Giáo án Âm nhạc lớp 1 - Trường Tiểu học Thăng Long

Giáo án Âm nhạc lớp 1 - Trường Tiểu học Thăng Long

I.MỤC TIÊU:

- Biết hát theo giai điệu và lời ca bài hát Quê hương tươi đẹp.

- Biết vỗ tay theo bài hát. ( HS kh , giỏi biết g đệm theo bài hát).

- Giáo dục HS yêu quê hương.

II.CHUẨN BỊ

- Băng mẫu, máy nghe, một số nhạc cụ gõ.

- Một số tranh ảnh về phong cảnh, con người ở vùng núi phía Bắc.

III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :

 

doc 35 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 826Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Âm nhạc lớp 1 - Trường Tiểu học Thăng Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ sáu ngày 07 tháng 09 năm 2012
²²²²²²²?@²²²²²²
Tiết : 01
ÂM NHẠC
HỌC HÁT : BÀI QUÊ HƯƠNG TƯƠI ĐẸP
Dân ca Nùng
Đặt lời: Anh Hoàng
I.MỤC TIÊU: 
- Biết hát theo giai điệu và lời ca bài hát Quê hương tươi đẹp.
- Biết vỗ tay theo bài hát. ( HS khá , giỏi biết gõ đệm theo bài hát).
- Giáo dục HS yêu quê hương.
II.CHUẨN BỊ
- Băng mẫu, máy nghe, một số nhạc cụ gõ. 
- Một số tranh ảnh về phong cảnh, con người ở vùng núi phía Bắc.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV làm quen lớp.
- Kiểm tra đồ dùng học tập phục vụ cho môn học. 
2. Bài mới:
ị Giới thiệu bài: Quê hương Việt Nam của chúng ta vô cùng tươi đẹp. Hôm nay cô cùng các em đến thăm vùng núi phía Bắc để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của quê hương mình qua bài hát Quê hương tươi đẹp, một bài hát dân ca Nùng, do nhạc sĩ Anh Hoàng đặt lời mới.
- Treo tranh ảnh về vùng núi phía Bắc.
- Bức tranh vẽ cảnh gì?
- Qua bức tranh các em thấy quê hương của chúng ta như thế nào?
- Ghi tên bài yêu cầu HS nhắc lại tên bài hát, tên tác giả.
ịHướng dẫn tư thế học hát : 
- Làm mẫu, giảng giải.
* Tư thế đứng hát.
- Khi đúng hát tư thế đứng tự nhiên, 2 tay buông lỏng, không so vai, cằm không đưa ra, mắt nhìn thẳng, không cúi hoặc ngửa lên, không nghiêng đầu, nét mặt vui tươi.
- Theo dõi, sửa chữa cho những em thực hiện chưa đúng.
* Tư thế ngồi hát.
- Khi ngồi hát không dựa dẫm nghiêng ngả, lưng thẳng, không tì ngực lên bàn.
- GV theo dõi, sửa chữa cho những em thực hiện chưa đúng.
ị Hướng dẫn học hát : 
- Hát mẫu.
- Đọc tiết tấu lời ca từng câu, yêu cầu HS nghe và đọc theo.
- Tập hát cho HS bằng cách hát mẫu, đàn giai từng câu ngắn.
- Tập hát cả bài bằng cách tập hát nối tiếp từng câu theo lối móc xích.
Lưu ý: HS hát ngân giọng ở tiếng “ về, hương”.
- Lắng nghe , sửa sai.
- Tuyên dương những em hát đúng giai điệu, thuộc lời ca, biểu diễn mạnh dạn tự tin.
3. Củng cố , dặn dò : 
