Giáo án bài học Tuần 17 - Lớp 4

Giáo án bài học Tuần 17 - Lớp 4

Tuần: 17 Đạo Đức Thứ hai, Ngày 02 / 01 / 2006

 YÊU LAO ĐỘNG (TT)

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - Biết được giá trị của lao động: lao động giúp con người phát triển lành mạnh, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho bản thân và mọi người xung quanh

 2. Thái độ:

 - Yêu lao động

 - yêu mến, đồng tình với những bạn có tinh thần lao động đúng đắn. Không đồng tình với những bạn lười lao động

 3. Hành vi:

 - Tích cực tham gia lao động ở gia đình, nhà trường, cộng đồng nơi ở phù hợp với khả năng của mình

 - Tự giác làm tốt các việc tự phục vụ bản thân

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Nội dung một số câu chuyện về tấm gương lao động của Bác Hồ, của các anh hùng lao động và một số câu ca dao, tục ngữ ca ngợi lao động

- Giấy, bút viết cho mỗi nhóm

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

 

doc 27 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 506Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án bài học Tuần 17 - Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 17	Đạo Đức	Thứ hai, Ngày 02 / 01 / 2006
	YÊU LAO ĐỘNG (TT)
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: 
	- Biết được giá trị của lao động: lao động giúp con người phát triển lành mạnh, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho bản thân và mọi người xung quanh
	2. Thái độ: 
	- Yêu lao động
	- yêu mến, đồng tình với những bạn có tinh thần lao động đúng đắn. Không đồng tình với những bạn lười lao động
	3. Hành vi:
	- Tích cực tham gia lao động ở gia đình, nhà trường, cộng đồng nơi ở phù hợp với khả năng của mình
	- Tự giác làm tốt các việc tự phục vụ bản thân
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Nội dung một số câu chuyện về tấm gương lao động của Bác Hồ, của các anh hùng lao động  và một số câu ca dao, tục ngữ ca ngợi lao động
- Giấy, bút viết cho mỗi nhóm
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
3
1.Kiểm tra bài cũ: 
+ Tại sao mỗi chúng ta phải yêu lao động?
+ Đọc ghi nhớ trong SGK
 2. Bài mới
Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu bài : Yêu Lao Động
Kể chuyện các tấm gương yêu lao động
- Yêu cầu HS kể về các tấm gương lao động của Bác Hồ, các Anh hùng lao động hoặc của các bạn trong lớp, trong trường, nơi em ở
- Theo em, những nhân vật trong các câu chuyện có yêu lao động không? Những biểu hiện yêu lao động là gì?
- Nhận xét câu trả lời của HS
- Kết luận: Yêu lao động là tự làm lấy công việc, theo đuổi công việc từ đầu đến cuối  Đó là những biểu hiện rất đáng trân trọng và học tập
- Lấy ví dụ về biểu hiện không yêu lao động?
Trò chơi: “Hãy nghe và đoán”
- GV phổ biến nội quy chơi
+ Cả lớp chia làm hai đội, mỗi đội có 5 người. Sau mỗi lượt chơi có thể thay người
+ Trong thời gian 5 – 7 phút, lần lượt hai đội đưa ra ý nghĩa của các câu ca dao, tục ngữ mà đã chuẩn bị trước để đội kia đoán đó là câu ca dao, tục ngữ nào
+ Mỗi đội trong một lượt chơi được 30 giây suy nghĩ
+ Mỗi câu trả lời đúng, đội đó sẽ ghi được 5 điểm
+ Đội chiến thắng sẽ là đội ghi được nhiều số điểm hơn
+ 5 HS trong lớp đại diện làm Ban giám khảo để chấm điểm và nhận xét các đội
- GV tổ chức cho HS chơi thử, sau đó cho HS chơi thật
- GV cùng Ban giám khảo nhận xét về nội dung, ý nghĩa của các câu ca dao, tục ngữ mà hai đội đã đưa ra
Liên hệ bản thân
- Yêu cầu mỗi HS hãy viết, vẽ hoặc kể về một công việc (hoặc nghề nghiệp) trong tương lai mà em yêu thích trong thời gian 3 phút
- GV nhận xét
- Kết luận: Mỗi bạn trong lớp mình đều có những ước mơ về những công việc của mình. Bằng tình yêu lao động, cô tin rằng các em ai cũng thực hiện được ước mơ của mình
+ Lao động giúp ta phát triển lành mạnh và đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc. 
- 2 HS đọc ghi nhớ
- HS nhắc lại đề bài
- HS kể. Ví dụ:
+ Tấm gương yêu lao động của Bác Hồ: truyện Bác Hồ làm việc cào tuyết ở Paris; Bác Hồ làm phụ bếp trên tàu để đi tìm đường cứu nước
+ Tấm gương lao động của các Anh hùng lao động 
+ Tấm gương lao động của các bạn HS: có bạn tuổi nhỏ, nhưng đã biết giúp đỡ bố mẹ, gia đình,
- HS cả lớp lắng nghe
- Có - Những biểu hiện yêu lao động là:
+ Vượt mọi khó khăn, chấp nhận thử thách để làm tốt công việc của mình
+ Tự làm lấy công việc của mình
+ Làm việc từ đầu đến cuối 
- HS dưới lớp nhận xét, bổ sung
- 3 – 4 HS trả lời:
+ Ỷ lại, không tham gia vào lao động
+ Không tham gia lao động từ đầu đến cuối
+ Hay nản chí, không khắc phục khó khăn trong lao động 
- HS chia làm 2 đội, mỗi đội 5 người
- HS chơi thử, sau đó chơi thật
Ví dụ:
* Đội 1 đọc: Đây là câu tục ngữ khen ngợi những người chăm chỉ lao động sẽ được nhiều người yêu mến; còn những kẻ lười biếng, lười lao động sẽ không được ai mời hay quan tâm đến
Đội 2 đoán được đó là câu tục ngữ:
 Làm biếng chẳng ai thiết
 Siêng việc ai cũng mời 
* Đội 2: Đây là câu tục ngữ khuyên chúng ta phải siêng năng lao động thì mới có ăn
Đội 1 đoán được đó là câu tục ngữ:
 Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ
* Đội 1: Đây là câu ca dao khuyên chúng ta phải siêng năng lao động, đừng để ruộng đất bỏ hoang
Đội 2 đoán được đó là câu ca dao:
Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu
- HS trình bày những vấn đề sau:
+ Đó là công việc hay nghề nghiệp gì?
+ Lý do em yêu thích công việc hay nghề nghiệp đó
+ Để thực hiện mơ ước của mình, ngay từ bây giờ em cần phải làm những công việc gì?
- HS dưới lớp lắng nghe, nhận xét
- 2 HS đọc ghi nhớ trong SGK
4
Củng cố, dặn dò:
- Tại sao mỗi chúng ta phải yêu lao động?
- Thế nào là yêu lao động?
- Về nhà, mỗi em thực hành làm tốt việc tự phục vụ bản thân. Tích cực tham gia vào các công việc ở nhà, ở trường và ngoài xã hội
- GV nhận xét tiết học.
	Môn : Tập đọc	
	RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG
I. MỤC TIÊU:
	1. Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn – giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật : chú hề, nàng công chúa nhỏ.
	2. Hiểu những từ ngữ mới trong bài.
Hiểu nội dung bài : Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, rất khác với người lớn.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	Tranh minh hoạ trong SGK. 
	Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
2
 3
4
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 4 HS đọc bài Trong quán ăn “Ba-cá-bống” theo cách phân vai, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
	- Em thấy những hình ảnh, chi tiết nào trong truyện ngộ nghĩnh và lí thú.
- Nhận xét bài cũ.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: 
Hướng dẫn luyện đọc :
 - Đọc từng đoạn.
- Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm nếu HS mắc lỗi. Chú ý đọc đúng câu sau : 
– Nhưng ai nấy đều nói là đòi hỏi của công chúa không thể thực hiện được / vì mắt trăng ở rất xa / và to gấp hàng nghìn lần đất nước của nhà vua.
– Chú hứa sẽ mang mặt trăng về cho cô / nhưng cô phải cho biết / mắt trăng to bằng chừng nào.
- Yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài. 
 - Đọc theo cặp.
 - Gọi HS đọc lại bài.
-GV đọc diễn cảm cả bài 
Hướng dẫn HS tìm hiểu bài :
 - Yêu cầu HS đọc đoạn 1, trả lời các câu hỏi: 
 + Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì?
+ Trước yêu cầu của công chúa, nhà vua đã làm gì?
 + Các vị đại thần và các nhà khoa học nói với nhà vua như thế nào về đòi hỏi của công chúa?
+ Tại sao họ cho rằng đó là đòi hỏi không thể thực hiện được?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2, trả lời các câu hỏi: 
+ Cách nghĩ của chú hề có gì khác với các vị đại thần và các nhà khoa học?
+ Tìm những chi tiết cho thấy cách nghĩ của cô công chúa nhỏ về mặt trăng rất khác với cách nghĩ của người lớn.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 3, trả lời câu hỏi: 
 + Sau khi biết rõ công chúa muốn có một “mặt trăng” theo ý nàng, chú hề đã làm gì?
+ Thái độ của công chúa thế nào khi nhận món quà?
Hướng dẫn HS đọc diễn cảm :
 - Yêu cầu HS đọc bài theo cách phân vai
- GV hướng dẫn HS đọc giọng phù hợp 
 - GV đọc diễn cảm đoạn 1. 
 - Yêu cầu HS đọc luyện đọc đoạn 1,
- GV theo dõi, uốn nắn.
 - Thi đọc diễn cảm. 
-4 HS lên bảng đọc bài
-Nhận xét bạn đọc
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
 + Đoạn 1 : Từ đầu đến của nhà vua.
 + Đoạn 2 : Tiếp theo đến tất nhiên là bằng vàng rồi.
 + Đoạn 3 : Phần còn lại.
 - Sửa lỗi phát âm, đọc đúng theo hướng dẫn của GV.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
 - HS luyệïn đọc theo cặp.
 - Một, hai HS đọc cả bài.
 - Theo dõi GV đọc bài.
 - 1 em đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm và trả lời : 
+ Cô công chúa nhỏ muốn có mặt trăng và nói là cô sẽ khỏi ngay nếu có được mặt trăng.
+ Nhà vua cho vời tất cả các vị thần, các nhà khoa học đến để bàn cách lấy mặt trăng cho công chúa.
+ Họ nói đòi hỏi đó không thể thực hiện được.
+ Vì mặt trăng ở rất xa và to gấp hàng nghìn lần đất nước của nhà vua.
- 1 em đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm và trả lời + Chú hề cho rằng trước hết phải hỏi xem công chúa nghĩ về mặt trăng thế nào đã. / Chú hề cho rằng công chúa nghĩ về mặt trăng không giống người lớn. / . . .
+ Mặt trăng chỉ to hơn móng tay của công chúa / Vì khi công chúa đặt ngón tay lên trước mặt trăng thì móng tay che gần khúat mặt trăng.
+ Mặt trăng treo ngang ngọn cây / vì đôi khi nó đi ngang qua ngọn cây trước cửa sổ
+ Mặt trăng được làm bằng vàng / tất nhiên là mặt trăng bằng vàng.
- 1 em đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm và trả lời : 
+ Chú tức tốc đến gặp bác thợ kim hoàn, đặt làm ngay một mặt trăng bằng vàng, lớn hơn móng tay của công chúa, cho mặt trăng vào một sợi dây chuyền vàng để công chúa đeo vào cổ.
+ Công chúa thấy mặt trăng thì vui sướng ra khỏi giường bệnh, chạy tung tăng khắp vườn.
- 4 HS đọc toàn bài theo cách phân vai (người dẫn chuyện, chú hề, nàng công chúa).
- Cả lớp theo dõi.
- Từng cặp HS luyện đọc diễn cảm đoạn 1.
 - Một vài cặp học sinh thi đọc diễn cảm đoạn 1 trước lớp.
 5
Củng cố, d ... kiến thức về đồng bằng Bắc Bộ 
Yêu quý các miền quê của đất nước. 
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phiếu học tập 
Đặc Điểm
Hoàng Liên Sơn
Tây Nguyên
Thiên nhiên
Địa hình
Địa hình
Con người
Khí hậu
Khí hậu
Dân tộc
Dân tộc
Trang phục
Trang phục
Lễ hội
Lễ hội
Hoạt động sản xuất
Hoạt động sản xuất
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
3
1.Kiểm tra bài cũ: 
+Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về thủ đô Hà Nội? 
- Nhận xét , ghi điểm 
 2. Bài mới
Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết hoc 
1- Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con gnười miền núi và Trung Du 
- Yêu cầu HS thảo luận và điền vào phiếu học tập đã chuẩn bị.
- Nhận xét chung KQ của các nhóm 
- Giúp Hs hệ thống lại kiến thức 
2- Đặc điểm địa hình và con ngưới ở ĐBBB 
- Nêu những đặc điểm tiêu biểu về địa hình của vùng ĐBBB?
- Chủ nhân của làng quê ĐBBBlà ai ? 
- Nêu những nét tiêu biểu về hạot động sản xuất của người dân ở ĐBBB? 
* Giúp Hs hệ thống lại kiến thức 
Củng cố – dặn dò 
Hệ thống lại nội dung bài học 
Yêu cầu HS về nhà xem lại bài chuẩn bị thi học kì I. 
+ 2HS trả lời 
-1Hs đọc bài học 
Lớp nhận xét 
- HS thực hiện theo yêu cầu nhóm 4
- Đại diện các nhóm đưa ra kết quảthảo luận trình bày trước lớp. 
_ Trao đổi nhóm 2 và trả lời trước lớp 
- Cả lớp cùng bổ sung cho bạn 
- HS thảo luận nhóm 4 
- Đại diện nhóm trình bày 
