Giáo án cả năm Thủ công lớp 1

Giáo án cả năm Thủ công lớp 1

Tiết 1

Bài 1: Giới thiệu một số loại giấy bìa

và dụng cụ học thủ công

I. MỤC TIÊU

- Biết một số loại giấy, bìa và dụng cụ (thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán) để học thủ công.

- Biết một số vật liệu khác có thể thay thế giấy, bìa để làm thủ công như: giấy, họa báo; giấy vở học sinh; lá cây.

- Giúp các em yêu thích môn học.

* Tích hợp tiết kiệm năng lượng

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV : Giấy màu, bìa, kéo, hồ, thước kẻ, bút chì.

- HS : Giấy màu, sách thủ công.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1. Ổn định lớp:

2. Bài cũ: Không

3. Bài mới:

* Giới thiệu bài: Giới thiệu nội dung tiết học

a. Hoạt động 1: Quan sát

- Giáo viên để tất cả các loại giấy màu, bìa và dụng cụ để học thủ công trên bàn để học sinh quan sát.

b Hoạt động 2: Giới thiệu

b1. Giới thiệu giấy bìa

- GV giới thiệu giấy bìa làm từ bột của nhiều loại cây (tre, nứa, bồ đề).

- Phân biệt giữa giấy và bìa để HS phát hiện.

- Giới thiệu giấy màu để học thủ công (có 2 mặt: 1 mặt màu, 1 mặt kẻ ô).

 