Bài hát Quê hương tươi đẹp là bài dân ca của dân tộc nào ? Do ai đặt lời ? 
=> Với giai điệu nhẹ nhàng, hình ảnh đẹp, bài hát Quê hương tươi đẹp làm cho chùng ta thêm yêu cảnh đẹp quê hương mình.
Hướng dẫn về nhà : 
Hát thuộc bài hát.
Nhận xét tiết học
Lắng nghe
- Quan sát.
- Vẽ cánh đồng thẳng cành cò bay, núi rừng bạt ngàn, rừng cọ đồi chè xanh thẳm.
- Quê hương của chúng ta rất tươi đẹp.
Học bài hát Quê hương tươi đẹp
 Dân ca Nùng
 Đặt lời: Anh Hoàng 
- Theo dõi.
- Thực hiện tư thế đứng hát.
- Theo dõi.
-Thực hiện tư thế ngồi hát.
- Nghe hát.
- Đọc lời ca theo tiết tấu ( 2 lần).
Quê hương em biết bao tươi đẹp
Đồng lúa xanh núi rừng ngàn cây
Khi mùa xuân thắm tươi đang trở về
Ngàn lời ca vui mừng chào đón
Thiết tha tình quê hương.
- Nghe và hát theo.
- Nghe và hát theo.
- Tập hát 2 câu có tiếng “ về, hương” nhiều lần.
- Hát đồng thanh cả lớp 1 số lần.
- Hát luân phiên giữa các nhóm.
- 1 số HS hát cá nhân
Trả lời 
Lớp hát lại bài 1 lần 
dddddddddddd & cccccccccccc
Thứ sáu ngày 14 tháng 09 năm 2012
²²²²²²²?@²²²²²²
Tiết : 02
ÂM NHẠC
 ÔN TẬP BÀI HÁT : QUÊ HƯƠNG TƯƠI ĐẸP
Dân ca Nùng
Đặt lời: Anh Hoàng
 I.MỤC TIÊU: 
 - Biết hát theo giai điệuvà đúng lời ca.
 - Biết hát kết hợp vỗ tay theo bài hát. ( HS khá, giỏi biết gõ đệm theo tiết tấu lời ca) .
 - Giáo dục HS yêu quê hương.
 II.CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Một số nhạc cụ gõ.
 - GV tập trước 1 số động tác múa phụ hoạ cho bài hát. 
 III.HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Yêu cầu HS nhắc lại tên bài hát, tên tác giả bài hát tập tuần trước.
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
ị Giới thiệu bài: Hôm nay các em ôn bài hát Quê hương tươi đẹp.
ịÔn bài hát Quê hương tươi đẹp:
- Ghi tên bài học lên bảng.
- Hát mẫu 
- Nghe và tập lại những chỗ các em còn hát sai, nhắc nhở các em hát rõ lời ca.
+ Hướng dẫn HS hát kết hợp gõ theo tiết tấu lời ca.
- Hát kết hợp gõ theo tiết tấu lời ca ( 2 lần).
- GV nói: Hát kết hợp gõ theo tiết tấu lời ca là các em hát tiếng nào thì gõ hoặc vỗ tay tiếng đó.
- Tập cho HS hát kết hợp gõ theo tiết tấu từng câu.
ịTập biểu diễn bài hát :
- GV làm mẫu.
- Hướng dẫn động tác từng câu. 
Động tác 1: Chuyển dịch chân sang trái, sang phải theo nhịp. 
Động tác 2:Đưa tay trái, tay phải từ trong ra ngoài ngang tầm hông.
Động tác 3: Thực hiện như động tác 1 nhưng kết hợp vỗ tay sang trái, sang phải theo nhịp.
- Nhắc nhở HS cần mạnh dạn, tự nhiên khi biểu diễn trước lớp.
- Theo dõi, sửa sai, khen ngợi những em hát hay, biểu diễn tốt.
3. Củng cố , dặn dò : 
 - Bắt nhịp bài hát Quê hương tươi đẹp.
 - Hôm nay các em vừa ôn bài hát Quê hương tươi đẹp và tập biểu diễn bài hát.
