BÀI 1 : TUÂN THỦ TÍN HIỆU ĐÈN
ĐIỀU KHIỂN GIAO THÔNG
I. Mục tiêu :
• Giúp HS nhận biết ba màu của đèn tín hiệu điều khiển giao thông ( ĐKGT )
• Giúp HS nơi có đèn tín hiệu ĐKGT
• Giúp HS biết tác dụng của đèn tín hiệu ĐKGT .
II. Nội dung :
• Đèn tín hiệu ĐKGT có 3 màu : đỏ , vàng , xanh .
• Người tham gia giao thông phải tuân thủ tín hiệu đèn ĐKGT .
• Đèn đỏ : dừng lại .
• Đèn xanh : được phép đi
• Đèn vàng : báo hiệu sự thay đổi tín hiệu , người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng lại trước vạch dừng .
III. Chuẩn bị :
• GV : Tranh phóng to
• HS sách “ Rùa và Thỏ cùng em học ATGT ” ( bài 1 )
• Mô hình ngã ba , ngã tư có đèn điều khiển giao thông .
IV. Phương pháp :
* Kể chuyện
• Trao đổi , thảo luận .
• Đàm thoại .
• Thực hành .
BÀI 1 : TUÂN THỦ TÍN HIỆU ĐÈN ĐIỀU KHIỂN GIAO THÔNG I. Mục tiêu : Giúp HS nhận biết ba màu của đèn tín hiệu điều khiển giao thông ( ĐKGT ) Giúp HS nơi có đèn tín hiệu ĐKGT Giúp HS biết tác dụng của đèn tín hiệu ĐKGT . II. Nội dung : Đèn tín hiệu ĐKGT có 3 màu : đỏ , vàng , xanh . Người tham gia giao thông phải tuân thủ tín hiệu đèn ĐKGT . Đèn đỏ : dừng lại . Đèn xanh : được phép đi Đèn vàng : báo hiệu sự thay đổi tín hiệu , người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng lại trước vạch dừng . III. Chuẩn bị : GV : Tranh phóng to HS sách “ Rùa và Thỏ cùng em học ATGT ” ( bài 1 ) Mô hình ngã ba , ngã tư có đèn điều khiển giao thông . Phương pháp : * Kể chuyện Trao đổi , thảo luận . Đàm thoại . Thực hành . V. Gợi ý các hoạt động : HOẠT ĐỘNG 1 Kể chuyện ( sách “ Rùa và Thỏ cùng em học ATGT ” ) Bước 1 Kể chuyện : * GV kể lại câu chuyện theo nội dung bài . * Cả lớp lắng nghe . * GV gọi 1 hoặc 2 HS đọc lại câu chuyện . Bước 2 Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện : GV có thể nêu các câu hỏi sau : * An nhìn thấy đèn tín hiệu ĐKGT ở đâu . * đèn tín hiệu ĐKGT có mấy màu ? là những màu nào . * Mẹ An nói khi gặp đèn đỏ thì người và xe phải làm gì ? * Chuyện gì sẽ xảy ra nếu đèn đỏ mà xe cứ đi ? Bước 3 Chơi sắm vai : * GV chia lớp thành các nhóm đôi . * Một HS đóng vai Mẹ , một HS đóng vai An . * Hai HS đối thoại với nhau theo lời Mẹ và lời An trong sách . * GV theo dõi và nhận xét các nhóm . Có thể yêu cầu các nhóm đối thoại hai đến ba lần . Bước 4 GV kết luận: Qua câu chuyện của Mẹ và An , chúng ta thấy : * Ở các ngã tư , ngã năm ... thường có đèn tín hiệu ĐKGT . đèn tín hiệu ĐKGT có 3 màu : đỏ - vàng – xanh . * Khi đèn tín hiệu có màu đỏ : người và xe tham gia giao thông phải dừng lại . * Khi đèn tín hiệu có màu xanh : Người và xe tham gia giao thông được phép đi . - Khi đèn tín hiệu có màu vàng ( báo hiệu sự thay đổi tín hiệu ) : Người và xe tham gia giao thông phải dừng lại trước vạch dừng . HOẠT ĐỘNG 2 CÁC HOẠT ĐỘNG GIAO THÔNG Ở NGÃ BA , NGÃ TƯ - GV cho HS xem tranh phóng to . - HS nhận xét về các phương tiện giao thông đi lại khi có tín hiệu đèn điều khiển giao thông . - GV yêu cầu