doc 70 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 349Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án cả năm Thủ công lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 1
Ngày soạn:
Ngày dạy: .
Tiết 1
Bài 1: Giới thiệu một số loại giấy bìa
và dụng cụ học thủ công
I. MỤC TIÊU
- Biết một số loại giấy, bìa và dụng cụ (thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán) để học thủ công. 
- Biết một số vật liệu khác có thể thay thế giấy, bìa để làm thủ công như: giấy, họa báo; giấy vở học sinh; lá cây...
- Giúp các em yêu thích môn học.
* Tích hợp tiết kiệm năng lượng
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV : Giấy màu, bìa, kéo, hồ, thước kẻ, bút chì.
- HS : Giấy màu, sách thủ công.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ: Không
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Giới thiệu nội dung tiết học
a. Hoạt động 1: Quan sát
- Giáo viên để tất cả các loại giấy màu, bìa và dụng cụ để học thủ công trên bàn để học sinh quan sát.
b Hoạt động 2: Giới thiệu
b1. Giới thiệu giấy bìa
- GV giới thiệu giấy bìa làm từ bột của nhiều loại cây (tre, nứa, bồ đề).
- Phân biệt giữa giấy và bìa để HS phát hiện.
- Giới thiệu giấy màu để học thủ công (có 2 mặt: 1 mặt màu, 1 mặt kẻ ô).
b2. Giới thiệu dụng cụ học thủ công.
- Giáo viên cho học sinh xem thước kẻ và hỏi: 
 + Thước được làm bằng gì?
 + Thước dùng để làm gì?
=> Giáo viên giải thích: Trên mặt thước có chia vạch và đánh số. 
- Cho học sinh cầm bút chì lên và hỏi:
+ Bút chì dùng để làm gì?
=> GV nhấn mạnh: Để kẻ đường thẳng ta thường dùng loại bút chì cứng.
- Cho học sinh cầm kéo hỏi:
+ Kéo dùng để làm gì?
* Lưu ý: Khi sử dụng kéo cần cẩn thận, chú ý tránh gây đứt tay hoặc tai nạn cho bản thân cũng như bạn bè.
- Giới thiệu hồ dán : Được chế biến từ bột sắn có pha chất chống gián, chuột và đựng trong hộp nhựa.
+ Công dụng của hồ dán.
* Tích hợp: Tất cả các vật liệu và dụng cụ học thủ công đều được làm từ những nguyên liệu thân thiện với môi trường. Nên khi sử dụng phải tiết kiệm, không lãng phí. (Lãng phí điện nước, công sản xuất. Khai thác rừng nhiềuNhững giấy vụn gom lại vất thùng rác để bảo vệ môi trường.
4. Củng cố 
- Gọi học sinh nhắc lại tên các đồ dùng để học thủ công.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò 
- Chuẩn bị giấy trắng, giấy màu, hồ dán cho bài xé dán đầu tiên cho tuần 2.
- Lắng nghe
- Quan sát
- Nghe, ghi nhớ, nhắc lại
+ Giấy mỏng, bìa cứng
- Quan sát và lắng nghe rồi nhắc lại đặc điểm của từng mặt giấy màu.
- Quan sát và trả lời.
+ Gỗ, nhựa
+ Đo chiều dài. Kẻ cho thẳng
- Lắng nghe, ghi nhớ
- Cầm bút chì quan sát để trả lời.
+ Viết, vẽ, tô, kẻ đường thẳng
- Cầm kéo và trả lời.
+ Cắt
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Học sinh quan sát lắng nghe và trả lời.
+ Dùng để dán giấy thành sản phẩm hoặc dán sản phẩm vào vở.
- Lắng nghe, ghi nhớ, thực hiện
+ HS nhắc lại
- Lắng nghe
- Nghe, ghi nhớ, thực hiện.
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
Tuần 2
Ngày soạn:.
Ngày dạy:.. 
Tiết 2
Bài 2: Xé dán hình chữ nhật
MỤC TIÊU
- Học sinh biết cách xé dán hình chữ nhật theo hướng dẫn.
- Giúp các em biết dùng tay để xé dán được hình chữ nhật.
* Với HS khéo tay: Xé, dán được hình chữ nhật. Đường xé ít răng cưa. Hình dán tương đối phẳng. Có thể xé thêm hình chữ nhật có kích thước khác.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV : Bài mẫu về xé dán hình chữ nhật
 Bút chì, giấy trắng vở có kẻ ô, hồ dán, khăn lau tay.
- HS : Giấy kẻ ô trắng, giấy thủ công màu (không dùng màu vàng) hồ dán, bút chì, sách thủ công, khăn.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 1. Ổn định lớp: 
 2. Bài cũ: 
- Kiểm tra việc chuẩn bị vật liệu, dụng cụ của học sinh đầy đủ chưa? 
- Nhận xét.
 3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Giới thiệu nội dung tiết học
a. Hoạt động 1: HD quan sát và nhận xét
- Cho HS quan sát hình dáng của hình chữ nhật.
 Mục tiêu: Học sinh nhớ đặc điểm của hình chữ nhật.
+ Yêu cầu: Em hãy quan sát và phát hiện xung quanh mình đồ vật nào có dạng hình chữ nhật?
=> GV nhấn: xung quanh ta có rất nhiều đồ vật hình chữ nhật, em hãy ghi nhớ đặc điểm của những hình đó để tập xé, dán cho đúng hình. 
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu
b1. Vẽ và xé dán hình chữ nhật
 Mục tiêu: Học sinh tập vẽ và xé dán hình chữ nhật trên giấy.
- Giáo viên hướng dẫn mẫu.
- GV hướng dẫn hs cách xác định, đếm và đánh dấu, kẻ ô vuông theo yêu cầu.
+ Bước 1: Lấy 1 tờ giấy thủ công kẻ ô vuông đếm ô đánh dấu và vẽ hình chữ nhật cạnh dài 8 ô, cạnh ngắn 5 ô.
+ Bước 2: Làm các thao tác xé từng cạnh hình chữ nhật theo đường đã vẽ, xé xong đưa cho học sinh quan sát.
b2. HS thực hành xé hình
 Mục tiêu: Học sinh xé hình chữ nhật đúng mẫu: 8x5 trên giấy thủ công.
- Giáo viên quan sát, hướng dẫn học sinh đánh dấu ô ở mặt sau giấy màu và dùng thước nối sau đó xé (xé bằng ngón cái và ngón trỏ của 2 bàn tay). Cầm sát vào đường dấu đã kẻ, xé giấy dọc theo từng cạnh của HCN.
- Khi xé xong kiểm tra lịa xem hình có cân đối không, còn nhiều răng cưa thì sửa lại cho hoàn chỉnh.
 * Lưu ý: Dùng 2 móng tay cái miết thật kỹ để xé càng ít răng cưa càng tốt, xé đều tay, xé thẳng, bình tĩnh không nóng vội.
c. Hoạt động 3: HD hs cách dán hình
- Giáo viên dán mẫu hình chữ nhật trên, chú ý cách đặt hình cân đối. 
- Cho hs dán hình vào vở Thủ công
4. Củng cố 
- Nhắc lại quy trình xé dán hình chữ nhật.
- Nhận xét tiết học.
- Đánh giá sản phẩm
5. Dặn dò 
- Chuẩn bị tuần sau xé dán hình tam giác: Giấy, thước, bút chì, hồ dán
- Để vật liệu và dụng cụ trước mặt cho GV kiểm tra,
- Lắng nghe. HS nào thiếu về bổ sung
- Lắng nghe
- Quan sát bài mẫu, tìm hiểu, nhận xét hình và ghi nhớ đặc điểm hình chữ nhật và tự tìm đồ vật có dạng hình chữ nhật.
+ Cửa ra vào, bảng, mặt bàn, ghế, quyển sách, tivi, tủ
- Lắng nghe
- Học sinh quan sát.
- Quan sát, nghe, ghi nhớ
- HS tập xé theo các bước GV hướng dẫn.
- Kiểm tra, chỉnh sửa hình cho hoàn chỉnh.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Quan sát, ghi nhớ
- HS thực hành dán sản phẩm vào vở
- HS nhắc lại.
- Lắng nghe
- Nghe, ghi nhớ, thực hiện
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
Tuần 3
Ngày soạn:.
Ngày dạy:.. 
Tiết 3
Bài 3: Xé dán hình tam giác
I/ MỤC TIÊU
- Học sinh biết thực hành xé dán hình tam giác trên giấy màu đúng đẹp, ít răng cưa.
- Giúp các em yêu thích môn học.
* Với HS khéo tay: Xé, dán được hình tam giác. Đường xé tương đối thẳng, ít răng cưa. Hình dán tương đối phẳng. Có thể xé được thêm hình tam giác có kích thước khác.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV : Bài mẫu về xé dán hình trên.
- HS : Giấy màu, hồ dán, bút chì, sách thủ công, khăn.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định lớp :
2. Bài cũ: 
- Hỏi học sinh tên bài học tiết trước
- Nhắc lại quy trình xé hình chữ nhật.
3. Bài mới :
a Hoạt động 1: HD quan sát và nhận xét
 Mục tiêu: Học sinh thực hành xé dán được hình tam giác trên giấy màu đúng kích thước, đẹp.
- Giáo viên cho học sinh xem bài mẫu và hỏi: “Em hãy quan sát và phát hiện xung quanh mình đồ vật nào có dạng hình tam giác? 
b Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu
 Mục tiêu: Học sinh tập vẽ và xé dán hình trên giấy
b1) Vẽ, xé hình tam giác
+ Bước 1: Lấy tờ giấy thủ công đếm ô đánh dấu và vẽ hình chữ nhật cạnh dài 8 ô, cạnh ngắn 6 ô.
+ Bước 2: Đếm từ trái qua phải 4 ô, đánh dấu để làm đỉnh hình tam giác. 
+ Bước 3: Xé theo các đường đã vẽ ta có một hình tam giác.
b2) Học sinh thực hành
 Mục tiêu: Học sinh xé hình tam giác: 8x6 trên giấy thủ công.
- Giáo viên quan sát, hướng dẫn học sinh đánh dấu ô ở mặt sau giấy màu và dùng thước nối sau đó xé.
 Lưu ý: Dùng 2 móng tay cái miết thật kỹ để xé càng ít răng cưa càng tốt .
- Học sinh lấy vở để thực hành, giáo viên quan sát, hướng dẫn thêm.
c) Hoạt động 3: HD hs dán hình
 Mục tiêu: Học sinh đã xé được hình tam giác dán vào vở cân đối, đẹp.
- HS thực hành dán vào vở.
4. Củng cố:
- Trình bày sản phẩm.
- Nhắc lại quy trình xé dán hình tam giác.
- Chú ý dọn vệ sinh
5. Dặn dò:
- Nhận xét tinh thần học tập và sự chuẩn bị đồ dùng học tập.
- Đánh giá sản phẩm (đều, ít răng cưa, hình cân đối, gần giống mẫu không nhăn),
- Về nhà chuẩn bị : Giấy thủ công để xé dán hình vuông.
- Lớp hát bài
- Xé dán hình chữ nhật.
- HS xung phong nhắc lại (2 bước)
- Quan sát bài mẫu.
- Tìm đồ vật có dạng hình tam giác
- HS quan sát
- Học sinh thực hành trên giấy màu hình tam giác.
- Học sinh lấy vở ra, dùng bút chì đánh dấu đặt hình cấn đối. 
- Sau đó thực hành bôi hồ và dán.
- HS xung phong
- HS dọn giấy vụn vất thùng rác. Cất đồ dùng dạy học gọn gàng.
- Lắng nghe, ghi nhớ, thực hiện
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
Tuần 4
Ngày soạn:..
Ngày dạy: 
Tiết 4
Bài 4: Xé dán hình vuông
I/ MỤC TIÊU
- Học sinh làm quen với kỹ thuật xé dán giấy, cách xé dán để tạo hình.
- Giúp các em xé được hình vuông, theo hướng dẫn và dán cân đối, tương đối phẳng.
* Với HS khéo tay: Xé, dán được hình vuông . Đường xé tương đối thẳng, ít răng cưa. Hình dán tương đối phẳng. Có thể xé được thêm hình vuông có kích thước khác. Có thể kết hợp vẽ trang trí hình vuông.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV : Bài mẫu về xé dán hình vuông.
 Giấy màu, giấy trắng, hồ, khăn lau tay.
- HS : Giấy thủ công, hồ dán, bút chì, sách thủ công, khăn.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định lớp
2. Bài cũ : Kiểm tra việc chuẩn bị dụng cụ học tập của học sinh: 
3. Bài mới :
a Hoạt động 1: HD hs quan sát và nhận xét
 Mục tiêu : Học sinh ghi nhớ được đặc điểm của hình vuông.
- Cho HS quan sát hình vuông mẫu
- Em hãy quan sát và tìm 1 số đồ vật xung quanh mình có dạng hình vuông.
- Em hãy ghi nhớ đặc điểm các hình đó để tập xé dán cho đúng hình.
b Hoạt động 2: HD xé dán hình trên giấy.
 Mục tiêu : Học sinh vẽ và xé hình trên giấy nháp đúng mẫu.
b1) Vẽ và xé hình vuông
+ Bước 1 : Giáo viên làm mẫu.
- Lấy 1 tờ giấy màu lật mặt sau đếm ô, đánh dấu và vẽ hình vuông có cạnh 8 ô.
- Làm thao tác xé từng cạnh, xé xong lật mặt 
màu cho học sinh quan sát hình vuông mẫu.
+ Bước 2: Giáo viên thao tác nhắc học sinh lấy 
giấy thủ công ra.
b2) HS thực hành
 Mục tiêu: Học sinh xé hình vuông cạnh 8 ô trên giấy thủ công.
- Giáo viên quan sát, hướng dẫn học sinh đánh dấu ô ở mặt sau giấy màu và dùng thước nối sau đó xé.
 Lưu ý: Dùng 2 móng tay cái miết thật kỹ để xé càng ít răng cưa c ... ùng học tập lên bàn.
Học sinh quan sát và nhận xét
Có 6 nan giấy.
4 nan đứng, 2 nan ngang.
1 ô
2 ô
6 ô
9 ô
 -Học sinh thực hiện kẻ nan giấy.
 -Học sinh thực hành kẻ cắt nan giấy.
- Học sinh thực hành kẻ và cắt trên giấy.
-HS nhắc lại
-Lắng nghe
-Nghe, ghi nhớ, thực hiện
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
Tuần 31
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
Bài: Cắt dán hàng rào đơn giản (tiết 2)
I.MỤC TIÊU :
- Học sinh biết cách kẻ, cắt các nan giấy.
- Học sinh cắt được các nan giấy, các nan giấy tương đối đều nhau. Đường cắt tương đối thẳng.
- Dán được các nan giấy thành hình hàng rào đơn giản. Hàng rào có thể chưa cân đối.
* Với hs khéo tay:
- Kẻ, cắt, dán được các nan giấy đều nhau.
- Có thể kẻ, cắt, dán được thêm hình chữ nhật có kích thước khác.
- Dán được các nan giấy thành hình hang rào ngay ngắn, cân đối.
- Có thể kết hợp vẽ trang trí hàng rào.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- GV : Các nan giấy và hàng rào mẫu.
- HS : Giấy màu,giấy vở,dụng cụ thủ công.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định lớp: Hát tập thể.
2. Bài cũ:
- Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh, nhận xét. 
3. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn cách cắt dán hàng rào.
 * Mục tiêu : Giáo viên nhắc lại quy trình cắt dán hàng rào đơn giản.
- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại nhanh gọn.
- Giáo viên hướng dẫn cách cắt dán hàng rào:
+ Kẻ 1 đường chuẩn (dựa vào đường kẻ ô tờ giấy).
+ Dán 4 nan giấy đứng,các nan cách nhau 1 ô.
+ Dán 2 nan ngang,nan ngang thứ nhất cách đường chuẩn 1 ô, nan ngang thứ 2 cách đường chuẩn 4 ô.
b. Hoạt động 2 : Học sinh thực hành.
 * Mục tiêu: Học sinh thực hành cắt dán hàng rào trên giấy màu đúng mẫu.
- Giáo viên khuyến khích học sinh có thể dùng bút màu trang trí cảnh vật trong vườn sau hàng rào. 
4. Củng cố 
- Giáo viên nhắc lại các bước kẻ, cắt dán hàng rào và cách trang trí.
- Nhận xét thái độ học tập, sự chuẩn bị đồ dùng học tập.
- Nhận xét về kỹ năng thực hành.
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài cắt dán và trang trí hình ngôi nhà.
-Lớp hát
- Học sinh đặt đồ dùng học tập lên bàn.
- Học sinh nhắc lại quy trình cắt dán hàng rào.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh làm từng bước theo sự nhắc nhở của giáo viên.
- Học sinh thực hành, trình bày sản phẩm.
-Lắng nghe
-Về nhà xem trước bài
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
Tuần 32
Ngày soạn:.
Ngày dạy: 
Bài: Cắt dán và trang trí hình ngôi nhà (Tiết 1)
I.MỤC TIÊU :
- Học sinh vận dụng được kiến thức đã học vào bài “Cắt dán và trang trí hình ngôi nhà”.
- Học sinh cắt,dán được ngôi nhà mà em yêu thích. Có thể dùng bút màu để vẽ trang trí ngôi nhà
- Đường cắt tương đối thẳng. Hình dán tương đối phẳng.
* Với HS khéo tay:
- Cắt, dán được ngôi nhà.
- Đường cắt thẳng. Hình dán phẳng. Ngôi nhà cân đối, trang trí đẹp
* Tích hợp tiết kiệm năng lượng: GD hs biết tiết kiệm điện nước.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV : Ngôi nhà mẫu có trang trí, đồ dùng học tập.
- HS: Giấy thủ công nhiều màu, bút chì, thước, hồ, vở.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định lớp: Hát tập thể.
2. Bài cũ:
- Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh, nhận xét. 
3. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét.
* Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh quan sát ngôi nhà mẫu và nhận xét.
