Học vần
Tiết 65-66 ua – ưa
I) Mục tiêu
? Đọc được : ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ ; từ và câu ứng dụng. Viết được : ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ .
? Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề :Giữa trưa.
? Thấy được sự phong phú của tiếng việt , tự tin trong giao tiếp.
II) Chuẩn bị:
Giáo viên: Tranh trong sách giáo khoa , bộ đồ dùng tiếng việt
Học sinh: Sách, bảng con,vở, bộ đồ dùng tiếng việt
III) Hoạt động dạy và học:
Học vần
Tiết 65-66 ua – ưa
I) Mục tiêu
? Đọc được : ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ ; từ và câu ứng dụng. Viết được : ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ .
? Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề :Giữa trưa.
? Thấy được sự phong phú của tiếng việt , tự tin trong giao tiếp.
II) Chuẩn bị:
Giáo viên: Tranh trong sách giáo khoa , bộ đồ dùng tiếng việt
Học sinh: Sách, bảng con,vở, bộ đồ dùng tiếng việt
III) Hoạt động dạy và học:
Thứ hai, ngày 11 tháng 10 năm 2010 Học vần Tiết 65-66 ua – ưa Mục tiêu Đọc được : ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ ; từ và câu ứng dụng. Viết được : ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ . Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề :Giữa trưa. Thấy được sự phong phú của tiếng việt , tự tin trong giao tiếp. Chuẩn bị: Giáo viên: Tranh trong sách giáo khoa , bộ đồ dùng tiếng việt Học sinh: Sách, bảng con,vở, bộ đồ dùng tiếng việt Hoạt động dạy và học: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định Bài cũ: vần ia Học sinh đọc bài sách giáo khoa Cho học sinh viết bảng con: bờ bìa , lá mía Bài mới: Giới thiệu : ưa – ưa Hoạt động1: Dạy vần ua Nhận diện vần: Giáo viên viết chữ ua ua được ghép từ những con chữ nào? So sánh ua và ia Lấy ua ở bộ đồ dùng Phát âm và đánh vần Giáo viên đánh vần: u – a – ua Ghép tiếng :cua Phân tích :cua Đánh vần: u-a-ua cờ-ua-cua GV đọc :ua, cua, cua bể Hướng dẫn viết: -GV viết mẫu ua: viết chữ u lia bút nối nét viết chữ a -cua: viết chữ c liền mạch qua chữ u lia bút viết chữ a -cua bể: viết chữ cua cách 1 con chữ o viết chữ bể Hoạt động 2: Dạy vần ưa :Quy trình tương tự như vần ua GV đọc: ưa-ngựa- ngựa gỗ d) Hoạt động 3: Đọc tiếng từ ứng dụng -Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý để rút ra các từ cần luyện đọc: cà chua , nô đùa, tre nứa, xưa kia - Tìm tiếng có vần ua-ưa -Đọc từ ứng dụng -Học sinh đọc lại toàn bài -Hát -HS đọc bài -HS viết bảng con -HS nhắc lại tựa bài -Học sinh quan sát -Ghép từ con chữ u và chữ a -HS so sánh ( K-G) -HS thực hiện -HS đánh vần -HS thực hiện -c đứng đầu , ua đứng sau -HS đánh vần tiếng cua -HS đọc -HS quan sát -HSviết trên không, bảng con HS tìm: chua, đùa, nứa, xưa HS đọc từ: cà chua, nô đùa, xưa kia, tre nứa( K-G đọc trơn) Tiết 2 Vần ua – ưa Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Hoạt động 1: Luyện đọc Giáo viên cho học sinh đọc trang trái Cho học sinh xem tranh Tranh vẽ gì ? Cho HS tìm tiếng mới à Giáo viên ghi câu ứng dụng: mẹ đi chợ mua khế, mía, dừa, thị cho bé _ Cho học sinh đọc câu ứng dụng à Giáo viên chỉnh sửa lỗi phát âm cho học sinh Hoạt động 2: Luyện viết Nhắc lại tư thế ngồi viết Nêu lại cách viết ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ Giáo viên viết mẫu từng dòng: ua,ưa,cua bể, ngựa gỗ Hoạt động 3: Luyên nói Giáo viên treo tranh trong sách giáo khoa Tranh vẽ gì? Tại sao em biết tranh vẽ giữa trưa mùa hè? Giữa trưa là lúc mấy giờ? Buổi trưa mọi người thường ở đâu và làm gì? Tại sao em không nên chơi đùa vào buổi trưa? GDHS: Vào giữa trưa các em nên ngủ trua để có sức khỏe và để cho mọi người xung quanh được nghỉ ngơi. 4/ Củng cố: Tìm và đính tiếng có âm vừa học Tổ nào đính được nhiều sau khi kết thúc bài hát sẽ thắng Nhận xét 5/ Dặn dò: Đọc lại bài, tìm chữ vừa học ở sách, báo _ Tập viết lại âm, vần vừa học -Học sinh đọc -Học sinh quan sát -HS nêu :vẽ mẹ đi chợ -HS tìm:mua, dừa -Học sinh đọc câu ứng dụng (K-G đọc trôi chảy) -Học sinh nêu(K-G) -Học sinh nêu cách viết -Học sinh viết vở -Học sinh nêu - ngủ trưa cho khoẻ và cho mọi người nghỉ ngơi -Học sinh thi đua -Học sinh nhận xét -Học sinh tuyên dương Toán Tiết 29 LUYỆN TẬP Mục đích,yêu cầu Biết làm tính cộng trong phạm vi 3, phạm vi 4. Tập biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính cộng. Bài tập cần làm 1, 2(dòng 1), 3. Bài tập 4- HSKG. Yêu thích học toán. Rèn tính cẩn thận và chính xác. Chuẩn bị: Giáo viên: Bảng phụ, sách giáo khoa, tranh vẽ Học sinh : SGK, bộ đồ dùng học toán, que tính Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Khởi động : Bài cũ: Phép cộng trong phạm vi 4 Đọc bảng cộng trong phạm vi 4 Giáo viên cho học sinh làm bảng con 1 + 1 =, 2 + 1 =, 1 + 2 =, 1 + = 2, + 2 = 3, 2 + = 3 Bài mới : a/ Giới thiệu Luyện tập lại phép cộng trong phạm vi 3, 4 b/ Hoạt động 1: Ôn kiến thức cũ -Cho HS lấy 3 que tính tách làm 2 phần nêu các phép tính có được -Tương tự lấy 4 que tính, em hãy tách thành 2 phần và lập các phép tính có được. Hoạt động 2: Thực hành - Bài 1 : Nêu yêu cầu bài toán Giáo viên hướng dẫn: “ 3 thêm 1 là mấy?” Giáo viên viết kết quả xuống dưới - Bài 2 : Nêu yêu cầu bài toán GV hướng dẫn cách làm 1 cộng 1 bằng mấy ? Giáo viên nhận xét cho điểm - Bài 3 : GV treo tranh: Bài toán này yêu cầu làm gì? GV :Tính từ trái qua phải , ta lấy 2 số đầu cộng với nhau được bao nhiêu ta cộng với số còn lại, chẳng hạn: 1+1=2, lấy 2+1=3 ® kết quả bằng 3 Giáo viên đánh giá và cho điểm Bài 4 : Viết phép tính thích hợp Quan sát tranh và nêu bài toán Giáo viên nhận xét Củng cố: Trò chơi : Ai nhanh , ai đúng -Cho HS cử đại diện lên thi đua điền dấu , = Dặn dò: Về nhà coi lại bài vừa làm Học thuộc bảng cộng trong phạm vi 4 Hát Học sinh làm bài -Học sinh nêu : 1+2=3; 2+1=3 -Học sinh học thuộc -HS nêu : 1+3=4 ; 3+1=4 2+2=4 -Học sinh đọc cá nhân, lớp -HS tính“ 3 thêm 1 bằng 4” -Học sinh làm bài -HS tính 1+1=2 -HS làm bài và đọc kết quả -Học sinh nêu : tính -Học sinh làm bài -HS: có 1 bạn chơi bóng, thêm 3 bạn đến chơi. Hỏi tất cả có mấy bạn?