HS nhắc lại tín hiệu của đèn điều khiển giao thông và nhấn mạnh : khi mọi người tham gia giao thông phải tuân thủ tín hiệu của đèn điều khiển giao thông . HOẠT ĐỘNG 3 TRÒ CHƠI : ĐÈN XANH – ĐÈN ĐỎ Bước 1 HS nêu lại ý nghĩa hiệu lệnh của 3 màu đèn . * Đèn đỏ : dừng lại . * Đèn xanh : được phép đi . * Đèn vàng : chuẩn bị dừng lại . Bước 2 GV phổ biến luật chơi : - Khi GV hô “ chuẩn bị ” , HS đưa hai tay đưa ra trước ngực ( như đang chuẩn bị tham gia giao thông ) . - Khi GV hô “ đèn xanh ” HS quay hai tay vòng quanh nhau ( như đang điều khiển phương tiện giao thông đi trên đường ) . - Khi GV hô “ đèn vàng ” HS quay tay chậm lại ( như đang giảm tốc độ chuẩn bị dừng ) . - Khi GV hô “ đèn đỏ ” tất cả phải dừng lại ( như khi gặp đèn đỏ , các phương tiện và người đều phải dừng lại ). - Những HS làm sai sẽ bị mời lên bảng và sau đó phải nhảy lò cò về chỗ ( như những người tham gia giao thông , vượt đèn đỏ sẽ bị CSGT phạt ) Chú ý khi chơi : - GV có thể hô không theo thứ tự các màu đèn và nhanh dần để tạo sự bất ngờ , vui vẻ cho cả lớp . Bước 3 GV kết luận: * Chúng ta phải tuân thủ tín hiệu đèn ĐKGT để đảm bảo an toàn , tránh tai nạn và không làm ùn tắc giao thông . Ghi nhớ Học thuộc lòng phần ghi nhớ ở cuối bài . Kể lại câu chuyện ở bài 1 BÀI 2 : KHI QUA ĐƯỜNG PHẢI ĐI TRÊN VẠCH TRẮNG DÀNH CHO NGƯỜI ĐI BỘ I. Mục tiêu : Giúp HS nhận biết các vạch trắng trên đường ( loại mô tả trong sách ) là lối đi dành cho người đi bộ qua đường Giúp HS biết chạy qua đường và tự ý qua đường một mình là rất nguy hiểm . II. Nội dung : Trẻ em dưới 7 tuổi : phải đi cùng người lớn khi đi trên đường phố và khi đi qua đường . Phải nắm tay người lớn và đi trên vạch trắng dành cho người đi bộ mỗi khi qua đường . III. Chuẩn bị : GV : Tranh phóng to HS : - Sách “ R ùa và Thỏ cùng em học ATGT ” ( bài 2 ) - 2 túi xách IV. Phương pháp : * Kể chuyện * Quan sát , thảo luận . * Đàm thoại . * Thực hành . HOẠT ĐỘNG 1 NÊU TÌNH HUỐNG . Bước 1 GV kể cho HS nghe câu chuyện trong sách nhưng dừng lại ở phần An gọi Toàn sang đường để mua kem ( để tình huống mở ) Bước 2 Thảo luận nhóm : - GV chia lớp ra thành 4 hoặc 5 nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận theo các câu hỏi sau . + Chuyện gì có thể xảy ra với An khi An chạy sang bên kia đường ? + Hành động chạy sang đường của An là an toàn hay nguy hiểm ? tại sau ? + Nếu em ở đó , em sẽ khuyên An điều gì ? - Các nhóm trình bày ý kiến . Bước 3 GV cho HS kể tiếp đoạn kết của câu chuyện . Bước 4 GV kết luận bằng cách nhắc lại lời cô giáo và nhấn mạnh :hành động chạy sang đường một mình của An là rất nguy hiểm vì có thể xảy ra tai nạn . Muốn qua đường , các em phải nắm tay người lớn và đi trên vạch trắng danh cho người đi bộ . HOẠT ĐỘNG 2 GIÁO THIỆU VẠCH TRẮNG DÀNH CHO NGƯỜI ĐI BỘ . Bước 1 Cả lớp gấp sách lại , suy nghỉ và trả lời câu hỏi : - Em đã nhìn thấy vạch trắng trên đường chưa ? hãy mô tả vạch trắng dành cho người đi bộ sang đường mà em đã nhìn thấy ? - Gọi một hoặc hai HS trả lời . Bước 2 GV yêu cầu HS mở sách , quan sát tranh ở trang 6 và 7 và trả lời câu hỏi : - Em có nhìn thấy vạch trắng trên tranh không ? nó nằm ở đâu ? hãy mô tả vạch trắng . - Các bạn vừa mô tả vạch trắng có đúng như trong sách không Sau khi HS trả lời GV nhấn mạnh : - Những chỗ kẻ vạch trắng trên đường phố là nơi dành cho người đi bộ sang đường . Ta thấy các vạch trắng này ở những nơi giao nhau hoặc ở những nơi có nhiều người qua đường như trường học , bệnh viện Lưu ý : GV cho HS xem tranh phóng to Bước 3 HS đọc to phần ghi nhớ : HOẠT ĐỘNG 3 THỰC HÀNH QUAN ĐƯỜNG : Bước 1 Tuỳ điều kiện cụ thể của từng lớp , từng trường , GV cho các em thực hành trong lớp học , trong sân trường hoặc trên đường phố . GV chia lớp thành các nhóm và nêu nhiệm vụ : - Từng nhóm sẽ thực hành đóng vai : Một em đóng vai người lớn , một em đóng vai trẻ em . Em đóng vai người lớn có thể không xách túi , hoặc xách túi . Em đóng vai trẻ em sẽ nắm tay người lớn . - Các nhóm thực hành sang đường đi trên vạch trắng . Chú ý : Nếu nhóm nào thực hiện chưa đúng , GV cho nhóm bạn nhận xét và yêu cầu thực hiện lại . Bước 2 GV Kết luận : Khi sang đường các em cần nắm tay người lớn và đi trên vạch trắng dành cho người đi bộ để đảm bảo an toàn . Ghi nhớ * Học thuộc lòng phần ghi nhớ ở cuối bài . * Kể lại câu chuyện ở bài 2 BÀI 3 : KHÔNG CHƠI ĐÙA TRÊN ĐƯỜNG PHỐ I. Mục tiêu : Giúp HS nhận biết sự nguy hiểm của việc chơi đùa trên đường phố . Giúp HS biết vui chơi đúng nơi quy định để đảm bảo an toàn . Giúp HS có thái độ không đồng tình với việc chơi đùa trên đường phố . II. Nội dung : . Không được chơi đùa ở gần đường phố hay trên đường phố nơi có các phương tiện tham gia giao thông qua lại . Chỉ chơi đùa ở những nơi qui định , đảm bảo an toàn . III. Chuẩn bị : GV : Chuẩn bị các tranh vẽ : Hai bạn đang chơi cầu lông trên vỉa hè . Các bạn đang chơi chảy dây trong sân trường . Một nhóm trẻ đang chơi “ bịt mắt bắt dê ” trong sân chơi ở khu tập thể . Các hình vẽ thẻ bìa : ông mặt trời cười ; ông mặt trời buồn và một số tranh minh họa ( hoạt động 2 ) Chơi trong sân trường Chơi ở sân vận động . Chơi trong công viên . Chơi trong câu lạc bộ . Chơi sát lề đường Chơi trên vỉa hè Chơi ở ngã tư Chơi ở góc phố . * HS : Sách “ Rùa và Thỏ cùng em học ATGT ” ( bài 3 ) IV. Phương pháp : Quan sát , thảo luận . Đàm thoại . Thực hành . V. Gợi ý các hoạt động : HOẠT ĐỘNG 1 ĐỌC VÀ TÌM HIỂU NỘI DUNG TRUYỆN . Bước 1 GV giao nhiệm vụ : - Yêu cầu 2 HS thành một nhóm đôi cùng quan sát tranh , đọc , ghi nhớ nội dung câu chuyện . - Gọi 2 hoặc 3 nhóm kể lại câu chuyện trước lớp . Bước 2 Hướng dẫn HS tiếp cận nội dung truyện bằng hệ thống câu hỏi : - An và Toàn đang chơi trò gì ? ( đá bóng ) - Các bạn đá bóng ở đâu ? ( trên vỉa hè ) - Lúc này , dưới lòng đường xe cộ đi lại như thế nào ? ( tấp nập ) - Chuyện gì đã xảy ra với hai bạn ? - Em thử tưởng tượng , nếu xe ô tô không phang kịp thì điều gì sẽ xảy ra ? Bước 3 GV kết luận : Hai bạn An và Toàn chơi đá bóng ở gần đường giao thông là rất nguy hiểm , không đảm bảo an toàn cho bản thân mình và còn làm ảnh hưởng đến người và xe đi lại trên đường . HOẠT ĐỘNG 2 BÀY TỎ Ý KIẾN : Bước 1 GV lần lượt gắn từng bức tranh lên bảng , yêu cầu HS quan sát và bày tỏ ý kiến “ tán thành , không tán thành ”bằng cách giơ thẻ “ ông mặt trời ” - Nếu tán thành – giơ thể “ ông mặt trời cười ” - Không tán thành - giơ thể “ ông mặt trời buồn ” Bước 2 GV khai thác : - Vì sao em tán thành . - Vì sao không tán thành . - Nếu em có mặt ở đó , em sẽ khuyên các bạn điều gì ? Bước 3 GV kết luận : Đường phố dành cho xe đi lại . Chúng ta không nên chơi đùa trên đường phố , vì như vậy sẽ rất dễ gây tai nạn giao thông . Bước 4 GV gọi HS đọc to phàn ghi nhớ ở cuối bài . HOẠT ĐỘNG 3 TRÒ CHƠI HỖ TRỢ “ NÊN –KHÔNG NÊN ” Bước 1 GV chia đôi bảng , một bên ghi NÊN , một bên ghi KHÔNG NÊN Bước 2 GV chọn 2 đội chơi: 1đội là HS nam , 1 đội là HS nữ ; mỗi đội 5 em tham gia chơi . Bước 3 GV giao nhiệm vụ : Lần lượt từng bạn lựa chọn thẻ chữ có ghi địa điểm chơi gắn vào đúng cột “ Nên – không nên ” cho phù hợp . Đội nào lựa chọn được nhiều thẻ và gắn đúng cột , đội đó sẽ thắng . Ghi nhớ Học thuộc lòng phần ghi nhớ ở cuối bài . Kể lại câu chuyện ở bài 3 Bài 4 TRÈO QUA DẢI PHÂN CÁCH LÀ RẤT NGUY HIỂM I. Mục tiêu : Giúp HS nhận biết được sự nguy hiểm khi chơi gần ở dải phân cách . Giúp HS có ý thức không chơi và trèo qua dải phân cách trên đường giao thông . II. Nội dung : HS biết dải phân cách là nơi ngăn hai dòng xe trên đường giao thông . Chơi gần dải phân cách, trèo qua dải phân cách là nguy hiểm dể bị tai nạn giao thông . III. Chuẩn bị : GV : Tranh vẽ hình hoặc ảnh chụp nơi có dải phân cách trên đường giao thông HS : Sách “ Rùa và thỏ cùng em học AT ... n đại diện cho 4 nhóm đều được sắm vai Lưu ý : Nếu còn thời gian , có thể tổ chức thêm lượt chơi để nhiều HS được tham gia . Ghi nhớ Học thuộc lòng phần ghi nhớ ở cuối bài . kể lại câu chuyện bài 5 Bài 6 KHÔNG CHẠY TRÊN ĐƯỜNG KHI TRỜI MƯA I. Mục tiêu : Giúp HS nhận thức được sự nguy hiểm khi chạy trên đường lúc trời mưa . Hình thành cho HS luôn có ý thức : không chạy trên đường khi trời mưa , nhất là trên đường có nhiều xe qua lại II. Nội dung : Ôn lại những kiến thức đã được học ở bài trước . HS quan sát tranh , tham gia trao đổi các tình huống để nhận biết sự nguy hiểm khi chạy ra tắm mưa trên đường có nhiều xe qua lại . HS ghi nhớ ý nghĩa của bài học . III. Chuẩn bị : GV : Tranh phóng to HS : Sách truyện tranh “ Rùa và Thỏ cùng em học ATGT ” ( Bài 6 ) . IV. Phương pháp : Kể chuyện Quan sát , thảo luận . Đàm thoại . HS trao đổi nhóm . V. Gợi ý các hoạt động : HOẠT ĐỘNG 1 GIỚI THIỆU BÀI HỌC Bước 1 GV kể 1 câu chuyện có nội dung tương tự như bài 6 sách “ Rùa và Thỏ cùng em học ATGT ”, sau đó đặt câu hỏi : - Các em có thích tắm mưa như bạn không ? - Chuyện gì xảy ra nếu các em tắm mưa trên đường có nhiều xe cộ qua lại ? - Nếu em thấy các bạn tắm mưa trên đường có nhiều xe cộ đi lại thì em sẽ khuyên bạn như thế nào ? Bước 2 GV gọi 3 HS trả lời các câu hỏi trên . Bước 3 GV nhận xét, đưa ra kết luận rồi giới thiệu tên bài học : Không chạy trên đường khi trời mưa HOẠT ĐỘNG 2 QUAN SÁT TRANH, TRẢ LỜI CÂU HỎI Bước 1 GV chia lớp thành 3 nhóm , giao nhiệm vụ cho các nhóm: - Nhóm 1,2, quan sát tranh và kể lại nội dung của mỗi bức tranh theo thứ tự :nhóm 1 kể nội dung bức tranh 1 nhóm 2 kể nội dung bức tranh 2 - Nhóm 3 quan sát tranh và kể lại nội dung của cả 2 bức tranh . - Các bạn ở mỗi nhóm nhận xét , bổ sung về nội dung bạn vừa kể . Bước 2 GV hỏi : - Hành động của hai bạn An và bạn Toàn , ai sai, ai đúng ? - Việc bạn Toàn chạy ra đường tắm mưa có nguy hiểm không ? Tại sao lại nguy hiểm ? - Khi đi trên đường , gặp trời mưa em cần làm gì ? - Các em nên học tập bạn nào trong câu chuyện ? Bước 3 GV yêu cầu HS trả lời Các em khác nhận xét , bổ sung . Bước 4 GV kết luận : - Không chạy trên đường khi trời mưa , nhất là ở những nơi có nhiều xe qua lại . - Khi đang đi trên đường , gặp trời mưa , các em cần phải tìm chỗ trú mưa an toàn . HOẠT ĐỘNG 3 THỰC HÀNH THEO NHÓM Bước 1 GV hướng dẫn : - Chia lớp làm 4 nhóm : - Mỗi nhóm trả lời một câu hỏi của tình huống theo hình thức thảo luận để tìm ra cách giải quyết tình huống ( 2 nhóm chung 1 tình huống ) . Tình huống như sau . * Tình huống 1 : - An và Toàn đi chơi về , giữa đường trời đổ mưa to n. Trên đoạn đường chỉ có một vài mái hiên . An rủ Toàn vào trú mưa nhưng Toàn nói : Đằng nào cũng ước , thế thì chúng mình vừa tắm mưa , vừa chạy về nhà , thích hơn ? * Tình huống 2 : - An và Toàn đang trên đường đi học về , chưa đi được nữa đường thì trời đổ mưa to . Cả đoạn đường dài còn lại chỉ có một cây đa cổ thụ rất to là có thể trú mưa được ? Câu hỏi : An và Toàn có nên trú mưa ở dưới gốc cây to ấy không ? Bước 2 Các nhóm trao đổi và cử đại diện trình bày ý kiến . Các bạn khác nghe và nhận xét , bổ sung . Bước 3 GV nhận xét , khen ngợi HS có câu trả lời đúng . Ghi nhớ Học thuộc lòng phần ghi nhớ ở cuối bài kể lại câu chuyện ở bài 6 Bài 7 KHÔNG ĐÙA NGHỊCH KHI NGỒI TRÊN THUYỀN I. Mục tiêu : Giúp HS nhận biết được sự nguy hiểm nếu đùa nghịch khi ngồi trên thuyền . Hình thành cho HS luôn có ý thức khi ngồi trên thuyền không được đùa nghịch và luôn mặt áo phao . II. Nội dung : Ôn lại những kiến thức đã được học ở bài trước . HS quan sát tranh , tham gia trao đổi các tình huống để nhận biết khi ngồi trên thuyền mà đùa nghịch , không mặc áo phao là rất nguy hiểm .. HS ghi nhớ ý nghĩa của bài học . III. Chuẩn bị : GV : Tranh , ảnh các bạn HS đang lên thuyền để đi học . HS : Sách truyện tranh “ Rùa và Thỏ cùng em học ATGT ” ( Bài 7 ) . Một số câu hỏi tình huống để thực hành trong giờ học . IV. Phương pháp : Kể chuyện Quan sát , thảo luận . Đàm thoại . HS trao đổi nhóm . V. Gợi ý các hoạt động : HOẠT ĐỘNG 1 GIỚI THIỆU BÀI HỌC Bước 1 GV : Cho HS quan sát tranh sau đó đặt câu hỏi tình huống : - Các em có thích được ngồi thuyền để đi chơi không ? - Chuyện gì sẽ xảy ra nếu các em đùa nghịch và không mặc áo phao khi ngồi trên thuyền ? - Khi ngồi trên thuyền , em phải làm gì để đảm bảo an toàn ? Bước 2 GV gọi 3 HS trả lời các câu hỏi trên . Bước 3 GV nhận xét , đưa ra kết luận rồi giới thiệu tên bài học . Không đùa nghịch khi ngồi trên thuyền . HOẠT ĐỘNG 2 QUAN SÁT TRANH . TRẢ LỜI CÂU HỎI . Bước 1 Chia lớp thành 3 nhóm , GV giao nhiệm vụ cho các nhóm : - Nhóm 1 , 2 quan sát tranh trong bài và kể lại nội dung của mỗi bức tranh theo thứ tự : nhóm 1 kể nội dung bức tranh 1 , nhóm 1 kể nội dung bức tranh 2 . - Nhóm 3 quan sát tranh và kể lại nội dung của cả 2 bức tranh . - Các bạn ở mỗi nhóm nhận xét , bổ sung về nội dung bạn vừa kể . Bước 2 GV nêu câu hỏi : - Khi về thăm bà ngoại , mẹ và hai anh em An đi bằng phương tiện gì ? - Mẹ đã làm gì cho hai anh em An trước khi xuống thuyền . - Khi ngồi trên thuyền hai anh em An đã làm gì ? - Việc làm của hai anh em có nguy hiểm không ? Tại sao ? Bước 3 Một số HS trả lời . Các HS khác nhận xét , bổ sung . Bước 4 GV kết luận : - Khi đi lại bằng thuyền tất cả mọi người đều phải mặc áo phao . - Khi ngồi trên thuyền các em phải ngồi ngay ngắn không được đùa nghịch . HOẠT ĐỘNG 3 TỔ CHỨC TRÒ CHƠI ĐI THUYỀN AN TOÀN . Bước 1 GV hướng cách chơi và tổ chức cho HS chơi . - Chọn một khoảng sân rộng , GV vẽ 6 vòng tròn . Tại mỗi vòng tròn đặt sẵn 1 áo phao . - Có 6 chiếc áo phao dùng cho hai đội ( 03 chiếc màu đỏ , 03 chiếc màu xanh ) , mỗi đội một loại màu áo . Nếu không có áo phao có thể sử dụng áo phao tượng trưng . - Chia làm 2 đội , mỗi đội cử 3 bạn làm người đi thuyền , số còn lại làm cổ động viên ( nắm tay nhau thành vòng , đóng vai , “ nước ” bao quanh 6 bạn làm “ thuyền ” - là 6 vòng tròn vẽ sẵn ) - 6 người đi thuyền được bịt mắt , tập trung tại giữa sân chơi . - Trọng tài hô “ lên thuyền ” , người chơi phải nhành chóng tìm “ thuyền ” của đội mình ( tìm vong2 tròn có sẵn áo phao với màu áo đã quy định ) . Sau khi tìm được thuyền , người chơi bỏi khăn bịt mắt , mặc áo phao . - Đội nào mặc được áo phao nhanh hơn , đội đó thắng . - Hai đội thi đấu trong 2 hiệp ( mỗi hiệp khoảng 1 phút rưỡi ) ; sau mỗi hiệp , mỗi đội cử lại 3 người khác tham gia . Bước 2 GV nhận xét , hướng dẫn cách mặc áo phao , khen ngợi đội mặc áo phao nhân , đúng . Bước 3 GV nhận xét chung tiết học : Ghi nhớ Học thuộc lòng phần ghi nhớ ở cuối bài kể lại câu chuyện ở bài 7 Bài 8 KHÔNG LỘI QUA SUỐI KHI CÓ NƯỚC LŨ I. Mục tiêu : Giúp HS nhận biết được sự nguy hiểm khi lội qua suối có nước lũ . Hình thành cho HS luôn có ý thức không lội qua suối khi có nước lũ mà phải đi trên cầu hoặc đi cùng người lớn để cho an toàn . II. Nội dung : Ôn lại những kiến thức đã được học ở bài trước . HS quan sát tranh , tham gia trao đổi các tình huống để nhận biết sự nguy hiểm khi lội qua suối có nước lũ . HS ghi nhớ ý nghĩa của bài học . III. Chuẩn bị : GV : Tranh , ảnh con suối cạn và con suối có nước lũ . HS : Sách truyện tranh “ Rùa và Thỏ cùng em học ATGT ” ( Bài 8 ) . Một số câu hỏi tình huống để thực hành trong giờ học . IV. Phương pháp : Kể chuyện Quan sát , thảo luận . Đàm thoại . HS trao đổi nhóm . V. Gợi ý các hoạt động : HOẠT ĐỘNG 1 GIỚI THIỆU BÀI HỌC Bước 1 GV : Cho HS quan sát tranh sau đó đặt câu hỏi tình huống : - Con suối khi cạn , lội qua có nguy hiểm không ? - Khi có lũ , nước suối có gì khác với lúc không có lũ ? - Nếu suối có lũ nhưng nước vẫn còn cạn , em có lội qua không ? - Chuyện gì sẽ xảy ra nếu em đang lội suối mà nước lũ lớn tràn về ? Bước 2 GV gọi 3 HS trả lời các câu hỏi trên HS khác bổ sung Bước 3 GV nhận xét , đưa ra kết luận rồi giới thiệu tên bài học : Không lội qua suối khi có nước lũ HOẠT ĐỘNG 2 QUAN SÁT TRANH TRONG BÀI VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI Bước 1 GV chia lớp thành 3 nhóm , giao nhiệm vụ cho các nhóm : - Các nhóm quan sát tranh trong bài và kể lại nội dung của các bức tranh theo thứ tự : + Nhóm 1 và nhóm 2 quan sát bức tranh 1 , sau đó cử một bạn kể lại nội dung bức tranh 1 . + Nhóm 3 quan sát cả hai tranh 1 và 2 , sau đó cử một bạn kể lại nội dung của cả 2 bức tranh . + Các bạn khác nhận xét , bổ sung về nội dung bạn vừa kể . Bước 2 GV nêu câu hỏi : - Hai chị em Mi và Mai lội qua đoạn suối cạn có nguy hiểm không ? - Tại sao nước suối đục và chảy mạnh hơn mọi khi ? - Chuyện gì sẽ xảy ra nếu hai chị em Mi và Mai vẫn lội qua khi suối có lũ ? Bước 3 4 HS trả lời . Các em khác nhận xét , bổ sung . Bước 4 GV kết luận : - Nếu nước suối đục và chảy nhanh hơn đấy là dấu hiệu có lũ đang về , lội qua sẽ rất nguy hiểm . - Khi đi đường nếu gặp suối có lũ , tuyệt đối không được lội qua . HOẠT ĐỘNG 3 TỔ CHỨC TRÒ CHƠI QUA CẦU Bước 1 GV hướng dẫn cách chơi và tổ chức cho HS chơi : - Tổ chức 2 đội chơi với số lượng bằng nhau . - “Dựng” hai chiếc “cầu” bằng cách xếp gạch nối nhau thành hàng dài 2- 3m . Mỗi cầu có một dây thừng căng dọc “cầu” giả làm tay vịn và có 4 HS ngồi cách “cầu” 40 cm dọc theo hai bên thân “cầu” đóng vai “nước” . - Khi có hiệu lệnh “qua cầu” , hai đội sẽ đi qua chiếc cầu của mình (lần lượt hai học sinh một lần ) . Sau khi qua cầu , HS sẽ quay lại để tiếp tục qua cầu một số lần nữa ( tuỳ thuộc vào thời gian và việc đi trên cầu nhanh hay chậm của đồng đội ) . - Khi đi trên cầu nếu trượt chân khỏi hàng gạch hoặc quên không bám vào tay vịn sẽ bị bạn đòng vai nước “ bắt ” ra ngoài . - Đội nào có nhiều nào có nhiều người qua cầu hơn trong khoảng thời gian 3 phút ( tính theo số lần qua được cầu ) sẽ là đội thắng cuộc . Bước 2 GV nhận xét , hướng dẫn thêm cách qua cầu sao cho an toàn , khen ngợi đội thắng cuộc . Bước 3 GV nhận xét chung tiết học . Ghi nhớ Học thuộc lòng phần ghi nhớ ở cuối bài kể lại câu chuyện ở bài 8
Tài liệu đính kèm: