Đề tài Sự tác động của gia đình và ý thức tự học của học sinh có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập của học sinh lớp 1

Đề tài Sự tác động của gia đình và ý thức tự học của học sinh có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập của học sinh lớp 1

Hiện nay ở nước ta có trên 12 triệu trẻ em ở độ tuổi học sinh tiểu học, đa số trẻ em này có sự phát triển bình thường về thể chất và tâm lí, một bộ phận nhỏ thể chất còn yếu. Nhìn chung, ở mỗi trẻ em đều tiềm tàng khả năng phát triển. Tuy các nhà khoa học, giáo viên và các bậc cha mẹ không lượng hóa được khả năng phát triển của con trẻ, nhưng bằng kinh nghiệm và bằng định tính ta đều thống nhất nhận định là học sinh tiểu học của ngày hôm nay thông minh hơn và có sự phát triển tâm lí tốt hơn học sinh tiểu học cách đây 10 năm về trước.

 Năm học 2010-2011 là năm học với nhiều sự kiện trọng đại:Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, bầu Quốc hội khóa13.Ngàn năm Thăng Long Hà Nội.Năm thứ 4 thưc hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ,và cuộc vận động “ Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo’’và là năm thứ 3 triển khai phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ”.

 

doc 29 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1048Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Sự tác động của gia đình và ý thức tự học của học sinh có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập của học sinh lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I
MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
	Hiện nay ở nước ta có trên 12 triệu trẻ em ở độ tuổi học sinh tiểu học, đa số trẻ em này có sự phát triển bình thường về thể chất và tâm lí, một bộ phận nhỏ thể chất còn yếu. Nhìn chung, ở mỗi trẻ em đều tiềm tàng khả năng phát triển. Tuy các nhà khoa học, giáo viên và các bậc cha mẹ không lượng hóa được khả năng phát triển của con trẻ, nhưng bằng kinh nghiệm và bằng định tính ta đều thống nhất nhận định là học sinh tiểu học của ngày hôm nay thông minh hơn và có sự phát triển tâm lí tốt hơn học sinh tiểu học cách đây 10 năm về trước. 
	Năm học 2010-2011 là năm học với nhiều sự kiện trọng đại:Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, bầu Quốc hội khóa13.Ngàn năm Thăng Long Hà Nội.Năm thứ 4 thưc hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ,và cuộc vận động “ Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo’’và là năm thứ 3 triển khai phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ”.
Thực hiện chủ đề năm học 2010-2011 là “Năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất lương giáo dục”.Tập trung theo chuẩn kiến thức kĩ năng, kĩ năng sống.Tăng cương giáo dục an toàn giao thông. Hội thảo dạy lớp một theo hướng cá thể hóa để phát huy năng lực học tập của học sinh .
	Lồng ghép giáo dục môi trường,tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
Chính vì vậy mà những gì ta đưa đến cho trẻ phải được chọn lọc, bảo đảm sự đúng đắn và lành mạnh. Phương pháp giáo dục trẻ cũng phải đúng, phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí ở trẻ em. Có như vậy, học sinh tiểu học mới phát triển theo hướng hình thành nhân cách định hình và hoàn thiện dần con người mình theo hướng mục tiêu giáo dục. Trên cơ sở đó ngành Giáo dục đã không ngừng tìm tòi, cải thiện phương pháp giáo dục để tạo ra nguồn nhân lực đầy tài năng, trí tuệ cho đất nước.
	Người ta ví quá trình giáo dục như một công trình xây dựng. Đặc biệt là quá trình giáo dục ở bậc tiểu học. Đây là nền móng đầu tiên, nếu móng mà vững chắc thì ngôi nhà sẽ thành công và bền vững. Muốn như vậy thì ta cần phải kết hợp chặt chẽ việc giáo dục giữa gia đình và nhà trường để các em có cách tự học hợp lí đạt kết quả tốt.