 - Giáo viên dán hình mẫu lên bảng và đặt câu hỏi tìm hiểu: Thân nhà, mái nhà, cửa ra vào, cửa sổ là hình gì? Cách vẽ, cắt các hình đó ra sao?
b. Hoạt động 2: Học sinh thực hành kẻ cắt ngôi nhà.
* Mục tiêu: Học sinh vận dụng kĩ năng để kẻ, cắt đúng mẫu.
- Kẻ, cắt thân nhà hình chữ nhật có cạnh dài 8 ô, cạnh ngắn 5 ô. Cắt rời tờ giấy hình chữ nhật ra khỏi tờ giấy.
 - Kẻ, cắt mái nhà hình chữ nhật có cạnh dài 10 ô, cạnh nhắn 3 ô và kẻ 2 đường xiên 2 bên như hình 3.
 - Kẻ, cắt cửa ra vào, cửa sổ: 1 hình chữ nhật có cạnh dài 4 ô,cạnh ngắn 2 ô làm cửa ra vào và kẻ 1 hình vuông có cạnh 2 ô để làm cửa sổ.
Cắt hình cửa ra vào, cửa sổ ra khỏi tờ giấy màu.
4. Củng cố 
- Nhận xét thái độ học tập của học sinh về sự chuẩn bị cho bài học và kỹ năng cắt dán hình của học sinh.
5. Dặn dò 
- Chuẩn bị giấy màu, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ để tiết sau cắt dán trên giấy màu.
- Lớp hát
- Học sinh đặt đồ dùng học tập lên bàn
- Học sinh quan sát và nhận xét.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh thực hành kẻ, cắt.Cần chú ý: dài 8 ô, ngắn 5 ô.
- HS kẻ, cắt mái nhà : Dài 10 ô, ngắn 3 ô. Hình vẽ lên mặt trái của tờ giấy kẻ, cắt các hình.
- HS làm cửa ra vào dài 4 ô, ngắn 2 ô, cửa sổ mỗi cạnh 2 ô.
-Lắng nghe
-Nghe, về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
Tuần 33
Ngày soạn:.
Ngày dạy:.. 
Bài: Cắt dán và trang trí hình ngôi nhà (Tiết 2)
I.MỤC TIÊU :
- Học sinh vận dụng được kiến thức đã học vào bài “Cắt dán và trang trí hình ngôi nhà”.
- Học sinh cắt,dán được ngôi nhà mà em yêu thích. Có thể dùng bút màu để vẽ trang trí ngôi nhà
- Đường cắt tương đối thẳng. Hình dán tương đối phẳng.
* Với HS khéo tay:
- Cắt, dán được ngôi nhà.
- Đường cắt thẳng. Hình dán phẳng. Ngôi nhà cân đối, trang trí đẹp
* Tích hợp tiết kiệm năng lượng: GD hs biết tiết kiệm điện nước.
II.CHUẨN BỊ :
- GV : Ngôi nhà mẫu,1 tờ giấy trắng làm nền và1 số đồ dùng học tập khác.
- HS : Giấy màu,giấy vở,dụng cụ thủ công.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định lớp: Hát tập thể.
2. Bài cũ:
- Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh, nhận xét. 
3. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Học sinh thực hành.
* Mục tiêu: Học sinh nêu được quy trình cắt, dán hình ngôi nhà và phát huy sáng tạo cắt thêm 1 số mẫu để trang trí : Kẻ, cắt hàng rào, hoa lá, mặt trời...
- Giáo viên gợi ý cho học sinh tự vẽ và cắt những bông hoa có lá có cành, mặt trời, mây, chim... bằng nhiều màu giấy để trang trí thêm cho đẹp.
b. Hoạt động 2: Trình bày sản phẩm.
 * Mục tiêu: Học sinh dán ngôi nhà vào vở cân đối, đẹp và trang trí.
 Giáo viên nêu trình tự dán, trang trí :
 Ø Dán thân nhà trước, dán mái nhà sau. Tiếp theo dán cửa ra vào đến cửa sổ.
 Ø Dán hàng rào hai bên nhà, trước nhà dán cây, hoa, lá nhiều màu.
 Ø Trên cao dán ông mặt trời, mây, chim.
=> Xa xa dán những hình tam giác nhỏ liên tiếp làm dãy núi cho bức tranh thêm sinh động.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm.
- Giáo viên chọn 1 vài sản phẩm đẹp để tuyên dương.
4. Củng cố
 - Nhận xét thái độ học tập của học sinh về sự chuẩn bị cho bài học, về kỹ năng cắt, dán hình của học sinh.
5. Dặn dò
- Chuẩn bị : Ôn tập
-Lớp hát
- Học sinh đặt đồ dùng học tập lên bàn.
- Học sinh tự vẽ lên mặt trái của tờ giấy màu những đường thẳng cách đều và cắt thành những nan giấy để làm hàng rào. Vận dụng kiến thức đã học cắt hình bông hoa, lá, cây, mặt trời.
-Học sinh dán lưu vào vở thủ công.
-Nghe, ghi nhớ