Hướng dẫn về nhà : 
Hát thuộc bài hát và kết hợp vận động với những động tác đã tập. 
Nhận xét tiết học.
- Nhắc tên bài học.
- Cả lớp hát bài Quê hương tươi đẹp.
- 1 nhóm hát biểu diễn trước lớp.
- 1 HS hát cá nhân.
- HS theo dõi.
- Hát kết hợp gõ theo tiết tấu từng câu 
( mỗi câu tập 2 lần).
- Hát kết hợp gõ theo tiết tấu cả bài.
- Hát luân phiên giữa 2 dãy bàn.
- Quan sát 
- Hát kết hợp vận động.
Thực hiện câu hát Quê hương em biết bao tươi đẹp.
Thực hiện câu hát: Đồng lúa xanh núi rừng ngàn cây.
Thực hiện câu hát: Khi mùa xuân thắm tươi đang trở về. Ngàn lời ca vui mừng chào đón. Thiết tha tình quê hương.
- Hát kết hợp vận động cả bài.
- 1 số nhóm hát kết hợp vận động trước lớp.
- 1 số HS hát cá nhân.
Lớp hát lại bài hát 
dddddddddddd & cccccccccccc
Thứ sáu ngày 21 tháng 09 năm 20112
²²²²²²²?@²²²²²²
Tiết: 03
ÂM NHẠC 
 HỌC HÁT : BÀI MỜI BẠN VUI MÚA CA
Nhạc và lời: Phạm Tuyên
I.MỤC TIÊU: 
 - Biết hát theo giai điệu và lời ca.
 - Biết hát kết hợp vỗ tay theo bài hát. ( HS khá, giỏi biết gõ đệm theo theo phách ).
 - Giáo dục HS yêu thích môn hát nhạc . Biết yêu quý tình bạn và sự vui vẻ.
II.CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Băng nhạc, máy nghe.
- Một số nhạc cụ gõ ( song loan, trống nhỏ..).
III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Cả lớp hát bài Quê hương tươi đẹp kết hợp gõ theo tiết tấu.
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
ịGiới thiệu bài: Hôm nay các em học bài hát Mời bạn vui múa ca. Bài hát Mời bạn vui múa ca là một sáng tác của nhạc sĩ Phạm Tuyên.
ịDạy bài hát Mời bạn vui múa ca :
- Đọc lời ca theo tiết tấu từng câu.
- Tại sao em lại mời bạn vui múa ca?
- Tập hát cho HS bằng cách hát mẫu, đàn giai điệu từng câu.
- Tập hát nối tiếp các câu theo lối móc xích cho đến hết bài.
- Nhắc nhở HS ngồi hát đúng tư thế, hát rõ lời, không kéo dài ê a, không hát gào thét. Hát ngân dài ở các tiếng cuối câu.
Câu hát: “ Mời bạn cùng vui múa vui ca” hát đều, liền hơi.
ịHát kết hợp gõ đệm, vận động theo nhịp.
+ Kết hợp gõ đệm theo phách.
- Hát kết hợp gõ đệm theo phách. 
- Theo dõi và sửa cho HS nếu các em gõ chưa đúng, chưa đều.
+ Kết hợp vận động theo nhịp.
- Hướng dẫn HS nhún chân sang trái, sang phải theo nhịp.
- GV khen ngợi những HS hát hay, biểu diễn tốt.
3. Củng cố , dặn dò : 
- Bài hát Mời bạn vui múa ca do ai sáng tác ? 
- Bắt nhịp bài hát.
Hướng dẫn bài về nhà : 
- Hát thuộc bài hát kết hợp gõ đệm theo phách.
- Chuẩn bị mỗi em một que tre để tiết sau chơi trò chơi Ngựa ông đã về. 
- 1 nhóm hát biểu diễn trước lớp.
- 2 HS hát song ca kết hợp gõ theo tiết tấu lời ca.
