Giáo án 3 cột - Lớp 1 - Tuần 1 đến 7

Giáo án 3 cột - Lớp 1 - Tuần 1 đến 7

Tiếng việt:

ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC

I- Mục đích - Yêu cầu:

 Giúp học sinh:

 - Nắm được nội quy học tập trong lớp học.

 - Nhớ được vị trí chỗ ngồi và cách chào hỏi giáo viên khi ra vào lớp.

 - Biết được các ký hiệu, hiệu lệnh của giáo viên đã quy định trong giờ học.

 - Bầu ban cán sự lớp, giúp ban cán sự lớp làm quen với nhiệm vụ được giao.

 - Biết được các loại sách vở và đồ dùng cần có

 - Biết cách bọc, ghép dán và giữ gìn sách vở sạch đẹp.

II- Đồ dùng dạy học:

+ Học sinh: - Chuẩn bị toàn bộ đồ dùng, sách vở của mình

+ Giáo viên: - Dự kiến trước ban cán sự lớp.

 - Chuẩn bị sẵn nội quy lớp học.

III- Các hoạt động dạy học:

 

doc 156 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 895Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án 3 cột - Lớp 1 - Tuần 1 đến 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Thứ 2 ngày 16 tháng 8 năm 2010
Tiếng việt:
ổn định tổ chức 
I- Mục đích - Yêu cầu:
 Giúp học sinh:
	- Nắm được nội quy học tập trong lớp học.
	- Nhớ được vị trí chỗ ngồi và cách chào hỏi giáo viên khi ra vào lớp.
	- Biết được các ký hiệu, hiệu lệnh của giáo viên đã quy định trong giờ học.
	- Bầu ban cán sự lớp, giúp ban cán sự lớp làm quen với nhiệm vụ được giao.
	- Biết được các loại sách vở và đồ dùng cần có
	- Biết cách bọc, ghép dán và giữ gìn sách vở sạch đẹp.
II- Đồ dùng dạy học:
+ Học sinh: - Chuẩn bị toàn bộ đồ dùng, sách vở của mình
+ Giáo viên: - Dự kiến trước ban cán sự lớp.
	- Chuẩn bị sẵn nội quy lớp học.
III- Các hoạt động dạy học:
Nội dung
HĐ của thầy
HĐ của trò
1- Kiểm tra bài cũ:
5phút
2- Dạy, học bài mới:25 phút
- Sắp xếp chỗ ngồi và chia tổ 
- Bầu ban cán sự lớp:
- Kiểm tra sĩ số học sinh
- Kiểm tra sách vở và đồ dùng của môn học
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 
- GV đọc nội quy lớp học (2 lần)
? Khi đi học em cần phải tuân theo những quy định gì?
- GV chốt ý và tuyên dương.
- Xếp chỗ ngồi cho học sinh
- Chia lớp thành 2 tổ
- Đọc tên từng học sinh của mỗi tổ 
- GV đưa ra dự kiến về ban cán sự lớp gồm: Lớp trưởng, lớp phó, quản ca, tổ trưởng
- Nêu nhiệm vụ của mỗi cá nhân trong ban cán sự lớp
- Hướng dẫn thực hiện
- Hướng dẫn và chỉnh sửa
- Nhắc HS bọc dán nhãn vở cẩn thận , chuẩn bị đồ dùng cho các môn học.
- lớp trưởng báo cáo
- Để toàn bộ sách, vở, đồ dùng của môn TV cho GV kiểm tra
- HS chú ý nghe
- HS ngồi theo vị trí quy định của giáo viên
- HS nghe và lấy biểu quyết
- HS nghe và nhắc lại nhiệm vụ của mình.
- Lần lượt từng cá nhân chọn ban cán sự lớp thực hành nhiệm vụ của mình.
 ________________________________
 Đạo đức: 
Em là học sinh lớp 1 (T1)
I- Mục tiêu:
1- Kiến thức:
 - Trẻ em có quyền có họ tên, có quyền được đi học
 - Vào lớp 1 em có nhiều bạn mới, thầy cô giáo mới, trường mới và những điều mới lạ.
2- Kỹ năng:
 - Biết được mình có quyền có họ tên và được đi học
 - Biết yêu quý bạn bè, thầy cô giáo và trường lớp.
3- Thái độ:
 - Vui vẻ, phấn khởi, yêu quý thầy cô giáo và bạn bè 
 - Tự hào vì đã trở thành học sinh lớp 1
II- Tài liệu và phương tiện :
 - Vở bài tập đạo đức
 - Các điều 7, 28 về quyền trẻ em
 - Các bài hát "trường em", "em đi học"...
III- Các hoạt động dạy - học:
Nội dung
HĐ của thầy
HĐ của trò
1- Kiểm tra bài cũ(5’)
2-Dạy - học bài mới:Vòng tròn giới thiệu tên(9’)
- giúp HS biết tự giới thiệu tên mình và nhớ tên bạn.
- biết trẻ em có quyền có họ tên.
3.Học sinh tự giới thiệu về sở thích của mình (BT2)(8’)
4- HS kể về ngày đầu tiên đi học của mình (BT3) 
5. củng cố dặn dò(5’)
- Kiểm tra đồ dùng sách vở của lớp.
+ Cách chơi: Cho HS đứng thành vòng tròn điểm danh từ 1 đến hết sau đó lần lượt giới thiệu tên của mình bắt đầu từ em đầu tiên đến hết.
? Trò chơi giúp em điều gì ?
? Em có thấy tự hào và sung sướng khi giới thiệu tên mình với bạn và
khi nghe các bạn giới thiệu tên với mình không ?
+ Kết luận: 
Mỗi người đều có cái tên, trẻ em cũng có quyền có tên.
+ Cách làm : Cho HS tự giới thiệu tên nhưng điều mình thích rong nhóm 2 người sau đó CN HS sẽ giới thiệu trước lớp.
? Những điều các bạn thích lo hoàn toàn giống như em không ?
+ Kết luận: Mỗi người đều có nhưng điều mình thích và không thích, Những điều đó có thể giống nhau và khác nhau giữa người này với người khác. Chúng ta cần phải tôn trọng những sở thích riêng của mọi người.
- GV nêu câu hỏi:
? Em đã mong chờ và chuẩn bị cho ngày đầu tiên đến lớp ntn ?
? Bố mẹ và mọi người trong gia đình đã quan tâm, chuẩn bị cho ngày đầu tiên đi học của em ra sao ?
? Em đã làm gì để xứng đáng là HS lớp 1.
+ Giáo viên kết luận:
- Vào lớp 1 em sẽ có thêm nhiều bạn mới, thầy cô giáo mới, em sẽ học được nhiều điều mới lạ. Em sẽ biết đọc, biết viết và làm toán...
- Được đi học là niềm vui, là quyền lợi của trẻ em.
- Em rất vui và tự hào vì mình là học sinh lớp 1
- Em và các bạn sẽ cố gắng học thật giỏi, thật ngoan
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn học bài ở nhà.
- Chuẩn bị bài giờ sau.
- HS thực hiện trò chơi (2 lần)
- Biết tên các bạn trong lớp
- HS trả lời 
- HS tự giới thiệu sở thích của mình trước nhóm và trước lớp.
- HS trả lời theo ý thích
- Kể đại diện theo nhóm.
- Đại diện trình bày trước lớp.
