Giáo án Âm nhạc lớp 4

Giáo án Âm nhạc lớp 4

I . Mục tiêu :

 - Hs ôn tập , nhớ lại một số BH đã học ở lớp 3 .

 - Nhớ một số kí hiệu ghi nhạc đã học .

II. Gv chuẩn bị :

 - Nhạc cụ gõ .

 - Bảng phụ .

III. Các hoạt động dạy học :

 1. Tổ chức lớp :

 - Ổn định lớp .

 2. Dạy bài mới :

 

doc 44 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1917Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Âm nhạc lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ ngày tháng 8 năm 2009
Tiết 1 : Ôn tập ba bài hát và kí hiệu ghi nhạc 
đã học ở lớp 3
I . Mục tiêu :
 - Hs ôn tập , nhớ lại một số BH đã học ở lớp 3 .
 - Nhớ một số kí hiệu ghi nhạc đã học .
II. Gv chuẩn bị :
 - Nhạc cụ gõ .
 - Bảng phụ .
III. Các hoạt động dạy học : 
 1. Tổ chức lớp : 
 - ổn định lớp .
 2. Dạy bài mới : 
 Giáo viên : Học sinh : 
 Hoạt động 1 : Ôn tập ba BH lớp 3 
 - Gv chọn 3 BH cho hs ôn lại . - Hát ôn từng bài theo yêu cầu .
 + Quốc ca Việt Nam .
 + Bài ca đi học .
 + Cùng múa hát dưới trăng .
 - Tuỳ từng bài gv cho hs hát kết hợp một số
 hoạt động như : gõ đệm ; vận động 
 Hoạt động 2 :Ôn tập một số kí hiệu 
ghi nhạc
 - Gv đặt câu hỏi gợi ý hs trả lời : - Hs suy nghĩ trả lời câu hỏi .
 ? Các em đã học những kí hiệu ghi nhạc 
gì ở lớp 3 ?
 ? Em hãy kể tên các nốt nhạc ? 
 ? Em biết những hình nốt nhạc nào ? 
 - Cho hs tập nói tên các nốt nhạc trên khuông . - Hs đọc tên nốt nhạc trên khuông
 - Cho hs tập viết một số nốt nhạc tren khuông - Hs tập viết vào bảng con .
 ( Bao gồm tên nốt và hình nốt ) 
Hoạt động 3 : Củng cố - Dặn dò .
 - Cho hs cả lớp hát lại một bài trong số các BH - Hs hát .
 vừa ôn .
 - Dặn dò hs tập ghi nhớ nốt nhạc để chuẩn bị 
 cho tiết học sau .
 Tuần..( Từ ngày ..đến ngày..2006 )
Tiết 2 : Học bài hát Em yêu hoà bình .
I . Mục tiêu : 
 - Hs hát đúng và thuộc bài Em yêu hoà bình .
 - Qua BH giáo dục các em lòng yêu hoà bình , yêu quê hương đất nước .
II. Gv chuẩn bị : 
 - Bảng phụ .
 - Hát chuẩn xác BH .
III. Các hoạt động dạy học :
 1 . Bài cũ : 
 - Hs nhận biết tên và vị trí 7 nốt nhạc trên khuông .
 - Chữa 2 bài tập trong bài trước .
 2 . Bài mới : 
 Giáo viên : Học sinh : 
 Hoạt động 1 : Dạy BH Em yêu hoà bình .
 - Giới thiệu bài . - Hs chú ý lắng nghe .
 - Gv hát mẫu .
 - Gọi 1 - 2 hs đọc lời ca rõ ràng , diễn cảm - Hs đọc lời ca .
 BH trong sgk . 
 - Hướng dẫn hs vỗ tay theo hình tiết tấu . - Thực hiện theo hướng dẫn .
 - Dạy hát từng câu theo lối móc xích đến hết - Học hát theo hướng dẫn .
 bài .
 * Lưu ý hs nhữnh chỗ hát luyến và đảo phách
 + Hát luyến : tre , đường , yêu , xóm , rã , - Hs lưu ý để hát đúng .
 lắng , cánh , thơm , hương , có .
 + Đảo phách : 
 “ Dòng sông hai bên bờ xanh thắm “
 Hoạt động 2 : Hát kết hợp vỗ tay (gõ) đệm .
 - Hướng dẫn hs luyện hát kết hợp vỗ tay đệm - Thực hiện theo hướng dẫn .
 theo nhịp 2 và theo tiết tấu lời ca .
 “ Em yêu hoà bình yêu đất nước .”
 x x x
 x x x x x x x ..
 - Cho hs thực hiện với nhạc cụ gõ với nhiều - Hs thực hiện với nhạc cụ gõ .
 hình thức : cả lớp , chia nhóm , cá nhân .
 Hoạt động 3 : Củng cố - Dặn dò .
 - Chia lớp thành 4 nhóm , mỗi nhóm hát một - Hs thực hiện theo yêu cầu .
 câu từ 1 đến 4 , rồi tất cả cùng hát từ câu 5
 đến hết bài .
 - Dặn các em về học thuộc lời BH .
 Tuần (Từ ngày .đến ngày 2006 )
Tiết 3 : Ôn tập bài hát Em yêu hoà bình
Bài tập cao độ và tiết tấu.
I . Mục tiêu :
 - Hs thuộc BH , tập biểu diễn từng nhóm trước lớp kết hợp động tác phụ hoạ .
 - Đọc được bài tập cao độ và thể hiện tốt bài tập tiết tấu .
II. Gv chuẩn bị : 
 - Nghiên cứu một vài động tác phụ hoạ phù hợp với BH .
 - Bảng phụ .
III. Các hoạt động dạy học :
 1 . Bài cũ :
 - Hs lên hát lại bài Em yêu hoà bình , nhớ tên tác giả .
 2 . Bài mới : 
 Giáo viên : Học sinh : 
 Hoạt động 1 : Ôn BH Em yêu hoà bình .
 - Bắt nhịp cho hs hát ôn BH , lần 2 vỗ tay - Hs hát ôn theo hướng dẫn .
 theo tiết tấu lời ca .
 - Chia đôi lớp : một nửa lớp hát , một nửa gõ
 dệm theo tiết tấu lời ca . Đổi bên thực hiện .
 - Hướng dẫn hs hát kết hợp động tác phụ họa: - Hs quan sát và đứng dậy thực 
 + Kiễng 2 bàn chân ( hát chữ “em” ) , hạ 2 hiện theo hướng dẫn .
 bàn chân xuống ( rơi vào chữ “yêu” )  cho
 đến câu hát thứ 4 : “rộn rã lời ca” 
 + Nghiêng người sang bên trái rồi sang bên
 phải theo nhịp ở các câu : 5 - 6 - 7 - 8 .
 - Cho hs thực hiện vài lần .
 Hoạt động 2 : Bài tập cao độ và tiết tấu .
 a. Giới thiệu cho hs nhận biết các nốt Đô , - Hs quan sát và tập đọc theo Mi , Son , La trên khuông nhạc và tập đọc 
 đúng cao độ .
 b. Hướng dẫn gõ bằng thanh phách hoặc vỗ - Thực hiện bài tập tiết tấu theo 
 tay theo bài tập tiết tấu . hướng dẫn .
 - Cho hs đọc bài bằng các âm tượng thanh :
 Trống , Đàn .
 tùng  tùng 
 tình . tình .
 c. Gọi hs đọc tên nốt bài : Luyện cao độ và - Tìm và đọc tên nốt .
 tiết tấu .
 - Gv đọc mẫu .
 - Cho hs đọc từng dòng , gõ ngón tay theo - Đọc bài theo hướng dẫn .
 phách .
 - Kiểm tra một số nhóm , cá nhân .
 Hoạt động 3 : Củng cố - Dặn dò .
 - Cho hs hát lại BH vừa ôn + vỗ tay theo tiết - Thực hiện theo yêu cầu .
 tấu .
 - Dặn các em về luyện động tác phụ hoạ thành 
 thạo .
 Tuần..( Từ ngày .đến ngày.2006 )
Tiết 4 : Học bài hát Bạn ơi lắng nghe
 Kể chuyện âm nhạc
I . Mục tiêu : 
 - Hs hát đúng và thuộc bài Bạn ơi lắng nghe .
 - Biết bài Bạn ơi lắng nghe là dân ca của dân tộc Bana ( Tây Nguyên ) 
II. Gv chuẩn bị : 
 - Nhạc cụ gõ .
III. Các hoạt động dạy học : 
 1. Bài cũ : 
 - Hs lên đọc bài tập cao độ và tiết tấu ( Cho cả lớp đọc một lần trước khi gọi một 
 số cá nhân ) .
 2. Bài mới : 
 Giáo viên : Học sinh : 
 Hoạt động 1 : Dạy BH Bạn ơi lắng nghe !
 - Giới thiệu bài . - Hs chú ý lắng nghe .
 - Hát mẫu cho hs nghe .
 - Dạy hát từng câu theo lối móc xích đến hết - Học hát theo hướng dẫn .
 bài .
 *Lưu ý hs hát những chỗ nửa cung thật chính
 xác :
 Hỡi bạn ơi ; Tiếng dòng suối ; Vui đùa ;
 Trôi xuôi ; ào ào ( Lời 1 ) .
 Hỡi bạn ơi ; Có nhìn thấy ; Bay về ; Lúa reo;
 Rì rào ( Lời 2 ) 
 Hoạt động 2 : Hát kết hợp vỗ tay (gõ) đệm .
 -Hướng dẫn hs hát kết hợp vỗ tay (gõ) đệm - Hs thực hiện theo hướng dẫn .
 theo nhịp ; theo phách và theo tiết tấu lời ca .
 “ Hỡi bạn ơi cùng nhau lắng nghe “..
 x x
 x x x x
 x x x x x x x 
 - Cho hs luyện một vài lần theo tổ , nhóm ,
 cá nhân .
 Hoạt động 3 : Kể chuyện âm nhạc .
 - Gv đọc câu chuyện Tiếng hát Đào Thị Hu ệ - Hs chú ý lắng nghe .
 ( Trang 8 sgk )
 - Gọi một số hs đọc .
 - Đặt một số câu hỏi để hs tìm hiểu ý nghĩa - Hs tìm ý trả lời câu hỏi .
 câu chuyện : 
 ? Vì sao nhân dân lại lập đền thờ người con
 gái có giọng hát hay ấy ?
 ? Câu chuyện xảy ra trong giai đoạn lịch sử 
nào ở nước ta ?
 Hoạt động 4 : Củng cố - Dặn dò .
 - Cho hs hát lại BH vừa học . - Thực hiện theo yêu cầu .
 - Dặn hs học phần bài tập trong sgk - trang 9.
 Tuần..( Từ ngàyđến ngày 2006 )
 Tiết 5 : Ôn bài hát Bạn ơi lắng nghe .
 Giới thiệu hình nốt trắng . Bài tập tiết tấu .
I . Mục tiêu : 
 - Hs hát thuộc và từng nhóm trình diễn BH với một số động tác phụ hoạ trước lớp.
 - Biết và thể hiện giá trị độ dài của nốt trắng .
II. Gv chuẩn bị : 
 - Một số động tác phụ họa .
 - Nhạc cụ gõ .
III. Các hoạt động dạy học : 
 1. Bài cũ : 
 - Hs hát bài Bạn ơi lắng nghe . Biết BH là dân ca của dân tộc nào ?
 2. Bài mới : 
 Giáo viên : Học sinh : 
 Hoạt động 1 : Ôn BH Bạn ơi lắng nghe !
 - Bắt nhịp cho hs hát ôn BH . - Hát ôn BH theo hướng dẫn . 
 + Lần 1 : hát bình thường .
 + Lần 2 : hát + vỗ tay theo phách .
 - Hướng dẫn hs một số động tác phụ họa : - Chú ý quan sát .
 + Động tác 1 : Nghiêng đầu sang phải rồi
 sang trái theo phách . 
