Giáo án bài dạy các môn khối 1 - Tuần 11 - Trường tiểu học Bảo Lý

Giáo án bài dạy các môn khối 1 - Tuần 11 - Trường tiểu học Bảo Lý

HỌC VẦN

VẦN: ưu - ươu

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Học sinh đọc và viết được ưu, ươu, trái lựu, hươu sao

- Đọc được từ và câu ứng dụng trong SGK: Buổi trưa, Cừu chạy theo mẹ ra bờ suối. Nó thấy bầy hươu, nai đã ở đấy rồi.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: hổ, báo, gấu, hươu, nai, voi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Sử dụng tranh SGK bài 42, vật thật: trái lựu

- Bộ thực hành Tiếng Việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ

- HS đọc từ: yêu quý, buổi chiều, hiểu bài, già yếu( cá nhân).

- Cả lớp viết từ: yêu cầu

 

doc 40 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 728Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án bài dạy các môn khối 1 - Tuần 11 - Trường tiểu học Bảo Lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11
 Thứ hai, ngày 15 tháng 11 năm 2010
HỌC VẦN
VẦN: ưu - ươu
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Học sinh đọc và viết được ưu, ươu, trái lựu, hươu sao
- Đọc được từ và câu ứng dụng trong SGK: Buổi trưa, Cừu chạy theo mẹ ra bờ suối. Nó thấy bầy hươu, nai đã ở đấy rồi.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: hổ, báo, gấu, hươu, nai, voi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Sử dụng tranh SGK bài 42, vật thật: trái lựu
- Bộ thực hành Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ
- HS đọc từ: yêu quý, buổi chiều, hiểu bài, già yếu( cá nhân).
- Cả lớp viết từ: yêu cầu
2. Dạy học bài mới: 
 	TIẾT 1
* Giới thiệu bài: Thông qua tranh vẽ SGK và vật thật trái lựu
- GV hướng dẫn HS quan sát và rút ra vần ưu - ươu
- GV viết bảng và đọc, HS đọc theo.
* Dạy vần:
Vần ưu
a. Nhận diện:
- GV yêu cầu HS quan sát - nhận xét cấu tạo vần ưu trên bảng
 + HS thực hành ghép vần ưu.
- GV quan sát giúp đỡ hs yếu ghép vần.
b. Phát âm, đánh vần:
- Yêu cầu HS khá giỏi đọc vần này? GV nhận xét.
 + HS yếu đọc lại ư – u - ưu/ ưu
 + HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- GV yêu cầu HS ghép tiếng lựu từ trái lựu và suy nghĩ đánh vần rồi đọc trơn.
 + HS khá giỏi đọc trước. HS yếu đọc theo.
- HS khá đọc và hướng dẫn cách đọc cho bạn trong bàn chưa đọc được.
- Yêu cầu HS đọc lại ưu - lựu - trái lựu( đồng thanh).
- GV yêu cầu HS kết hựop phân tích vần.
c. Viết:
Viết vần đứng riêng
- GV viết mẫu vần ưu vừa viết vừa hướng dẫn quy trình. HS quan sát chữ viết và viết trên không trung.
- HS viết vào bảng con. GV nhận xét chỉnh sửa.
Viết tiếng và từ
- GV viết mẫu tiếng lựu, từ trái lựu. 
- HS quan sát nhận xét, GV hướng dẫn HS viết liền nét giữa l và ưu đồng thời dấu thanh nặng đặt đúng dưới chữ ư viết đúng khoảng cách giữa trái và lựu.
- HS yếu chỉ cần viết chữ lựu.
- HS viết vào bảng con.GV nhận xét 
Vần ươu
(Quy trình dạy tương tự vần ưu)
Lưu ý:
 Nhận diện:
- GV đưa lên bảng vần ươu, yêu cầu HS khá giỏi đọc trơn và nhận xét ươu gồm 2 âm ươ và u
- Yêu cầu HS so sánh ươu và ưu
 + giống nhau: âm u
 + khác nhau: âm ươ - ư 
 Đánh vần:
- GV đánh vần và đọc mẫu: ươ – u – ươu / ươu
 + HS đọc cá nhân (nối tiếp), đọc đồng thanh
GV lưu ý giúp đỡ hs yếu.
- Yêu cầu hs ghép và đọc tiếng, từ: hươu, hươu sao
- HS kết hợp đọc: ươu – hươu – hươu sao( đồng thanh).
 Viết: 
- HS viết vào bảng con: ươu, hươu sao
 GV lưu ý cách viết các nét nối từ âm h sang vần ươu 
d. Đọc từ ngữ ứng dụng:
- GV yêu cầu HS đọc theo nhóm đôi các từ ngữ SGK, thảo luận và tìm tiếng mới.
- 3 HS đọc lại trên bảng lớp, 1 HS lên gạch chân tiếng mới.
- HS đọc từ( cá nhân, nhóm, lớp)
 + HS yếu đánh vần đọc trơn; HS khá đọc trơn.
- GV gợi ý tìm hiểu nghĩa các từ: chú cừu, mưu trí, bầu rượu, bướu cổ (bằng lời)
- HS đọc toàn bài tiết 1(đồng thanh).
TIẾT 2
* Luyện tập:
a. Luyện đọc:
- Yêu cầu HS đọc trên bảng lớp và SGK tiết 1
 + HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp). GV giúp đỡ hs yếu.
 + GV nhận xét chỉnh sửa.
- Đọc câu ứng dụng: 
 +Yêu cầu HS quan sát tranh rút ra câu đọc.
 GV lưu ý: Đây là câu văn có dấu phẩy, dấu chấm yêu cầu HS khi đọc phải nghỉ hơi.
 + HS khá đọc lại. GV chỉnh sửa cách đọc.
 + GV gọi 1 số HS đọc lại. GV lưu ý hs yếu.
 + GV yêu cầu hs tìm tiếng có vần vừa học trong câu kết hợp phân tích 
 ( HS nêu: hươu)
GV nhận xét.
b. Luyện viết:
- GV yêu cầu HS đọc lại các từ trong vở tập viết bài 42.
- HS viết bài.
- GV lưu ý HS viết đúng quy trình và giúp đỡ HS yếu. 
- GV thu chấm bài và nhận xét.
c. Luyện đọc:
- Yêu cầu 2 HS đọc tên chủ đề luyện nói: Hổ, báo gấu, hươu, nai, voi
- Cả lớp đọc lại.
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh SGK và thảo luận nhóm đôi (GV gợi ý 1 số câu hỏi )
- GV giúp đỡ các nhóm yếu nói đúng chủ đề.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm cùng GV nhận xét, đánh giá.
- GV lưu ý cách diễn đạt của HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS đọc lại toàn bài.
- Tìm tiếng, từ ngoài bài có chứa vần ưu và ươu vừa học.
- Chuẩn bị bài sau bài 43.
ĐẠO ĐỨC
THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA KÌ 1
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố, rèn kĩ năng thực hành và nhận biết được các hành vi và thói quen thông qua các bài đạo đức đã họcêmm là học sinh lớp Một; Gọn gàng, sạch sẽ; Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập;Gia đình em; Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ.
- Giúp HS tự liên hệ bản thân mình thông qua các chuẩn hành vi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV chuẩn bị một số câu hỏi phục vụ cho bài ôn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 Hoạt động 1: HS nêu các bài đạo đức đã học và trả lời câu hỏi
- GV cho 3 đến 5 HS nhắc lại tên bài đạo đức đã học
- GV đưa ra một số câu hỏi
- HS suy nghĩ và trả lời, GV nhận xét.
 Hoạt động 2: Thực hành kĩ năng
- GV yêu cầu HS hãy nói được về cách ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, chưa gọn gàng sạch sẽ.
- Nêu được vài biểu hiện về biết giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.Kể được một số việc làm thể hiện biết giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
- GV cho HS tự nêu lên những việc đã làm biết lễ phép với ông, bà, cha, mẹ, anh, chị. Nêu được vài biểu hiện về biết nhường nhịn êm nhỏ.Kể được một việc làm thể hiện biết lễ phép với ông, bà, cha, mẹ,anh, chị, hoặc nhường nhịn em nhỏ.
 - GV gọi một số HS lên bảng trả lời, kể lại.
 - HS và GV nhận xét, đánh giá.
 - GV củng cố và rút ra kết luận.
 Hoạt động nối tiếp: GV cho cả lớp hát, đọc thơ về nội dung có liên quan đến các bài học trên.
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
GIA ĐÌNH
I.MỤC TIÊU
 Giúp HS biết:
- Gia đình là tổ ấm của em.
- Bố, mẹ, ông, bà, anh, chịlà những người thân yêu nhất của em.
- Em có quyền được sống với cha, mẹ và được cha mẹ yêu thương, chăm sóc.
- Kể được về những người trong gia đình mình với các bạn trong lớp.
- Yêu quý gia đình và những người thân trong gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Vở bài tập tự nhiên xã hội.
- Các hình SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 Giới thiệu bài: Cả lớp hát bài Cả nhà thương nhau
 Hoạt động 1: Quan sát theo nhóm nhỏ
- Mục tiêu: Gia đình là tổ ấm của em
- Cách tiến hành: 
 + Bước 1: GV yêu cầu hs quan sát tranh và thảo luận theo nhóm đôi trả lời câu hỏi trong SGK.
 + Bước 2: Đại diện các nhóm chỉ vào hình và kể về gia đình Lan, gia đình Minh.
 GV nêu kết luận: SGV.
 Hoạt động 2: Vẽ tranh về gia đình mình
- Mục tiêu: Từng em vẽ tranh về gia đình mình.
- Cách tiến hành:
+ HS vẽ vào giấy sau đó kể cho nhau nghe trong nhóm về người thân trong gia đình.
+ GV nêu kết luận: SGV
 Hoạt động 3: Kể về gia đình mình trước lớp
- Mục tiêu: Mọi người được kể và chia sẻ với các bạn trong lớp về gia đình mình.
- Cách tiến hành:
 + HS từng em lên kể trước lớp.
 H: Tranh vẽ những ai?
 Em muốn thể hiện điều gì trong tranh?
 + GV nêu kết luận: Mỗi người khi sinh ra đều có gia đình, nơi em được yêu thương chăm sóc và che chở. Em có quyền được sống chung với bố mẹ và người thân.
* Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
	 Thứ ba, ngày 16 tháng 11 năm 2010
ThÓ dôc
Gi¸o viªbn bé m«n d¹y
HỌC VẦN
ÔN TẬP
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- HS đọc, viết một cách chắc chắn các vần vừa học có kết thúc bằng u hay o.
- Đọc đúng các từ ngữ và câu ứng dụng.
- Nghe, hiểu và kể lại theo tranh truyện kể Sói và Cừu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng ôn SGK phóng to.
- Tranh minh hoạ cho truyện kể Sói và Cừu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 3 HS đọc câu ứng dụng bài 42.
- Cả lớp viết từ: mưu trí
2. Dạy học bài mới:
* Giới thiệu bài: GV hướng dẫn HS khai thác khung đầu bài và hình minh hoạ SGK để rút ra bài ôn.
* Ôn tập 
a. Ôn các vần vừa học
- GV treo bảng phụ yêu cầu HS đọc cá nhân các vần vừa học trong tuần.
 +GV chỉ HS đọc.
 + HS vừa chỉ và vừa đọc vần.
b. Ghép âm thành vần
- HS ghép và đọc các âm ở cột dọc với các âm ở các dòng ngang.
- HS thực hành ghép trên bảng cài một vài vần.
- HS đọc theo thứ tự và không theo thứ tự( cá nhân, nhóm, lớp). GV giúp đỡ hs yếu.
- GV nhận xét chỉnh sửa.
c. Đọc từ ngữ ứng dụng
- HS đọc trong nhóm các từ ngữ ứng dụng, HS khá giỏi giúp đỡ HS yếu.
- HS đọc bảng lớp( cá nhân và đồng thanh).
- GV có thể giải thích từ ao bèo, cá sấu, kì diệu( bằng lời, mẫu vật).
d. Tập viết từ ứng dụng
- GV đọc cho HS viết từ cá sấu, sau đó GV nhận xét và chỉnh sửa cho HS.
- GV lưu ý vị trí dấu thanh.
 - GV cho HS đọc lại bài tiết 1( đồng thanh).
TIẾT 2
* Luyện tập
a. Luyện đọc
- HS đọc lại bài ôn tiết 1 trên bảng lớp, SGK 
 + HS đọc(cá nhân, nhóm, lớp). GV lưu ý hs yếu.