	Theo nghiên cứu của nhà tâm lí học thì độ tuổi của trẻ học sinh Tiểu học, cụ thể là học sinh lớp 1 với độ tuổi 6 đến 7 tuổi, ở độ tuổi này tính tích cực tư duy của các em chưa có, các em thường khó tập trung chú ý, nhất là các đối tượng trừu tượng ít hấp dẫn, mà phương pháp hiện nay là học sinh họat động nhiều hơn giáo viên. Vì vậy nếu các em chỉ được tiếp thu bài học trên lớp mà về nhà các em không xem lại bài và tái hiện lại các kiến thức đã học thì các em sẽ “ Bán hết kiến thức cho thời gian”. Như chúng ta đã biết thời gian học trên lớp trong một tuần chỉ bằng xấp xỉ 1/2 thời gian cả tuần. Vả lại một buổi học ở lớp trung bình các em học đến bốn, năm phân môn khác nhau. Do đó thời gian học ở nhà chiếm một phần rất lớn, và nếu như các em không biết sử dụng thời gian đó một cách hợp lí thì kết quả học tập của các em sẽ ảnh hưởng như thế nào? Và như vậy thì hiệu quả giáo dục có đạt được chất lượng không ? Đây là vấn đề mà ta cần phải quan tâm đến.
	Để giúp cho việc hiểu sâu hơn về việc tổ chức tự học ở nhà của các em như thế nào ? Sự giúp đỡ của gia đình đối với các em ra sao ? Tổ chức sắp xếp thời gian biểu, phương pháp dạy học của phụ huynh, những thuận lợi và khó khăn mà các em đang gặp phải trong việc tổ chức giờ tự học ở nhà như thế nào ? Biện pháp giải quyết vấn đề ra sao ? Đây là điều kiện khách quan cơ bản, chủ quan và quan trọng là rút ra cho bản thân tôi được những kinh nghiệm 17 năm giảng dạy lớp 1 để việc dạy được tốt hơn. 
 Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài: “Sự tác động của gia đình và ý thức tự học của học sinh có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập của học sinh lớp 1”.
II.Đăc điểm tình hình lớp:
	1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
	Học sinh lớp 1/2 trường Tiểu học Tân Hiệp với độ tuổi 6 tuổi.
	Nghiên cứu cả ba đối tượng học sinh: khá giỏi - trung bình - yếu kém.
	- Sỉ số lớp 1/2 có: 36/22 nữ
	- Con thương binh: 0
	- Con liệt sĩ: 0
	- Học sinh cá biệt: 
	- Học sinh khuyết tật: 
	Đối tượng nghiên cứu của đề tài là ý thức tự học ở nhà và tác động của gia đình có ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng và hiệu quả học tập của học sinh.
	2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
	* Mục tiêu:
	+ Tìm hiểu thực trạng ý thức tự học ở nhà và yếu tố gia đình ở lớp 1/2 Trường Tiểu học Taân Hiệp
	+ Qua thực tế nghiên cứu rút ra những mặt mạnh, yếu; nguyên nhân thành công và thất bại.
	+ Đề xuất biện pháp khắc phục để nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
* Nhiệm vụ:
	+ Nghiên cứu nhận thức của học sinh, tác động của gia đình về hoạt động học tập ở nhà trong việc nâng cao chất lượng hiệu quả học tập của học sinh lớp 1/2 Trường Tiểu học Taân Hiệp.
	+ Nghiên cứu chương trình tự học tập ngoài giờ lên lớp của học sinh.
	+ Nghiên cứu kết quả của hoạt động học tập ở nhà.
	3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu:
	Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục. Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện, nêu gương tốt cho người học. Nhà trường phải chủ động phối hợp với Hội cha mẹ học sinh, với các tổ chức và cá nhân có tâm huyết và kinh nghiệm giáo dục trẻ em trong cộng đồng nhằm huy động mọi lực lượng của cộng đồng nhằm góp phần xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và các điều kiện để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Đó là vấn đề mà Đảng đã đề ra cho những người làm giáo dục chúng ta. Ngoài ra, sự quan tâm giúp đỡ của các bậc phụ huynh thúc đẩy, tạo điều kiện cho con em nâng cao ý thức tự học ở nhà, đó cũng là những yếu tố cần thiết để hình thành nhân cách và nâng cao chất lượng học tập.