 ( áp dụng ở câu 1 - 2 ; cả 2 lời )
 + Động tác 2 : Lần lượt đưa từng tay sang
 2 bên nhấp nhô như sóng lượn .
 ( áp dụng ở câu 3 - 4 ; cả 2 lời ) 
 - Cho cả lớp cùng thực hiện vài lần . - Hs thực hiện theo hướng dẫn .
 - Gọi một số nhóm lên bảng biểu diễn .
 Hoạt động 2 : Giới thiệu hình nốt trắng .
- Gv giới thiệu : - Hs chú ý quan sát và lắng nghe .
 	: nốt trắng .
 + Có độ dài = 2 nốt đen .
 + Nếu ta qui định độ dài mỗi nốt đen = 1 
 phách thì độ dài nốt trắng = 2 phách .
 - Hướng dẫn hs thể hiện hình nốt trắng : - Thực hiện theo hướng dẫn .
 - Tiếp tục cho hs thực hiện bài tập tiết tấu
 trong sgk : Cho hs đọc tên nốt , đọc bằng âm
 tượng thanh hoặc đọc bằng lời ca , vừa đọc 
 vừa vỗ tay nhịp nhàng theo phách . 
 Hoạt động 3 : Củng cố - Dặn dò .
 - Cho hs hát lại BH vừa ôn . - Thực hiện theo yêu cầu .
 - Cả lớp vỗ tay ( hoặc gõ ) mỗi hình tiết tấu
 một lần .
 Tuần ( Từ ngày đến ngày .2006 )
Lớp 4
Tiết 6 : Tập đọc nhạc .
Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc .
I . Mục tiêu :
 - Hs đọc được bài TĐN số 1 , thể hiện đúng độ dài các nốt đen - nốt trắng .
 - Phân biệt được hình dáng các loại nhạc cụ dân tộc và gọi đúng tên .
II. Gv chuẩn bị :
 - Tranh vẽ các nhạc cụ .
 - Nhạc cụ gõ .
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
 1. Phần mở đầu :
 - Giới thiệu nội dung tiết học .
 2. Phần hoạt động :
Nội dung 1 : Tập đọc nhạc .
 Giáo viên : Học sinh :
 - Cho hs luyện tập cao độ . - Hs thực hiện theo hướng dẫn .
 + Hs nói tên nốt theo tay chỉ của gv .
 + Gv đọc mẫu .
 + Gv chỉ nốt trên khuông cho hs đọcđúng
 cao độ .
 - Tiếp theo cho hs luyện tập tiết tấu ( đọc tên - Thực hiện theo hướng dẫn .
 nốt hoặc đọc âm tượng thanh )
 - Hướng dẫn hs đọc bài TĐN số 1 : Son la son . - Tập đọc nhạc theo hướng dẫn .
 + Hs nói tên nốt .
 + Vỗ tay hoặc gõ theo tiết tấu .
 + Đọc cao độ ghép với tiết tấu .
 + Ghép lời ca .
 - Cho hs luyện đọc theo tổ nhóm , cá nhân 
 ( Nhận xét , đánh giá )
Nội dung 2 : Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc .
 - Giới thiệu cho hs biết hình dáng từng nhạc cụ - Hs quan sát và chú ý lắng 
 qua tranh vẽ . nghe . Ghi nhớ từng loại nhạc 
 + Đàn nhị: Có 2 dây , kéo bằng vĩ . cụ .
 Được dùng nhiều trong các dàn nhạc dân tộc .
 + Đàn tam : Có 3 dây , thuộc loại đàn gảy .
 + Đàn tứ : Có 4 dây , cũng thuộc loại đàn gảy.
 + Đàn tì bà : Trông hơi giống hình chiếc lá
 bàng , có 4 dây , cũng thuộc nhóm nhạc cụ gảy
 3. Phần kết thúc :
 - Hs đọc lại bài TĐN số 1 .
 - Dặn hs về làm bài tập trang 11 SGK .
 Tuần ( Từ ngày .đến ngày ..2006 )
Lớp 4
Tiết 7 : Ôn tập bài hát 
Em yêu hoà bình , Bạn ơi lắng nghe
Tập đọc nhạc .