- Nhắc tên bài hát, tên tác giả.
 Mời bạn vui múa ca
 Nhạc và lời: Phạm Tuyên
- Nghe và đọc lời ca.
Chim ca líu lo. Hoa như đón chào
Bầu trời xanh. Nước long lanh
La la lá la. Là là la là
Mời bạn cùng vui múa vui ca.
- Mời bạn vui múa ca cho vui, cho đẹp.
- Nghe và hát theo.
- Nghe và hát theo.
- Hát đồng thanh cả lớp 1 số lần.
- Hát luân phiên giữa 2 dãy bàn.
- Theo dõi.
- Hát kết hợp gõ đệm theo phách. 
Chim ca líu lo. Hoa như đón chaò
 X x x x x x x x
- Hát luân phiên giữa các nhóm.
- Tập nhún chân sang trái, sang phải theo nhịp đếm 1- 2.
- Hát kết hợp vận động theo nhịp.
- 1 số HS biểu diễn trước lớp.
dddddddddddd & cccccccccccc
Thứ sáu ngày 28 tháng 09 năm 2012
²²²²²²²?@²²²²²²
Tiết :04
ÂM NHẠC
ÔN TẬP BÀI HÁT : MỜI BẠN VUI MÚA CA
 TRÒ CHƠI THEO BÀI ĐỒNG DAO NGỰA ÔNG ĐÃ VỀ
 I.MỤC TIÊU :
- Biết hát theo giai điệu và lời ca.
- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản. 
- Tham gia trò chơi Ngựa ông đã về .
 ( HS khá, giỏi biết hát đúng lời ca.Tham gia tập biểu diễn bài hát.)
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Nhạc cụ, thanh phách, song loan, trống nhỏ.
- Mỗi HS có một thanh tre để giả làm ngựa, roi ngựa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Kiểm tra bài cũ 
- Lớp hát bài Mời bạn vui múa ca
 - Nhận xét, đánh giá.
Bài mới: 
ị Giới thiệu bài: H ôm nay các em ôn bài hát:Mời bạn vui múa ca, chơi trò chơi theo bài đồng dao Ngựa ông đã về.
ịÔn bài hát Mời bạn vui múa ca : 
- Hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu lời ca
- GV gõ đệm.
ị Trò chơi theo bài đồng dao Ngựa ông đã về :
- - Đ ... thanh phách, song loan, trống nhỏ.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Kiểm tra bài cũ 
- Tuần trước học bài gì ? 
- Nhận xét, đánh giá 
Bài mới: 
ị Giới thiệu bài:
 Hôm nay các em ôn 2 bài hát: Đàn gà con – Sắp đến Tết rồi. Ghi tên bài 
ịÔn bài hát Đàn gà con : 
Bài hát Đàn gà con là bài hát của nhạc sĩ nào? Do ai đặt lời ? 
 - Hướng dẫn học sinh tập hát lĩnh xướng.
Trông kia đàn gà con lông vàng (1 em hát).
Đi theo mẹ tìm ăn trong vườn (tất cả hát).
Cùng tìm mồi ăn ngon ngon (1 em hát).
Đàn gà con đi lon ton (tất cả hát).
 - Lời 2 hát tương tự như lời 1.
GV bắt nhịp 
Lắng nghe, nhận xét, đánh giá 
ịÔn bài hát Sắp đến Tết rồi : 
- Hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu lời ca
ị Tập đọc thơ 4 chữ theo tiết tấu bài Sắp đến tết rồi :
- Gợi ý HS nhớ lại những bài thơ 4 chữ đã học. 
- Yêu cầu HS đọc thơ theo tiết tấu bài Sắp đến tết rồi. 
 3. Củng cố :
- Vừa học bài gì ?
- Hát lại bài hát
Hướng dẫn bài về nhà : 
- Hát thuộc 2 bài hát vừa ôn
- Về Tập đọc thơ 4 chữ theo tiết tấu bài Sắp đến tết rồi
-1 nhóm hát biểu diễn trước lớp.
- 2 HS hát 
Nhắc lại tên bài
- Bài hát Đàn gà con sáng tác của nhạc sĩ Phi – líp –pen – cô, do Việt Anh đặt lời Việt.
- Cả lớp hát bài Đàn gà con kết hợp gõ đệm theo phách, theo tiết tấu.
- Cả lớp hát kết hợp vận động với động tác động tác đơn giản (2 lần).
- 1 nhóm hát kết hợp vận động với động tác động tác đơn giản.
- Hát theo hình thức lĩnh xướng.
- 1 nhóm hát múa biểu diễn trước lớp.
- 1số HS đơn ca.
- Cả lớp hát bài Đàn gà con kết hợp gõ đệm theo phách, theo tiết tấu.
- Cả lớp hát kết hợp vận động với động tác động tác đơn giản (2 lần).
- 1 nhóm hát kết hợp vận động với động tác động tác đơn giản.
- Đọc tiết tấu bài hát Sắp đến tết rồi.
- Các nhóm thi đọc thơ 4 chữ theo tiết tấu bài hát Sắp đến tết rồi.
²²²²²²²&²²²²²²²
Thứ sáu ngày 21 tháng 12 năm 2012
²²²²²²²?@²²²²²
Tiết : 16
ÂM NHẠC
NGHE QUỐC CA
KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC: CÂU CHUYỆN NAI NGỌC RỒI
 I. MỤC TIÊU :
- HS nghe quốc ca và biết rằng khi chào cờ có hát Quốc ca, trong lúc chào cờ hát Quốc ca phải đứng nghiêm trang.
- Qua câu chuyện nhỏ để các em thấy mối liên quan giữa âm nhạc đối với đời sống( Câu chuyện Nai Ngọc). 
( HS khá, giỏi nhớ và nhắc lại một vài chi tiết ở nội dung câu chuyện Nai Ngọc.)
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Băng nhạc Quốc ca
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Kiểm tra bài cũ 
- Tuần trước học bài gì ? 
- Nhận xét, đánh giá 
Bài mới: 
² Giới thiệu bài:
 Hôm nay các em nghe hát Quốc ca Việt Nam, nghe kể chuyện âm nhạc: Câu chuyện Nai Ngọc. Chơi trò chơi “ Tên tôi tên bạn”
. Ghi tên bài 
² Nghe hát Quốc ca :
- Giới thiệu Quốc ca là bài hát chung của cả nước. Bài quốc ca của Việt Nam nguyên là bài Tiến quân ca do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác.
- Khi chào cờ hát Quốc ca, hoặc cử nhạc Quốc ca phải đứng như thế nào?
- Tập cho HS tư thế đứng chào cờ nghe hát Quốc ca.
- GV mở băng nhạc nhạc Quốc ca.
- GV tổ chức 4 tổ lần lượt lên bảng và thực hiện lại tư thế đứng khi chào cờ, nghe Quốc ca.
² Nghe kể chuyện âm nhạc: Câu chuyện Nai Ngọc.
-GV kể chuyện Câu chuyện Nai Ngọc
-GV đọc chuyện.
- Năm đó động rừng nên chim thú kéo về làm gì?
- Để bảo vệ mùa màng bà con đã làm gì? kết quả ra sao?
- Thấy cảnh đó em bé xuống núi và đã làm gì?
- Tại sao các loài vật quên cả việc phá hoại mùa màng?
- Tại sao đêm đã khuya mà dân làng không ai muốn về?
=> Em bé Nai Ngọc dùng tiếng hát của mình để giúp dân làng xua đuổi muông thú. Còn các em dùng tiếng hát của mình để làm gì?
²Trò chơi: Tên tôi tên bạn.
- Hướng dẫn cách chơi: Một em đứng lên và giới thiệu tên mình theo tiết tấu.
Ví dụ: Tên tôi là Minh.
Sau đó chỉ vào bạn khác (tuỳ ý) và hỏi “Bạn tên là gì?”.Người được chỉ định lập tức đứng lên và cũng phải nói theo tiết tấu đã xác định.
Ví dụ: Tên tôi là Nga.
Lần lượt như vậy trò chơi diễn ra liên tục. Nếu bạn nào nói sai tiết tấu, không được chỉ định người khác và coi như thua cuộc. 
 3. Củng cố :
- Vừa học bài gì ?
-Khi nào hát Quốc ca hoặc cử nhạc quốc ca? 
- Khi hát hay nghe hát Quốc ca phải đứng tư thế như thế nào?
Hướng dẫn bài về nhà : 
 Thực hiện đúng tư thế khi nghe hát Quốc ca, hát ôn các bài hát đã học.
Cả lớp hát bài Sắp đến tết rồi, Đàn gà con.
- 1 nhóm hát bài Đàn ga øcon kết hợp múa phụ hoạ.
- 1 nhóm hát bài Sắp đến tết rồi kết hợp múa phụ hoạ.
Nhắc lại tên bài
- Nghe giới thiệu.
- Phải đứng nghiêm trang, mắt hướngvề Quốc ky.ø
-HS đứng nghiêm trang, mắt hướng lên cờ.
- HS nghe ( 3 lần).
- Các tổ khác quan sát tư thế đứng nghe Quốc ca của bạn, nhận xét, góp ý cho bạn.
- HS nghe.
- HS nghe.
- Chím thú kéo về để phá nương rẫy.
- Bà con đã cầm gậy đuổi đánh muông thú nhưng kết quả chẳng ăn thua.
- Em bé nhìn muông thú cười và vẫy tay với chúng, sau đó cất tiếng hát kì diệu.
- Do mải nghe tiếng hát tuyệt vời của em bé.
-Tiếng hát của em bé Nai Ngọc vô cùng hấp dẫn.
- HS liên hệ.
-HS chơi nháp.
- HS tiến hành chơi.
- Các bạn khác cổ vũ bằng cách vỗ tay theo tiết tấu. 
Khi chào cờ.
²²²²²²²&²²²²²²²
Thứ sáu ngày 28 tháng 12 năm 2012
²²²²²²²?@²²²²²
Tiết : 17
ÂM NHẠC
ÔN TẬP CÁC BÀI HÁT ĐÃ HỌC 
 I. MỤC TIÊU :
- HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca các bài hát đã học.
- Biết hát kết hợp vỗ tay (hoặc gõ) đệm theo phách hoặc theo tiết tấu lời ca. Tập hát kết hợp vận động phụ hoạ. ( HS khá, giỏi biết hát đúng lời ca)
- HS yêu thích môn học. Mạnh dạn tự tin khi biểu diễn.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Nhạc cụ, thanh phách, song loan, trống nhỏ.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Kiểm tra bài cũ 
 Tuần trước học bài gì ? 
- Bài Quốc ca Việt Nam tên là gì? do ai sáng tác?
- Khi nghe Quốc ca phải đứng tư thế như thế nào?
 Nhận xét, đánh giá 
Bài mới: 
ị Giới thiệu bài:
 Tiết học này các em tập biểu diễn các bài hát đã học => Ghi tên bài 
ịÔn tập : 
-Các em đã học những bài hát nào?
- Lần lượt bắt nhịp các bài hát đã học.
- GV nhắc HS hát rõ lời, đúng giai điệu bài hát, vận động phụ hoạ nhịp nhàng, mạnh dạn, tự nhiên khi hát múa trước lớp.
 3. Củng cố :
- Vừa học bài gì ?
- HS tự chọn các bài hát yêu thích nhất trong các bài hát đã học biểu diễn trước lớp.
 4. Dặn dò:
- Tập biểu diễn các bài hát đã học để tuần sau thi học kỳ.
Trả lời 
- HS chơi trò chơi “Tên tôi tên bạn”.
Nhắc lại tên bài
Quê hương tươi đẹp.
Mời bạn vui múa ca
Tìm bạn thân
Lí cây xanh
Đàn gà con
Sắp đến tết rồi.
- Lần lượt hát ôn 6 bài hát đã học kết hợp gõ theo nhịp, theo tiết tấu, theo phách hoặc múa phụ hoạ( mỗi bài chọn 1 hình thức). 
-2 HS song ca bài: Quê hương tươi đẹp.
-1 nhóm 6 em hát múa bài Mời bạn vui múa ca.
- 1 nhóm 6 em hát bài:Tìm bạn thân kết hợp vỗ tay theo phách.
-1 số HS đơn ca bài: Lí cây xanh
- 1 nhóm hát múa bài: Đàn gà con.
- 1 số HS đơn ca bài: Sắp đến tết rồi.
=> Hôm nay các em tập biểu diễn các bài hát đã học
²²²²²²²&²²²²²²²
Thứ sáu ngày 04 tháng 01 năm 2013
²²²²²²²?@²²²²²
Tiết : 18
ÂM NHẠC
TẬP BIỂU DIỄN CÁC BÀI ĐÃ HỌC 
 I. MỤC TIÊU :
- HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.
- Tập cho HS mạnh dạn tham gia biểu diễn các bài hát đã học trước lớp. 
- HS yêu thích môn học. Mạnh dạn tự tin khi biểu diễn.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Nhạc cụ, thanh phách, song loan, trống nhỏ.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Kiểm tra bài cũ 
- Tuần trước học bài gì ? 
- Nhận xét, đánh giá 
Bài mới: 
ị Giới thiệu bài:
 - Tiết học này các em tập biểu diễn các bài hát đã học.
 - Ghi tên bài 
ị Ôn tập các bài hát đã học : 
- Các em đã học những bài hát nào? Do ai sáng tác ?
- GV lần lượt đàn các bài hát đã học.
ịTập biểu diễn các bài hát đã học : 
- GV hướng dẫn HS tập biểu diễn trước lớp.
Lưu ý: HS hát rõ lời, đúng giai điệu bài hát, vận động phụ hoạ nhịp nhàng, mạnh dạn, tự nhiên khi hát múa trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương những nhóm, cá nhân hát hay, biểu diễn tốt.
 3. Củng cố :
- Vừa học bài gì ?
- Nhận xét chung các tiết mục biểu diễn trước lớp.
=> Hôm nay các em tập biểu diễn các bài hát đã học. Khi biểu diễn trước lớp các em phải hát rõ lời, phong cách tự nhiên, vui tươi để các tiết mục biểu diễn thành công hơn.
Hướng dẫn bài về nhà : 
- Luyện hát các bài hát đã học.
-1 nhóm hát biểu diễn trước lớp.
- 2 HS hát 
Nhắc lại tên bài
- Quê hương tươi đẹp 
- Mời bạn vui múa ca
- Tìm bạn thân
- Lí cây xanh
- Đàn gà con
- Sắp đến tết rồi.
-HS lần lượt hát ôn 6 bài hát đã học kết hợp gõ theo nhịp, theo tiết tấu, theo phách hoặc múa phụ hoạ( mỗi bài chọn 1 hình thức). 
- HS nghe hướng dẫn.
- Từng nhóm hoặc cá nhân lên bốc thăm và trình bày bài hát mà nhóm, hoặc cá nhân đã bốc thăm được.
- HS nhận xét, đánh giá cho các tiết mục biểu diễn về giọng hát, phong cách biểu diễn.
²²²²²²²&²²²²²²²

Tài liệu đính kèm:

  • docmon AM NHAC lop 1 HKI.doc