 + GV nhận xét 
- Đọc câu ứng dụng
 + GV cho HS quan sát tranh và giới thiệu câu đọc.
 + HS khá, giỏi đọc trơn câu, HS yếu có thể đọc theo.
 + GV gọi một số HS đọc trước lớp.
 + GV chỉnh sửa lỗi phát âm.
b. Luyện viết
- HS mở vở tập viết và đọc nội dung bài viết.
- HS viết bài.GV theo dõi uốn nắn HS yếu.
c. Kể chuyện: Sói và Cừu
- GV yêu cầu HS đọc tên câu chuyện.
- GV kể chuyện theo nội dung truyện trong SGV.
- GV kể lần 2 kết hợp tranh minh hoạ.
- HS kể lại trong nhóm, GV giúp đỡ các nhóm.
- Đại diện các nhóm thi kể (mỗi nhóm 1đến 2 đoạn).
- GV cùng HS nhận xét.
- Gọi 2 HS khá kể trước lớp toàn câu chuyện.
- GV hướng dẫn HS rút ra ý nghĩa truyện SGV.
3. Củng cố, dặn dò
- HS đọc lại toàn bài.
- Chuẩn bị bài 44.
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
 Giúp HS:
- Củng cố về bảng trừ và làm tính trừ trong phạm vi các số đã học.
- Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng phép tính thích hợp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Vở bài tập toán.
- Tranh vẽ bài tập 4
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- 3 HS đọc lại các phép tính trừ trong phạm vi 5.
- GV nhận xét cho điểm.
2. Dạy học bài mới
a. Giới thiệu bài: giới thiệu trực tiếp
b. GV hướng dẫn HS làm các bài tập trong vở bài tập toán.
Bài 1: Tính
- GV yêu cầu bài.
- HS làm vào bảng con, GV đọc từng phép tính để HS đặt tính và tính kết quả.
Ví dụ: 5 5
 - - 
 3 4
 2 1
- GV củng cố và chốt lại cách đặt tính.
Bài 2: Tính
- GV nêu yêu cầu, HS tự làm bài vào vở. GV quan sát giúp đỡ hs yếu.
- Yêu cầu 3 HS chữa bài, GV hỏi một số HS nêu cách làm.
- GV chốt lại: Dựa vào bảng trừ các số đã học các con nhẩm tính rồi viết kết quả vào sau dấu bằng.
Bài 3: >; <; =
- GV nêu yêu cầu, HS tự làm bài.
- GV gọi một số HS chữa bài và nêu cách làm.
- GV nêu: phải tính kết quả ... cho, rồi đưa ra phép tính phù hợp.
- HS đứng tại chỗ nêu từng tình huống phù hợp với phép tính. GV khuyến khích HS nêu được nhiều tình huống phù hợp với tranh. 
- GV nhận xét tuyên dương khen HS nêu được nhiều tình huống và phép tính đúng với tình huống đã nêu. 
3. Củng cố dặn dò:
- Củng cố phép cộng trong phạm vi 9
- Làm các bài tập trong SGK vào vở ô li.
Học vần
Vần inh - ênh
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Học sinh đọc và viết được inh, ênh, máy vi tính, dòng kênh.
- Đọc được từ và câu ứng dụng trong SGK: bài 58 trang 119
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Máy cày, máy nổ, máy khâu, máy tính.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Sử dụng tranh SGK bài 58
- Bộ thực hành Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ
- 3 HS đọc bài 57
- Cả lớp viết từ: hiền lành
2. Dạy học bài mới:
TIẾT 1
* Giới thiệu bài: Thông qua tranh vẽ SGK 
- GV giới thiệu và hướng dẫn HS rút ra vần mới inh - ênh
- GV đọc HS đọc theo.
* Dạy vần:
Vần inh
a. Nhận diện:
- GV yêu cầu HS quan sát - nhận xét cấu tạo vần inh trên bảng cài
 + HS thực hành ghép vần inh
Lưu ý: HS yếu GV hỗ trợ thêm để ghép được.
b. Phát âm, đánh vần:
- Yêu cầu HS khá giỏi đọc vần này? GV nhận xét.
 + HS yếu đọc lại i- nhờ - inh/ inh
 + HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- GV yêu cầu HS ghép tiếng tính từ máy vi tính và suy nghĩ đánh vần rồi đọc trơn.
 + HS khá giỏi đọc trước. HS yếu đọc theo.
- HS khá đọc và hướng dẫn cách đọc cho bạn trong bàn chưa đọc được.
- Yêu cầu HS đọc lại inh – tính – máy vi tính.
- HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp)
- GV kết hợp hỏi HS phân tích âm, vần..
c. Viết:
Viết vần đứng riêng
- GV viết mẫu vần inh vừa viết vừa hướng dẫn quy trình.
- Yêu cầu HS quan sát chữ viết và viết trên không trung.
- HS viết vào bảng con. GV nhận xét chỉnh sửa.
Viết tiếng và từ
- GV viết mẫu tiếng tính, từ máy vi tính
- HS quan sát nhận xét, GV hướng dẫn HS viết liền nét giữa t và inh đồng thời dấu thanh sắc đặt đúng trên đầu chữ i viết đúng khoảng cách giữa các chữ.
 - HS yếu chỉ cần viết chữ máy
- HS viết vào bảng con.GV nhận xét 
Vần ênh
(Quy trình dạy tương tự vần inh)
Lưu ý:
 Nhận diện:
- GV thay i bằng ê được ênh
- HS đọc trơn và nhận xét ênh gồm 2 âm ê và nh
Yêu cầu HS so sánh yêu và iêu để thấy sự giống và khác nhau
 Đánh vần:
- Học sinh khá giỏi tự đánh vần và đọc
- HS yếu: GV hướng dẫn cách đánh vần và đọc
 + HS đọc cá nhân (nối tiếp)
 + Đọc đồng thanh
- Ghép từ: dòng kênh
- HS đọc lại kết hợp phân tích âm, vần.
. Viết: 
 + HS viết vào bảng con.
- GV lưu ý cách viết các nét nối từ âm k sang vần ênh và khoảng cách giữa các chữ.
d. Đọc từ ngữ ứng dụng:
- GV yêu cầu HS đọc theo nhóm đôi các từ ngữ SGK, thảo luận và tìm tiếng mới.
- 3 HS đọc lại trên bảng lớp, HS lên gạch chân tiếng mới.
- HS đọc đánh vần (HS yếu); đọc trơn (HS giỏi).
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- GV gợi ý tìm hiểu nghĩa các từ: đình làng , bệnh viện, thông minh, ễnh ương (bằng lời)
- HS đọc toàn bài tiết 1(đồng thanh).
TIẾT 2
* Luyện tập:
a. Luyện đọc:
- Yêu cầu HS đọc trên bảng lớp và SGK tiết 1
 + HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp)
 + GV nhận xét chỉnh sửa.
- Đọc câu ứng dụnớnGK trang 119
 - Yêu cầu HS quan sát tranh rút ra câu đọc.
 - GV lưu ý: Đây là 1 câu hỏi, HS khi đọc phải cao giọng ở cuối câu. HS khá đọc lại.
 - GV chỉnh sửa cách đọc. Hướng dẫn cách đọc cho HS yếu.
 - GV gọi 1 số HS đọc lại.
 - Tìm tiếng có vần vừa học trong câu thơ. HS phân tích lênh, khênh, kềnh - GV nhận xét.
b. Luyện viết:
- GV yêu cầu HS đọc lại các từ trong vở tập viết bài 58
- HS mở vở tập viết viết bài.
- GV lưu ý HS viết đúng quy trình.GV giúp đỡ HS yếu. 
- Thu chấm bài và nhận xét.
c. Luyện đọc:
- Yêu cầu 2 HS đọc tên chủ đề luyện nói: trang 119
- Cả lớp đọc lại.
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh SGK.
- Thảo luận nhóm đôi (GV gợi ý 1 số câu hỏi )
- GV giúp các nhóm nói đúng chủ đề.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm cùng GV nhận xét, đánh giá.
- GV lưu ý cách diễn đạt của HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS đọc lại toàn bài.Tìm tiếng, từ có chứa vần ênh, inh vừa học có ngoài bài.
- Chuẩn bị bài sau bài 59
Tự nhiên và xã hội
AN TOÀN KHI Ở NHÀ
I. MỤC TIÊU
 Sau bài học giúp HS biết:
- Kể tên một số vật sắc, nhọn có thể gây đứt tay, chảy máu.
- Kể tên một số vật trong nhà có thể gây nóng, bỏng, cháy .
- Cách phòng tránh và xử lý khi có tai nạn xảy ra. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Các hình ở bài 14 SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài trực tiếp.
2. Dạy học bài mới
 Hoạt động 1: Làm việc với SGK
 Bước 1: 
- GV yêu cầu HS quan sát các hình ở trang 30 và trả lời một số câu hỏi.(GV đưa ra một số câu hỏi. Ví dụ: Chỉ và nói các bạn trong mỗi hình đang lầm gì?...
- HS làm việc theo nhóm đôi.
 Bước 2: 
- Đại diện các nhóm trình bày.
- GV hỏi thêm: Khi dùng dao, kéo, các đồ vật sắc nhọn chúng ta cần phải làm gì để tránh đứt tay?
- HS trả lời, GV hướng dẫn HS rút ra kết luận.
 Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
Mục đích: HS biết cách phòng tránh một số tai nạn do lửa và một số chất gây cháy.
Các bước tiến hành:
 Bước 1: 
+ GV yêu cầu HS quan sát các hình vẽ ở trang 31và trả lời các câu hỏi:
+ Điều gì có thể xảy ra trong các cảnh trên?
+ Nếu không may xảy ra con sẽ nói gì làm gì lúc đó?
 Bước 2: 
- HS thảo luận nhóm và đại diện các nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình.
- Các nhóm khác nhận xét.
- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận (SGV)
3. Củng cố, dặn dò
- GV cho HS chơi trò chơi “sắm vai”
Yêu cầu HS biết cách xử lí một số tình huống khi có cháy, có người bị điện giật, bị bỏng, đứt tay.
+ GV cho mỗi nhóm đóng vai một tình huống.
+ GV gọi một số nhóm lên đóng vai.
+ GV cùng HS nhận xét.
- Về nhà cẩn thận khi sử dụng các vật nhọn sắc.
 Thứ sáu, ngày 23 tháng 11 năm 2007
Toán
PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 9
I. MỤC TIÊU
- Giúp HS tiếp tục củng cố khái niệm phép trừ.
- Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 9
- Biết làm tính trừ trong phạm vi 9.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bộ thực hành toán.
- Vớ bài tập toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi HS đọc lại bảng cộng trong phạm vi 9.
- Cả lớp làm vào bảng con 5 + 4 =
- GV nhận xét.
2. Dạy học bài mới
 Hoạt động 1: Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 9.
a. GV hướng dẫn HS phép trừ 9 – 1 = ; 9 – 7 =
- GV hướng dẫn HS lấy que tính và thao tác trên que tính.
- GV cho HS quan sát hình vẽ SGK để nhận ra 9 cái áo bớt 1 cái áo còn 8 cái áo.Ngược lại cho HS thấy 9 bớt 8 còn 1.
- Từ trực quan GV hướng dẫn HS rút ra phép tính trừ 9 – 1 = 8 ; 9 – 8 = 1
- GV cho HS đọc lại phép tính.
b. Tương tự với các phép tính 9 – 2 = 7 ; 9 – 7 = 2 ; 9 – 3 = 6 ; 9 – 6 = 3
 9 – 4 = 5; 9 – 5 = 4
- GV cho HS thao tác tương tự với cách tiến hành phép tính 9 – 1 
- HS thảo luận rút ra công thức.
- GV nhận xét, đánh giá.
c. HS học thuộc lòng bảng trừ 
- GV cho HS đọc đồng thanh (GV xoá dần các công thức)
- HS đọc theo nhóm, lớp 
- GV cho HS thi đố về việc học thuộc bảng trừ.
 Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thực hành làm tính trừ trong phạm vi 9
Bài 1: Tính
- HS nêu yêu cầu, GV lưu ý HS viết thẳng cột. HS làm vào vở bài tập toán.
Bài 2: Tính
- GV cho HS nêu miệng kết quả phép tính. GV yêu cầu HS nhận xét và rút ra mối quan hệ của phép cộng và phép trừ. 
Bài 3: Tính
- GV cho HS nhận xét các phép tính, rồi HS nhẩm kết quả từng phép tính trong cùng một cột. 
 Ví dụ: 9 – 3 – 2 = 4
 9 – 4 – 1 = 4
Bài 4: Viết phép tính thích hợp
- GV yêu cầu HS tự quan sát tranh vẽ vở bài tập toán, nêu bài toán, viết phép tính phù hợp.
- GV gọi một số HS nêu phép tính rồi nêu tình huống. GV nhận xét đánh giá.
Bài 5: HS nêu yêu cầu 
- GV cho HS khá giỏi tự làm bài rồi chữa bài.
- HS điền số (lưu ý cấu tạo số 9)
- GV củng cố phép cộng và trừ trong phạm vi 9
3. Củng cố dặn dò:
- Cả lớp khôi phục lại bảng trừ trong phạm vi 9.
- Về nhà làm thêm bài tập trong SGK.
Học vần
ÔN TẬP
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- HS đọc viết một cách chắc chắn các vần có kết thúc bằng ng, nh.
- Đọc đúng các từ ngữ và câu ứng dụng Bài 59.
- Nghe, hiểu và kể lại tự nhiên một số tình tiết quan trọng trong truyện kể Quạ và Công.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- Bảng ôn SGK trang 120.
- Tranh minh hoạ cho truyện kể Quạ và Công.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- HS đọc các từ: bệnh viện, ễnh ương.
- Cả lớp viết từ thông minh.
2. Dạy học bài mới
* Giới thiệu bài: 
- GV cho HS khai thác khung đầu bài và hình minh hoạ SGK để rút ra vần cần ôn.
- GV gắn lên bảng bảng ôn. HS đọc kiểm tra bảng ôn.
* Ôn tập 
a. Các vần vừa học 
- HS lên bảng chỉ các chữ đã học. GV đọc âm, HS chỉ chữ. HS vừa chỉ chữ vừa đọc âm.
b. Ghép âm thành vần.
- HS đọc các vần ghép từ chữ ở cột dọc với các chữ ở dòng ngang.
- HS ghép trên bảng cài (2 đến 3 lần).
- HS đọc lại các vần trên bản ôn.
c. Đọc từ ứng dụng
- GV ghi các từ ứng dụng lên bảng: bình minh, nhà rông, nắng chang chang.
- HS tự đọc các từ ngữ ứng dụng (nhóm, cá nhân, lớp)
- GV chỉnh sửa lỗi phát âm đồng thời giải thích sơ qua các từ đó.
d. Tập viết từ ứng dụng
- GV yêu cầu HS viết bài vào bảng con.
- GV lưu ý HS vị trí dấu thanh huyền và các nét nối giữa các chữ.
TIẾT 2
* Luyện tập
a. Luyện đọc
- Đọc lại bài tiết 1
 + GV lần lượt cho HS đọc lại bảng ôn, từ ứng dụng. HS đọc , GV chỉnh sửa lỗi phát âm.
- Đọc câu ứng dụng: 
 + GV cho HS quan sát tranh minh hoạ SGK , HS rút ra câu ứng dụng.
 + Đây là 1 đoạn thơ GV lưu ý hướng dẫn HS cách đọc.
 + HS khá đọc trước, HS yếu đọc theo sau.
 + GV chỉnh sửa và giúp đỡ HS yếu.
b. Luyện viết
- GV cho HS viết bài vào vở tập viết in.
- GV theo dõi giúp đỡ HS viết chưa được.
c. Kể chuyện 
- GV cho HS khá giỏi đọc tên truyện Quạ và Công
- GV kể lần 1theo nội dung trong SGV.
- GV kể lần 2 theo tranh minh hoạ.
- HS thảo luận và kể lại trong nhóm.
- GV gọi một số nhóm thi tài.
- GV cùng HS cả lớpnhận xét từng bạn kể.
- GV hướng dẫn HS rút ra ý nghĩa truyện: Vội vàng hấp tấp lại thêm tính tham lam nữa thì chẳng bao giờ làm được việc gì.
3. Củng cố, dặn dò
- Cả lớp đọc lại bảng ôn 1 lần.
- Chuẩn bị bài 60.
Âm nhạc:
ÔN TẬP BÀI HÁT: SẮP ĐẾN TẾT RỒI.
GV nhạc dạy

Tài liệu đính kèm:

  • docGa lop 1 tuan 11 BL.doc