Thứ ba ngày 17 tháng 08 năm 2010
Tiếng Việt:
Các nét cơ bản
I- Mục đích yêu cầu
 - Học sinh làm quen và nhận biết được các nét cơ bản
 - Bước đầu nắm được tên, quy trình viết các nét cơ bản, độ cao, rộng, nét bắt đầu và kết thúc.
 - Biết tô và viết được các nét cơ bản.
II- Đồ dùng dạy học:
 -Bảng phụ ghi các nét cơ bản
 - Sợi dây để minh hoạ các nét
III- Các hoạt động dạy học:
Nội dung
HĐ của thầy
HĐ của trò
1. Giới thiệu các nét cơ bản(30’)
2.Hướng dẫn học sinh viết các nét cơ bản trên bảng con.(30’)
3- Củng cố - Dặn dò(5’)
+ Giới thiệu từng nét ở bảng phụ đã chuẩn bị sẵn ở nhà.
- GV nêu lên từng nét
- HD và viết mẫu (kết hợp giải thích)
+ Nét thẳng: 
+ Nét ngang: (đưa từ trái sang phải)
- Nét thẳng đứng (đưa từ trên xuống)
- Nét xiên phải (đưa từ trên xuống)
- Nét xiên trái (đưa từ trên xuống)
+ Nét cong:
- Nét con kín (hình bầu dục đứng: 0)
- Nét cong hở: cong phải ( )
 cong trái (c)
+ Nét móc:
- Nét móc xuôi:
- Nét móc ngược
- Nét móc hai đầu:
+ Nét khuyết
- Nét khuyến trên:
- Nét khuyết dưới
- GV chỉ bảng bất kỳ nét nào Yêu cầu học sinh đọc tên nét đó.
- GV theo dõi và sửa sai
Tiết 2
- GV viết mẫu, kết hợp với HD
- Quan sát uốn nắn.
- GV nhận xét, sửa lỗi.
+ Trò chơi: "Nhanh tay - Nhanh mắt"
- GV nêu tên trò chơi và luật chơi
- Cho HS chơi theo tổ
+ Nhận xét chung giờ học
+ Cả lớp đọc lại các nét một lần.
- HS theo dõi và nhận biết các nét.
- HS đọc: lớp, nhóm, CN
- HS viết hờ bằng ngón trỏ xuống bàn.
- HS lần lượt luyện viết từng nét trên bảng con.
- HS chơi 2-3 lần
- Lớp trưởng làm quản trò
- HS đọc đồng thanh
 ___________________________________
Toán: 
 Tiết học đầu tiên
I- Mục tiêu:
Giúp học sinh:
 - Nhận biết những việc thường phải làm trong các tiết học toán 1
 - Bước đầu biết yêu cầu cần đạt được trong học tập toán 1.
II- Đồ dùng dạy học:
 - Sách toán 1
 - Bộ đồ dùng học toán lớp 1 của HS
III- Các hoạt động dạy học:
Nội dung
HĐ của thầy
HĐ của trò
1- Kiểm tra bài cũ(5)
2- HD học sinh sử dụng sách toán1(7’)
3-HD học sinh làm quen với một số hoạt động học tập toán ở lớp 1(6’)
4- Nêu các yêu cầu cần đạt khi học toán(6’)
5- Giới thiệu bộ đồ dùng học toán cuả HS(6’)
6- Củng cố – Dặn dò(5’)
- Bài tập sách vở và đồ dùng của HS
- GV kiểm tra và nhận xét chung
- Cho HS mở sách toán 1
 - HD học sinh mở sách đến trang có tiết học đầu tiên.
+ Giáo viên giới thiệu ngắn gọn về sách toán 1
- Từ bìa 1 đến tiết học đầu tiên
- Sau tiết học đầu tiên mỗi tiết học có 1 phiếu, tên của bài học đặt ở đầu trang 
(Cho học sinh xem phần bài học)
- Cho HS thực hành gấp sách, mở sách và hướng dẫn cách giữ gìn sách.
- Cho HS mở sách toán 1 đến bài "Tiết học đầu tiên" và cho HS thảo luận
? Trong tiết học toán lớp 1 thường có những hoạt động nào? bằng cách nào ? 
 Sử dụng những đồ dùng nào ?
- Tuy nhiên trong học toán thì học CN là quan trọng nhất, HS nên tự học bài, tự làm và kiểm tra.
- Học toán 1 các em sẽ biết
- Đếm, đọc số, viết số, so sánh hai số....
- Làm tính cộng, tính trừ 
- Nhìn hình vẽ nên được bài toán, rồi yêu cầu phép tính giải.
- Biết giải các bài toán.
- Biết đo độ dài, biết xem lịch....
? Vậy học toán 1 em sẽ biết được những gì ?
? Muốn học toán giỏi các em phải làm gì ?
- Y/c HS lấy bộ đồ dùng học toán ra 
- GV lấy từng đồ dùng trong bộ đề dùng giơ lên và nêu tên gọi
- GV nêu tên đồ dùng và yêu cầu học sinh lấy
- Giới thiệu cho HS biết đồ dùng đó để làm gì ?
- HD HS cách mở, cất và bảo quản hộp đồ dùng
- Trò chơi: Thi cách lấy và cất đồ dùng 
- Chuẩn bị cho tiết học sau.
- HS lấy sách toán ra xem 
- HS chú ý
- HS thực hành gấp, mở sách
- Trong tiết học có khi GV phải giới thiệu, giải thích (H1) có khi làm quen với qtính (H2) có khi phải học nhóm (H4)
- HS chú ý nghe
- Một số HS nhắc lại
- Phải đi học đều, học thuộc bài, chịu khó tìm tòi, suy nghĩ.
- HS làm theo yêu cầu của GV
- HS theo dõi
- HS nghe và lấy đồ dùng theo yêu cầu
- 1 số HS nhắc lại
- HS thực hành
 _________________________________
Tự nhiên xã hội Cơ thể chúng ta
I - Mục tiêu : Học sinh biết
- Kể tên các bộ phận chính của cơ thể.
- Biết một số cử động của đầu, cổ, mình, chân, tay
- Rèn thói quen ham thích hoạt động để có cơ thể phát triển tốt.
II - Đồ dùng dạy học : 
- Giáo viên : Các hình trong SGK
 - Học sinh : VBT TNXH - SGK
III - Các hoạt động dạy - học :
Nội dung
HĐ của thầy
HĐ của trò
1. Kiểm tra bài cũ(5’)
2: Quan sát tranh 4 sgk(9’)
- Gọi đúng tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể.
3. Quan sát tranh5 (8’) 
- Nắm được các bộ phận bên ngoài: Đầu, mình, tay và chân.
4. Tập thể dục(8’)
- Gây hứng thú rèn luyện thói quen ham thích hoạt động
5. Củng cố – dặn dò(5’)
- Kiểm tra vở bài tập tự nhiên xã hội của học sinh.
- Hs quan sát tranh 4 sgk.
? Hãy chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể?
- Nhận xét.
- Cho HS quan sát tranh 5 sgk.
? Hãy chỉ và cho biết bạn trong hình đang làm gì?
? Cơ thể người gồm mấy phần?
* Kết luận: Cơ thể người gồm 3 phần: Đầu, mình, tay và chân. cần phải hoạt động để cơ thể khỏe mạnh.
- Hướng dẫn học hát và tập các động tác 
“ Cúi mãi mỏi lưng...
...mệt mỏi”
* Kết luận: Muốn cơ thể phát triển tốt cần tập thể dục hàng ngày.
- Nhận xét giờ học
- Hướng dẫn HS học bài ở nhà.
- Hs quan sát tranh
- Thảo luận nhóm.
- Đại diện trình bày.
- Nhóm khác bổ xung.
- Quan sát tranh.
- Thảo luận.
- Đại diện trình bày.
- Nhóm khác bổ xung
- Lớp hát và tập theo.
Thứ tư ngày 18 tháng 8 năm 2010
Tiếng việt e
I- Mục đích yêu cầu:
- HS làm quen và nhận biết chữ và âm e 
- Bước đầu nhận biết được mối liên hệ giữa chữ và tiếng chỉ đồ vật, sự vật
- Phát biểu lời nói tự nhiên theo nội dung: Trẻ em và loài vật đều có lớp học của mình.
II- Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ có kẻ ô li
- Sợi dây để minh ... heo tranh chuyện Tre ngà.
B- Đồ dùng dạy học:
- Bảng ôn tập.
- Tranh minh hoạ cho câu ứng dụng & truyện kể Tre ngà.
- Sưu tầm 1 số tranh ảnh, sách báo có âm & chữ đã học trong tuần để HS ôn tập.
C- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Nội dung
HĐ của thầy
HĐ của trò
1. Kiểm tra bài cũ:(5’)
2. Ôn tập:(26’)
3. Đọc từ ứng dụng(4’)
4. Tập viết từ ứng dụng(5’) 
1. Luyện đọc:(15’) 
2. Luyện viết:(10’)
3. Kể chuyện "Tre ngà".(5’)
4. Củng cố - dặn dò:(5’)
- Viết và đọc bài y - tr
- Đọc từ và câu ứng dụng.
a. Các chữ & âm vừa học.
+ Treo bảng ôn.
- Cho Hs lên chỉ chữ trong bảng ôn & đọc.
- Bây giờ cô đọc âm ai có thể lên chỉ chữ 
- Gv chỉ chữ.
- Cho Hs đọc lại các âm đã học.
b. Ghép chữ thành tiếng:
Gv nói: ở cột dọc ghi các chữ các em vừa học trong tuần, còn hàng ngang là các chữ các em đã học. Bây giờ các em hãy ghép chữ ở cột dọc với chữ ở dòng ngang và đọc.
VD: Ghép chữ ph với chữ o ta được pho; đọc là pho.
- Bây giờ các em hãy chú ý vào bảng 2.
? Bảng 2 ghi những gì nhỉ ?
- Y/c Hs ghép các từ ở cột dọc & Các dấu ở dòng ngang bảng 2.
- Ghi bảng từ ứng dụng.
- Giải thích một số từ.
Y/c Hs đọc từ ứng dụng.
- Gv chỉnh sửa, phát âm cho Hs.
- Gv viết mẫu, nêu quy trình viết.
- Gv nhận xét & sửa lỗi.
- Cho Hs viết từ: Tre ngà trong vở tập viết.
- Gv hướng dẫn 7 uấn nắn Hs yếu.
Tiết 2
- Y/c Hs ghép các tiếng: phố, nghe, giã, quê.
- Gọi 5 - 6 Hs đọc lại bảng ôn.
- Gv theo dõi, sửa lỗi phát âm cho những Hs sai.
+ Đọc câu ứng dụng.
- Gv treo tranh lên bảng.
? Tranh vẽ gì ?
- Giới thiệu câu ứng dụng & gt.
Nghề xẻ gỗ: người ta xẻ những cây gỗ to ra thành những cây gỗ mỏng
Nghề giã giò: giã cho thịt nhỏ ra để làm giò.
- Y/c Hs đọc lại câu ứng dụng.
- Gv theo dõi sửa lỗi & khuyến khích các 
em đọc tốt hơn.
- Cho Hs viết nối từ (quả nho) trong vở tập viết.
- Gv theo dõi uấn nắn thêm Hs yếu.
+ Gv kể chuyện 1 lần.
+ Gv kể lần 2 sử dụng tranh minh hoạ.
- Nêu y/c & giao việc.
- ? Hãy kể lại nội dung câu chuyện của bức tranh 1.
- Gv lần lượt hỏi như vậy với các tranh còn lại.
Tranh 2: Có người giao vua cần người đánh giặc.
Tranh 3: Chú nhận lời & lớn nhanh như thổi.
Tranh 4: Đủ nón sắt, gậy sắtchú đánh cho giặc chạy tan tác.
Tranh 5: Gậy sắt gãy, chú nhổ 1 bụi tre làm gậy chiến đấu. 
Tranh 6: Dẹp xong giặc chú bay về trời.
? Truyện nói lên điều gì ?
- Cho Hs đọc lại bài trên bảng lớp trong SGK.
+ Trò chơi: Thi viết tiếng có âm vừa học.
- Nx chung giờ học.
: - Ôn lại bài.
 - Xem trước bài 28.
- Mỗi tổ viết 1 từ vào bảng con: chú ý trí nhớ, cá trê.
- 1 số Hs.
- 1 vài em, lớp nhẩm theo.
- 1 vài em.
- 1 số em đọctheo que chỉ.
- Hs đọc ĐT.
- Từng cá nhân ghép sau đó đọc.
- Hs đọc ĐT sau khi đã ghép xong.
- Bảng 2 ghi dấu tranh.
- Hs ghép xong đọc Cn, nhóm, lớp.
- Hs đọc Cn, nhóm, lóp.
- Hs viết chữ trên không sau đó viết trên bảng con.
- Hs viết trong vở theo mẫu.
- Hs sử dụng bộ dồ dùng để ghép & đọc tiếng vừa ghép.
- Hs đọc Cn, ĐT.
- Hs quan sát tranh & Nx.
- Vẽ 2 người thợ đang xẻ gỗ & 1 người thợ giã giò.
- Hs đọc CN, nhóm, lớp.
- Hs tập viết trong vở theo mẫu.
- 1 số em dọc lại câu chuyện
- Hs thảo luận nội dung câu chuyện theo nhóm 4.
- Một em bé lên 3 tuổi vẫn chưa
- 1 vài Hs kể toàn truyện.
- Truyền thóng đánh giặc cứu nước của trẻ nước Nam.
- 1 số em đọc.
- Các nhóm cử đại diện lên thi.
- Hs nghe & ghi nhớ.
Đạo đức Gia đìmh em(t1)
I.Mục tiêu
- Trẻ em có quyền có gia đình, có cha mẹ được yêu thương, chăm sóc.
- Trẻ em có bổn phận phải lễ phép với ông bà ,cha mẹ, anh chị.
- HS biết:
+Yêu quí gia đình mình.
+Yêu thương lễ phép với ông bà ,cha mẹ.
+Quí trọng những bạn biết lễ phép.
II. Các họat động.
Nội dung
HĐ của thầy
HĐ của trò
1.Kiểm tra bài cũ(5’).
2.Khởi động(2’).
3.HS kể về gia đình của mình(7’)
- Biết mỗi em đều có một gia đình.
4.Kể lại nội dung tranh bài tập 2(8’).
- Có gia đình ,được yêu thương chăm sóc.
5.Đóng vai các tình huống bài tập 3(8’).
- Biết trẻ em phải lễ phép, vâng lời , ông bà, cha mẹ.
6.Củng cố-dặn dò(5’).
?Tại sao phải giữ gìn đồ dùng học tập.
- Cho cả lớp hát: Cả nhà thương nhau.
- Chia 4 nhóm:4 em 1 nhóm.
- Hướng dẫn HS tự kể về gia đình của mình.
?Gia đình em gồm mấy người.
?Anh, em bao nhiêu tuổi.
?Học lớp mấy.
- Kết luận : Chúng ta ai cũng có một gia đình.
- Chia nhóm- giao nhiệm vụ.
Tranh 1:Bố mẹ hướng dẫn con đi học.
Tranh 2:Bố mẹ đưa con đi chơi đu quay trong công viên.
Tranh 3:Gia đình sum họp quanh mâm cơm.
Tranh 4.Bạn trong tổ bán báo xa mẹ đang bán báo trên đường phố.
?Bạn nào trong tranh được sống hạnh phúc với gia đình.
?Bạn nào phải sống xa cha mẹ vì sao.
- Kết luận: Các em thật hạnh phúc vì có gia đình.Chúng ta cần cảm thông chia sẻ với các bạn thiệt thòi không được cùng sống với gia đình.
- Chia nhóm- giao nhiệm vụ.
Kết luận về cách ứng sử trong các tình huống.
Tranh 1:Nói vâng ạ và thực hiện đúng lời mẹ dặn.
Tranh 2.Chào bà và cha mẹ khi đi học về.
Tranh 3:Chào bà xin phép bà đi chơi.
Tranh 4:Nhận quà bằng hai tay và nói lời cảm ơn.
Kết luận:Các em phải có bổn phận kính trọng, lễ phép và vâng lời ông bà cha mẹ.
- Hỏi lại nội dung bài vừa học.
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn bài ở nhà.
- Chuẩn bị bài sau.
- Lớp hát bài 2 lần.
- Về theo nhóm.
- Thảo luận kể trong nhóm.
- Đại diện trình bày.
- Nhóm khác bổ xung.
- Quan sát theo nhóm.
- Thảo luận.
- Đại diện nhóm kể.
- Lớp bổ xung.
- Về nhóm thảo luận.
- Chuẩn bị đóng vai.
- Đóng vai.
- Lớp nhận xét.
Thứ ba ngày 05 tháng 10 năm 2010
Tiếng việt Ôn tập âm và chữ ghi âm
I. Mục tiêu.
- HS đọc viết được các chữ ghi âm đã học.
- Đọc đúng các tiếng từ đã học ghép với các dấu thanh.
- Rèn kỹ năng đọc viết cho HS .
II. Các họat động.
Nội dung
HĐ của thầy
HĐ của trò
1. Ôn tập âm và các chữ ghi âm(30’)
1.luyện đọc(15’)
2luyện viết(10’)
3.Luyện nói(5”)
4.Củng cố dặn dò(5’)
? Em đã được học các chữ ghi âm nào?
Ghi bảng.
e b ê v l h o ô c 
a i n m d đ t th
u ư x ch s r k kh
g gh p ph nh q qu
gi ng ngh y tr.
? Những chữ ghi âm nào ghi bằng 2 con chữ?
? Chữ ghi âm nào gồm 2 con chữ?
- Phân biệt sự giống và khác nhau?
- Gv đọc âm.
- Nhận xét.
- Ghi 1 số từ ứng dụng.
- Nhận xét.
Tiết 2
- Nhận xét.
- Chọn 1 số từ ứng dụng đọc cho Hs nghe và viết.
- Quan sát uốn nắn.
- hướng dẫn Hs thi kể lại các chuyện đã học.
- Nhận xét.
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn học bài ở nhà.
- Chuẩn bị bài sau.
Hs trả lời.
Bạn khác bổ xung.
Trả lời.
Nhắc lại.
- Hs chỉ chữ.
- Tự chỉ và đọc.
- Đọc.
(cá nhân, nhóm)
- Đọc lại bài tiết 1.
(cá nhân, nhóm)
- Viết vào vở.
- kể tiếp nối.
 - Nhận xét.
 Toán Kiểm tra
I. Mục tiêu.
- kiểm tra kết quả học tập của học sinh về.
+ nhận biết số lượng trong phạm vi 10, viết các số từ 0 – 10.
+ nhận biết thứ tự các số trong phạm vi 10.
+ nhận biết được hình vuông, tròn ,tam giác.
II. Các hoạt động.
1. Đề bài.
Bài 1. Số?
 >
Bài 2. Số? 
1
2
4
6
3
8
5
Bài 3 . Viết các số 5, 2, 1, 8, 4
 a, Theo thứ tự từ lớn đến bé.
 b, Theo thứ tự từ bé đến lớn. 
Bài 4. Số?
Có  hình vuông ?
Có .hình tam giác? 
2. biểu điểm.
Bài 1.(2đ) Mỗi ô điền đúng cho 0,5đ.
Bài 2.(3đ) Viết đúng 1 số cho 0,25đ.
Bài 3.(3đ) Viết đúng 1 phần cho 1,5đ.
Bài 4(2đ) Viết dúng 1 phần cho 1đ.
3. phát bài cho Hs làm
4. Thu bài chấm.
5. Nhận xét giờ kiểm tra.
 ___________________________________
Tự nhiên xã hội Thực hành đánh răng ,rửa mặt 
A- Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Nắm được các thao tác đánh răng, rửa mặt đúng cách.
2. Kỹ năng: - Biết đánh răng, rửa mặt đúng cách.
3. Giáo dục:
- Có thói quen đánh răng, rửa mặt và làm vệ sinh cá nhân hàng ngày.
B- Chuẩn bị:
+ Học sinh: Bàn chải, cốc, khăn mặt.
+ Giáo viên: Mô hình hàm răng, bàn chải, kem đấnh răng trẻ em, chậu rửa mặt, nước sạch.
C- Các hoạt động dạy học:
Nội dung
HĐ của thầy
HĐ của trò
1. Kiểm tra bài cũ:(5’)
2. Giới thiệu bài: (5’)
3. Thực hành đánh răng.(10’)
- Mục đích: Hs biết đánh răng đúng cách.
4. Thực hành rửa mặt.(10’)
+ Mục đích: Hs biết rửa mặt đúng cách.
4. Củng cố - dặn dò:(5’)
? Hãy kể những việc em làm hàng ngày để chăm sóc & bảo vệ răng ?
- Nêu Nx sau KT
- Cho cả lớp hát bài "Mẹ mua cho em bàn chải xinh".
? Các em thấy em bé trong bài hát tự làm gì ?
Nhưng đánh răng rửa mặt đúng cách mới là tốt. Hôm nay cô trò mình thực hành đánh răng, rửa mặt.
+ Cách làm: - Đưa mô hình hàm răng cho Hs quan sát.
Y/c Hs lên bảng chỉ vào mô hình hàm răng và nói rõ đâu là:
Mặt trong của răng ?
Mặt ngoài của răng ?
 Mặt nhai của răng ?
- Trước khi đánh răng em phải làm gì ?
- Hàng ngày em trải răng NTN ?
- Gv quan sát rồi làm mẫu.
+ Chuẩn bị cốc nước sạch.
+ Lấy kem đánh răng vào bàn chải..
+ Chải theo hướng từ trên xuống, từ dưới lên.
+ Lần lượt chải mặt mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai của răng.
+ Súc miệng kĩ rồi nhổ ra nhiều lần.
+ Rửa sạch rồi cất bàn chải vào chỗ cũ.
- Gv theo dõi, chỉnh sửa.
+ Cách làm:
* Bước 1:
- Gọi 1, 2 Hs lên làm động tác rửa mặt hàng ngày.
- Rửa mặt NTN là đúng cách & hợp vệ sinh nhất.
- Vì sao phải rửa mặt đúng cách ?
* Gv chốt ý.
+ Giáo viên làm mẫu:
- Chuẩn bị khăn sạch, nước sạch.
- Rửa tay = xà phòng trước khi rửa (nhắm mắt) xoa kỹ vùng quanh mắt, trán
- Dùng khăn sạch lau khô.
- Vò sạch khăn mặt khô, dùng khăn lau vành tai cổ.
- Giặt khăn = xà phòng rồi phơi.
*Bước 2: Thực hành.
- Cho Hs thực hành tại lớp
(5 -> 10 em).
- Gv theo dõi, chỉnh sửa.
? Chúng ta nên đánh răng, rửa mặt vào núc nào ?
- Hàng ngày các con nhớ đánh răng, rửa mặt đúng cách như vậy mới hợp vệ sinh.
- 1 -> 3 Hs nêu.
- Cả lớp hát & vỗ tay 1 lần.
- Đánh răng.
- Hs quan sát.
- 1 Hs lên bảng chỉ và nêu.
- Lấy bàn chải, kem đánh răng, cốc nước.
- 5 Hs lần lượt lên thực hành trên mô hình hàm răng.
- Hs ạ theo dõi, NX.
- Hs theo dõi.
- Hs thực hành theo nhóm.
- 2 Hs lên bảng - dưới lớp quan sát, nhận xét.
- Rửa mặt = nước sạch, khăn sạch, rửa tay trước khi rửa mặt, rửa tai, cổ
- Để giữ vệ sinh.
- Hs theo dõi & ghi nhớ.
- Hs ạ quan sát & Nx.
- Đánh răng trước khi đi ngủ & buổi sáng sau khi ngủ dậy.
- Rửa mặt lúc ngủ dậy & sau khi đi đâu về.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 1 ba cot moi.doc