em nào nắm được và chưa lắm được công việc tiến hành một buổi sinh hoạt Sao. Ngoài ra tôi còn cho các em thi viết về chủ điểm hàng tháng kết hợp với các ngày lễ lớn, viết các bài hát, câu chuyện, kể một số trò chơi phù hợp với chủ điểm. 
- Biện pháp: 
    Đây là một hình thức luyện tập, cho nên tôi đã tập cho các em kỹ năng hướng dẫn kể chuyện, trò chơi, dạy hát, dạy múa cho nhi đồng theo quy trình. Ví dụ: Dạy một bài hát. Trước hết các em phải giới thiệu bài hát theo chủ điểm sinh hoạt. Nội dung bài hát thể hiện cái gì? 
Bài hát hát với tốc độ như thế nào? Nhanh, chậm, vừa phải v.v 
Cách thể hiện bài hát. Trước khi hát và hát hết một câu thì phải lấy hỏi, phải biết giữ hơi khi lên cao, xuống thấp, khi ngâm câu hát. 
Thể hiện tình cảm, sắc thái bài hát như: buồn, vui, trong sáng v.v 
- Qua một số hình thức, biện pháp trên tôi đã hướng dẫn cho các em phụ trách Sao biết cách làm việc hơn, có kiến thức về nghiệp vụ biết tổ chức một buổi sinh hoạt phong phú hơn, quy mô hơn. 
Ngoài hình thức và phương pháp bồi dưỡng tôi còn phải trợ tìm tòi, sáng tạo cho phương tiện phụ trách Sao như: 
        + Sách, báo nhi đồng .
        + Chương trình rèn luyện Đội viên dự bị. 
 - Để hoạt động sinh hoạt Sao đạt kết quả tốt và thường xuyên, trường tôi cũng thành lập lực lượng bồi dưỡng phụ trách Sao: 
        + Tổng phụ trách Đội. 
        + Giáo viên chủ nhiệm: Giáo viên dạy học, 
        + Ban chỉ huy Liên, chi Đội .
* Trong quá trình bồi dưỡng cho các em tôi đã được sự hỗ trợ của các cô giáo chủ nhiệm. Ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện, thúc đầy tôi làm tốt phong trào công tác Đội cũng như tiến hành bồi dưỡng các em phụ trách Sao. 
c) Kết quả: 
Trong suốt một năm học 2010 - 2011 vừa qua trường tôi công tác bồi dưỡng phụ trách Sao được tiến hành đều đặn và đạt kết quả tốt. 
+ 19 em đạt phụ trách Sao giỏi (trong 28 em được lựa chọn ban đầu) 
+ 5 đạt loại TB  - khá 
+ 4 em còn lúng túng khi hỏi về các bước tiếnh hành sinh hoạt. 
Tôi cũng rất phấn khởi là trong 19 em đạt phụ trách Sao giỏi có cả 3 em mà bước đầu lựa chọn ngoài tiêu chuẩn. Qua kết quả trên công tác bồi dưỡng phụ trách Sao trường tôi được BGH nhà trường, đội ngũ giáo viên chủ nhiệm. Nó thể hiện được tầm quan trọng trong hoạt động vui chơi đối với các em, giúp cho cái em có những kỹ năng nghiệp vụ về sinh hoạt tập thể, biết tu dưỡng, rèn luyện bản thân trong học tập. Phải xác định phụ tráh Sao thực chất là một cán bộ giáo dục, một tiểu giáo viên của đội. 
- Bản thân tôi cũng khẳng định rằng công tác bồi dưỡng phụ trách Sao - sinh hoạt Sao mang tính chất giáo dục cao về tinh thần, phù hợp với tâm lý thiếu niên nhi đồng. Qua đó có thể coi kết "quả sự tiến bộ về mọi mặt của Sao mình phụ trách chính là kết quả của phụ trách Sao". 
Phần III:  Kết luận
   Qua công tác Sao nhi đồng, đặc biệt là công tác bồi dưỡng phụ trách Sao, tôi đã rút ra những kết luận sau: 
   - Muốn Sao nhi đồng hoạt động tốt, phải có một đội ngũ phụ trách Sao giỏi, được lựa chọn, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ thường xuyên, Chính vì vậy, công tác bồi dưỡng phụ trách Sao muốn có hiệu quả, rất cần có sự lựa chọn theo tiêu chuẩn đối với những độ viên tham gia công tác này. 
- Bồi dưỡng PTS là một công tác khoa học là vấn đề sư phạm cần phải được nghiên cứu nghiêm túc, có chương trình, có chỉ đạo, đầu tư theo hệ thống của các cấp, phải luôn đổi mới để phù hợp với sự phát triển của các em nhi đồng và của xã hội. Phải xác định phụ trách Sao thực chất là một cán bộ giáo dục, một tiểu giáo viên của Đội. 
- Công tác Sao nhi đồng và công tác bồi dưỡng phụ trách Sao là phương thức giáo dục tự giáo dục đối với các em, giúp cho các em học tập tốt hơn, biết cách tổ chức quản lý với một hoạt động tập thể, biết tôn trọng công việc mình làm .
- Giúp cho tổng phụ trách, đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, chi đoàn giáo viên, BGH nhận thức tốt vấn đề phụ trách Sao, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho nhi đồng sinh hoạt, đến với các em bằng tình thương và trách nhiệm, luôn động viên uốn nắm kịp thời bằng nghệ thuật sư phạm thích hợp, chắc chắn hiệu quả công tác tốt hơn, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng học tập và củng cố nền nếp nhà trường. 
 Đoàn, kết ngày 28 tháng 12 năm 2010 
Đánh giá của BGH nhà trường Người viết 
 Tổng phụ trách 	

Tài liệu đính kèm:

  • docBOI DUONG SAO NHI DONG.doc