- HS nêu : 1+3=4 -Mỗi tổ cử 4 em thi đua Học vần Tiết 67-68 ÔN TẬP I/ Mục đích, yêu cầu -Đọc được : ia, ua, ưa; các từ ngữ và câu ứng dụng từ bài 28 đến bài 31. -Viết được : ia, ua, ưa; các từ ngữ ứng dụng. -Nghe hiểu và kể lại một đoạn truyện theo tranh truyện kể : Khỉ và Rùa. -HS K-G kể lại được 2-3 đoạn truyện theo tranh. -Thấy được sự phong phú của tiếng Việt II/ Chuẩn bị: Giáo viên: Bảng ôn trong sách giáo khoa trang 64 Học sinh: Sách giáo khoa ,vở, bảng con, bộ đồ dùng tiếng Việt III/ Hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định: Bài cũ: vần ua, ưa Cho học sinh đọc bài ở sách giáo khoa Bài mới: Giới thiệu bài: Ôn tập Hoạt động1: Ôn các vần vừa học - Giáo viên đọc cho học sinh chỉ chữ ở bảng ôn à Giáo viên sửa sai cho học sinh Hoạt động 2: Ghép chữ thành tiếng - Cho HS ghép: chữ ở cột dọc với chữ ở dòng ngang à Giáo viên đưa vào bảng ôn GV cho HS đọc lại các vần vừa ghép Hoạt động 3: Đọc từ ngữ ứng dụng Giáo viên đặt câu hỏi rút ra các từ ứng dụng: Mua mía, ngựa tía Mùa dưa, trỉa đỗ Giáo viên sửa lỗi phát âm Hoạt động 4: Tập viết Nêu tư thế ngồi viết Giáo viên hướng dẫn viết Mùa dưa: đặt bút dưới đường kẻ 3 viết m, lia bút viết u, a, nhấc bút đặt dấu huyền trên ua cách 1 con chữ o viết d liền mạch qua ư lia bút qua a Ngựa tía: viết ng lia bút viết ưa, cách 1 con chữ viết tía _ Học sinh đọc toàn bài Hát Học sinh đọc bài cá nhân - Học sinh làm theo yêu cầu - Học sinh ghép và nêu - Học sinh luyện đọc - Học sinh luyện đọc - Học sinh nêu - HS viết trên không, bảng con -Học sinh đọc Tiết 2 ua-ưa Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Luyện đọc GV cho đọc các tiếng ở bảng ôn Đọc từ ứng dụng GV treo tranh : Tranh vẽ gì? GV ghi câu ứng dụng Tìm tiếng cần ôn Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh Hoạt động 2: Luyện viết Nêu lại tư thế ngồi viết Giáo viên hướng dẫn viết Mùa dưa: viết m lia bút viết u,a, cách 1 con chữ o viết dưa Ngựa tía: viết ng lia bút viết ưa, cách 1 con chữ viết tía _ Giáo viên thu vở chấm Hoạt động 3: Kể chuyện Giáo viên treo từng tranh và kể Tranh 1: Rùa đến thăm nhà khỉ Tranh 2: Rùa ngậm đuôi khỉ để lên nhà khỉ Tranh 3: Rùa mở miệng ra chào và rơi phịch xuống đất Tranh 4: Rùa rơi xuống đất nên mai rùa bị rạn nứt Ba hoa và cẩu thả là tính xấu rất có hại. Truyện còn giải thích sự tích cái mai rùa GDHS: Luôn luôn khiêm tốn và phải thật cẩn thận . 4/ Củng cố: Giáo viên chỉ bảng ôn Trò chơi: Tìm chữ và tiếng vừa học 5/ Dặn dò: Đọc lại bài đã học Chuẩn bị bài: oi – ai -Học sinh đọc cá nhân -Học sinh quan sát và nêu -HS tìm:lùa,đưa ,cửa ,trưa ,vừa -Học sinh luyện đọc -Học sinh nêu -Học sinh viết trên vở -Học sinh quan sát -Học sinh lắng nghe -Học sinh nêu nội dung từng tranh -Học sinh kể theo nhóm -Học sinh đọc theo -Tìm chữ và tiếng vừa học ở rổ hoa của giáo viên Thứ ba , ngày 13 tháng10 năm 2010 Toán Tiết 30 PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 5 Mục đích, yêu cầu -Thuộc bảng cộng trong phạm vi 5, biết làm tính cộng các số trong phạm vi 5. - Tập biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính cộng. - Bài tập cần làm 1,2,4(a). HSKG bài tập 3 - Học sinh yêu thích học Toán . Giáo dục tính cẩn thận . Chuẩn bị: - Giáo viên:Vật mẫu, tranh vẽ - Học sinh : Sách giáo khoa, bảng, bộ đồ dùng học toán Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Khởi động : Bài cũ : Luyện tập Đọc bảng cộng trong phạm vi 3, phạm vi 4 Dạy và học bài mới: Giới thiệu: Phép cộng trong phạm vi 5 Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng trong phạm vi 5 * Bước 1: Hướng dẫn học sinh phép cộng 4+1=5 -GV treo tranh: có 4 con cá thêm 1 con cá. Hỏi tất cả có mấy con cá? Ta có thể ... mặc đẹp đẽ, hát ca, các trò vui -Học sinh cử đại diện lên thi đua -Lớp hát -Học sinh nhận xét -Học sinh tuyên dương Thứ năm , ngày 14 tháng 10 năm 2010 Toán Tiết 32 SỐ 0 TRONG PHÉP CỘNG I/ Mục đích, yêu cầu -Biết kết quả phép cộng một số với số 0. Biết số nào cộng với số 0 cũng bằng chính nó. -Biết biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính thích hợp. -Bài tập cần làm 1, 2, 3. HSKG bài tập 4. -Học sinh có tính cẩn thận, chính xác khi làm bài II/ Chuẩn bị: Giáo viên: Bộ đồ dùng học toán, mẫu vật Học sinh : Bảng con, sách giáo khoa, bộ đồ dùng học toán III/ Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Khởi động : Bài cũ : Bảng cộng trong phạm vi 5 Cho học sinh đọc bảng cộng trong phạm vi 5 Làm bảng con: 3 + = 5, 4 + = 5 Dạy và học bài mới: Giới thiệu: Số 0 trong phép cộng Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng 1 số với 0 Giáo viên đính mẫu vật Có mấy con chim Lồng này có mấy con Cả 2 lồng có mấy con chim à Giáo viên ghi : 3 + 0 = 3, 0 + 3 = 3 Tương tự với 2 + 0 = 2 ; 2 + 0 = 2 Hoạt động 2: Thực hành -Bài 1 : GV cho HS tự nêu yêu cầu GV hướng dẫn số nào cộng với 0 cũng bằng chính nó -Bài 2 : Hướng dẫn tương tự như bài 1, chú ý ghi thẳng dòng -Bài 3 : Điền số thích hợp vào chỗ chấm. GV hướng dẫn HS dựa vào bảng cộng trong phạm vi 5 để điền số -Bài 4:Viết phép tính thích hợp +Trên đĩa có mấy quả táo? +Thêm vào mấy quả? +Muốn biết trên dĩa có bao nhiêu quả, làm phép tính gì? Củng cố: Cho HS cử đại diện lên thi đua. nối phép tính: 0 + 2 5 5 + 0 4 1 + 2 3 2 + 2 2 Dặn dò: Về nhà xem lại bài đã học Chuẩn bị bài luyện tập -Hát -Học sinh đọc -Học sinh làm bảng con -Học sinh quan sát -Có 3 con chim -Không có con nào -Có 3 con -Học sinh nêu, nhận xét -Học sinh tự nêu yêu cầu -Học sinh làm bài -Học sinh làm bài -HS nhẩm lại bảng cộng và làm bài -Học sinh : có 3 quả -Học sinh : có 2 quả -Tính cộng : 3 + 2 = 5 -Học sinh thi đua nối theo 3 tổ Thủ công Tiết 8 XÉ , DÁN HÌNH CÂY ĐƠN GIẢN (T.1) A. Mục đích, yêu cầu - Biết cách xé, dán hình cây đơn giản. - Xé, dán được hình tán lá cây, thân cây. Đường xé có thể bị răng cưa. Hình dán tương đối phẳng, cân đối. HSKG : Xé , dán được hình cây đơn giản. Đường xé ít răng cưa. Hình dán cân đối, phẳng. Có thể xé được hình cây đơn giản có hình dạng, kích thước , màu sắc khác. - Không vứt giấy vụn bừa bãi. B. Chuẩn bị: GV: Bài mẫu về xé dán hình cây đơn giản. Giấy màu, hồ dán. HS: Giấy nháp, giấy màu, bút chì, hồ dán, vở C. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học sinh. 3. Bài mới: a/ Hoạt động 1: Quan sát mẫu và nhận xét. Cây gồm những bộ phận nào? Màu sắc gì? Hướng dẫn học sinh chọn màu. b/Hoạt động 2: Hướng dẫn. -Xé tán câylá tròn: xé hình tròn (đếm hình vuông 6ô, xé các góc tạo tán cây) -Xé tán cây lá dài: xé HCN 8 ô* 5 ô, xé các góc tạo tán lá. -Xé thân: giấy màu nâu: Thân dài: 6ôx1ô. Thân tán tròn: 4ôx1ô. c/Hoạt động 3: Hướng dẫn dán. Lấy một ít hồ ra mảnh giấy, dùng ngón tay trỏ đi đều hồ lên các góc và cạnh. Ướm đặt hình vào vị trí cân đối trước khi dán. d/Hoạt động 4: HS thực hành xé trên giấy nháp 4/Củng cố : Nhận xét bài xé của HS 5/ Dặn dò: Chuẩn bị cho bài xé dán hình cây ở tiết 2 -Hát -Tán lá, thân. -Xanh đậm, nhạt, vàng, nâu -HS quan sát. HS thực hành xé nháp Thứ sáu, ngày 15 tháng 10 năm 2010 Học vần Tiết 73-74 Vần ui – ưi Mục đích, yêu cầu -Đọc được : ui, ưi, đồi núi, gửi thư; từ và câu ứng dụng. Viết được : ui, ưi, đồi núi, gửi thư. -Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề : Đồi núi. -Thấy được sự phong phú của tiếng việt .Tự tin trong giao tiếp Chuẩn bị: Giáo viên: Tranh từ đồi núi, gửi thư.Vật mẫu : cái túi Học sinh: Sách, bảng con,vở, bộ đồ dùng tiếng việt Hoạt động dạy và học: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh 1/Ổn định: 2/Bài cũ: ôi - ơi Học sinh đọc bài sách giáo khoa Học sinh viết: cái chổi, thổi còi, ngói mơí, đồ chơi 3/Bài mới: a/Giới thiệu : ui – ưi b/ Hoạt động1: Dạy vần ui Nhận diện vần: Giáo viên viết chữ ui Vần ui được tạo nên từ âm nào? So sánh ui và ơi Lấy ui ở bộ đồ dùng Phát âm và đánh vần Giáo viên đánh vần: u – i – ui Giáo viên đọc trơn ui Giáo viên đánh vần : u-i-ui nờ-ui-nui-sắc-núi ; đồi núi Hướng dẫn viết: Giáo viên viết và nêu cách viết Viết chữ ui: đặt bút viết chữ u lia bút viết chữ i Đồi núi: viết chữ đồi cách 1 con chữ o viết chữ núi c/Hoạt động 2: Dạy vần ưi Quy trình tương tự như vần ui So sánh ui - ưi d/ Hoạt động 3: Đọc tiếng từ ứng dụng Giáo viên đưa vật mẫu, gợi ý để nêu từ ứng dụng Giáo viên ghi bảng : cái túi gửi quà vui vẻ ngửi mùi Giáo viên sửa sai cho học sinh Học sinh đọc lại toàn bài Hát Học sinh đọc bài Học sinh viết bảng con Học sinh quan sát - HS:tạo nên từ âm u và âm i -Giống nhau là đều có âm i Khác nhau là ui có âm u, còn ơi có âm ơ ( K-G) Học sinh thực hiện Học sinh đánh vần Học sinh đọc trơn Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh Học sinh quan sát Học sinh viết bảng con Học sinh quan sát và nêu Học sinh luyện đọc cá nhân ( K-G đọc trơn) Học sinh đọc toàn bài Tiết 2 Vần ui – ưi Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh a/ Hoạt động 1: Luyện đọc Giáo viên đính tranh trong sách giáo khoa trang 71 Tranh vẽ gì ? à Giáo viên ghi câu ứng dụng: Dì Na vừa gửi thư về. Cả nhà vui quá Giáo viên cho luyện đọc b/ Hoạt động 2: Luyện viết Nhắc lại tư thế ngồi viết Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn viết Viết: ui + Viết: Đồi núi + Viết: ưi + Viết: Gửi thư c/ Hoạt động 3: Luyên nói Giáo viên treo tranh trong sách giáo khoa trang 71 Tranh vẽ gì? à Giáo viên ghi bảng Đồi núi thường có ở đâu? Em biết tên vùng nào có đồi núi? Trên đồi núi thường có gì? Quê em có đồi núi không? Đồi khác núi như thế nào? 4/ Củng cố: Trò chơi ai nhanh hơn ,đúng hơn Giáo viên cho học sinh cử đại diện lên nối các từ với nhau , kết thúc bài hát nhóm nào nối nhiều và đúng sẽ thắng Nhận xét 5/ Dặn dò: Đọc lại bài, viết bảng vần ui, ưi từ có mang vần Chuẩn bị bài vần uôi – ươi Học sinh quan sát Học sinh nêu -Học sinh đọc câu ứng dụng (K-G đọc trơn ) -Học sinh nêu -Học sinh quan sát và viết vào vở -Học sinh quan sát -Học sinh nêu: đồi núi -HS luyện nói theo sự suy nghĩ của mình -HS cử đại diện lên thi đua Lớp hát Học sinh nhận xét Học sinh tuyên dương Sinh hoạt lớp I/ Mục đích, yêu cầu Nhận xét các hoạt động tuần 8 Đề ra kế hoạch tuần 9 II/ Cách tiến hành 1/ Nhận xét các hoạt động tuần 8 GV nhận xét các hoạt động trong tuần qua về các mặt đạo đức ,học tập, nền nếp, vệ sinh -GV tập cho tổ trưởng các tổ báo cáo - Lớp trưởng nhận xét - GV nhận xét: Tuyên dương những HS thực hiện tốt nội quy của nhà trường : Tâm Nhi, Hoàng Khương, Hồng Trâm , Hân Hân, Tuấn Anh, Thanh Phát Nhắc nhở những HS chưa thực tốt nội quy : Duy , Thiện , Phú, Tuấn : Vệ sinh chưa sạch sẽ Duy, Tuyên, Tuấn : Không làm bài, vở chưa sạch đẹp Thiện, Tâm , Thảo,Chiến : nói chuyện nhiều 2/ Đề ra kế hoạch cho tuần 9 Thực hiện tốt nội quy của nhà trường Đi học đúng giờ Giữ trật tự trong giờ học Giữ gìn vệ sinh cá nhân Tiêu tiểu nhớ rửa tay, dội nước Viết bài , làm bài đầy đủ Giữ vở sạch,chữ đẹp Không xã rác bừa bãi Kí duyệt của Tổ Kí duyệt của BGH Kí duyệt của Tổ Kí duyệt của BGH TUẦN 8 Thứ Môn Tiết Tên bài dạy Hai 11/10 Chào cờ Học vần Học vần Toán 8 65 66 29 ua-ưa ua-ưa Luyện tập Ba 12/10 Toán Học vần Học vần TNXH 30 67 68 8 Phép cộng trong phạm vi 5 Ôn tập Ôn tập Ăn uống hằng ngày Tư 13/10 Toán Học vần Học vần Đạo đức 31 69 70 8 Luyện tập oi-ai oi-ai Gia đình em (T 2) Năm 14/10 Toán Học vần Học vần Thủ công 32 71 72 8 Số 0 trong phép cộng ôi-ơi ôi-ơi Xé dán hình cây đơn giản Sáu 15/10 Học vần Học vần SHL 73 74 8 ui-ưi ui-ưi Tuần 8 Nha học đường Tiết 2 KHI NÀO CHẢI RĂNG I/ Mục đích, yêu cầu Giúp cho HS hiểu và chải răng ngay sau khi ăn II / Giáo cụ : -Tranh vẽ một em bé chải răng sau khi ăn. III / Triển khai nội dung : -GV chỉ cho các em HS xem hình ảnh một bạn đang chải răng sau khi ăn . - Bạn trong tranh đang làm gì? ( đang chải răng) -Bạn chải răng khi nào?( sau khi ăn xong) à Kết luận :Sau khi ăn xong, nếu không chải răng, thức ăn sẽ bám trên răng và nướu gây lỗ sâu răng. Chải răng sau khi ăn sẽ phòng ngừa được bệnh sâu răng và viêm nướu . -Nên chải răng khi nào?( buổi sáng , sau bữa ăn, trước khi đi ngủ) à Kết luận : Nên chải răng buổi sáng sau khi thức dậy, chải răng sau bữa ăn và trước khi đi ngủ. IV / Củng cố dặn dò: - Nên chải răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ GDHS: Nên chải răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ
Tài liệu đính kèm: