Đề tài: Một số phương pháp để dạy tốt môn Mỹ thuật bậc Tiểu học

Đề tài: Một số phương pháp để dạy tốt môn Mỹ thuật bậc Tiểu học

Hầu hết các dự báo về tương lai đều cho biết sẽ có một cuộc cách mạng về giáo dục, thứ công nghệ đào luyện con người cho thế kỷ XXI. Đào tạo ra những con người biết tự mình tìm tòi và khám phá, tiến tới mỗi người phải biết tự thiết kế bản thân.

 Điều 2 luật phổ cập giáo dục tiểu học qui định giáo dục tiểu học là bậc tiểu học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể chất của trẻ em nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tính nhân văn được thể hiện rõ trước hết ở mục tiêu phổ cập và phát triển ở bậc học từ năm 1994. phần lớn giáo viên chính thức từa nhận quan điểm coi học sinh là trung tâm, cũng từ đó nhiều cuộc hội thảo, nhiều bài giảng, bài viết về đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học được ra đời.

 

doc 15 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1841Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài: Một số phương pháp để dạy tốt môn Mỹ thuật bậc Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU 
II/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Từ xưa cha ông đã nói “ Ăn vóc học hay”. Câu nói này chính là sự đúc kết khoa học và thực tiễn. Đối tượng mà chúng ta nói ở đây là học sinh tiểu học . ở các em sẽ có sự tăng trưởng và phát triển về thể lực, để có được thể lực tốt thì mỗi bản thân phải tự ăn và tự ăn đủ chất. Để có sự phát triển về tâm lý các em phải tự học, tự đọc được nội dung và phương pháp. Chính vì vậy mà có người nói: “Học sinh tiểu học muốn cái gì ?( trí tuệ, tình cảm, ý chí) thì phải tự làm, tự học để có được cái đó.
Hầu hết các dự báo về tương lai đều cho biết sẽ có một cuộc cách mạng về giáo dục, thứ công nghệ đào luyện con người cho thế kỷ XXI. Đào tạo ra những con người biết tự mình tìm tòi và khám phá, tiến tới mỗi người phải biết tự thiết kế bản thân.
	 Điều 2 luật phổ cập giáo dục tiểu học qui định giáo dục tiểu học là bậc tiểu học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể chất của trẻ em nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tính nhân văn được thể hiện rõ trước hết ở mục tiêu phổ cập và phát triển ở bậc học từ năm 1994. phần lớn giáo viên chính thức từa nhận quan điểm coi học sinh là trung tâm, cũng từ đó nhiều cuộc hội thảo, nhiều bài giảng, bài viết về đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học được ra đời.
Đổi mới phương pháp dạy học là đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục mà tính hiệu quả là lấy học sinh làm trung tâm. Học sinh tiểu học là lứa tuổi rất hiếu động, hay tìm tòi, khám phá. Các em sẽ tham gia vào các hoạt động do giáo viên thiết kế một cách chủ động, linh hoạt và sáng tạo.
Song song với việc học tập các môn học ở bậc tiểu học thì môn “Mỹ thuật” là môn học hết sức quan trọng. Nó rèn luyện cho các em một tâm hồn thẩm mỹ về bản chất con người sáng tạo theo quy luật cái đẹp nó luôn gắn liền với giác quan thẫm mỹ thông qua đó các em biểu hiện thái độ đánh giá nhận xét các hiện thực trong xã hội góp phần làm phong phú hiện thực cuộc sống. Trau dồi và phát huy nghệ thuật mĩ thuật một cách khoa học.
 Việc dạy tốt môn mỹ thuật ở bậc tiểu học là biết chăm bón vườn hoa muôn hình muôn vẽ trở thành một màu sắc chung là cùng khoe cái đẹp mang lại cái có ích cho xã hội phục vụ nền văn minh của loài người trong thời đại mới của thế kỉ XXI về sau.
 Học mỹ thuật là mang lại cho các em niềm vui, trí tuệ ngày càng sâu rộng cách nhìn nhận cuộc sống của nền văn minh nhân loại toàn cầu. Giúp các em nhận thức hiện thực khách quan trong tự nhiên, trong xã hội biến cái đẹp ấy thành cái chủ quan qua các giác quan thẫm mỹ để học sinh chúng ta theo kịp sự phát triễn của những nước mạnh có nền mỹ thuật lâu đời làm cho các em say mê hứng thú đón nhận cái đẹp từ bên ngoài lẫn bên trong.
 Tự rèn luyện cho bản thân một tâm hồn thẩm mỹ xây dựng một tương lai thật sự là “ mỹ thuật”.
II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Dựa trên việc tìm hiểu thực trạng của việc giảng dạy và học tập mơn Mĩ thuật  hiện nay, người viết cĩ một số đề xuất về việc giảng dạy, để giờ Mĩ thuật thực sự hấp dẫn, cĩ tính nghệ thuật nhằm kích thích hứng thú học tập của học sinh thơng qua việc tổ chức dạy và học của học sinh. 
 Giáo dục và rèn luyện cho trẻ yêu thích học môn mỹ thuật nhằm cho trẻ phát triển hoàn thiện các kiến thức về tài, đức, mĩ, dục. Trong đó “Mỹ” là môn học trừu tượng không phải ai cũng cảm nhận đúng cái đẹp. Cho nên việc trang bị cho các em hiểu đúng nghĩa về môn Mỹ thuật là phải rèn luyện cho mình một kiến thức thẩm mỹ.
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Chương trình Mĩ thuật, phương pháp dạy Mĩ thuật
- Giáo viên, học sinh của một số trường tiểu học trong địa bàn xã Sơn Thành Đơng .
- Giáo viên, học sinh Trường Tiểu học Số 2 Sơn thành Đơng, huyện Tây Hồ.
VI. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
 Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận của đề tài: 
Khái niệm mĩ thuật là gì, vai trò và đặc điểm hứng thú, các yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến mơn học.
Khảo sát thực trạng học môn Mĩ thuật của học sinh các lớp trong Trường tiểu học số 2 Sơn Thành Đơng Huyện Tây Hoà – Tỉnh Phú Yên.
Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao tính sáng tạo trong dạy học mơn Mĩ thuật cho học sinh gĩp phần nâng cao chất lượng cho mơn học Mĩ thuật và nâng cao tính thẩm mĩ cho học sinh
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
       Đọc tài liệu và sách tham khảo cĩ liên quan và phục vụ cho việc nghiên cứu. Phương pháp này được thực hiện nhằm nghiên cứu lý thuyết, làm cơ sở cho phần lý luận.
2. Phương pháp khảo sát thực tiễn. 
Khảo sát điều ttra thực tế dạy Mĩ thuật ở một số trường tiểu học.
Dự giờ phỏng vấn giáo viên và học sinh. 
Phương pháp này nhằm nghiên cứu thực trạng dạy Mĩ thuật ở trường tiểu học.   
   VI. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Một số phương pháp để dạy tốt mơn học Mĩ thuật ở bậc Tiểu học
PHẦN HAI: NỘI DUNG ĐỀ TÀI
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
I. CƠ SỞ PHÁP LÍ
	 Nghị quyết TW4 ( khoá VII) của Đảng Cộng Sản Việt Nam về “ Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo”( 14.01.1993) và gần đây nhất là nghị quyết TW2 (khoá VIII) khẳng định “ trong thời gian qua, mặt dù có nhiều khó khăn, sự nghiệp giáo dục có nhiều tiến bộ và phát triển nhưng cũng có một số mặt quan trọng bị giảm sút so với trước “. Con người được đào tạo thường thiếu năng động , chậm thích nghi với nền kinh tế – xã hội đang đổi mới. Nghị quyết đang đề ra nhằm xác định lại mục tiêu, thiết kế lại chương trình, kế hoạch, nội dung, phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng học sinh năng lực tư duy, sáng tạo, năng động khi giải quyết vấn đề.
Mĩ thuật là bộ môn rất cần thiết đối với học sinh bậc tiểu học , nó cung cấp cho các em hiểu những hiểu biết cơ bản về cái đẹp trong cuộc sống mà con người có thể tác động đến và điều khiển chúng phục vụ lợi ích cho mình. Ngoài ra các em còn trang bị những kiến thức cơ bản nhất về nghệ thuật tạo hình. Trên cơ sở đó biết vận dụng vào cuộc sống hàng ngày, góp phần vào mục tiêu đào tạo con người trong thời đại mới.
II. CƠ SỞ LÍ LUẬN	
 1.Tính giáo dục: 
Giáo dục và rèn luyện cho trẻ yêu thích học môn mỹ thuật nhằm cho trẻ phát triển hoàn thiện các kiến thức về tài, đức, mĩ, dục. Trong đó “Mỹ” là môn học trừu tượng không phải ai cũng cảm nhận đúng cái đẹp. Cho nên việc trang bị cho các em hiểu đúng nghĩa về môn Mỹ thuật là phải rèn luyện cho mình một kiến thức thẩm mỹ.
 2. Vai trò: 
Vai trò của môn mỹ thuật trong đời sống hết sức quan trọng thế hệ trẻ phải nắm bắt mục đích ý nghĩa của nó,thì biết sử dụng nó để phục vụ cho bản thân cho xã hội. Nếu một đất nước văn minh thì cái đẹp là cái nhìn đầu tiên đòi hỏi là cái đẹp đưa vào mọi lĩnh vực kiến trúc, hội họa, điêu khắc và ngay cả cách ăn mặc trang trí mọi phương diện từ ngoài xã hội đến trong gia đình cũng phải thật sự thẫm mỹ.
Muốn cho xã hội ta giàu mạnh vươn lên ngang tầm với thế giới là người đầu tiên chúng ta cần quan tâm đó là các học sinh ở bậc tiểu học. Trau dồi cho các em kiến thức mỹ thuật là làm cho tâm hồn trong sáng của các em đón nhận tinh hoa của nhân loại.
Người giáo viên giúp vẽ vào tâm hồn chúng bằng nhiều hình ảnh lâu dài, bông hoa muôn màu muôn sắc, các em sẽ nhận ra trên thế giới loài người này cái đẹp đã thâm nhập trong mỗi lĩnh vực từng giờ từng phút. Công nghiệp, nông, lâm, ngư, thủ công, mỹ nghệ từ thời xưa người nguyên thủy đã biết khắc vào đá những biểu tượng sống động bằng hình ảnh để ghi lại kết quả trong quá trình lao động. Xã hội loài người càng phát triển con người biết làm đồ trang sức làm thủ công gốm sứ hình chim, hình thú trên dụng cụ của mình để giải trí trong những giờ làm việc mệt nhọc.Tập cho các em làm quen và tiếp nhận môn mỹ thuật xuất sắc vào bộ óc các em hiện nay là vấn đề quan trọng. Nhưng làm thế nào để các em hiểu đúng và có cách nhìn cụ thể về môn học đó là vấn đề càng quan trọng hơn.
Bộ giáo dục đào tạo đã xuất bản môn mỹ thuật và phương pháp dạy học môn mỹ thuật ở bậc tiểu học sách bồi dưỡng thường xuyên 1997- 2000 cho giáo viên tiểu học. Những giáo viên tiểu học là giáo viên đa năng phải nghiên cứu nhiều môn học ngay cả tình cảm đạo đức của các em nên việc chú trọng nghiên cứu sách kĩ càng tỉ mỉ thì vẫn còn hạn chế. Cộng vào đó cuốn sách đó dày khoảng 85 trang thì nội dung phương pháp chứa đựng còn quá đơn điệu. Chính vì vậy việc dạy Mỹ thuật cũng như Hát nhạc là một môn học đòi hỏi không ít năng khiếu độc lập của giáo viên và học sinh cần có một giáo viên chuyên trách thì việc nghiên cứu tìm hiểu có lẽ sẽ sâu hơn và hiệu quả hơn .
3. Nhu cầu thị hiếu:
Thị hiếu thẫm mỹ cũng là một trong những yếu tố hợp thành tính đa dạng hóa, giúp trẻ có cách nhìn chính xác nhận biết một sự vật, hiện tượng khách quan chủ thể bằng nhiều tác động kép thông qua đó tạo chất xám cho não bộ hình th ... i gian sự rung cảm của con người trong cuộc sống và thị hiếu của mỗi người xem nghệ thuật.
4. Trò chơi mỹ thuật:
Trong môn học mỹ thuật có trò chơi dân gian. Trò chơi dân gian bắt nguồn từ cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của nhân dân lao động. Nó tạo ra những sảng khoái vui chơi giải trí của con người.
 	 Các trò chơi dân gian được tổ chức theo nhiều hình thức và các trò chơi thường là hình thức thể thao một số trò chơi tiêu biểu: chơi bi, chơi ô, đánh đáo
 Trò chơi mỹ thuật cũng nhằm tạo sự hứng thú kích thích học sinh tích cực hoạt động, giáo viên phải tổ chức nhiều trò chơi, mỗi tiết dạy có một đặc thù riêng nên các trò chơi cũng luôn biến dạng cho phù hợp.
PHẦN BA: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
 Nhìn chung các tiết mỹ thuật gần đây từ năm 2000 đến nay đã được chú trọng nên cũng dần có hiệu quả trong nhà trường. Năng lực sáng tạo của nhiều giáo viên có nhiều tiến bộ. Học sinh yêu thích môn học này nhưng với mức đôï chưa cao. Tôi tin rằng thời gian tới đây có lẽ môn nghệ thuật này sẽ phát triển mạnh đó là tìm năng của thế hệ trẻ về sau.
 	 Một số trường tiểu học ở thành phố Tuy Hòa, các xã trung tâm huyện đã có giáo viên dạy chuyên môn mỹ thuật. Tôi mong rằng các trường như chúng tôi sớm có giáo viên đảm trách môn học này, để việc dạy ngày càng sâu hơn nhằm nâng kiến thức và phát huy hết nhân tài ở thế hệ trẻ.
Hiện nay đa số học sinh rất thích giờ học mỹ thuật các bài vẽ có tiến bộ rõ rệt.
Trong các đợt vẽ tranh phát động của ngành như tranh “ Chúng em vì một tương lai không có HIV” và tranh đợt 2 “ Em vẽ tương lai”. Học sinh có phần tự tin, mạnh dạng, phấn khởi mỗi em vẽ một bức tranh tự do về ước mơ tương lai của nhân loại. Ta càng khẳng định môn mỹ thuật ngang tầm với các môn học trong nhà trường hiện nay.
II/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
 	Trong quá trình dạy học môn mỹ thuật tôi đã rút ra một số kinh nghiệm trong việc giảng dạy sau:
 - Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
 Sưu tầm tranh, phân loại tranh, các vật mẫu, đồ dùng thật.
 - Quan sát tham quan dã ngoại ngắm phong cảnh thật. Học sinh tự làm đồ dùng trong tiết học
 + Sử dụng linh hoạt các phương pháp trong các tiết dạy.
 	 - Chú trọng phương pháp đặc trưng của từng bài dạy.
 - Học sinh phải nắm được các bài vẽ cụ thể là: xem tranh, vẽ tranh, vẽ theo mẫu hay trang trí
 	 + Sự tương phản đậm nhạt trên khối hình( sắc độ)
 	 - Hệ thống sáng tối phải rõ ràng vận dụng tốt các yếu tố trong một tiết dạy .
 	 + Sử dụng hoạt động thảo luận nhóm để tiết dạy sinh động phong phú hơn.
 	 + Tổ chức trò chơi trước và sau khi dạy.
 	 + Tổ chức thêm các tiết học ngoại khóa ngoài trời để giải trí và các em trau dồi kiến thức ở thiên nhiên nhằm nâng cao tính năng động sáng tạo trong các tiết học.
III/ NHỮNG KIẾN NGHỊ
Muốn đảm bảo việc dạy và học tốt các môn nghệ thuật thì yêu cầu đòi hỏi chúng phải đầy đủ, đặc biệt môn vẽ nhu cầu cần đáp ứng cũng khá phức tạp và tốn kém.
 + Đối với nhà trường có phòng tranh riêng dành cho mỹ thuật.
 Các đồ dạy học phong phú vật mẫu đáp ứng nhu cầu trực quan, quan sát trên tiết học.
 Có các chân dung, tượng thạch cao
 Có các bản vẽ, giá vẽ giúp các tiết thực hành tốt.
 	 + giáo viên nắm vững kiến thức bộ môn (đặc biệt có giáo viên chuyên trách) đồ dùng, tranh ảnh phải có để đảm bảo tiết dạy tốt.
 	 +học sinh phải vẽ trên giấy A3,A4 
Đóng lại thành tập cho những bài vẽ xong, dụng cụ vẽ phải đầy đủ ( cọ, chì, tẩy màu) có thể sử dụng nhiều loại màu có bảng vẽ và các kẹp giấy dùng trong các tiết ngoại khóa.
 Rất mong sự góp y ùchân thành của quý thầy (cô)và các bạn. Tôi chân thành cảm ơn. /
 Sơn Thành Đơng ngày 25 tháng 02 năm 2007
 Người thực hiện 
 Nguyễn Văn Trọng
PHẦN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CẤP
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách Mĩ thuật các lớp bậc Tiểu học
- Sách Giáo viên Mĩ thuật các lớp bậc Tiểu học
- Tài liệu dạy Lớp 4 theo chương trình Tiểu học mới
- Tài liệu đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học
- Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục
- Tài liệu tập huấn thay sách giáo khoa mơn Mĩ thuật bậc THCS

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN my thuat hay.doc