-HS trưng bày theo hướng dẫn
-Quan sát
-HS nhắc lại
-Nghe, ghi nhớ
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
Tuần 34
Ngày soạn
Ngày dạy: 
Ôn tập chương 
Ôn tập chủ đề “Cắt, dán giấy
I.MỤC TIÊU :
- Củng cố được kiến thức, kĩ năng cắt, dán các hình đã học..
- Cắt, dán được ít nhất 2 hình trong các hình đã học.
Sản phẩm cân đối. Đường cắt tương đối thẳng. Hình dán tương đối phẳng.
* Với HS khéo tay:
- Cắt, dán được ít nhất 3 hình trong các hình đã học.
- Có thể cắt, dán được hình mới.
- Sản phẩm cân đối. Đường cắt thẳng. Hình dán phẳng. Trình bày sản phẩm đẹp, sáng tạo.
II.CHUẨN BỊ :
- GV: Một số mẫu cắt, dán đã học.
- HS: Giấy màu có kẻ ô, thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán, bút màu, giấy trắng làm nền.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định lớp: Hát tập thể.
2. Bài cũ:
- Học sinh nêu các hình đã học: Học sinh nêu, lớp bổ sung.
- Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh, nhận xét.
3. Bài mới :
a.Hoạt động 1: Nêu quy trình cắt, dán giấy.
* Mục tiêu: Học sinh nêu đúng quy trình các bước cắt, dán giấy.
- Yêu cầu HS nêu lại các bước cắt, dán giấy:
-GV chốt
b. Hoạt động 2: Học sinh thực hành.
* Mục tiêu: HS cắt dán được hai, ba trong những hình đã học yêu thích nhất.
- Yêu cầu HS cắt 2 (hs khéo tay là 3, có thể sáng tạo thêm) hình trong các hình đã học mà em thích nhất.
- Yêu cầu thực hiện đúng quy trình.
- GV đi quan sát, hỗ trợ những hs còn lúng túng.
- Nhận xét một số bài.
+ Hoàn thành: Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, đường cắt thẳng, dán hình phẳng, đẹp.
+ Tuyên dương, khích lệ những em có bài làm sáng tạo.
+ Chưa hoàn thành: Thực hiện quy trình không đúng, đường cắt không phẳng, dán hình không phẳng, có nếp nhăn.
4. Củng cố - Dặn dò
- Giáo viên nhận xét tinh thần, thái độ học tập, sự chuẩn bị đồ dùng học tập.
-Lớp hát
-HS nêu
- Học sinh đặt đồ dùng học tập lên bàn.
- Học sinh nêu, lớp bổ sung.
Quan sát hình mẫu và nhận xét.
 Thực hành trên giấy trắng kẻ ô.
 Đếm ô kẻ hình theo mẫu.
 Dùng kéo cắt rời sản phẩm.
 Dán sản phẩm vào vở.
- Học sinh lắng nghe, thực hiện cắt hình mình yêu thích.
-HS tiếp tục thực hành
- Lắng nghe
-Lắng nghe
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
Tuần 35
Ngày soạn:..
Ngày dạy: 
Bài : TRƯNG BÀY SẢN PHẨM THỰC HÀNH CỦA HỌC SINH
I. MỤC TIÊU
- Trưng bày các sản phẩm thủ công đã làm được.
- Khuyến khích trưng bày những sản phẩm mới có tính sáng tạo.
- Rèn tính cẩn thận, kiên nhẫn, khéo tay biết tự làm đồ chơi.
II. CHUẨN BỊ
GV: Một số sản phẩm của học sinh.
HS: Vở thủ công.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định
2.Kiểm tra 
- Kiểm tra vở thủ công của HS
-Lớp ổn định
-HS để hết vở Thủ công ra đầu bàn
3. Dạy bài mới :
a) Giới thiệu bài. TRƯNG BÀY SẢN PHẨM THỰC HÀNH 
-Nghe – nhắc lại
b) Hướng dẫn các hoạt động:
Hoạt động 1 : Quan sát nhận xét.
-Gợi ý cho học sinh : Dán sản phẩm vào giấy roki theo thứ tự các bài đã học
-Quan sát. Nêu nhận xét.
-Các nhóm HS trình bày đẹp.
Hoạt động 2 : Đánh giá.
-Nhận xét đánh giá sản phẩm qua một năm học.
-Cho HS trưng bày sản phẩm.
-Nhận xét, đánh giá các sản phẩm của bạn và của chính mình.
-Quan sát.
-Hướng dẫn học sinh xem và tổng kết.
-Lắng nghe
-Tuyên dương một số sản phẩm đẹp.
4. Nhận xét – Dặn dò:
- Nhận xét về tinh thần, thái độ, kết quả học tập của HS.
-Lắng nghe
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_1_Gioi_thieu_mot_so_loai_giay_bia_va_dung_cu_hoc_thu_cong.doc