Đề tài: Ứng dụng phương pháp vẽ sơ đồ đoạn thẳng để giải các bài toán đơn cho học sinh lớp 1

Đề tài: Ứng dụng phương pháp vẽ sơ đồ đoạn thẳng để giải các bài toán đơn cho học sinh lớp 1

Tên đề tài :

Ứng dụng phương pháp vẽ sơ dồ đoạn thẳng

để giải các bài toán đơn cho học sinh lớp 1

PHẦN I : MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.

2. Mục đích nghiên cứu đề tài.

3. Phương pháp nghiên cứu.

4. Tóm tắt nội dung đề tài.

PHẦN II : NỘI DUNG

ChươngI : Những định hướng về đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở tiểu học

1. Sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học môn toán ở tiểu học.

2. Đổi mới Phương pháp dạy học ở bậc tiểu học như thế nào?

3. Đổi mới PPDH theo hướng tích cực là như thế nào?

4. Một số hình thức tổ chức hướng dẫn hoạt động học tập toán theo hướng đổi mới Phương pháp dạy học ?

ChươngII : Dạy học các bước trong quá trình dạy ứng dụng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng để dạy giải toán ở tiểu học

A/.Thế nào là toán đơn , toán hợp .

B/.Làm thế nào để hướng dẫn học sinh giải một toán có lời văn ?

C/.Ứng dụng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng để giải các bài toán đơn :

1/.Khái niệm về sơ đồ đoạn thẳng

2/.Các dạng sơ đồ đoạn thẳng

 

doc 37 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 2998Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài: Ứng dụng phương pháp vẽ sơ đồ đoạn thẳng để giải các bài toán đơn cho học sinh lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên đề tài : 
Ứng dụng phương pháp vẽ sơ dồ đoạn thẳng
để giải các bài toán đơn cho học sinh lớp 1
PHẦN I : MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài.
Mục đích nghiên cứu đề tài.
Phương pháp nghiên cứu.
Tóm tắt nội dung đề tài.
PHẦN II : NỘI DUNG 
ChươngI : Những định hướng về đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở tiểu học
Sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học môn toán ở tiểu học.
Đổi mới Phương pháp dạy học ở bậc tiểu học như thế nào?
Đổi mới PPDH theo hướng tích cực là như thế nào?
Một số hình thức tổ chức hướng dẫn hoạt động học tập toán theo hướng đổi mới Phương pháp dạy học ?
ChươngII : Dạy học các bước trong quá trình dạy ứng dụng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng để dạy giải toán ở tiểu học
A/.Thế nào là toán đơn , toán hợp .
B/.Làm thế nào để hướng dẫn học sinh giải một toán có lời văn ?
C/.Ứng dụng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng để giải các bài toán đơn :
1/.Khái niệm về sơ đồ đoạn thẳng
2/.Các dạng sơ đồ đoạn thẳng
3/.Giới thiệu cách tóm tắt đề toán bằng sơ đồ đoạn thẳng.
4/.Thế nào là ba phần của một bài toán.
D/.Tổ chức dạy học giải toán đơn gồm những nội dung gì ?
Chương III : Sơ lược về Chương trình sách giáo khoa toán lớp một.
Mục tiêu chung của chương trình toán lớp một.
Vị trí , mục đích, yêu cầu của việc dạy học giải toán ở lớp 1.
Chương IV : 
Đối với giáo viên	2. Đối với học sinh
Chương V : Thực nghiệm
Mục đích thực nghiệm.	2. Cách tổ chức thực nghiệm
3. Nơi thực nghiệm.	4. Kết quả thực nghiệm
PHẦN III : KẾT LUẬN
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1/.Lý do chọn đề tài :
Giải toán có lời văn là một những vấn đề cần được coi trọng, vì nó được coi là hoạt động nhằm mục đích : giúp học sinh biết cách vận dụng những kiến thức về toán, được rèn luyện kỹ năng thực hành với những yêu cầu được thể hiện một cách đa dạng, phong phú. Nhờ việc dạy học giải toán mà học sinh có điều kiện rèn luyện và phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp suy luận . Giải toán là một hoạt động bao gồm những thao tác : xác lập được mối liên hệ giữa các dữ liệu, giữa cái đã cho và cái phải tìm trong điều kiện của bài toán mà thiết lập được các phép tính số học tương ứng: chọn được phép tính thích hợp trả lời đúng câu hỏi của bài toán. 
Môn toán ở tiểu học là một môn thống nhất, không phân chia thành phân môn. Do đó căn cứ vào sự phát triển tâm lý của học sinh theo từng lứa tuổi nên cấu trúc nội dung môn toán cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của học sinh
Chương trình toán tiểu học được chia thành hai giai đoạn :
-Giai đoạn đầu : Từ lớp 1 đến lớp 3
-Giai đoạn 2 : từ lớp 4 đến lớp 5.
Ở giai đoạn đầu của Bậc tiểu học – gồm lớp 1, lớp 2 và lớp 3 – Riêng ở lớp một và lớp hai chỉ giải toán có một phép tính ( được gọi là bài toán đơn ).
Toán có lời văn ở lớp 1 được nêu dưới dạng các bài toán có lời văn. Đây là loại toán có tính chất tổng hợp các kiến thức, kĩ năng, phương pháp.học được môn toán trong tiểu học. 
Điều chủ yếu của việc giải toán là giúp học sinh tự mình tìm hiểu được mối quan hệ giữa cái đã cho và cái đã phải tìm trong điều kiện của bài toán mà thiết lập được các phép tính số học tương ứng, phù hợp.
Như vậy khi dạy học loại giải toán là sự vận dụng một cách hợp lý các phương pháp dạy học theo đặc trưng của môn toán, cho phù hợp với mục đích yêu cầu của việc dạy – Học giải toán ở bậc tiểu học và hình thành các bước trọng quá trình giải toán sao cho phù hợp với mục tiêu , nội dung, các điều kiện dạy hoc.
Hiện nay ở tiểu học đang thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, các phương pháp truyền thống vẫn rất cần thiết, chúng được vận dụng theo hướng tích cực hóa các hoạt động học tập của học sinh để phát triển năng lực toán học của từng học sinh. 
Mà học sinh lớp 1 là trẻ lần đầu tiên đi học , ngôn ngữ trẻ mới bắt đầu phát triển khi được học môn tiếng Việt , môn toán và các môn học khác, do đó trẻ đọc , nói, viết chưa được rành mạch, chữ viết chưa viết thạo, chưa có nề nếp, sự suy nghĩ còn hạn hẹp, tính còn hiếu động, không ngồi yên , nên việc dạy học môn toán rất khó khăn đối với giáo viên khi dạy toán.
 	Do đó yêu cầu giáo dục mới chuyển sang phương pháp dạy học là phải đổi mới phương pháp dạy học nhằm tích cực hoá các hoạt động học tập của học sinh, tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh đều tham gia tích cực vào quá trình dạy học, để nâng cao chất lượng giáo dục.
Với bài toán có lời văn ( toán đơn ) ở lớp 1, đối tượng nhận thức là một quan hệ toán nào đó, bị che dấu bởi những tình huống ngôn ngữ trong đề bài. Để bộc lộ được điều đó người ta có thể sử dụng các phương tiện trực quan như : vật thật ( que tính, khối nhựa .), hình vẽ, sơ đồ ,.
Như vậy Toán có lời văn đã có vị trí rất quan trong trong chương toán tiểu học, học sinh tiểu học được làm quen toán có lời văn ngay từ lớp 1 và học liên tục cho đến lớp 5. Nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học giải toán có lời văn cho giáo viên và học sinh lớp 1, nên tôi chọn đề tài ““Ứng dụng phương pháp vẽ sơ đồ đoạn thẳng để giải các bài toán đơn cho học sinh lớp 1”, nhằm tích cực hoá các hoạt động học tập của học sinh, tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh đều tham gia tích cực vào quá trình dạy học, để nâng cao chất lượng dạy học môn toán lớp 1 theo chương trình mới.
2/.Mục đích nghiên cứu đề tài :
Tìm hiểu chương trình môn Toán lớp Một .
Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học tích cực để dạy giải toán có lời văn ( toán đơn ) .
Tìm hiểu lý luận dạy học tích cực.
Thực nghiệm đề tài thông qua tự dạy các tiết toán theo hướng tích cực để kiểm nghiệm đề tài, rút kinh nghiệm để dạy tốt hơn nữa khi áp dụng dạy học theo hướng tích cực để giải toán có lời văn ( toán đơn ). 
3/.Phương pháp và đối tượng nghiên cứu :
-Điều tra thực tế các giáo viên dạy lớp một và học sinh học lớp một ở trường TH Thị trấn Thới Lai –Quận Ô Môn – Thành phố Cần Thơ và phương pháp dạy toán lớp một, chú trọng về giải toán đơn. 
-Dự giờ các giáo viên dạy lớp một của trường để đối chứng về phương pháp dạy học tích cực thông qua việc giải toán đơn.
-Trực tiếp soạn giáo án, dạy và cho học sinh làm bài kiểm tra để đánh giá chất lượng dạy và học của tiết dạy thực nghiệm này.
-Đọc tài liệu, các giáo trình có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
4/.Tóm tắt nội dung đề tài :
4.1.Tìm hiểu cơ sở lý luận về đổi mới phương pháp dạy học ở bậc tiểu học, đổi mới phương pháp dạy học môn toán nói chung và môn toán lớp một nói riêng.
4.2.Tiến hành, nghiên cứu về mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học sách giáo khoa toán lớp một, thông qua liệt kê tương đối đầy đủ các dạng bài , số lượng bài ở mỗi chương cùng với phương pháp dạy học từng nội dung. 
4.3.Một số vấn đề về việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực để dạy các bài toán đơn.
4.4.Có nêu lên một số nhận xét qua việc dự giờ và tiết dạy thực nghiệm.
PHẦN II : NỘI DUNG
Chương I
Những định hướng về đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở tiểu học .
Sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học môn toán ở tiểu học.
Việc dạy học toán ở các trường tiểu học của nước ta đã có một quá trình phát triển lâu dài.Trong quá trình đó, với sự cố gắng chung của đội ngũ giáo viên, các phương pháp dạy đã vận dụng và đã được thường xuyên được cải tiến cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của nhà trường tiểu học Việt Nam. Việc làm đó đã góp phần nâng cao chất lượng học tập toán ở tiểu học.
Trong công cuộc đổi mới kinh tế, xã hội đang diễn ra từng ngày, từng giờ trên khắp đất nước. Nó đòi hỏi phải có những lớp mgười lao động mới có bản lĩnh, có năng lực, chủ động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, thích ứng được với thực tiễn đời sống xã hội luôn phát triển. Nhu cầu này làm cho mục tiêu đào tạo của nhà trường phải được điều chỉnh một cách thích hợp dẫn đến sự thay đổi tất yếu về nội dung và phương pháp dạy học.
Đặc điểm của lối dạy học cũ là có sự mất cân đối rõ rệt giữa hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động của học sinh. trong đó :
-Thực tế hiện nay vẫn còn một số giáo viên là người truyền thụ kiến thức nội dung các môn học theo các tài liệu hiện có trong sách giáo khoa, sách giáo viên., còn học sinh học tập một các thu động, chủ yếu chỉ nghe, ghi nhớ, làm bài theo mẫu không tạo được sự hứng thú học tập, nội dung bài dạy đơn điệu rập khuôn, không phát huy dược các năng lực vốn có của các nhân làm cho các em ít có cơ hội phát triển.
-Có thể nói hiện nay vẫn còn một giáo viên quan niệm rằng , người thầy là người duy nhất có quyền đánh giá kết quả học tập của học sinh. Tiêu chuẩn đánh giá học sinh của giáo viên là kết quả ghi nhớ, tái hiện lại những điều giáo viên đã giảng. Giáo viên không tạo cho học sinh được tự đánh giá mình và đánh giá lẫn nhau giữa học sinh với học s ... ải cho sạch đẹp đúng mẫu.
-1HS đọc bài toán.
-HS lên bảng vẽ tóm tắt :
Quả bóng đỏ 4 quả ?quả
Quả bóng xanh 5 quả 
-1 HS : nhận xét
-1 HS lên tóm tắt bài toán bằng lời :
 Có : 4 quả bóng xãh
 Có : 5 quả bóng đỏ
 Có tát cả : . . . . quả bóng ?
-1 HS : nhận xét.
-1 HS tự ghi lời giải : 
 +Viết chữ : Bài gải 
 +Viết câu lời giải :
 (.) An có tất cả là :
 (.)Số quả bóng của An có tất cả là:
 +Viết phép tính 4 + 5 = 9 (quả bóng)
 +Viết : đáp số : 9 quả bóng.
-Cả lớp nhận xét và so sánh bài làm của mình.
*Bài tập 2 : Tổ em có 5 bạn nam và 5 bạn nữ. Hỏi tổ em có tất cả mấy bạn ?
-GV yêu cầu học sinh tự giải trong vở học sinh.
-Yêu cầu có tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng đối với học sinh nam và tóm tắt bằng lời đối với học sinh nữ, trình bày bài giải .
-GV : quan sát và theo dõi học sinh làm bài để có thể giúp đỡí nếu thấy cần thiết.
-GV chấm 10 bài học sinh nộp trước để chấm.
-GV nhận xét chung và cho điểm những em làm đúng.
-Cả lớp làm vào vở học sinh.
*Tóm tắt bằng lời :
+Bạn nữ có : 5 bạn
+Bạn nam : 5 bạn
+Tổ em có tất cả : . . . bạn ?
*Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng :
Bạn nữ có : 5 quả ? quả
Bạn nam có 5 quả 
Bài giải
 Tổ em có tất cả là :
+ 5 = 10 (bạn)
 Đáp số : 10 bạn
3/.Bài tập 3 : Giải bài toán theo tóm tắt .
-GV : Tổ chức thi đua làm nhanh, đúng sạch sẽ được điểm cao ( 10 bài nộp trước tiên).
-Yêu cầu Ghi cả tóm tắt vào vở và trình bài bài giải.
-GV theo dõi HS làm bài và gọi 1 HS trình bày bảng lớp sau khi hết thời gian làm bài.
-GV 1 số bài chấm bài và nhận xét chung. GV tổng kết điểm.
-HS làm vào vở trong thời gian 4 phút.
