Giáo án bài dạy các môn khối 1 - Tuần 8 - Trường Tiểu học Gio Hải

Giáo án bài dạy các môn khối 1 - Tuần 8 - Trường Tiểu học Gio Hải

Tiếng Việt

Bài 30: ua - ưa

I. Mục tiêu:

-HS đọc được: ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ.

-Đọc được từ và câu ứng dụng: Mẹ đi chợ mua khế, mía dừa, thị cho bé.

-Viết được :ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ.

-Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Giữa trưa

-Giáo dục HS yêu thích môn học.

II. Đồ dùng dạy - học:

-GV: Tranh vẽ từ khoá, Bộ đồ dùng dạy TV 1

-HS: Bộ đồ dùng học TV 1

III. Các hoạt động dạy - học:

1. Kiểm tra bài cũ

-HS viết và đọc các từ: tờ bìa, lá mía, vỉa hè, tỉa lá

-2 HS đọc bài trong SGK

2. Dạy bài mới

 

doc 21 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 644Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án bài dạy các môn khối 1 - Tuần 8 - Trường Tiểu học Gio Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8
Thứ hai
Ngày soạn:15/ 10/ 2010
Ngày dạy: 18 /10/ 2010 
Tiếng Việt
Bài 30: ua - ưa
I. Mục tiêu:
-HS đọc được: ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ. 
-Đọc được từ và câu ứng dụng: Mẹ đi chợ mua khế, mía dừa, thị cho bé.
-Viết được :ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ. 
-Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Giữa trưa
-Giáo dục HS yêu thích môn học. 
II. Đồ dùng dạy - học:
-GV: Tranh vẽ từ khoá, Bộ đồ dùng dạy TV 1
-HS: Bộ đồ dùng học TV 1
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ 
-HS viết và đọc các từ: tờ bìa, lá mía, vỉa hè, tỉa lá 
-2 HS đọc bài trong SGK
2. Dạy bài mới 
Tiết 1
 a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp - GV ghi bảng – HS nhắc lại. 
 b. Dạy vần
Vần ua
*. Nhận diện vần
-GVgiới thiệu và ghi bảng : ua
-HS nhắc lại: ua – GV giới thiệu chữ in, chữ thường: 
 + Vần ua tạo từ những âm nào?( uvà a)
 + Vần ua và vần ia giống nhau và khác nhau điểm gì?
 ( giống nhau: đều có a kết thúc
 Khác nhau: ua bắt đầu bằng u)
-GV phát âm mẫu, 2 HS phát âm. 
 +Vần ua gồm những âm nào ghép lại?
* Đánh vần
 -HS đánh vần: u- a – ua
 -GV đánh vần mẫu, HS đánh vần, đọc trơn (cá nhân , nhóm)
 + có vần ua muốn có tiếng cua ta làm thế nào?
-HS nêu cách ghép tiếng: cua ; HS ghép tiếng: cua
-GV giới thiệu tiếng mới ghi bảng : cua ; HS đánh vần: cờ- ua- cua(cá nhân, nhóm) 
-HS đọc trơn: cua (cá nhân, cả lớp) 
 * Dạy từ khoá
-GV cho HS quan sát tranh 
 + Tranh vẽ con gì? (con cua bể)
 + Con cua bể thường sống ở đâu? 	 
-GV giới thiệu và ghi bảng từ mới: cua bể
-HS đọc từ và tìm tiếng có vần mới. 
-HS luyện đọc kết hợp phân tích tiếng
-1 HS đọc tổng hợp 1: ua, cua, cua bể
 + Vần mới thứ nhất là vần gì?
 + Tiếng mới là tiếng nào? 
 + Từ mới là từ gì?
-HS nêu – GV tô mầu vần mới học – HS đọc xuôi, đọc ngược 
Vần ưa :
(qui trình tương tự ua)
-Lưu ý: vần ưa được tạo nên từ ư và a
-So sánh : ưa với ua (giống nhaug: đều kết thúc bằng a
	 Khác nhau: ưa bắt đầu bằng ư)
-Đánh vần: ư - a – ưa; ngờ- ưa - ngưa – nặng – ngựa 
* Hướng dẫn viết
-GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn viết: ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ
-HS luyện viết vào bảng con
-GV nhận xét chỉnh sửa chữ viết cho HS
c. Đọc từ ngữ ứng dụng
-GV ghi bảng từ mới, HS nhẩm đọc: cà chua, nô đùa, tre nứa, xưa kia
-2 HS khá, giỏi đọc các từ. HS tìm tiếng có vần mới; GV gạch chân vần mới. 
-HS luyện đọc từng từ, GV kết hợp giải nghĩa từ. 
-GV đọc mẫu; HS luyện đọc theo yêu cầu. 
Tiết 2
3. Luyện tập
 a. Luyện đọc
-HS đọc lại bài ở Tiết 1. 
 + Đọc câu ứng dụng:
-GV viết ; HS nhẩm đọc: Mẹ đi chợ mua khế, mía, dừa, thị cho bé. (1 - 2 HS khá giỏi đọc câu). 
-HS tìm tiếng có vần mới; GV gạch chân tiếng có vần mới. 
-HS luyện đọc; GV giải nghĩa từ khó (nếu có)
-GV đọc mẫu câu ; HS luyện đọc (cá nhân, cả lớp)
-HS quan sát tranh minh hoạ của câu ứng dụng. 
-Đọc bài trong SGK: 7 - 8 em
-HS đọc đồng thanh toàn bài 1 lần. 
 b. Luyện viết
-HS mở vở tập viết. HS đọc bài viết: 2 HS
-GV nhắc nhở tư thế ngồi, cách để vở, cầm bút. 
-HS viết bài vào vở Tập viết. 
-GV chấm và nhận xét bài của HS. 
 c. Luyện nói
-Gv ghi chủ đề luyện nói lên bảng: Giữa trưa 
-HS đọc tên bài luyện nói. 
-HS mở vở quan sát tranh. 
-GV gợi ý:
 + Trong tranh vẽ những gì?
 + Tại sao em biết đây là bức tranh vẽ giữa mùa hè?
 + Giữa trưa là lúc mấy giờ?
 + Buổi trưa mọi người thường ở đâu và làm gì?
 + Buổi trưa em thường làm gì?
 + Tại sao trẻ em không nên chơi đùa vào buổi trưa?
-HS thảo luận nhóm đôi – Gọi đại điện nhóm trình bầy – HS nhận xét. 
4. Củng cố 4 - dặn dò 
-HS đọc lại toàn bài 1 lần. 
-Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới học. 
-Nhắc HS về ôn lại bài và xem trước bài sau. 
Toán 
Luyện tập
I.Mục tiêu: 
-Biết làm tính cộng trong phạm vi 3 và phạm vi 4.
-Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng phép tính cộng.
-Giáo dục HS ham học môm toán.
II. Đồ dùng dạy - học: 
-GV: Kế hoạch bài dạy.
-HS : SGK, bút 
III.Các hoạt động dạy - học: 
 1. ổn định tổ chức: Lớp hát 
 2. Bài cũ 
 -HS lên bảng làm bài tập 	+ +
 -Lớp làm bảng con: 1 + 3 =  1 + 1 =
3. Bài mới 3 
 a. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài trực tiếp - ghi bảng - HS nhắc lại
 b. HS làm bài tập: 	
-GV hướng dẫn HS làm các bài tập trong SGK.
Bài 1 (Tr 48): -GV nêu yêu cầu của bài + + + +
 - HS tự làm bài rồi đổi chéo vở để kiểm tra.
 - Các nhóm báo cáo kết quả và nêu rõ cách làm.
Bài 2(dòng1 ): - HS nêu yêu cầu của bài 
 - HS tự làm bài vào vở.
 - GV gọi HS nêu miệng kết quả.
Bài 3 (Tr 48):- GV hướng dẫn HS làm từng phép tính 
 VD: 1+1+1
 -Phép tính trên có mấy dấu cộng? (2 dấu cộng)
 -GV hướng dẫn HS làm từ trái sang phải.
 -Nêu: Ta lấy 1+1 = 2, lấy 2+1= 3 viết 3 vào sau dấu =
 -HS làm tương tự với các phép tính còn lại.
Bài 4 (Tr 48):Dành cho H khá giỏi 
 - HS quan sát tranh và nêu bài toán 
 - Cả lớp ghi phép tính vào vở, 1 HS làm trên bảng: 
 - HS nhận xét
 4. Củng cố - dặn dò 
 -GV nhận xét giờ học.
 -Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
****************************
Đạo đức
GIA ĐÌNH EM (Tiếp)
I. MỤC TIÊU:
1.Học sinh hiểu: 
- Trẻ em có quyền có gia đình, có cha mẹ, được cha mẹ yêu thương, chăm sóc.
- Trẻ em có bổn phận phải lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ và anh chị.
2. Học sinh biết: 
- Yêu quý gia đình của mình.
- Yêu thương, kính trọng, lễ phép với ông bà, cha mẹ.
- Qúy trọng những bạn biết lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Vở BT Đạo đức
- Tranh minh hoạ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Tiểu phẩm: “Chuyện của bạn Long”
- Yêu cầu 1 số HS đóng vai như đã được dặn dò ở tiết trước.
- Các HS thảo luận sau khi xem tiểu phẩm.
H: + Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Long?
 + Điều gì sẽ xảy ra khi bạn Long không vâng lời mẹ?
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
- HS nhận xét bổ sung.
- GV chốt lại.
Hoạt động 2: Học sinh liên hệ thực tế
- GV nêu yêu cầu:
 + Sống ở gia đình, em được cha mẹ quan tâm như thế nào?
 + Em đã làm những gìđể cha mẹ vui lòng?
- HS thảo luận theo cặp. GV giúp đỡ các cặp còn yếu.
- Đại diện nhóm lên trình bày. 
- GV Khen những HS đã biết lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ và nhắc nhở cả lớp học tập theo các bạn.
* GV nêu kết luận chung: 
- Trẻ em có quyền có gia đình, được sống cùng cha mẹ, được cha mẹ yêu thương, che chở, chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy bảo.
- Cần cảm thông, chia sẻ với những bạn thiệt thòi không được sống cùng cha mẹ. 
- Trẻ em có bổn phận phải yêu quý gia đình, kính trọng, lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ. 
Hoạt động nối tiếp: Chuẩn bị bài sau.
Thứ ba
Ngày soạn:15/ 10/ 2010
Ngày dạy: 19 /10/ 2010 
Toán 
Phép cộng trong phạm vi 5
I. Mục tiêu: 
Giúp HS: 
-Thuộc bảng cộng trong phạm vi 5,biết làm tính cộng các số trong phạm vi
-Tập biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính cộng.
-Rèn kỹ năng tính toán cho H.
II. Đồ dùng dạy - học: 
GV - HS: Bộ đồ dùng dạy học Toán 1
III.Các hoạt động dạy - học: 
 1. ổn định tổ chức : Lớp hát
 2. Kiểm tra bài cũ 
-HS làm tính : 3 +1 =  2 + 2 = .
-Lớp làm bảng con: 1 + 3 = .
3. Bài mới 3 
 a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài trực tiếp - Gv ghi bảng -HS nhắc lại.
 b. Giới thiệu phép cộng, bảng cộng trong phạm vi 5
 -GV gắn lên bảng 4 con cá và gắn thêm 1 con cá
 + có 4 con cá thêm 1 con cá. hỏi tất cả có mấy con cá? (5 con cá) 
 + 4 thêm 1 bằng mấy? (5)
 + Thêm chuyển thành phép tính gì? (tính cộng)
 + 4 cộng 1 bằng mấy? (5)
 -GV viết bảng - HS đọc 4 + 1 = 5
 -Các phép tính 1 + 4 = 5
 3 + 2 = 5
 2 + 3 = 5
 - Gv hướng dẫn tương tự - GV giới thiệu bảng cộng trong phạm vi 5.
c. HS đọc lại các phép cộng trên bảng
 - GV xoá từng phần rồi toàn bộ các công thức để HS nhớ và lập lại được các công thức đó.
d. HS xem hình vẽ sơ đồ trong phần bài học
 - Chẳng hạn sơ đồ phía trên GV nêu câu hỏi để HS nhận biết :
 4 + 1 = 5, 1+ 4 = 5, tức là 1 + 4 cũng bằng 4 + 1.
 -Tương tự đối với sơ đồ dưới.
e. Hướng dẫn HS thực hành cộng trong phạm vi 5.
Bài 1 (tr49):-HS nêu yêu cầu của bài. 4 + 1 = 2 + 3 = 2 + 2 =
	 -HS tự làm bài rồi chữa bài. 3 + 2 = 1 + 4 = 2 + 3 =
Bài 2(tr 49):-2 HS đọc yêu cầu bài
 -GV lưu ý HS viết các số phải thẳng cột với nhau
 -HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng chữa bài.
Bài 3(tr49 ):Dành cho H khá –giỏi
 -GV hướng dẫn HS nêu yêu cầu của bài
 -HS làm bài xong rồi đổi chéo vở để kiểm tra.
 -HS nhận ra có thể dựa vào cột 1 và 3 để làm cột 2 và 4.
Bài 4a (tr 49 ): Trò chơi
 -Mỗi nhóm cử một đại diện điền phép tính tương ứng vào các ô trống dưới mỗi bức tranh (mỗi nhóm 1 tranh)
 -Dưới lớp làm vào vở - GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
4.Củng cố, dặn dò 
-HS nhắc lại các phép tính trên bảng. 
-GV nhận xét - tuyên dương, nhắc HS về nhà chuẩn bị bài sau
________________________
Tiếng Việt
Bài 31: Ôn tập
I. Mục tiêu:
-HS đọc được: ia, ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ. 
-Đọc được từ và câu ứng dụng từ bài 18 đến bài 31
-Viết được :ia, ua, ưa, cua bể , các từ ngữ ứng dụng. 
-Nghe hiểu và kể lại một đoạn truyện theo tranh truyện kể: Khỉ và Rùa
-Giáo dục HS yêu thích môn học. 
II. Đồ dùng dạy – học:
 -GV: Bảng ôn
 -HS: Bộ đồ dùng học TV 1
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ :
-HS đọc và viết các từH: cà chua, nô đùa, tre nứa, xưa kia. 
-2 HS đọc bài trong SGK
2. Bài mới :
Tiết 1
 a. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu trực tiếp – GV ghi bảng – HS nhắc lại. 
 -HS nêu các vần mới học GV ghi bảng. 
 b. Ôn tập
 * Ôn các vần vừa học
 -GV treo bảng ôn , HS luyện đọc nhẩm. 
 -GV chỉ , HS đọc
 -GV đọc HS lên bảng chỉ chữ. 
 -HS vừa chỉ vừa đọc. 
 * Ghép chữ và vần thành tiếng
 -HS đọc các tiếng ghép từ chữ ở cột dọc với chữ ở dòng ngang
 -GV ghi bảng - HS đọc (Cá nhân, cả lớp)
 * Đọc từ ngữ ứng dụng
 -GVghi bảng từ mới; HS nhẩm đọc: mua mía, mùa dưa, ngựa tía, trỉa đỗ
 -2 HS khá, giỏi đọc các từ. 
 -HS tìm tiếng có vần vừa ôn GV gạch chân vần. 
 -HS luyện đọc từng từ, GV kết hợp giải nghĩa từ. 
 -GV đọc mẫu; HS luyện đọc theo yêu cầu (cá nhân, cả lớp)
 * Luyện viết
 -Vừa viết mẫu vừa hướng dẫn từng từ: mùa dưa, mua mía
 -HS luyện viết vào bảng con – GV sửa sai. 
Tiết 2
3. Luyện tập :
 a. Luyện đọc:
 -HS đọc lại bài ôn ở Tiết 1
 -GV giới thiệu đoạn thơ - GV ghi bảng ... Đồ dùng dạy – học:
GV: Trái ổi, tranh vẽ cảnh bơi lội. 
HS: Bộ đồ dùng học TV 1
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ :
-HS viết và đọc các từ: ngà voi, cái còi, gà mái, bài vở. 
-2 HS đọc bài trong SGK. 
 2. Dạy bài mới:
Tiết 1
 a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài trực tiếp - GVghi bảng – HS nhắc lại. 
 b. Dạy vần
*Vần ôi
 *. Nhận diện vần
-GVgiới thiệu và ghi bảng: ôi
-HS nhắc lại: ôi – GV giới thiệu chữ in, chữ thường: 
 + Vần ôi tạo từ những âm nào?( ô và i)
 + Vần ôi và vần oi giống nhau và khác nhau điểm gì?
 ( giống nhau: đều có i
 Khác nhau ôi bắt đầu bằng ô)
 -GV phát âm mẫu; 2 HS phát âm. 
 +Vần ôi gồm những âm nào ghép lại?
* Đánh vần
 -HS đánh vần ô – i – ôi, HS đánh vần. Đọc trơn (cá nhân , nhóm)
 + có vần ôi muốn có tiếng ổi ta làm thế nào?
 -HS nêu cách ghép tiếng: ổi; HS ghép tiếng: ổi. 
 -GV giới thiệu tiếng mới ghi bảng : ổi HS đánh vần: ôi - hỏi - ổi (cá nhân, nhóm) 
 -HS đọc trơn: ổi (cá nhân, cả lớp) 
 * Dạy từ khoá
-GV cho HS quan sát quả ổi. 
 +Trên tay cô có quả gì? (quả ổi) 
-GV giới thiệu và ghi bảng từ mới: trái ổi
-HS đọc từ và tìm tiếng có vần mới. 
-HS luyện đọc kết hợp phân tích tiếng. 
 -1 HS đọc tổng hợp: ổi - ổi – trái ổi. 
 + Vần mới thứ nhất là vần gì?
 + Tiếng mới là tiếng nào? 
 + Từ mới là từ gì?
 -HS nêu – GV tô mầu vần mới học – HS đọc xuôi, đọc ngược. 
*Vần ơi : (qui trình tương tự ôi )
 -Lưu ý: vần ơi được tạo nên từ ơ và i
 -So sánh: ôi với ơi (giống nhau: đều kết thúc bằng i
	 Khác nhau ơi bắt đầu bằng i)
 -Đánh vần ơ - i – ơi, bơ- ơi - bơi 
 * Hướng dẫn viết
 -GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn: ôi, ơi, trái ổi, bơi lội . 	
 -HS luyện viết vào bảng con, GV nhận xét chỉnh sửa chữ viết cho HS. 
c. Đọc từ ngữ ứng dụng
-GV ghi bảng từ mới; HS nhẩm đọc: cái chổi, thổi còi, ngói mới, đồ chơi. 
-2 HS khá, giỏi đọc các từ. 
-HS tìm tiếng có vần mới; GV gạch chân vần mới. 
-HS luyện đọc từng từH, GV kết hợp giải nghĩa từ. 
-GV đọc mẫu; HS luyện đọc theo yêu cầu. 
Tiết 2
 3. Luyện tập
 a. Luyện đọc: HS đọc lại bài ở Tiết 1. 
* Đọc câu ứng dụng:
-GV viết ; HS nhẩm đọc: Bé trai, bé gái đi chơi phố với bố mẹ. 
-1 - 2 HS khá giỏi đọc câu. 
-HS tìm tiếng có vần mới; GV gạch chân tiếng có vần mới. 
-HS luyện đọc; GV giải nghĩa từ khó. 
-GV đọc mẫu câu; HS luyện đọc (cá nhân, cả lớp). 
-HS quan sát tranh minh hoạ của câu ứng dụng. 
 -Đọc bài trong SGK: 7 - 8 em. 
 -HS đọc đồng thanh toàn bài 1 lần. 
 b. Luyện viết
-HS mở vở tập viết, HS đọc bài viết: 2 HS. 
-GV nhắc nhở tư thế ngồi, cách để vở, cầm bút. 
-HS viết bài vào vở Tập viết. 
-GV chấm và nhận xét bài của HS. 
 c. Luyện nói
 -GV ghi chủ đề luyện nói lên bảng: Lễ hội
 -HS đọc tên bài luyện nói. 
-HS mở vở quan sát tranh. 
-GV gợi ý:
+ Trong tranh vẽ gì? Tại sao em biết?
+ Quê em có những lễ hội gì? Vào mùa nào?
+ Trong lễ hội thường có những gì?
+ Ai đưa em đi lễ hội?
 4. Củng cố - dặn dò 
-HS đọc lại toàn bài 1 lần. 
-Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới học. 
-Nhắc HS về ôn lại bài và xem trước bài sau. 
___________________________
Toán 
Luyện tập
I. Mục tiêu: 
-Giúp HS: 
-Biết làm tính cộng trong phạm vi 5.
-Biết biểu thị tình huống trong tranh bằng một phép tính cộng.
- GD học sinh yêu thích học toán
 II. Đồ dùng dạy - học: 
 -GV: kế hoạch bài dạy.
 -HS: SGK, bút.
III. Các hoạt động dạy I - học: 
 1. Kiểm tra bài cũ : 
 -Gọi HS đọc bảng cộng trong phạm vi 5.
 -HS làm bảng con: 1 + 4 = 2 + 3 =
 2. Bài mới : 
 a. Giới thiệu bài: GV thiệu bài trực tiếp - Gv ghi bảng - HS nhắc lại. 
 b. HS làm bài tập: 
 Bài 1 (tr 50 ): -HS tự nêu yêu cầu rồi làm bài và chữa bài.
 -GV hướng dẫn HS nhìn vào dòng in đậm để nhận xét: Khi đổi chỗ các số trong phép cộng thì kết quả không thay đổi.
 Bài 2 (tr 50 ): -HS tự làm + + + +
 -GV lưu ý HS viết các số thật thẳng cột. 
 -HS làm xong đổi chéo vở để kiểm tra. 
Bài 3 (dòng 1 ): HS tự làm và nêu cách tính.
GV gọi mỗi em nêu cách tính và kết quả của 1 phép tính.
 2 + 1 + 1 =.. 
 1 + 2 + 1 =.. 
HS khá – giỏi có thể làm thêm cột 2, cột 3. GV tuyên dương những HS này
Bài 4 (tr 50 ): Giành cho HS khá, giỏi
 - HS nêu yêu cầu của bài. Lưu ý HS cần làm tính cộng trước khi điền dấu
 -HS tự làm bài vào vở, 3 HS lên bảng chữa bài.
 3 + 2 ..5 3 + 1 4 4..2 + 1
Bài 5 (tr 50 ): - HS quan sát tranh để nêu bài toán rồi tự viết phép tính thích hợp vào các ô trống.
 -GV gọi một số HS trình bày bài toán và phép tính.
4.Củng cố, dặn dò 
GV nhận xét giờ học. Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
MỸ THUẬT:
GV bộ môn dạy
Thứ sáu
Ngày soạn:17/ 10/ 2010
Ngày dạy: 22 /10/ 2010 
Toán 
Số 0 trong phép cộng
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
-Biết kết quả phép cộng một số với o; biết số nào cộng với o cũng bằng chính nó
-Biết biểu thị tình huống hình vẽ bằng một phép tính thích hợp.
 II. Đồ dùng dạy - học: 
 GV: Bộ đồ dùng dạy học Toán 1 và các mô hình phù hợp với hình vẽ trong bài học.
HS: Bộ đồ dùng học Toán 1.
III. Các hoạt động dạy I - học: 
1. Kiểm tra bài cũ : 
 Gọi HS lên bảng làm tính: 4 + 1 = 3 + 2 =. 2 + 3 =. 1 + 4 =...
2. Bài mới 3 : 
 a. Giới thiệu bài: Gv giới thiệu trực tiếp - GV ghi bảng - HS nhắc lại. 
 b. Giới thiệu phép cộng 3 cộng với 0: 
-GV cho HS quan sát vật thật.
 + bên trái có mấy bông hoa? 
 + Bên phải có mấy bông hoa? 
 + tất cả có mấy bông hoa? 
 + 3 bông hoa thêm 0 bông hoa. Hỏi tất cả có mấy bông hoa?
-HS nhắc lại. 
 + Thêm ta làm phép tính gì?
 + 3 cộng 0 bằng mấy? 
- GV viết bảng: 3 + 0 =..
-HS nhắc lại. 
 -Tiến hành tương tự GV giới thiệu phép cộng: 0 + 3 =.
 -HS đọc lại cả hai phép tính 
 -GV cho HS quan sát hình vẽ cuối cùng trong phần bài học, nêu câu hỏi để HS nhận biết 3 + 0 = 3, 3 + 0 = 3 tức là 3 + 0 = 0 + 3 = 3
 -GV cho HS tính một số phép tính sau: 2 + 0 = 0 + 2 = 4 + 0 =
 c. GV nêu một số phép cộng với 0 cho HS tính kết quả: 
 -Qua việc tìm kết quả của các phép tính trên em có nhận xét gì?
 -Từ đó GV giúp HS nhận xét: “Một số cộng với 0 bằng chính số đó”; “0 cộng với một số bằng chính số đó”.
d. Thực hành: 
 Bài 1 (tr 51): HS tự nêu yêu cầu của bài rồi làm bài và chữa bài.
 1 + 0 = 5 + 0 = 0 + 2 =
 0 + 1 = 0 + 5 = 2 + 0 =
Bài 2 (tr 51 ): HS nêu yêu cầu của bài.
 HS làm bài và đổi chéo vở để kiểm tra.
+ 	 	 + 	 	 + 	 	 + 	+ 
Bài 3 (tr 51 ) :- HS nêu yêu cầu của bài.
 - HS làm bài; Gọi HS lên bảng chữa bài.
Bài 4 (tr 51 ): - Dành cho H khá giỏi
 - HS quan sát tranh và nêu bài toán
 -HS tự ghi phép tính vào ô trống.
 -GV gọi một em chữa bài. GV cùng HS nhận xét. 
4. Củng cố, dặn dò 
HS nhắc lại các phép tính trên. GV nhận xét, tuyên dương. 
Nhắc HS về chuẩn bị bài sau.
Tiếng Việt
Bài 34: ui – ưi
I. Mục tiêu:
-HS đọc và viết được: ui, ưi, đồi núi, gửi thư
-Đọc được từ và câu ứng dụng: Dì Na vừa gửi thư về. Cả nhà vui quá. 
-HS viết được: ui, ưi, đồi núi, gửi thư.
 -Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Đồi núi
-Giáo dục HS yêu thích môn học. 
II. Đồ dùng dạy – học:
 GV: Tranh minh hoạ từ khoá. 
 HS: Bộ đồ dùng học TV 1. 
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ :
 -HS viết và đọc các từ: cái chổi, thổi còi, ngói mới, đồ chơi. 
 -2 HS đọc bài trong SGK. 
2. Bài mới
Tiết 1
 a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài trực tiếp- GV ghi bảng- HS nhắc lại. 
 b. Dạy vần
* Vần ui
 * Nhận diện vần:
 -GVgiới thiệu và ghi bảng : ui
 -HS nhắc lại: ui– GV giới thiệu chữ in, chữ thường: 
 + Vần ui tạo từ những âm nào?( u và i)
 + Vần ui và vần ôi giống nhau và khác nhau điểm gì?
 ( giống nhau: đều có i
 Khác nhau ui bắt đầu bằng u)
 -GV phát âm mẫu; 2 HS phát âm (cá nhân, cả lớp). 
*. Đánh vần:
 -HS đánh vần u – i – ui. HS đánh vần. Đọc trơn (cá nhân , nhóm). 
 + có vần ui muốn có tiếng núi ta làm thế nào?
 -HS nêu cách ghép tiếng: núi; HS ghép tiếng: núi. 
 -GV giới thiệu tiếng mới ghi bảng : núi; HS đánh vần: nờ -ui – sắc – núi (cá nhân, nhóm). 
 -HS đọc trơn : núi (cá nhân, cả lớp). 
 * Dạy từ khoá:
 -GV cho HS quan sát tranh. 
 +Bức tranh vẽ gì? (cảnh đồi núi) 
-GV giới thiệu và ghi bảng từ mới: đồi núi
-HS đọc từ và tìm tiếng có vần mới. 
-HS luyện đọc kết hợp phân tích tiếng
-1 HS đọc tổng hợp 1: ui - núi – đồi núi. 
 +Vần mới thứ nhất là vần gì?
 +Tiếng mới là tiếng nào? 
 + Từ mới là từ gì?
-HS nêu – GV tô mầu vần mới học – HS đọc xuôi, đọc ngược. 
*Vần ưi (qui trình tương tự )
 -Lưu ý: vần ưi được tạo nên từ ư và i
 -So sánh: ưi với ui (giống nhau: đều kết thúc bằng i
	 Khác nhau ưi bắt đầu bằng ư)
 -Đánh vần ư -i – ưi, gờ- ưi – gưi – hỏi – gửi. 
 *. Hướng dẫn viết:
-GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn: ui, ưi, đồi núi, gửi thư. 
-HS luyện viết vào bảng con. 
-GV nhận xét chỉnh sửa chữ viết cho HS. 
c. Đọc từ ngữ ứng dụng
-GV ghi bảng từ mới; HS nhẩm đọc: cái túi, vui vẻ, gửi quà, ngửi mùi. 
-2 HS khá, giỏi đọc các từ. 
-HS tìm tiếng có vần mới; GV gạch chân vần mới. 
-HS luyện đọc từng từ, GV kết hợp giải nghĩa từ. 
-GV đọc mẫu; HS luyện đọc theo yêu cầu. 
Tiết 2
 3. Luyện tập:
 a. Luyện đọc: HS đọc lại bài ở Tiết 1. 
 * Đọc câu ứng dụng:
-GV viết; HS nhẩm đọc: Dì Na vừa gửi thư về. Cả nhà vui quá. 
-1 - 2 HS khá giỏi đọc câu. 
-HS tìm tiếng có vần mới; GV gạch chân tiếng có vần mới. 
-HS luyện đọc; GV giải nghĩa từ khó. 
-GV đọc mẫu câu; HS luyện đọc (cá nhân, nhóm, cả lớp). 
-HS quan sát tranh minh hoạ của câu ứng dụng. 
-Đọc bài trong SGK: 7 - 8 em. 
-HS đọc đồng thanh toàn bài 1 lần. 
 b. Luyện viết:
-HS mở vở tập viết. HS đọc bài viết: 2 HS
-GV nhắc nhở tư thế ngồi, cách để vở, cầm bút. 
-HS viết bài vào vở tập viết. 
-GV chấm và nhận xét bài của HS. 
c. Luyện nói:
-GV ghi tên bài luyện nói: Đồi núi. 
-HS đọc tên bài luyện nói. HS mở SGK quan sát tranh. 
-GV gợi ý: 
 + Trong tranh vẽ gì? 
 + Đồi núi thường có ở đâu?
 + Trên đồi có những gì?
 + Đồi khác núi chỗ nào?
-HS thảo luận theo nhóm đôi. Gọi đại diện nhóm trình bày; HS nhận xét; bổ xung. 
4. Củng cố - dặn dò :
-HS đọc lại toàn bài 1 lần. 
-Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới học. 
-Nhắc HS về ôn lại bài và xem trước bài sau. 
________________________
Thủ công
GV bộ môn dạy
**********************

Tài liệu đính kèm:

  • docG A Lop 1 Tuan 8CKTKN.doc