	Về vấn đề ý thức tự học ở nhà của học sinh và tác động của gia đình đã có nhiều nhà nghiên cứu như tác giả Minh Đức nghiên cứu về “ Suy nghĩ, trách nhiệm của gia đình đối với việc giáo dục Thanh Thiếu niên ”. Ngoài ra tác giả Trần Đình Khương đã nghiên cứu công tác quản lý và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, ... Những tác giả này đều có chung một mục đích nghiên cứu. Nội dung nghiên cứu rất phong phú và sát với thực tế. Hiện nay vấn đề trên đã kết thúc. Riêng tôi nghiên cứu vấn đề này nhằm lấy chứng cứ thuyết phục để phối hợp với phụ huynh nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
	4. Phương pháp nghiên cứu:
	* Phương pháp phỏng vấn và đàm thoại:
	- Phỏng vấn Ban Giám Hiệu, đồng nghiệp và học sinh.
	* Mục đích chủ yếu:
	- Nghiên cứu nhận thức của đối tượng nghiên cứu.
	- Tìm hiểu nguyên nhân, kinh nghiệm về ý thức tự học ở nhà và yếu tố gia đình trong việc nâng cao chất lượng hiệu quả học tập của học sinh.
	* Phương pháp điều tra bằng phiếu trắc nghiệm:
	Dùng phiếu ghi câu hỏi hoặc trắc nghiệm.
	- Với Ban Giám Hiệu.
	- Với các đồng nghiệp.
	- Với học sinh của trường.
	* Mục đích chủ yếu:
	Nghiên cứu nhận thức và các biện pháp tổ chức hoạt động học tập ở nhà và yếu tố gia đình trong việc nâng cao chất lượng hiệu quả học tập của học sinh. Nghiên cứu các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của phụ huynh và học sinh.
	* Phương pháp nghiên cứu sản phẩm:
	- Nghiên cứu toàn bộ các bài tập thực hành ở nhà.
	- Nghiên cứu các kế hoạch hoạt động học tập ở nhà của học sinh.
	* Mục đích chủ yếu:
	Tìm hiểu nội dung, phương pháp, kết quả học tập ở nhà và yếu tố gia đình trong việc nâng cao chất lượng hiệu quả học tập ở nhà của học sinh.
	* Phương pháp quan sát:
	- Quan sát cơ sở vật chất trường học, gia đình học sinh, môi trường sống, học tập ở nhà của học sinh.
	- Một số hoạt động học tập ở nhà và yếu tố gia đình trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập của học sinh đang diễn ra hằng ngày.
	- Quan sát thái độ, nề nếp nhận thức của học sinh và gia đình thông qua các hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp ( ở nhà ).
	* Mục đích chủ yếu:
	- Nghiên cứu các phương pháp, hình thức học tập ở nhà.
	- Nghiên cứu về hình thức thái độ, hành vi, kết quả học tập ở nhà của học sinh đang diễn ra trong thực tế.
	- Nghiên cứu những điều kiện phương tiện, cơ sở vật chất, điều kiện kinh tế phục vụ cho học sinh trong việc học tập ở nhà.
	5. Kế hoạch nghiên cứu:
	- Chọn đề tài.
	- Đi thực tế tìm hiểu. 
	- Chọn phương pháp.
	- Thực nghiệm, thu kết quả.
	- Phân tích tổng hợp, đề xuất ý kiến rút kinh nghiệm.
PHẦN II
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I. Cơ sở lí luận:
	Để nâng cao chất lượng học tập của các em, ngoài việc tiếp thu kiến thức truyền thụ của thầy cô trên lớp, các em còn có những hoạt động học tập ở nhà và sự quan tâm giúp đỡ của gia đình cũng ảnh hưởng rất lớn. Học tập của học sinh đó chính là quá trình vận dụng nhiều con đường, nhiều môi trường và nhiều lực lượng. Công tác giáo dục chịu sự ảnh hưởng rất lớn của môi trường, xã hội và của gia đình.
	Giáo dục là quốc sách hàng đầu nhưng sự quan tâm giúp đỡ của gia đình và ý thức tự phấn đấu trong học tập của học sinh cũng là yếu tố không thể thiếu trong việc nâng cao chất lượng hiệu quả học tập của học sinh.
	Giáo dục ngoài nhà trường là trách nhiệm của xã hội nói chung và của gia đình nói riêng. Mặt khác có nhiều lực lượng tham gia giáo dục, trong đó nhà trường đóng vai trò cố vấn sư phạm và tổ chức phối hợp.
II. Nội dung - Phương pháp - Kết quả nghiên cứu:
1. Nội dung nghiên cứu:
	- Tìm hiểu tác động của gia đình và ý thức tự học của học sinh ngoài giờ lên lớp ( ở nhà ).
	- Xác định phương pháp nghiên cứu.
	- Đối tượng nghiên cứu.
	- Phân tích nguyên nhân.
	- Vấn đề tìm hiểu gia đình.
 * Tìm hiểu tác động của gia đình và ý thức tự học của học sinh ngoài giờ lên lớp ( ở nhà ):
	- Cha mẹ em làm nghề gì ?
	- Ở nhà có ai hướng dẫn em học bài hay không? Nếu có thì người đó là ai?
	- Em có thời gian biểu của riêng em hay không?
	- Ở nhà em thường tự giác học bài hay đợi ba mẹ nhắc nhở rồi mới học?
	- Ở nhà em thường học bài vào lúc nào? Học mấy tiếng trong một ngày?
- Ngoài việc học và ôn bài trong sách giáo khoa, em có xem hoặc đọc thêm sách nào không?
 * Tìm hiểu thực tế của trường: Trường Tiểu học Tân Hiệp- xã Tân Hiệp - huyện Phú - tỉnh Bình Dương.
	- Về cơ sở vật chất: khá đầy đủ, tốt, ... Có.
- Không.
- Tuỳ theo bài.
14
17
15
 38,9
47,2
41,7
	Qua tham khảo điều tra và tìm hiểu nội dung hoạt động học tập ở nhà của các em, tôi nhận thấy phương pháp học tập của các em rất đa dạng và phong phú. Do đó mỗi hoạt động và học tập ngoài giờ lên lên lớp nói chung và học ở nhà nói riêng đều có những tác động tốt đến nhận thức trách nhiệm, và nhiệm vụ học tập của các em. Điều đó khẳng định là phần lớn các em có nhận thức và tinh thần tự giác trong học tập ở nhà kết quả mang lại sẽ cao.
	Tuy nhiên do nhận thức cá nhân của học sinh tiểu học còn hạn chế nên chúng ta cần phải hiểu trong mọi hoạt động không nên đặt quá nhiều mục tiêu về nhận thức. Mặt khác, thái độ học tập của học sinh ngoài giờ lên lớp nói chung và ở nhà nói riêng được thể hiện ở nhu cầu, lòng say mê hứng thú của học sinh. Thái độ đó còn được phản ánh trong quá trình giao tiếp hàng ngày của học sinh.
	Vì vậy để đạt được những yêu cầu và kết quả đạt được của học sinh, ngoài nhà trường và xã hội thì gia đình là nơi giáo huấn đầu tiên có những thuận lợi mà các môi trường khác không sánh được.
 * Sự quan tâm giúp đỡ của gia đình:
	Gia đình là tổ ấm của mỗi thành viên trong một nhà, đặc biệt là các em nhỏ. Từ lúc chào đời được cha mẹ nâng niu chăm sóc cho đến khi các em chập chững bước đi rồi cất tiếng nói đầu đời. Vì lý do đó, tôi có thể cho rằng gia đình là nơi hình thành nhân cách đầu tiên của trẻ. Các em chịu sự ảnh hưởng rất lớn về sự lễ giáo gia phong, từ lời ăn tiếng nói, từ cách giao tiếp hàng ngày, đó cũng là cái cơ bản cho các em sau này kết hợp với kiến thức giáo dục của nhà trường mà vận dụng vào xã hội.
	Trong việc giáo dục trẻ, gia đình có những mặt mạnh hơn cả vì gia đình là nơi giáo huấn đầu tiên của trẻ, từ nhỏ các em đã chịu ảnh hưởng bởi sự tác động của gia đình. Sự tác động đó sẽ theo các em một thời gian dài, nó ảnh hưởng tới tâm tư tình cảm, sức khoẻ, mọi cử chỉ, thái độ cho đến việc học tập của các em. Mối quan hệ tình cảm ruột thịt giữa những người trong gia đình tạo nên một sức mạnh cảm hoá cực kỳ to lớn mà các lực lượng giáo dục khác như nhà trường và xã hội không dễ dàng có được.
	Các em dường như theo dõi từng cử chỉ, đoán biết và tiếp nhận tình cảm của mẹ cha. Đó là nét độc đáo của tác động tình cảm gia đình trong giáo dục. Kết quả tốt hay xấu của giáo dục gia đình không phải chủ yếu là do cha mẹ có nhiều hay ít thời gian tiếp xúc với con cái, mà chủ yếu là do cha mẹ quan tâm đến việc giáo dục con cái nhiều hay ít, có tình thương và trách nhiệm đối với con cái như thế nào.
Phỏng vấn 36 phụ huynh học sinh của lớp 1/2:
STT
NỘI DUNG CÂU HỎI
Ý KIẾN PHHS
TỈ LỆ%
1
 Trong hoạt động học tập ở nhà của các em, các phụ huynh có quan tâm giúp đỡ và nhắc nhở các em hay không?
- Thỉnh thoảng.
- Luôn luôn nhắc nhở.
- Bận việc nên không có thời gian quan tâm đến việc học của con.
 6
21
9
 16,7
58,3
 25
2
 Theo quý vị phụ huynh thì hoạt động học tập ở nhà của học sinh là nhiệm vụ của:
- Học sinh.
- Cha mẹ.
- Thầy cô.
- Cả 3 thành phần trên.
 11
16
 3
 6
 30,5
44,4
 8,3
16,7
3
 Theo quí vị phụ huynh thì hoạt động học tập ở nhà của học sinh có cần thiết hay không?
- Có.
- Không.
 18
 5
78,3
21,7
4
 Trong quá trình học tập của các em nói chung và học tập ở nhà nói riêng, quí vị phụ huynh có tạo mọi điều kiện để các em học tập không?
- Có
- Chưa có điều kiện
 27
 9
75
25
	Qua số liệu điều tra, chúng ta đã thấy đa số phụ huynh có chú ý đến việc học của con em mình. 
	Tôi bắt đầu so sánh giữa những em có thành tích học tập khác nhau trong lớp. Sau khi tìm hiểu so sánh cho thấy: những em có học lực khá giỏi, ngoài sự thông minh, cần cù, các em còn nhận được sự quan tâm đúng mực của gia đình hơn những em có học lực trung bình, yếu. 
	Như vậy giáo dục gia đình không đòi hỏi phải có giờ “ lên lớp ” nhưng lại tiến hành liên tục hàng ngày và tiến hành như thế nào mới là điều quan trọng. Chúng ta đều thấy một gia đình dù nghèo nhưng luôn thương yêu nhau, luôn chia sẽ giúp đỡ nhau thì các em sẽ vui vẻ, hưng phấn và yên tâm trong học tập.
	Mỗi gia đình là một lực lượng quan trọng trong môi trường giáo dục, chủ yếu để hoàn thành nhân cách xã hội nói chung và nâng cao chất lượng học tập của học sinh nói riêng.
	Tóm lại: Hoạt động học tập ở nhà của học sinh cùng với gia đình và nhà trường mà tác động với nhau thì hiệu quả chất lượng giáo dục chắc chắn sẽ được nâng cao.
 * Điều kiện kinh tế gia đình phục vụ cho việc học tập của các em:
	Qua số liệu điều tra cho thấy đa số các em đạt thành tích trong học tập thì không phải hầu hết các em là con nhà giàu có, mà có em gia đình rất nghèo. Vì vậy chúng ta không nên cho rằng “ Con nhà giàu học giỏi hơn con nhà nghèo ”.
	Thông tin báo chí đã chứng minh được điều này, rằng không ít những tấm gương nghèo vượt khó học giỏi. Có thể nói rằng, nhà nghèo nhưng nếu các em chăm học, được sự quan tâm giúp đõ của gia đình thì thành tích học tập của các em đạt hiệu quả cao. Ngược lại, nhà khá giả mà thiếu đi sự quan tâm hoặc quan tâm không đúng cách, các em sẽ ỷ lại ham chơi đua đòi, thì thử hỏi các em có học tốt hay không ? Tương lai của các em ra sao ?
	Vậy điều kiện kinh tế gia đình là phương tiện phục vụ cho việc học tập của các em được tốt hơn chứ không phải là yếu tố quyết định trong việc học tập.
	Ý thức tự học ở nhà của học sinh có ý nghĩa là nhận thức được việc học, tự rèn luyện với sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm với sự đôn đốc của gia đình.
	- Học sinh phải hiểu rõ mục đích của việc học tập, từ đó có được động cơ đúng đắn để các em tự giác trong việc tự học ở nhà.
	- Việc lập kế hoạch học tập ở nhà cho học sinh là rất cần thiết trong công tác chủ nhiệm lớp.
	Qua ý kiến của các thầy cô cho thấy ý thức tự học ở nhà rất cần thiết cho mỗi học sinh, nhưng để đạt hiệu quả cao, cần thiết phải được sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm và sự quan tâm khuyến khích đôn đốc của gia đình.
	PHẦN III
KẾT LUẬN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1. Kết luận:
	Sau khi nghiên cứu toàn bộ ý thức tự giác trong hoạt động học tập ở nhà và yếu tố gia đình để nâng cao chất lượng học tập của học sinh lớp 1/2 trường Tiểu học Tân Hiệp - xã Tân Hiệp – Phú Giáo - Bình Dương. Tôi có một số kết luận sau:
	- Về học sinh: 
	+ Ý thức tự học ở nhà của học sinh: Có một số em có nhận thức đúng đắn về tinh thần tự giác trong học tập nói chung và hoạt động học tập tại nhà nói riêng.
	+ Đa số các em có thời gian biểu hàng ngày và góc học tập riêng.
	+ Các em tích cực trong học tập có sự quan tâm đúng mức của gia đình.
	- Yếu tố gia đình:
	+ Hầu hết gia đình: Ba mẹ các em đa số là làm rẫy,công nhân cao su, một số làm ruộng, rẫy và làm thuê,công việc bề bộn, nhưng họ vẫn quan tâm đến việc học hành của các em. 
	+ Một số gia đình có phương pháp thích hợp giáo dục con cái.
	- Nhà trường:
	+ Cơ sở vật chất khá bảo đảm, đội ngũ giáo viên đủ đáp ứng cho từng lớp học, từng bộ phận, từng bộ môn theo phân phối chương trình. Bản thân tôi là giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi luôn phấn đấu thi đua trong giảng dạy, học hỏi ở đồng nghiệp, tìm tòi phương pháp hữu hiệu nhất để đáp ứng nhu cầu tiếp thu của học sinh.
	+ Có kế hoạch giúp đỡ các em học tập ngoại khoá như: phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh khá giỏi, 
	Tóm lại: Qua kết quả nghiên cứu chúng ta không chỉ thấy tầm quan trọng của gia đình trong việc giáo dục và ý thức tự học của học sinh mà chúng ta còn thấy rằng các yếu tố gia đình, nhà trường, xã hội và học sinh còn phải tác động qua lại nhịp nhàng mới mong khơi gợi ý thức tự giác trong học tập của học sinh.
2. Bài học kinh nghiệm :
	-Học sinh là một cây non.Cây non được chăm sóc tận tình của người trồng thì nó sẽ lớn nhanh và có những quả ngọt bổ ích,qua một thời gian tôi tìm tòi nghiên cứu các biện pháp thích hợp,lớp tôi đã đạt kết quả rất tốt.Có được kết quả như vậy là nhờ sự nổ lực phấn đấu của bản thân với đồng nghiệp cùng Ban giám hiệu nhà trường đặc biệt phối kết hợp với phụ huynh học sinh.
	-Bản thân giáo viên phải là tấm gương sáng mẫu mực cho học sinh noi theo, nhiệt tình trong công tác, yêu nghề mến trẻ,tận tụy với công việc có cách 
cư xử công bằng,cho học thấy được“Mỗi ngày đến trường là một niềm vui .”
	-Rèn học sinh mọi lúc mọi nơi,đặc biệt là quan tâm đến học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi.
	-Giáo viên thường xuyên trao đổi với phụ huynh những gì học sinh chưa thực hiện được để tìm ra cách giáo dục học sinh tốt hơn.
	-Tạo bầu không khí gia đình thân mật, đầm ấm để các em không bị ảnh hưởng, chi phối tư tưởng trong quá trình học tập.
	-Luôn gần gũi lắng nghe ý, động viên khuyến khích tạo cơ hội cho học sinh phát huy tính tích cực trong học tập.
	Tóm lại: Nhà trường và gia đình cần tác động qua lại lẫn nhau với sự tích cực tư duy, tự nguyện của các em trong hoạt động học tập ở nhà cũng như ở lớp. Còn xã hội, các cơ quan chính quyền đoàn thể tích cực quan tâm giúp đỡ nhà trường về mọi mặt cần thiết để tạo một phong trào hoạt động giáo dục. Trong từng giao đoạn học tập tiếp tục quan sát, khám phá đặc điểm tâm sinh lí,biểu hiện thái độ,thao tác học tập từng học sinh.Giáo viên phải hết sức tâm huyết,có nhiều kinh nghiệm,có tinh thần trách nhiệm cao và thương yêu học sinh,quan tâm đổi mới phương pháp, sâu sát và am hiểu đặc điểm hoàn cảnh và sức học từng em ,theo hướng cá thể hóa để phát huy năng lực học tập của học sinh .(lúc luyện tập,thảo luận nhóm) để quan sát giúp đỡ học sinh nhất là học sinh yếu kém.Ngoài ra,cũng nên tận dụng thời gian trước và sau giờ học để thường xuyên gặp gỡ phụ huynh học sinh để trao đổi, nắm bắt những thông tin cần thiết, phải có phương pháp trong học tập, biết phân bổ thời gian biểu hợp lí, cần siêng năng chăm chỉ, các yếu tố trên luôn hỗ trợ cho nhau. Đúng với chủ đề năm học 2010-2011“ Năm học tiếp tục đổi mới phương pháp quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục.”
	Tân hiệp,ngày 25 tháng 1 năm 2011
 	Người viết
 Mai Thị Thỏa
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Báo giáo dục &thời đại,báo phụ nữ Bình Dương.
Báo giáo dục thanh thiếu niên.
Đặc san sáng kiến kinh nghiện.
Đề tài và ý kiến đồng nghiệp.
 NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT 

Tài liệu đính kèm:

  • docsu tac dong cua gia dinh va y thuc hoc tap cuahoc sinh toi chat luong hoc tap lop 1.doc