-1HS trình bày ở bảng lớp.
-Cả lớp theo dõi và so sánh bài làm của mình.
4/.Tập 4 : Tính theo mẫu :
a) 2cm + 3cm = 4cm
 7cm + 1cm = 8cm + 2cm =
 14cm + 5cm =
-GV hỏi : cm đọc thế nào ?
-GV gọi 3 học sinh lên bảng làm.
-GV cho HS nhận xét.
-GV nhận xét chung.
-GV : tiếp tục cho học sinh làm tiếp bài b) trên vở học sinh :
 Mẫu : 6cm – 2cm = 4 cm
 5cm –3cm = 9cm – 4cm =
 17cm – 7cm =
-GV gọi 3 HS lên bảng làm.
-GV cho HS nhận xét.
-GV nhận xét chung.
-1 HS đọc : xăngtimet
 Vài học sinh nhắc lại.
-Cả lớp làm giấy não. 3 HS làm bẳng lớp :
HS 1 : 7cm + 1cm = 8 cm
HS 2 : 8cm + 2cm = 10cm
HS 3 : 14cm + 5cm = 19cm.
-Cả lớp nhận xét và có so sánh bài làm của mình.
-HS làm trên vở (2 phút)
-3 HS làm :
 5cm – 3cm = 2cm ; 9cm – 4cm = 5cm
 17cm – 7cm = 10cm.
-Cả lớp theo dõi , có nhận xét và so sánh bài làm của mình.
4/.Củng cố dặn dò :
	-GV củng cố về cách tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng, cách trình bày bài giải
	-GV củng cố cách thực hiện phép cộng và trừ trên số đo bằng xăngtimet.
Giáo viên dạy
4/.Bài kiểm tra chất lượng chung cho 4 lớp : 
 Thứ hai, ngày 18 tháng 10 năm 20.
a).Mục tiêu kiểm tra :
Kiểm tra kết quả đối với học sinh về :
-Viết số thứ tự số tự nhiên từ 1 đến 20.
-Phép cộng , phép trừ số tròn chục
-Thực hiện dãy tính.
-Bài toán có lời văn, giải bằng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng.
b)Nội dung bài kiểm tra :
Gồm có 5 bài :
Bài 1 ( 2 điểm ) Ghi đúng thứ tự từ 1 đến 20 được 2 điểm , nếu sai hoặc thiếu từ 4 chỗ trừ nữa điểm.
Bài 2 ( 2 điểm ) làm đúng mỗi bài được 0,5 điểm
Bài số 3 : ( 1.5 điểm ). Giải đúng mỗi bài 0,5 điểm theo mẫu :
11 + 4 + 2 =
 11 + 6 = 17
Bài số 4 : 2 điểm : 
	+Ghi đúng phép tính : 1,5 điểm
	+Ghi đúng đáp số : 0,5 điểm
Bài số 5 : (2 điểm )
	+Ghi đúng lời giải : 0,5 điểm
	+Ghi đúng phép tính : 1 điểm.
	+Ghi đúng đáp số : 0,5 điểm.
	+Nếu không ghi tên đơn vị trù nữa điểm .
PHIẾU KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG MÔN TOÁN
-Họ và tên học sinh : .
-Lớp : 
1/.Điền số : từ số 1 đến số 20 vào ô trống :
2/.Đặt tính :
40	50	30	60
30	10	50	30
3/.Tính :
11 + 4 + 2 =	 19 – 5 – 4 =	 14 + 2 – 5 =
4/.Giải bài toán theo sơ đồ tóm tắt sau :
A	 12cm	B	 24cm	C	
	? cm
	Bài giải 
	Đoạn thẳng AC dài là :
 =  (cm)
	Đáp số :  cm
5/.Tổ em có 16 bạn nữ , số bạn nam ít hơn số bạn nữ là 4 bạn. Hỏi tổ em có mấy bạnh nam?
	16 bạn
	Bạn nữ	
	Bạn nam	 4bạn	
	 ? bạn	
	Bài giải
	.
	.
	Đáp số : 
5/.Thống kê chất lượng bài kiểm tra chất lượng học sinh :
Lớp
TSHS
Giỏi
Khá
T.Bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1A
34
12
35,29
17
50
5
14,71
0
1B
34
13
38,26
15
44,12
6
17,64
0
1C
33
8
24,24
10
30,30
15
45,46
0
1D
33
7
21,21
9
27,27
17
51,52
0
PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
1/.Kết luận :
Toán có lời văn ở lớp 1 có một vị trí rất quan trong, chiếm thời gian rất nhiều để giải toán . Kết quả học toán của học sinh cũng được đánh giá trên cơ sở việc học giải toán.
	Việc dạy học giải toán ở lớp 1 nó có vị trí rất quan trọng vì đã có những tác dụng rất to lớn và toàn diện thể hiện ở các mặt sau :
	-Giải toán là giúp học sinh củng cố, ứng dụng và hiểu sâu thêm các kiến thức về số học, hình học, đo lường. . . Vì tất cả các biểu tượng, khái niệm, quy tắc, tính chất toán các phép tính đều được học sinh tiếp nhận từ con đường giải toán.
