Đề tài về công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện nội dung xây dựng trường lớp “ Xanh, sạch, đẹp, an toàn” nhằm thực hiện tốt phong trào xây dựng

Đề tài về công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện nội dung xây dựng trường lớp “ Xanh, sạch, đẹp, an toàn” nhằm thực hiện tốt phong trào xây dựng

Từ xưa oâng cha ta ñaõ quan taâm ñeán vaán ñeà moâi tröôøng soáng qua caùc caâu tuïc ngöõ, thô ca: “Nhaø saïch thì maùt, baùt saïch ngon côm”.

Trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn đã thật sự tạo ra môi trường học tập, vui chơi an toàn, thú vị, hấp dẫn đối với học sinh và giúp các em càng thêm yêu quí trường lớp, thầy cô, bạn bè. Trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn còn có ý nghĩa thiết thực trong việc giáo dục học sinh ý thức, thói quen giữ gìn bảo vệ môi trường và tạo sự lan tỏa đến môi trường gia đình cộng đồng các em đang sinh sống, đồng thời góp phần hình thành mầm mống nhân cách tốt đẹp và lối sống văn minh, văn hóa cho thế hệ trẻ ngay từ tuổi học đường.

Cuøng vôùi caùc noäi dung giaùo duïc khaùc, giaùo duïc moâi tröôøng laø moät trong nhöõng noäi dung giaùo duïc quan troïng trong nhaø tröôøng.

Trường tiểu học Tân Hiệp được xây dựng kiên cố lầu hóa và đưa vào sử dụng năm học 2009, được Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương công nhận là trường tiểu học chuẩn quốc gia mức độ 1 vào ngày 27/7/2010. Cơ sở vật chất của trường được xây dựng đúng qui cách và có khá đầy đủ các phòng học cũng như các phòng chức năng, nhà vệ sinh. Cảnh quan sư phạm thoáng mát, sạch đẹp. Chất lượng giảng dạy và các hoạt động giáo dục của trường được ngành đánh giá tương đối cao.

 

doc 22 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 996Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài về công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện nội dung xây dựng trường lớp “ Xanh, sạch, đẹp, an toàn” nhằm thực hiện tốt phong trào xây dựng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Lí do chọn đề tài...
Mục đích, phương pháp, giới hạn của đề tài ..
Mục đích nghiên cứu ..
Phương pháp nghiên cứu ...
Giới hạn của đề tài ..
B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Đặc điểm tình hình .
Thuận lợi ..
Khó khăn ..
Khảo sát thực trạng 
Khảo sát về cơ sở vật chất, môi trường xung quanh trường học 
Khảo sát về các hoạt động cụ thể của giáo viên và học sinh trong việc thực hiện nội dung xây dựng trường lớp “ xanh, sạch, đẹp, an toàn” ....
Biện pháp thực hiện .
Tổ chức quán triệt chủ trương và phối hợp thực hiện..
Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục ý thức học sinh 
Tổ chức, chỉ đạo các phong trào ..
Phong trào “ Sân trường em không có rác” 
Phong trào “ Trường em không có tai nạn thương tích” ..
Phong trào “ Xanh hóa sân trường” .
Phong trào “ Lớp em gọn gàng, sạch đẹp” .
Phong trào “ Nhà vệ sinh của em sạch sẽ” .
Tổ chức lao động thường xuyên, định kỳ ...
Giáo dục môi trường, giáo dục kỹ năng sống trong các tiết học 
Phối hợp với phụ huynh học sinh xây dựng nhà trường “ xanh, sạch, đẹp, an toàn” 
 C. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 
 D. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 
 E. KẾT LUẬN 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
ĐẶT VẤN ĐỀ
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Từ xưa oâng cha ta ñaõ quan taâm ñeán vaán ñeà moâi tröôøng soáng qua caùc caâu tuïc ngöõ, thô ca: “Nhaø saïch thì maùt, baùt saïch ngon côm”.
Trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn đã thật sự tạo ra môi trường học tập, vui chơi an toàn, thú vị, hấp dẫn đối với học sinh và giúp các em càng thêm yêu quí trường lớp, thầy cô, bạn bè. Trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn còn có ý nghĩa thiết thực trong việc giáo dục học sinh ý thức, thói quen giữ gìn bảo vệ môi trường và tạo sự lan tỏa đến môi trường gia đình cộng đồng các em đang sinh sống, đồng thời góp phần hình thành mầm mống nhân cách tốt đẹp và lối sống văn minh, văn hóa cho thế hệ trẻ ngay từ tuổi học đường.
Cuøng vôùi caùc noäi dung giaùo duïc khaùc, giaùo duïc moâi tröôøng laø moät trong nhöõng noäi dung giaùo duïc quan troïng trong nhaø tröôøng.
Trường tiểu học Tân Hiệp được xây dựng kiên cố lầu hóa và đưa vào sử dụng năm học 2009, được Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương công nhận là trường tiểu học chuẩn quốc gia mức độ 1 vào ngày 27/7/2010. Cơ sở vật chất của trường được xây dựng đúng qui cách và có khá đầy đủ các phòng học cũng như các phòng chức năng, nhà vệ sinh. Cảnh quan sư phạm thoáng mát, sạch đẹp. Chất lượng giảng dạy và các hoạt động giáo dục của trường được ngành đánh giá tương đối cao. 
Đối chiếu với Hướng dẫn số 1741/BGD&ĐT – GDTrH ngày 5/3/2009 đánh giá kết quả phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở bậc tiểu học, Nội dung 1 là “ Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn” và Bảng đánh giá trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong trường tiểu học kèm theo công văn số 56/SGD & ĐT ngày 15/01/2007 của Sở GD & ĐT Bình Dương về “ Công tác phòng chống tai nạn thương tích và xây dựng nhà trường an toàn” trong các năm học vừa qua nhà trường đã có nhiều nỗ lực để thực hiện các nội dung đề ra và đã đạt được kết quả khá tốt. Kết quả này cần phải tiếp tục được phát huy thực hiện. 
Bên cạnh những kết quả đã đạt được Trường tiểu học Tân Hiệp cũng thấy còn có một số tiêu chí nhà trường thực hiện còn chưa thật tốt, chưa đi vào chiều sâu do vậy cần phải tiếp tục tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo để thực hiện tốt tất cả các tiêu chí mà Bộ GD & ĐT, Sở GD & ĐT đã đề ra.
Do vậy, trong năm học 2010 - 2011 tôi áp dụng đề tài về công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện nội dung xây dựng trường lớp “ Xanh, sạch, đẹp, an toàn” nhằm thực hiện tốt phong trào xây dựng “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực” tại Trường tiểu học Tân Hiệp, Phú Giáo, Bình Dương.
MỤC ĐÍCH, PHƯƠNG PHÁP, GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Mục đích nghiên cứu.
Nhằm thực hiện tốt phong trào xây dựng “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực” do ngành giáo dục phát động. Cụ thể ở đây là xây dựng Trường tiểu học Tân Hiệp ngày một xanh hơn, sạch hơn, đẹp hơn và an toàn tạo nên môi trường thân thiện đối với học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục.
	Nhằm thực hiện chủ đề năm học 2010 – 2011 do Bộ giáo dục và đào tạo phát động: “Năm tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”.
Nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên trong nhà trường về sự cần thiết phải thực hiện giáo dục môi trường cho học sinh .
Nhằm giáo dục học sinh biết vai trò vô cùng quan trọng của môi trường đối với cuộc sống và có thái độ, kỹ năng, thói quen giữ gìn bảo vệ môi trường sống bằng những việc làm thực tế hàng ngày.
Nhằm phát huy tối đa nội lực của nhà trường, tranh thủ sự đóng góp về sức người, về tài chính của cha mẹ học sinh, của xã hội trong việc xây dựng nhà trường “ xanh, sạch, đẹp, an toàn”.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Đọc sách, đọc các tài liệu tham khảo về giáo dục bảo vệ môi trường, các văn bản chỉ đạo của ngành
Phương pháp quan sát: Quan sát thực tế việc giáo dục của giáo viên, việc thực hiện của học sinh.
Phương pháp phân tích: Nghiên cứu các tài liệu lưu trữ như các báo cáo tổng kết năm học của trường; các báo cáo, bảng chấm điểm việc thực hiện phong trào xây dựng “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực” 
Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn giáo viên, học sinh trong trường.
Phương pháp đàm thoại: Nói chuyện với cán bộ giáo viên, với cha mẹ học sinh, với các em học sinh.
Giới hạn của đề tài
Đề tài được áp dụng tại Trường tiểu học Tân Hiệp, năm học 2010 – 2011.
B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Thuận lợi:
Trường Tiểu học Tân Hiệp gồm 15 lớp với 395 học sinh. Điều kiện cơ sở vật chất được xây dựng khang trang, tương đối đầy đủ các phòng học, phòng chức năng. Nhà vệ sinh, sân chơi bãi tập được xây dựng đúng qui cách.
Đội ngũ giáo viên đa số là người địa phương trình độ đều đạt chuẩn và trên chuẩn. Đánh giá xếp loại chuyên môn hàng năm đều đạt từ khá trở lên vì vậy thuận lợi cho công tác giáo dục học sinh.
Học sinh học chăm, ham thích hoạt động văn nghệ thể thao, hoạt động đội,đa số các em có ý thức tốt trong việc giữ gìn bảo vệ môi trường.
Nhà trường nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của cấp ủy, chính quyền địa phương và đặc biệt là của Phòng giáo dục và đào tạo Phú Giáo. Ngoài ra nhà trường được cha mẹ học sinh quan tâm và phối hợp nhiệt tình trong các hoạt động giáo dục, trong việc hỗ trợ kinh phí để tổ chức các hoạt động giáo dục.
2. Khó khăn:
Đội ngũ Ban giám hiệu có ba thành viên thì hiệu trưởng và một phó hiệu trưởng mới được bổ nhiệm, một phó hiệu trưởng mới chuyển về trường được một năm học. Vì vậy kinh nghiệm trong công tác quản lý chỉ đạo, sự bao quát, nắm bắt sâu về tình hình của nhà trường, của địa phương cũng gặp những khó khăn nhất định.
Một số học sinh con em gia đình làm thuê, làm mướn, tạm trú trên địa bàn điều kiện kinh tế khó khăn, gia đình chủ yếu lo làm kiếm sống cho nên ít có điều kiện qua tâm giáo dục các em.
II. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG NHÀ TRƯỜNG
Để thực hiện đề tài một cách khoa học thì ngay từ đầu năm học tôi tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng của trường bám theo Hướng dẫn số 1741/BGD&ĐT – GDTrH ngày 5/3/2009 đánh giá kết quả phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở bậc tiểu học, Nội dung 1 là “ Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn” và Bảng đánh giá trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong trường tiểu học kèm theo công văn số 56/SGD & ĐT ngày 15/01/2007 của Sở GD & ĐT Bình Dương về “ Công tác phòng chống tai nạn thương tích và xây dựng nhà trường an toàn”.
Việc khảo sát này giúp cho tôi thấy rõ tình hình, điều kiện của trường mình khi thực hiện nội dung “ Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn”. Kết quả khảo sát là căn cứ giúp trường đề ra kế hoạch thực hiện trong năm học này và những năm tiếp theo. 
Quá trình khảo sát được thực hiện với các phương pháp chủ yếu đó là phương pháp thống kê, quan sát, phỏng vấn, trao đổi với giáo viên và học sinh. 
Nội dung tiến hành khảo sát tập trung vào những vấn đề gồm: tìm hiểu những ưu điểm, hạn chế trong việc thực hiện nội dung trên trong năm học 2009 – 2010 thông qua các dữ liệu lưu trữ của năm học 2009 – 2010 như báo cáo tổng kết năm học, báo cáo tổng kết việc thực hiện phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, bảng điểm chấm phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”  ; khảo sát thực trạng cơ sở vật chất của nhà trường; quan sát thực tế việc thực hiện của giáo viên, học sinh nội dung trên trong thời gian qua.
Khảo sát về cơ sở vật chất, môi trường xung quanh trường học.
Cơ sở vật chất nhà trường mới được xây dựng, khang trang, khuôn viên sạch đẹp, có hàng rào, cổng trường kiên cố, có đầy đủ các phòng học, phòng chức năng, nhà vệ sinh đúng qui cách, hệ thống nước sạch đầy đủ 
Tuy vậy cũng có nhiều điểm nhà trường cần chú ý cụ thể đó là cầu thang học sinh lên xuống nhỏ mà lượng học sinh lên xuống nhất là giờ tan học, giờ ra chơi rất đông học sinh có thể chen lấn xô đẩy nhau gây té ngã.
Nhà cao tầng có lan can nhưng nếu đùa giỡn, xô đẩy mạnh hoặc học sinh trèo lên lan can để chơi thì cũng rất nguy hiểm đến tính mạng nếu bị ngã xuống sân.
Khuôn viên trường có nhiều cây cao có thể học sinh sẽ leo trèo có thể bị ngã gãy chân, gãy tay 
Trường nằm sát ngay tuyến đường liên xã vì vậy rất dễ xảy ra tai nạn giao thông nếu các em học sinh không chấp hành tốt luật giao thông đường bộ.
 Hệ thống cây xanh của nhà trường chưa được phong phú, nhiều khu đất còn bỏ trống chưa được trồng cây phủ xanh bóng mát, yếu tố “ xanh” trong nhà trường cần phải bổ sung.
 Khu vực xã Tân Hiệp có rất nhiều suối vì vậy có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu các em học sinh đi tắm suối mà không biết bơi, không có người lớn biết bơi đi cùng.
Khảo sát về các hoạt động cụ thể của giáo viên, học sinh trong việc thực hiện nội dung “ Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn”.
Qua việc nắm bắt tình hình thực tế tôi nhận thấy hầu hết giáo viên đã có ý thức cao trong việc giáo dục các em thực hiện bảo vệ môi trường thông qua các bài giảng có tích hợp giáo dục môi trường, thông qua các hoạt ... au giờ ra chơi buổi chiều và khi học sinh tan học.
Qua việc thực hiện phong trào thì nhà vệ sinh của nhà trường luôn được vệ sinh sạch sẽ.
Tổ chức lao động thường xuyên, định kỳ.
Ngay từ đầu năm học nhà trường xây dựng kế hoạch lao động. Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng lớp phụ trách từng khu vực, giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm trước nhà trường về nhiệm vụ được giao.
Các lớp vừa có trách nhiệm lao động, vệ sinh khu vực được phân công hàng ngày, đồng thời cũng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ sinh khu vực của mình. Kịp thời phát hiện và báo cáo sao đỏ, tổng phụ trách Đội nếu có học sinh lớp khác làm mất vệ sinh khu vực của lớp mình quản lý.
Ngoài ra 1 tháng/lần các lớp thực hiện vệ sinh toàn bộ lớp học như lau bàn, lau kiếng, lau tủ và tất cả học sinh thực hiện tổng vệ sinh chung toàn trường. Giao cho khối 3 tới khối 5 thực hiện dãy cỏ, quét dọn toàn bộ khuôn viên trường, khối 1&2 thực hiện nhặt cỏ trong các bồn hoa.
Quang cảnh một buổi lao động .
Các phòng hành chính và các phòng chức năng của nhà trường cũng được chỉ đạo vệ sinh, bố trí sắp xếp hợp lý tủ, bàn, trang trí hoa lá để tạo môi trường thoải mái, sạch đẹp cho cán bộ, giáo viên, học sinh học tập, làm việc.
Tóm lại: Việc tổ chức lao động thường xuyên, định kỳ đảm bảo cho khuôn viên trường, phòng học, phòng chức năng và các phòng hành chính luôn luôn được giữ gìn sạch sẽ hàng ngày.
Giáo dục môi trường, giáo dục kỹ năng sống trong các tiết học 
	Hiện nay việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục kỹ năng sống trong một số tiết học là bắt buộc. Nếu các thầy cô giáo biết cách lồng ghép thường xuyên vấn đề này trong các bài giảng của mình thì hiệu quả chắc chắn không phải là nhỏ. Sở dĩ như vậy vì thầy cô giáo vừa là những tấm gương rất thuyết phục, vừa là những người có sức lay động, cảm hóa sâu sắc. Một lời nói của thầy cô có thể tác động trực tiếp và lớn lao hơn cả những chương trình truyền thông khô cứng.
	Để chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nội dung trên thì nhà trường tổ chức tập huấn các chuyên đề bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho giáo viên về giáo dục môi trường nhằm nâng cao khả năng tích hợp, lồng ghép giáo dục môi trường trong các giờ học chính khóa. 
	Tổ chức giảng mẫu cho giáo viên toàn trường rút kinh nghiệm. Tổ chức thao giảng theo các tổ khối để giáo viên trong tổ cùng bàn bạc để đưa ra những phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh từng khối.
	Ban giám hiệu thường xuyên dự giờ và góp ý cho giáo viên cách thực thực hiện để đạt mục tiêu đề ra. Đặc biệt chú ý giáo viên đến việc giáo dục bằng những tình huống cụ thể tránh nói lý thuyết suông.
	Tóm lại: Qua các tiết học có giáo dục môi trường thì giáo viên cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về môi trường, đó là những hiểu biết về môi trường tự nhiên, sự ô nhiễm môi trường, phương pháp bảo vệ môi trường. Đặc biệt qua các tiết học này giúp cho học sinh có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường sống và các kỹ năng bảo vệ môi trường.
Phối hợp với phụ huynh học sinh xây dựng nhà trường “ Xanh, sạch, đẹp, an toàn”
	Phụ huynh học sinh là một thành tố không thể thiếu trong ba thành tố để thực hiện công tác giáo dục học sinh đó là Nhà trường – Gia đình – Xã hội. 
	Vì vậy ngay từ đầu năm học trong các cuộc họp phụ huynh học sinh lớp, họp phụ huynh học sinh trường cùng với việc triển khai các nội dung khác thì nhà trường đặc biệt chú ý đến vấn đề xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực mà nội dung phụ huynh học sinh có thể tham gia phối hợp nhiều nhất cõ lẽ là xây dựng “Trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn” . Ở đây nhà trường đặc biệt trú trọng đến việc huy động sức lực, kinh phí xã hội hóa để thực hiện tốt phong trào.
	Ví dụ: Vấn đề dọn dẹp nhà vệ sinh, để đảm bảo nhà vệ sinh luôn được sạch sẽ nhà trường đề xuất hỗ trợ thêm kinh phí cho người làm công tác vệ sinh và nhận được sự đồng tình ủng hộ của phụ huynh học sinh trong cuộc họp phụ huynh học sinh. Tất cả đều đồng ý hỗ trợ thêm nhân viên phục vụ 400.000 đ/tháng. 
	Ví dụ : Các buổi lao động định kỳ, hoặc nhân các ngày thứ bảy xanh, chủ nhật xanh do Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên phát động thì giáo viên, phụ huynh, học sinh cùng được huy động góp sức lao động vệ sinh các khu vực của nhà trường, lau kiếng, trồng cây xanh 
Phụ huynh học sinh và giáo viên đang cùng lấy đất đổ vào bồn hoa.
	Trong công tác phối hợp với phụ huynh học sinh nhà trường đặc biệt chú ý chỉ đạo giáo viên phát huy cao công tác chủ nhiệm lớp. Chủ động phối hợp với cha mẹ học sinh của lớp mình trong việc giáo dục học sinh bảo vệ môi trường; chấp hành nội qui, qui định của nhà trường để đảm bảo an toàn trong vui chơi;chấp hành luật khi tham gia giao thông  đồng thời để tranh thủ sự đóng góp về kinh phí, về nhân lực để thực hiện các nội dung xây dựng “Trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn”.	
	Tóm lại: Trong bất cứ một hoạt động giáo dục nào nếu giáo viên, nhà trường tranh thủ được sự phối hợp của cha mẹ học sinh thì sẽ góp một phần quan trọng giúp cho hoạt động giáo dục đó đạt kết quả cao.
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Nhà trường đã tổ chức triển khai thực hiện các chỉ thị, hướng dẫn của Ngành về phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực với những bước đi thích hợp, bằng những việc làm cụ thể, có tính sáng tạo, phù hợp với điều kiện, đặc điểm của Trường, của địa phương. 
Khuôn viên của nhà trường ngày càng “ Xanh – sạch – đẹp” và an toàn, thoáng mát, đã góp phần tạo nên môi trường học tập, vui chơi thoải mái cho học sinh.
Đội ngũ giáo viên nắm bắt khá đầy đủ nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, vận dụng các phương pháp thích hợp để hình thành cho học sinh thái độ và hành động bảo vệ môi trường.
Về phía học sinh thông qua các biện pháp giáo dục các em biết chăm sóc giữ gìn sức khỏe cho bản thân, biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, vệ sinh sân trường, đi vệ sinh đúng cách  góp phần làm cho khuôn viên trường, lớp học luôn sạch, đẹp, thoáng mát.
Học sinh có thói quen tốt bảo vệ môi trường như ăn singum xong biết lấy giấy gói bọc bó singum vào thùng rác, không khạc nhổ bừa bãi, đi vệ sinh đúng nơi qui định, tham gia giao thông đúng luật, vui chơi đúng cách không để xảy ra tai nạn  
BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Qua việc thực hiện đề tài trên tôi rút ra được một số kinh nghiệm trong công tác quản lý chỉ đạo xây dựng trường học “ Xanh, sạch, đẹp, an toàn”:
Thứ nhất: Phải có một bộ phận chuyên trách,theo dõi và thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc thực hiện kế hoạch đã đề ra.
Thứ hai: Phải có sự đồng thuận cao và sự phối hợp chặt chẽ  của tất cả các thành viên trong nhà trường và của cha mẹ học sinh .
Thứ ba: Bảo vệ môi trường. Không chỉ trên bài giảng, trong cuộc sống hàng ngày, các thầy cô phải đi tiên phong trong việc tiết kiệm năng lượng, nước, giấy thì hiệu quả sẽ tăng lên gấp đôi. 
Thứ tư: Các thầy cô nên khuyến khích học trò tự giám sát việc bảo vệ môi trường của nhau. Chỉ bằng những hành động nhỏ như nhắc nhở, tuyên dương cũng đã góp phần hình thành ý thức môi trường ở những công dân trẻ. 
Thứ năm: Phải tạo được phong trào xã hội hóa để huy động được nguồn tài chính  ,thông thường là nhờ chính quyền, phụ huynh học sinh và nhân dân địa phương.
Thứ sáu: Cán bộ quản lý nhà trường phải thường xuyên quan tâm kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung về giáo dục môi trường, coi đó như một hoạt động chuyên môn của trường. 
KẾT LUẬN
Tôi tin chắc rằng nếu ý thức bảo vệ môi trường trở nên thường trực trong trường học thì không chỉ các giáo viên, học sinh được hưởng một môi trường học đường trong lành hơn, mà về lâu dài, thế hệ tương lai sẽ làm tốt việc chung tay bảo vệ môi trường.
ĐỀ tài: Một số kinh nghiệm của hiệu trưởng trong công tác quản lý chỉ đạo thực hiện nội dung xây dựng trường lớp “ Xanh, sạch, đẹp, an toàn” nhằm thực hiện tốt phong trào xây dựng “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực” tại trường tiểu học Tân Hiệp, Phú Giáo, Bình Dương được thực hiện tại Trường tiểu học Tân Hiệp năm học 2010 – 2011, với những hiệu quả đạt được, tôi tự thấy là có thể vận dụng những biện pháp này để thực hiện đối với các trường tiểu học trong huyện, trong tỉnh.
Qua thực tế quá trình quản lý, chỉ đạo thực hiện nội dung xây dựng trường lớp “ Xanh, sạch, đẹp, an toàn” cùng với những kinh nghiệm của bản thân và sự nghiên cứu học hỏi đồng nghiệp, tôi nhận thấy phần trình bày trên còn có những hạn chế nhất định. Vì vậy tôi rất mong sự góp ý chân thành của các cấp lãnh đạo để cho đề tài của tôi ngày càng hoàn thiện hơn.
	 Tân Hiệp, ngày 18 tháng 02 năm 2011
	 Người viết
	 Trương Quốc Huy
TÀI LIỆU THAM KHẢO
	- Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013.
	- Kế hoạch 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ GD & ĐT về triển khai phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông năm học 2008 – 2009 và giai đoạn 2008 – 2013.
	- Kế hoạch liên ngành 7575/KHLN/BGDĐT-BVHTTDL-TƯĐTN ngày 19/8/2008 giữa Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch; Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về triển khai phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2008 – 2013. 
- Văn bản số 107/ BC- PGDĐT, 1/11/2010. Báo cáo tổng kết 2 năm thực hiện phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” năm học 2008,2009 – 2009,2010.
- Văn bản số 187/PGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2010 về việc tổ chức các hoạt động tổ chức chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn.
- Văn bản số 192/PGDĐT ngày 28 tháng 9 năm 2010 về việc thực hiện ngày hội vệ sinh trường học năm 2010.
- Văn bản số 207/PGDĐT ngày 13 tháng 10 năm 2010 về việc tăng cường công tác giữ gìn vệ sinh môi trường trong các đơn vị trường học.
- Kế hoạch số 26/KH- PGDĐT-PVHTT-HĐ-HLHPNVN-HKH ngày 2 tháng 1 năm 2010 kế hoạch phối hợp thực hiện phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” năm học 2010-2011.
- Sổ tay bảo trì và sử dụng hiệu quả trường tiểu học có sự tham gia của cộng đồng, Hà Nội tháng 11 năm 2009.

Tài liệu đính kèm:

  • dockinh nghiem xay dung truong hoc xanh sach dep an antoan.doc