-Nhóm khác nhận xét 
	Âm nhạc 
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Ôn tập các bài hát:
- Học thuộc các bài hát
+ Em yêu hòa bình
+ Bạn ơi lắng nghe
+ Trên ngựa ta phi nhanh
+ Khăn quàng thắm mãi vai em
+ Cò lả
- Hát đúng giai điệu lời ca và tập hát diễn cảm
2. Ôn tập TĐN
- Tập đọc thanh âm 5 nốt: Đô – Rê – Mi – Son – La và Đô – Rê – Mi – Pha - Son
- Tập các âm hình tiết tấu sử dụng nốt đen, móc đơn, nốt trắng, lặng đen
- Đọc đúng 4 bài TĐN đã học
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Nhạc cụ quen dùng, máy nghe, băng nhạc. 
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
3
1.Kiểm tra bài cũ: 
+ GV đệm đàn- Yêu cầu HS hát lại bài hát: Vầng trăng cổ tích
+ Bài hát Vầng trăng cổ tích nhạc và lời của ai?
2.Bài mới:
* Giới thiệu bài: 
- Các em đã được học những bài hát nào?
- Tiết âm nhạc hôm nay, chúng ta sẽ hát đúng giai điệu lời ca , hát diễn cảm các bài hát đó, đồng thời chúng ta ôn tập TĐN
* Ôn tập 5 bài hát
- GV gọi từng em thể hiện 
- GV đánh giá, kết luận
* Ôn tập TĐN số 1, 2, 3, 4
- GV cho HS ôn tập các hình tiết tấu của từng bài TĐN
- GV lưu ý HS: Đọc nhấn vào phách mạnh và thể hiện đúng các kí hiệu âm nhạc
- HS hát tốp ca một nhóm 5 HS bài hát Vầng trăng cổ tích
- Nhạc: Phạm Đăng Khương; Lời thơ: Đỗ Trung Quân
- Em yêu hòa bình, Bạn ơi lắng nghe, Trên ngựa ta phi nhanh, Khăn quàng thắm mãi vai em, Cò lả
- HS hát lại 5 bài, mỗi bài 2 lượt, có vận động phụ họa
- Từng em tự chọn 1 trong 5 bài hát để thể hiện, các HS khác nhận xét
- HS đọc từng bài TĐN theo đàn, kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp
- HS đọc từng bài TĐN không có đệm đàn, sau đó ghép lời ca 
4
Củng cố, dặn dò
- HS biểu diễn theo nhóm, mỗi nhóm chọn 1 trong 5 bài hát đã học
- Về nhà ôn luyện bài hát, tập hát đúng và thuộc lời ca
- Nhận xét tiết học.
	Toán	Thứ sáu, Ngày 30/12/2005
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
	Giúp học sinh:
- Củng cố về dấu hiệu chia hết cho 2 và dấu hiệu chia hết cho 5.
- Biết kết hợp 2 dấu hiệu để nhận biết các số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì chữ số tận cùng phải là 0.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- SGK, bảng, phấn.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
1.Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 5, cho ví dụ.
- Gọi HS lên bảng sửa bài tập 3/96.
- Nhận xét cho điểm HS.
Hướng dẫn học sinh luyện tập: 
Bài 1:
- GV ghi các số lên bảng: 3457, 4568, 66814, 2050, 2229, 3576, 900, 2355.
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 2.
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 5.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS đọc bài làm của mình, GV nhận xét cho điểm.
Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc và nêu yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3:
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS tự trả lời.
- Yêu cầu HS nhận xét câu trả lời của bạn.
- GV nhận xét đánh giá.
Bài 5:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và thảo luận theo cặp sau đó nêu kết quả.
- GV nhận xét đánh giá.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS đọc.
- Các số có chữ số tận cùng là 2, 2, 4, 6, 8 thì chia hết cho 2.
- Các số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5.
- 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
a. Các số chia hết cho 2 là: 4568, 66814, 2050, 3576, 900.
b. Các số chia hết cho 5 là: 2050, 900, 2355.
- HS nối tiếp nhau đọc.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét bài bạn
- HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
a. Các số chia hết cho 5 có chữ số tận cùng là 0 ; 5.
- Các số chia hết cho 2 có chữ số tận cùng là 0 ; 2 ; 4 ; 6 ; 8.
- Các số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì chữ số tận cùng phải là 0. vì vậy ta chọn được các số : 480 ; 2000 ; 9010.
b. Số chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5 là: 296, 324.
c. Số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2 là: 3995.
- Nhận xét bài bạn
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- HS nối tiếp nhau trả lời: Số vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5 thì chữ số tận cùng là 0.
- Nhận xét câu trả lời của bạn đúng / sai.
- thực hiện theo yêu cầu của GV, sau đó trả lời: Loan có 10 quả táo.
3
Củng cố, dặn dò:
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 2, cho ví dụ.
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 5, cho ví dụ.
- Chuẩn bị bài: Dấu hiệu chia hết cho 9.
- Nhận xét tiết học.
Môn : Tập làm văn
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. MỤC TIÊU : 
	Biết xác định mỗi đoạn văn thuộc phần nào trong đoạn văn miêu tả, nội dung miêu tả của từng đoạn, dấu hiệu mở đầu đoạn văn.
	Viết đoạn văn miêu tả đồ vật chân thực, sinh động, giàu cảm xúc, sáng tạo.	II. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	SGK, phấn.
	Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn tả chiếc cặp trong BT1.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh đọc lại phần ghi nhớ trang 70.
- Gọi học sinh đọc đoạn văn tả bao quát chiếc 
Nhận xét cho điểm học sinh.
Nhận xét bài cũ.
2. Bài mới: 
Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay các em sẽ luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật.
Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu nội dung.
-Yêu cầu HS trao đổi, thực hiện yêu cầu.
- Gọi HS trình bày và nhận xét. Sau mỗi phần GV kết luận, chốt lời giải đúng.
1. Các đoạn văn trên đều thuộc phần thân bài trong bài văn miêu tả.
2. + Đoạn 1: Đó là một chiếc cặp màu đỏ tươi  đến sáng long lanh.( Tả hình dáng bên ngoài của chiếc cặp).
 + Đoạn 2: quai cặp bằng sắt  đến đeo chiếc ba lô.(Tả hình quai cặp và dây đeo ).
 + Đoạn 3: mở cặp ra, em thấy  đến và thước kẻ.(Tả cấu tạo bên trong của cặp).
3. Nội dung miêu tả của từng đoạn được báo hiệu bằng những từ ngữ:
 + Đoạn 1: Màu đỏ tươi  
 + Đoạn 2: Quai cặp
 + Đoạn 3: Mở cặp ra 
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu và gợi ý.
- Yêu cầu HS quan sát chiếc cặp của mình và tự làm bài. 
+ Chỉ viết một đoạn miêu tả hình dáng bên ngoài của cặp 
+ Nên viết theo các gợi ý.
- Gọi HS trình bày. GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt và cho điểm những HS viết tốt.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài và gợi ý.
- Yêu cầu HS quan sát chiếc cặp của mình và tự làm bài. Chú ý nhắc HS :
+ Chỉ viết một đoạn miêu tả hình dáng bên trong của cặp 
- Gọi HS trình bày. GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt và cho điểm những HS viết tốt.
-1 HS đọc ghi nhớ 
-2Hs dọc doạn văn 
- 2 HS nối tiếp nhau đọc. 
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, trả lời câu hỏi.
- Tiếp nối trình bày, nhận xét.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Quan sát cặp, nghe GV gợi ý và tự làm bài.
- 3-5 HS trình bày.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Quan sát cặp, nghe GV gợi ý và tự làm bài.
- 3-5 HS trình bày.
3
Củng cố, dặên dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về nhà hoàn chỉnh, viết lại 2 đoạn văn đã thực hành luyện viết trên lớp.
Khoa học 
Kiểm tra học kỳ 
Kiểm tra theo đề của trường 
Hoạt động ngoài giờ 
I / Nhận xét các hoạt động trong tuần 
- Lớp trưởng báo cáo trước lớp 
- GV nhận xét: Nhìn chung các em đều ngoan tích cục tham gia 
vào các hoạt động của lớp của trường . Làm tốt công việc được giao 
II / Tổng kết chử điểm trong tháng 
Yêu cầu HS nêu các việc đã làm được trong tháng vừa qua 
Gv nhận xét về các việc đã làm được và một số việc chưa làm tốt
- Rút kinh nghiệm cho tháng sau .

Tài liệu đính kèm:

  • docT 17.doc