I . Mục tiêu : 
 - Hs hát tốt 2 BH , thuộc lời và biểu diễn thuần thục với yêu cầu thể hiện sắc thái tình cảm từng bài .
 - Nắm vững cao độ các nốt Đô , Rê , Mi , Son , La . Thể hiện được cá hình tiết tấu , phân biệt tương quan trường độ  ... 
 - Qua BH nhắn nhủ các em càng thêm biết ơn và kính yêu Mẹ .
II. Gv chuẩn bị :
 - Nhạc cụ gõ .
 - Hát chuẩn xác BH .
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
 1. Phần mở đầu: (2’)
 - Giới thiệu nội dung tiết học .
 2. Phần hoạt động : (30’)
Nội dung : Dạy BH Bàn tay Mẹ . 
 Giáo viên : Học sinh :
 Hoạt động 1 : Dạy BH Bàn tay Mẹ ( 15’)
 - Giới thiệu bài . - Hs chú ý lắng nghe .
 - Hát mẫu BH .
 - Cho hs đọc lời ca . - Đọc đồng thanh lời ca .
 - Chia BH thành 5 câu dạy hát từng câu theo
 lối móc xích đến hết bài .	- Học hát theo h/d .
 * Lưu ý hs 4 chỗ luyến xuống bằng 2 nốt
 nhạc của 1 phách , 2 chỗ cuối câu ngân dài 
3 phách .
 - Luyện cho hs hát nhiều lần theo tổ nhóm .
 Hoạt động 2 : Hát kết hợp vỗ tay (gõ) đệm .
 - Hướng dẫn hs hát kết hợp vỗ tay đệm cho - Thực hiện theo hướng dẫn .
 BH theo nhịp và phách .
 Bàn tay mẹ bế chúng con , bàn tay .
 x x
 x x x x x ..
 - Tiếp tục hướng dẫn hs hát kết hợp vận
 động nhẹ nhàng .
 - Gọi một số nhóm lên bảng biểu diễn .	- Hs lên bảng .
 ( Nhận xét - Đánh giá )
 3. Phần kết thúc : (3’)
 - Cho hs hát lại BH vừa học .
 - Dặn các em về học thuộc lời BH .
 Thứ năm ngày 14 tháng 2 năm 2008
Tiết 22 : 
 - ôn bài hát Bàn tay Mẹ .
 - tập đọc nhạc : tđn số 6 .
I . Mục tiêu :
 - Hs hát chuẩn xác BH và biết thể hiện một vài động tác phụ hoạ .
 - Hs đọc thang âm : Đồ - rê - mi - son với âm hình tiết tấu có nột trắng , nốt đen và móc đơn .
II. Gv chuẩn bị :
 - Nhạc cụ gõ 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
 1. Phần mở đầu: (2’)
 - Giới thiệu nội dung tiết học .
 2. Phần hoạt động : (30’)
Nội dung 1 : Ôn BH Bàn tay mẹ (15’) . 
 Giáo viên : Học sinh :
 Hoạt động 1 : Ôn BH Bàn tay mẹ .
 - Cho hs hát ôn BH vài lượt . - Ôn BH theo hướng dẫn .
 - Hướng dẫn hs một số động tác phụ hoạ	- Thực hiện động tác phụ hoạ theo
 cho bài .	hướng dẫn .
 - Tập cho hs thể hiện BH theo các hình thức:
 đơn ca ; tốp ca ..
 Hoạt động 2 : Cho hs nghe hát .
 - Gv hát cho hs nghe một số BH hoặc trích
 đoạn BH về mẹ .
 - Dặn các em về nhà sưu tầm thêm .	
Nội dung 2: Tập đọc nhạc số 6 (15’). 
 - Gv cho hs quan sát và nhận xét bài . - Quan sát , nhận xét .
 + Nhịp 2 .
 + Cao độ : Đô - rê - mi - son .
 + Hình nốt : Trắng - den - móc đơn .
 + Âm hình tiết tấu chung của bài :
 - Cho hs tập gõ theo tiết tấu và tập đọc thang - Thực hiện theo h/dẫn .
 âm : Đồ - rê - mi - son .
 - Đọc mẫu bài .
 - Tập đọc từng câu cho hs đến hết , sau đó - Tập đọc theo h/dẫn .
 cho đọc kết hợp gõ theo tiết tấu .
 - Chia đôi lớp : 1 bên đọc nhạc - một bên
 ghép lời ca và ngược lại .
 - Kiểm tra một số nhóm , cá nhân .
 ( Nhận xét - Đánh giá )
 3. Phần kết thúc : (3’)
 - Cho hs hát lại bài vừa ôn .
 - Đọc lại bài TĐN .
 - Dặn các em về luyện thêm động tác phụ hoạ cho bài , chép bài TĐN số 6 .
Thứ năm ngày 21 tháng 2 năm 2008
Tiết 23 :
học hát bài: Chim sáo
 Dân ca Khơ - me (Nam bộ)
 Sưu tầm : Đặng Nguyễn .
I . Mục tiêu :
 - Hs biết hát có nốt hoa mĩ và thể hiện đúng độ dài 2 phách rưỡi .
 -Hs biết bài Chim sáo là dân ca của đồng bào Khơ - me (Nam bộ)
II. Gv chuẩn bị :
 - Nhạc cụ gõ .
 - Hát chuẩn xác BH .
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
 1. Phần mở đầu: (2’)
 - Giới thiệu nội dung tiết học .
 2. Phần hoạt động : (30’)
Nội dung : Dạy BH Chim sáo . 
 Giáo viên : Học sinh :
 Hoạt động 1 : Dạy BH Chim sáo ( 10’)
 - Giới thiệu bài . - Hs chú ý lắng nghe .
 - Hát mẫu BH .
 - Cho hs đọc lời ca . - Đọc đồng thanh lời ca .
 - Dạy bài hát từng câu theo lối móc xích đến - Học hát theo h/d .
 hết bài .
 =) Giải thích tiếng Đom - boong có nghĩa
 là quả đa .	
 * Lưu ý hs : 	- Lưu ý để hát đúng .
 Những chỗ có nốt hoa mĩ phải hát luyến
 nhanh , chỗ có luyến 2 nốt móc đơn phải hát
 mềm mại .
 Những chỗ cuối câu hát , ngân và nghỉ 2
 phách rưỡi . Gv đếm đủ 2-3 để hs thực hiện 
 đúng .
 - Luyện cho hs hát nhiều lần theo tổ nhóm .
 Hoạt động 2 : Hát kết hợp vỗ tay (gõ) đệm .
 (10’)
 - Hướng dẫn hs hát kết hợp vỗ tay đệm cho - Thực hiện theo hướng dẫn .
 BH theo nhịp và phách .
 Trong rừng cây xanh sáo đùa 
 x x x x 
 x x x x x x ..
 - Luyện cho hs nhiều lần theo tổ , nhóm ,
 cá nhân 
 - Gọi một số nhóm thực hiện .	- Hs thực hiện .
 ( Nhận xét - Đánh giá )
 Hoạt động 3 : Đọc chuyện
 Tiếng sáo của người tù (10’)
 - Gv đọc chuyện cho hs nghe . - Chú ý lắng nghe .
 - Đặt câu hỏi hs cảm nhận sau khi nghe
 chuyện . - Phát biểu cảm nhận .
 ( Khâm phục người chiến sĩ c/m trong hoàn
 cảnh cực kì khó khăn vẫn lạc quan yêu đời
 và hoạt động c/m , luôn tin tưởng vào ngày
 mai tươi sáng )
 3. Phần kết thúc : (3’)
 - Cho hs hát lại BH vừa học .
 - Dặn các em về học thuộc lời BH .
Thứ năm ngày 28 tháng 2 năm 2008
Tiết 24 :
 - ôn bài hát Chim sáo .
 - ôn tập đọc nhạc số 5 ; số 6 .
I . Mục tiêu :
 - Hs biết hát kết hợp động tác múa phụ hoạ cho BH Chim sáo .
 - Tập đọc và nghe thang âm : Đồ - rê - mi - son - la 
II. Gv chuẩn bị :
 - Nhạc cụ gõ .
 - Một số động tác phụ hoạ cho bài Chim sáo .
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
 1. Phần mở đầu: (2’)
 - Giới thiệu nội dung tiết học .
 2. Phần hoạt động : (30’)
Nội dung 1 : Ôn BH Chim sáo (15’) . 
 Giáo viên : Học sinh :
 - Bắt nhịp cho hs hát ôn BH vài lượt . - Ôn BH theo hướng dẫn .
 - Gợi ý cho hs tập thể hiện một vài động tác
 phụ hoạ cho BH .	
 - Tổ chức cho hs thể hiện BH theo các hình
 thức: đơn ca ; tốp ca ..
 ( Nhận xét - Đánh giá )
Nội dung 2: Ôn tập đọc nhạc số 5 ; số 6 (15’).
 - Cho hs đọc thang âm : - Thực hiện theo h/dẫn .
 Đồ - rê - mi - son - la .
 - Cho hs đọc ôn lần lượt 2 bài TĐN theo
 các bước : đọc nhạc , hát lời kết hợp gõ đệm .
 - Kiểm tra một số nhóm , cá nhân .
 ( Nhận xét - Đánh giá )
 3. Phần kết thúc : (3’)
 - Cho hs hát lại bài vừa ôn .
 - Đọc lại bài 2 bài TĐN .
 - Dặn các em về tập chép 2 bài TĐN vào vở chép nhạc .
Thứ năm ngày 6 tháng 3 năm 2008
Tiết 25 : 
- ôn tập 3 bh : Chúc mừng 
 Bàn tay Mẹ ; Chim sáo .
 - Nghe nhạc .
I . Mục tiêu :
 - Hs hát đúng giai điệu và thuộc lời ca 3 BH , tập hát hoà giọng và diễn cảm .
 - Giáo dục các em có thái độ chăm chú , tập trung khi nghe nhạc .
II. Gv chuẩn bị :
 - Nhạc cụ gõ 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
 1. Phần mở đầu: (2’)
 - Giới thiệu nội dung tiết học .
 2. Phần hoạt động :
Nội dung 1 : Ôn 3 bài hát .(24’) 
 Giáo viên : Học sinh :
 Hoạt động 1 : Ôn 3 BH: Chúc mừng ;
 Bàn tay Mẹ và Chim sáo .
 - Cho hs lần lượt hát ôn các BH . - Thực hiện hát ôn theo hướng dẫn .
 - Tuỳ từng bài cho hs hát kết hợp gõ đệm
 theo các cách đã học hoặc kết hợp vận động
 phụ hoạ .
 - Gọi các nhóm lên biểu diễn BH .
 ( Nhận xét - Đánh giá )
Nội dung 2 : Nghe nhạc ( hát ) (6’)
 - Gv hát cho hs nghe bài : Lý cây bông .	- Hs chú ý lắng nghe .
 ( DC Nam bộ )
 - Giới thiệu đôi nét về BH và nội dung BH .
 - Hát lại cho hs nghe một lần nữa . 
 3. Phần kết thúc : (3’)
 - Cho hs hát lại một trong 3 BH vừa ôn .
 ( Hs hát theo yêu cầu )
 - Dặn hs về sưu tầm thêm các Bh dân ca .
Thứ năm ngày 13 tháng 3 năm 2008
Tiết 26 :
học hát bài
 Chú voi con ở bản Đôn
 Nhạc và lời : Phạm Tuyên.
I . Mục tiêu :
 - Hs hát đúng nhạc và lời bài Chú voi con ở bản Đôn . Hát đúng chỗ luyến 2 nốt nhạc với trường độ móc đơn chấm dôi và móc kép .
 - Tập trình bày BH theo hình thức hoà giọng và lĩnh xướng .
 II. Gv chuẩn bị :
 - Nhạc cụ gõ .
 - Hát chuẩn xác BH .
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
 1. Phần mở đầu: (2’)
 - Giới thiệu nội dung tiết học .
 2. Phần hoạt động : (30’)
Nội dung : Dạy BH Chú voi con ở bản Đôn . 
 Giáo viên : Học sinh :
 Hoạt động 1 : Dạy BH 
 Chú voi con ở bản Đôn (15’)
 - Giới thiệu bài . - Hs chú ý lắng nghe .
 - Hát mẫu BH .
 - Cho hs đọc lời ca . - Đọc đồng thanh lời ca .
 - Dạy bài hát từng câu theo lối móc xích đến - Học hát theo h/d .
 hết bài .	
 * Lưu ý hs : 	- Lưu ý để hát đúng .
 Những chỗ hát luyếnthể hiện rõ nốt móc
 đơn chấm dôivà móc kép đi liền nhau .
 - Tập xong cho hs luyện hát nhiều lần theo
 tổ nhóm .
 Hoạt động 2 : Tập hát lĩnh xướng (15’)
 - Hướng dẫn hs tập trình bày BH theo cách - Thực hiện theo hướng dẫn .
 hát lĩnh xướng và hoà giọng .
	+ Lĩnh xướng : Đoạn 1 .
	+ Hoà giọng : Đoạn 2 .
 - Chia lớp thành các tổ , mỗi tổ trình bày - Hs thực hiện .
 cách hát trên một lần .
 ( Nhận xét - Đánh giá )
 3. Phần kết thúc : (3’)
 - Cho hs hát lại BH vừa học .
 Thứ năm ngày 20 tháng 3 năm 2008
Tiết 27 : 
 ôn bài hát Chú voi con ở bản Đôn .
 tập đọc nhạc : tđn số 7 .
I . Mục tiêu :
 - Hs hát đúng và thuộc lời 2 của BH Chú voi con ở bản Đôn . Tiếp tục tập trình bày cách hát lĩnh xướng , hoà giọng . Tập trình bày BH bằng hình thức hát đơn ca , song ca , tốp ca .
 - Hs đọc đúng nhạc và hát lời ca bài Đồng lúa bên sông .
II. Gv chuẩn bị :
 - Nhạc cụ gõ 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
 1. Phần mở đầu: (2’)
 - Giới thiệu nội dung tiết học .
 2. Phần hoạt động : (30’)
Nội dung 1 : Ôn BH Chú voi con ở bản Đôn (15’) . 
 Giáo viên : Học sinh :
 - Cho hs hát ôn BH vài lượt . - Ôn BH theo hướng dẫn .
 - Cho hs trình bày BH theo cách hát lĩnh
 xướng và hoà giọng đã tập ở tiết học trước .
 - Hướng dẫn hs một số động tác phụ hoạ	- Thực hiện động tác phụ hoạ theo
 cho bài .	hướng dẫn .
 - Tập cho hs thể hiện BH theo các hình thức:
 đơn ca ; tốp ca ..
 - Kiểm tra một số nhóm , cá nhân .
 ( Nhận xét - Đánh giá )
Nội dung 2: Tập đọc nhạc số 7 (15’). 
 - Gv cho hs quan sát và nhận xét bài . - Quan sát , nhận xét .
 + Nhịp 2 .
 + Cao độ : Đô - rê - mi - son .
 + Hình nốt : Trắng - den - móc đơn .
- Cho hs tập gõ theo tiết tấu và tập đọc thang - Thực hiện theo h/dẫn .
 âm : Đồ - rê - mi - son .
 - Đọc mẫu bài .
 - Tập đọc từng câu cho hs đến hết , sau đó - Tập đọc theo h/dẫn .
 cho đọc kết hợp gõ theo tiết tấu .
 - Chia đôi lớp : 1 bên đọc nhạc - một bên
 ghép lời ca và ngược lại .
 - Kiểm tra một số nhóm , cá nhân .
 ( Nhận xét - Đánh giá )
 3. Phần kết thúc : (3’)
 - Cho hs hát lại bài vừa ôn .
 - Đọc lại bài TĐN .
 - Dặn các em về luyện thêm động tác phụ hoạ cho bài , chép bài TĐN số 7 .

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Am nhac lop 4.doc