	-Bài toán có lời văn chứa nhiều nội dung thực tế, có thể có vẽ nhiều hình nhiều vẽ khác nhau (của cuộc sống) trong đề toán, từ đề toán học sinh có điều kiện rèn luyện khả năng áp dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống. Vì trong đề toán, khi giải toán học sinh biết rút ra bản chất của bài toán, phải biết lựa chọn những phép tính thích hợp, biết làm đúng các phép tính đó, biết đặt lời giải chính xác, trong giải toán nó còn giúp học sinh rèn luyện khả năng quan sát và giải quyết các hiện tượng của cuộc sống , việc giải toán là đã sự giúp phát triển trí thông minh, óc sáng tạo và có thói quen làm việc khoa học, rèn đức tính tự lực, tính kiên trì, tính vượt khó, tính cẩn thận, tính chu đáo, tính thích sự chính xác cho học sinh lớp 1.
	Khi học sinh học tốt giải toán, sẽ giúp các em học giỏi môn toán mà còn giúp các em học giỏi tất cả các môn học khác nữa.
	Giáo viên nên xem việc dạy học giải toán ở bậc tiểu học (nhất là đối với lớp 1) rất quan trọng, vì trong giải toán học sinh lớp 1 phải tư duy một cách tích cực và linh hoạt, huy động thích hợp các kiến tức và khả năng đã có vào tình huống khác nhau để phát hiện dữ kiện, hay điều kiện chưa được nêu ra cụ thể, cho nên phải biết suy nghĩ , năng động, sáng tạo để phát hiện ra nó. Vì vậy có thể coi việc giải toán là một biểu hiện năng động nhất của hoạt động trí tuệ của học sinh.
2/.Một số ý kiến đề xuất:
	Sau khảo sát, điều tra tình hình dạy của giáo viên cùng trường, kết hợp việc dự giờ môn toán và trên cơ sở dạy 4 tiết dạy thực nghiệm theo đề tài về đổi mới phương pháp dạy học việc ứng dụng sơ dồ đoạn thẳng để dạy toán đơn lớp 1 , tôi rút ra một số kinh nghiệm và có một số ý kiến đề xuất về phương pháp dạy bài mới , phương pháp dạy bài luyện tập thực hành như sau :
	a).Về bài mới : Giáo viên nên dùng phiếu học tập có kết hợp tranh ảnh minh hoạ kèm theo ( phải rõ ràng, chính xác, đảm bảo tính mỹ thuật. .) vì đây là hóc inh lớp 1 ngôn ngữ nói , viết chưa thành thạo. . , để từ đó học sinh quan sát hình ảnh trực quan qua đó quan sát để tự đặt vấn đề, tự tham gia giải quyết vấn đề của bài, tự tìm cách giải hợp lý nhất để giải quyết . Khi đã phát hiện và giải quyết vẫn đề, học sinh sẽ tự xây dựng kiến thức mới, hình thành công thức tính.. .và từ đó dần dần hình thành giúp học sinh cách phát hiện và chiếm lĩnh kiến mới. Vì từ tình huống thực tế trong đời sống ( được thể hiện qua tranh, hình vẽ, mô hình, mô tả bằng lời của đồ dùng trực quan, của lời nói giáo viên , lời nói của học sinh . . .) sẽ nêu được vấn đề cần giải quyết ( dưới dạng câu hỏi bài toán đã cho ). Trong lúc giải quyết vấn đề giáo viên phải quan tâm đúng mức việc rèn luyện cách diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng, đủ nội dung bằng lời, bằng ký hiệu, bằng sơ đồ. . .
Do đó giáo viên cần chú ý đến việc hình thành thói quen khi giải toán cho HS lớp 1 như sau :
-Thứ nhất : Hoạt động chuẩn bị cho việc giải toán.
-Thứ hai : Hoạt động làm quen với việc giải toán.
-Thứ ba : Hoạt động hình thành kỹ năng giải toán.
	b).Về bài luyện tập thực hành :
	-Khi luyện tập thực hành, giáo viên nên gợi ý để học sinh nhớ lại kiến thức và cách làm, giáo viên không nên làm thay .
	-Nếu trong 1 tiết dạy có nhiều bài tập thì cần tổ chức cho học sinh làm trên phiếu học tập và nên cho từ dễ đến khó và tập cho HS có thói quen khi làm xong 1 bài nào là phải tự kiểm tra lại bài đó cho xong rồi mới chuyển sang làm bài kế tiếp.
	-Giáo viên nên để học sinh có thể trao đổi ý kiến trong nhóm nhỏ ( học sinh ngồi cùng bàn) về cách giải hoặc các cách giải.
	-Giáo viên nên thường xuyên cho học sinh nhận xét về cách giải của bạn, tập cho học sinh có thói quen làm bài xong phải tự đánh giá bài làm của mình, và khuyến khích học sinh tự nói ra những hạn chế của mình, của bạn sau khi đã tự kiểm tra, tự đánh giá. . .
	Người thực hiện

Tài liệu đính kèm:

  • docáp dụngSơ đồ đoạn thẳng để giải toán lớp 1.doc