ĐẠO ĐỨC (tiết1)
Em là học sinh lớp năm
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức :
- Nhận thức được vị thế của học sinh lớp 5 so với các lớp trước.
2. Kĩ năng :
- Có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là học sinh lớp 5. Bước đầu có kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng đặt mục tiêu.
3. Thái độ :
- Vui và tự hào là học sinh lớp 5.
II. Chuẩn bị :
- Giáo viên : Các bài hát chủ đề “Trường em” + Mi- crô không dây để chơi trò chơi “Phóng viên” + giấy trắng + bút màu + các truyện tấm gương về học sinh lớp 5 gương mẫu.
- Học sinh : SGK
Ngày soạn : 1 / 9 / 2007 Ngày dạy : 3 / 9 / 2007 ĐẠO ĐỨC (tiết1) Em là học sinh lớp năm I. Mục tiêu : 1. Kiến thức : - Nhận thức được vị thế của học sinh lớp 5 so với các lớp trước. 2. Kĩ năng : - Có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là học sinh lớp 5. Bước đầu có kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng đặt mục tiêu. 3. Thái độ : - Vui và tự hào là học sinh lớp 5. II. Chuẩn bị : - Giáo viên : Các bài hát chủ đề “Trường em” + Mi- crô không dây để chơi trò chơi “Phóng viên” + giấy trắng + bút màu + các truyện tấm gương về học sinh lớp 5 gương mẫu. - Học sinh : SGK III. Các hoạt động dạy học : TG Hoạt động dạy Hoạt động học 1’ 1. Khởi động : Hát 4’ 2. Bài cũ : Kiểm tra SGK 1’ 3. Giới thiệu bài mới : - Em là học sinh lớp 5 30’ 4. Phát triển các hoạt động : * Hoạt động 1 : Quan sát tranh và thảo luận - Yêu cầu học sinh quan sát từng bức tranh trong SGK trang 3 - 4 và trả lời các câu hỏi. - HS thảo luận nhóm đôi - Tranh vẽ gì? - 1) Cô giáo đang chúc mừng các bạn học sinh lên lớp 5. - 2) Bạn học sinh lớp 5 chăm chỉ trong học tập và được bố khen. - Em nghĩ gì khi xem các tranh trên? - Em cảm thấy rất vui và tự hào. - HS lớp 5 có gì khác so với các học sinh các lớp dưới? - Lớp 5 là lớp lớn nhất trường. - Theo em chúng ta cần làm gì để xứng đáng là học sinh lớp 5? Vì sao? - HS trả lời GV kết luận - > Năm nay em đã lên lớp Năm, lớp lớn nhất trường. Vì vậy, HS lớp 5 cần phải gương mẫu về mọi mặt để cho các em HS các khối lớp khác học tập. * Hoạt động 2 : Học sinh làm bài tập 1 - Hoạt động cá nhân Phương pháp : Thực hành - Nêu yêu cầu bài tập 1 - Cá nhân suy nghĩ và làm bài. - Học sinh trao đổi kết quả tự nhận thức về mình với bạn ngồi bên cạnh. - Giáo viên nhận xét - 2 HS trình bày trước lớp GV kết luận - >Các điểm (a), (b), (c), (d), (e) là nhiệm vụ của HS lớp 5 mà chúng ta cần phải thực hiện. Bây giờ chúng ta hãy tự liên hệ xem đã làm được những gì; những gì cần cố gắng hơn. * Hoạt động 3 : Tự liên hệ (BT 2) GV nêu yêu cầu tự liên hệ GV mời một số em tự liên hệ trước lớp - Thảo luận nhóm đôi - HS tự suy nghĩ, đối chiếu những việc làm của mình từ trước đến nay với những nhiệm vụ của HS lớp 5 * Hoạt động 4 : Củng cố : Chơi trò chơi “Phóng viên” - Hoạt động lớp Phương pháp : Trò chơi, hỏi đáp - Một số học sinh sẽ thay phiên nhau đóng vai là phóng viên (Báo KQ hay NĐ) để phỏng vấn các học sinh trong lớp về một số câu hỏi có liên quan đến chủ đề bài học. - Theo bạn, học sinh lớp Năm cần phải làm gì ? - Bạn cảm thấy như thế nào khi là học sinh lớp Năm? - Bạn đã thực hiện được những điểm nào trong chương trình “Rèn luyện đội viên”? - Dự kiến các câu hỏi của học sinh - Hãy nêu những điểm bạn thấy còn cần phải cố gắng để xứng đáng là học sinh lớp Năm. - Bạn hãy hát 1 bài hát hoặc đọc 1 bài thơ về chủ đề “Trường em” - Nhận xét và kết luận. - Giáo viên đọc ghi nhớ trong SGK 1’ 5. Tổng kết - dặn dò - Lập kế hoạch phấn đấu của bản thân trong năm học này. - Sưu tầm các bài thơ, bài hát về chủ đề “Trường em”. - Sưu tầm các bài báo, các tấm gương về học sinh lớp 5 gương mẫu - Vẽ tranh về chủ đề “Trường em” TẬP ĐỌC Thư gửi các học sinh I. Mục tiêu : 1. Kiến thức : - Hiểu các từ ngữ trong bài : tám mươi năm giời nô lệ, cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết, các cường quốc năm châu... - Hiểu nội dung chính của bức thư : Bác Hồ khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng HS srẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng thành công nước Việt Nam mớ III. Các hoạt động dạy học : TG Hoạt động dạy Hoạt động học 1’ 1. Khởi động : Hát 4’ 2. Bài cũ : Kiểm tra SGK - Giới thiệu chủ điểm trong tháng - Học sinh lắng nghe 1’ 3. Giới thiệu bài mới : - GV giới thiệu chủ điểm mở đầu sách - HS xem các ảnh minh họa chủ điểm - dẫn dắt và ghi đề bài lên bảng. - Học sinh lắng nghe 30’ 4. Phát triển các hoạt động : * Hoạt động 1 : Luyện đọc - Hoạt động lớp Phương pháp : Thực hành, giảng giải - YC.HS tiếp nối nhau đọc trơn từng đoạn. - Học sinh gạch dưới từ có âm tr - s - l - Sửa lỗi đọc cho học sinh. - Lần lượt học sinh đọc từ câu - Dự kiến : “tr – s- l” Giáo viên đọc toàn bài, nêu xuất xứ. * Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài - Hoạt động nhóm, lớp, cá nhân Phương pháp : Trực quan, đàm thoại, giảng giải - Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1 - Giáo viên hỏi : - 1 học sinh đọc đoạn 1 : “Từ đầu... vậy các em nghĩ sao?” + Ngày khai trường 9/1945 có gì đặc - Đó là ngày khai trường đầu tiên của biệt so với những ngày khai trường khác? nước VNDCCH, ngày khai trường đầu tiên sau khi nước ta giành được độc lập sau 80 năm làm nô lệ cho thực dân Pháp. Giáo viên chốt lại - ghi bảng từ khó. - Giải nghĩa từ : “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” - Học sinh lắng nghe. + Em hiểu những cuộc chuyển biến khác thường mà Bác đã nói trong thư là gì? Giáo viên chốt lại - Yêu cầu học sinh nêu ý đoạn 1 Giáo viên chốt lại - Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1 - Học sinh nêu cách đọc đoạn 1 - Giáo viên ghi bảng giọng đọc - Giọng đọc - Nhấn mạnh từ - Đọc lên giọng ở câu hỏi - Lần lượt học sinh đọc đoạn 1 - Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2 - Học sinh đọc đoạn 2 : Phần còn lại - Giáo viên hỏi : + Sau CM tháng 8, nhiệm vụ của toàn dân là gì? - Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại, làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. - Giải nghĩa : Sau 80 năm giời nô lệ, cơ đồ, hoàn cầu. - Học sinh lắng nghe + Học sinh có trách nhiệm như thế nào đối với công cuộc kiến thiết đất nước? - Học sinh phải học tập để lớn lên thực hiện sứ mệnh : làm cho non sông Việt Nam tươi đẹp, làm cho dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang, sánh vai với các cường quốc năm châu. Giáo viên chốt lại - Yêu cầu học sinh nêu ý đoạn 2 - Rèn đọc diễn cảm và thuộc đoạn 2 - Học sinh tự nêu theo ý độc lập (Dự kiến : Học tập tốt, bảo vệ đất nước) Giáo viên chốt lại đọc mẫu đoạn 2 - Học sinh nêu giọng đọc đoạn 2 - nhấn mạnh từ - ngắt câu - Lần lượt học sinh đọc câu - đoạn (dự kiến 10 học sinh) * Hoạt động 3 : Đọc diễn cảm - Hoạt động lớp, cá nhân Phương pháp : Thực hành - GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm một đoạn thư (đoạn 2) - 2, 3 học sinh - Yêu cầu học sinh đọc diễn cảm đoạn thư theo cặp - Nhận xét cách đọc - GV theo dõi, uốn nắn - 4, 5 học sinh thi đọc diễn cảm - GV nhận xét - HS nhận xét cách đọc của bạn - Yêu cầu học sinh nêu nội dung chính - Các nhóm thảo luận, 1 thư ký ghi - Đại diện nhóm đọc - Dự kiến : Bác thương học sinh - rất quan tâm - nhắc nhở nhiều điều à thương Bác * Hoạt động 4 : Hướng dẫn HS HTL - HS nhẩm họcthuộc câu văn đã chỉ định HTL * Hoạt động 5 : Củng cố - Hoạt động lớp - Đọc thư của Bác em có suy nghĩ gì? - Thi đua 2 dãy : Chọn đọc diễn cảm 1 đoạn em thích nhất - Học sinh đọc Giáo viên nhận xét, tuyên dương 1’ 5. Tổng kết - dặn dò : Nhận xét tiết học TOÁN Oân tập : Khái niệm phân số I. Mục tiêu : 1. Kiến thức : - Ôn tập cách viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng phân số 2. Kĩ năng : - Củng cố cho học sinh khái niệm ban đầu về phân số : đọc, viết phân số 3. Thái độ : - Giáo dục học sinh yêu thích học toán, rèn tính cẩn thận, chính xác II. Chuẩn bị : - Giáo viên : Chuẩn bị 4 tấm bìa - Học sinh : Các tấm bìa như hình vẽ trong SGK III. Các hoạt động dạy học : TG Hoạt động dạy Hoạt động học 1’ 1. Khởi động : Hát 4’ 2. Bài cũ : Kiểm tra SGK - bảng con - Nêu cách học bộ môn toán 5 1’ 3. Giới thiệu bài mới : - Hôm nay chúng ta học ôn tập khái niệm phân số - Từng học sinh chuẩn bị 4 tấm bìa (SGK) 30’ 4. Phát triển các hoạt động : * Hoạt động 1 : Phương pháp : Trực quan, đàm thoại - Quan sát và thực hiện yêu cầu của giáo viên - Tổ chức cho học sinh ôn tập - Yêu cầu từng học sinh quan sát từng tấm bìa và nêu : Tên gọi phân số Viết phân số Đọc phân số - Lần lượt học sinh nêu phân số, viết, đọc (lên bảng) đọc hai phần ba - Vài học sinh nhắc lại cách đọc - Làm tương tự với ba tấm bìa còn lại - Vài học sinh đọc các phân số vừa hình thành - Giáo viên theo dõi nhắc nhở học sinh - Từng học sinh thực hiện với các phân số : - Yêu cầu học sinh viết phép chia sau đây dưới dạng phân số : 2 : 3 ; 4 : 5 ; 12 : 10 - Phân số tạo thành còn gọi là gì của phép chia 2 : 3? - Phân số là kết quả của phép chia 2 : 3. - Giáo viên chốt lại chú ý 1 (SGK) - Yêu cầu học sinh viết thành phân số với các số : 4 ; 15 ; 14 ; 65. - Từng học sinh viết phân số : là kết quả của 4 : 5 là kết quả của 12 : 10 - Mọi số tự nhiên viết thành phân số có mẫu số là gì? -... mẫu số là 1 - (ghi bảng) - Yêu cầu học sinh viết thành phân số với số 1. - Từng ... mới : a/ GTB : b/ Hoạt động : Hoạt động 1 : HS TLCH và hát GV nêu câu hỏi : + Ở lớp 4, các em đã được học những bài hát nào ? Hãy kể tên một số bài hát mà em đã học Hoạt động 2 : Oân tập bài hát - GV hướng dẫn HS hát bài “Quốc ca”, “Em yêu hoà bình”, “Chúc mừng”, “Thiếu nhi thế giới liên hoan” - GV nhận xét Hoạt động 3 : HS biễu diễn bài hát - GV phân công HS tập biễu diễn bài hát 3. Củng cố – dặn dò : - Xem trước bài học tiết 2 - Đọc thêm bài “Bác Hồ với bài hát Kết đoàn “/ SGK - Nhận xét tiết học - HS hát đầu giờ - HS nêu - HS có thể hát lại một bài trong số bài hát đã được học ở lớp 4 - HS vừa hát vừa kết hợp gỏ đệm theo nhịp hoặc phách Hoạt động nhóm - HS hát theo nhóm (2 hoặc 3 tốp) tập biễu diễn bài hát trước lớp và kết hợp múa phụ hoạ (Mỗi tốp 1 bài hát) - Cả lớp hát lại 1 trong số bài hát đã ôn tập KĨ THUẬT Đính khuy hai lỗ I – Mục tiêu : HS cần phải : Biết cách đính khuy hai lỗ. Đính được khuy hai lỗ đúng quy trình, đúng kĩ thuật. Rèn luyện tính cẩn thận II – Chuẩn bị : Mẫu đính khuy hai lỗ. Một số sản phẩm may mặc được đính khuy hai lỗ. Vật dụng : khuy, vải, chỉ khâu, len hoặc sợi, kim khâu, phấn vạch, thước, kéo. III – Các hoạt động dạy học : TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 1. Khởi động : - HS hát 4’ 2. Bài cũ : - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS - GV nêu câu hỏi : + Đính khuy 2 lỗ được thực hiện theo mấy bước ? - HS trình bày sản phẩm 1’ 3. Giới thiệu bài mới : “ Thực hành đính khuy 2 lỗ “(tt) 30’ 4. Phát triển các hoạt động : Hoạt động 1 : HS thực hành - GV nhận xét và nhắc lại một số điểm cần lưu ý khi đính khuy 2 lỗ - GV kiểm tra kết quả thực hành ở tiết 1 (vạch dấu các điểm đính khuy) - GV quan sát, uốn nắn và sửa chữa Hoạt động nhóm, lớp - HS trao đổi và nhắc lại cách đính khuy 2 lỗ. - HS thực hành đính 2 khuy vào vải Hoạt động 2 : Đánh giá sản phẩm - GV tổ chức HS trưng bày sản phẩm - GV ghi bảng các yêu cầu của sản phẩm - GV tổ chức HS trưng bày sản phẩm - GV ghi bảng các yêu cầu của sản phẩm - GV nhận xét và đánh giá sản phẩm theo 2 mức : + Hoàn thành (A) + Chưa hoàn thành (B) - Nếu hoàn thành sớm, đính khuy đúng kĩ thuật : (A +) Hoạt động 3 : Củng cố 4. Tổng kết- dặn dò : - Dặn dò : Về nhà thực hành đính khuy 2 lỗ. - Chuẩn bị : “Đính khuy 4 lỗ “ - Nhận xét tiết học. - HS tự đánh giá sản phẩm theo các yêu cầu : + Đính được 2 khuy đúng các điểm vạch dấu + Các vòng chỉ quấn quanh chân khuy chặt + Đường khâu khuy chắc chắn - HS tự đánh giá lẫn nhau. - HS nhắc lại cách thực hiện các thao tác đính khuy 2 lỗ và cách quấn chỉ khi kết thúc đính khuy Thứ sáu ngày 8 tháng 9 năm 2006 TOÁN Phân số thập phân I. Mục tiêu : 1. Kiến thức : - Học sinh nhận biết về các phân số thập phân. 2. Kĩ năng : - Học sinh nhận ra một số phân số có thể viết thành phân số thập phân, biết cách chuyển các phân số đó thành phân số thập phân. 3. Thái độ : - Giáo dục HS yêu thích học toán, rèn tính cẩn thận. II. Chuẩn bị : - Giáo viên : Phấn màu, bìa, băng giấy. - Học sinh : Vở bài tập, SGK, bảng con, băng giấy. III. Các hoạt động dạy học : TG Hoạt động dạy Hoạt động học 1’ 1. Khởi động : Hát 4’ 2. Bài cũ : So sánh 2 phân số - Giáo viên yêu cầu học sinh sửa bài tập về nhà - Học sinh sửa bài 2 /7 (SGK) - Bài 2 : chọn MSC bé nhất Giáo viên nhận xét 1’ 3. Giới thiệu bài mới : Tiết toán hôm nay chúng ta tìm hiểu kiến thức mới “Phân số thập phân “ 30’ 4. Phát triển các hoạt động : * Hoạt động 1 : Giới thiệu phân số thập phân - Hoạt động nhóm (6 nhóm) Phương pháp : Thực hành, đàm thoại, trực quan - Hướng dẫn học sinh hình thành phân số thập phân - Học sinh thực hành chia tấm bìa 10 phần; 100 phần; 1000 phần - Lấy ra mấy phần (tuỳ nhóm) - Nêu phân số vừa tạo thành - Nêu đặc điểm của phân số vừa tạo - Phân số có mẫu số là 10, 100, 1000 gọi là phân số gì ? -... phân số thập phân - Một vài học sinh lập lại - Yêu cầu học sinh tìm phân số thập phân bằng các phân số , và - Học sinh làm bài - Học sinh nêu phân số thập phân - Nêu cách làm Giáo viên chốt lại : Một số phân số có thể viết thành phân số thập phân bằng cách tìm một số nhân với mẫu số để có 10, 100, 1000 và nhân số đó với cả tử số để có phân số thập phân * Hoạt động 2 : Luyện tập - Hoạt động cá nhân, lớp học Phương pháp : Thực hành, đàm thoại, luyện tập Bài 1 : Viết và đọc phân số thập phân - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu đề bài - Học sinh làm bài - Học sinh sửa bài Giáo viên nhận xét - Cả lớp nhận xét Bài 2 : Viết phân số thập phân - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu đề bài - Học sinh làm bài - Học sinh sửa bài Giáo viên nhận xét - Cả lớp nhận xét Bài 3 : - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu đề bài - Có thể nêu hướng giải (nếu bài tập khó) - Chọn phân số thập phân (3, 100, 69 7 34 2000 chưa là phân số thập phân) Bài 4 : - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề - Nêu yêu cầu bài tập - Học sinh làm bài - Học sinh lần lượt sửa bài - Học sinh nêu đặc điểm của phân số thập phân Giáo viên nhận xét * Hoạt động 3 : Củng cố - Phân số có mẫu số là 10, 100, 1000 được gọi là phân số gì ? - Học sinh nêu - Thi đua 2 dãy trò chơi “Ai nhanh hơn” (dãy A cho đề dãy B trả lời, ngược lại) - Học sinh thi đua Giáo viên nhận xét, tuyên dương - Lớp nhận xét 1’ 5. Tổng kết - dặn dò - Học sinh làm bài : 2, 3, 4, 5/ 8 - Chuẩn bị : Luyện tập - Nhận xét tiết học ĐỊA LÍ Việt Nam - Đất nước chúng ta I. Mục tiêu : 1. Kiến thức : - Nắm vị trí, giới hạn, hình dạng, diện tích nước Việt Nam và hiểu được những thuận lợi về vị trí lãnh thổ nước ta. 2. Kĩ năng : - Chỉ được giới hạn, mô tả vị trí, hình dạng nước ta ; nhớ diện tích của Việt Nam. 3. Thái độ : - Tự hào về Tổ quốc. II. Chuẩn bị : - Giáo viên : + Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. + 2 bộ bìa 7 tấm nhỏ ghi : Phú Quốc, Côn Đảo, Hoàng Sa, Trường Sa, Trung Quốc, Lào, Cam- pu- chia. - Học sinh : SGK III. Các hoạt động dạy học : TG Hoạt động dạy Hoạt động học 1’ 1. Khởi động : Hát 2’ 2. Bài cũ : - Kiểm tra SGK, đồ dùng học tập và hường dẫn phương pháp học bộ môn - Học sinh nghe hướng dẫn 1’ 3. Giới thiệu bài mới : - Tiết địa lí đầu tiên của lớp 5 sẽ giúp các em tìm hiẻu những nét sơ lược về vị trí, giới hạn, hình dạng đất nước thân yêu của chúng ta. - Học sinh nghe 30’ 4. Phát triển các hoạt động : 1. Vị trí địa lí và giới hạn * Hoạt động 1 : (làm việc cá nhân hoặc theo cặp) - Hoạt động nhóm đôi, lớp Phương pháp : Bút đàm, giảng giải, trực quan Bước 1 : Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 1/ SGK và trả lời vào phiếu học tập. - Học sinh quan sát và trả lời. - Đất nước Việt Nam gồm có những bộ phận nào ? - Đất liền, biển, đảo và quần đảo. - Chỉ vị trí đất liền nước ta trên lược đồ. - Phần đất liền nước ta giáp với những nước nào ? - Trung Quốc, Lào, Cam- pu- chia - Biển bao bọc phía nào phần đất liền của nước ta ? - đông, nam và tây nam - Kể tên một số đảo và quần đảo của nước ta ? - Đảo : Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Phú Quốc, Côn Đảo... - Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa Giáo viên chốt ý Bước 2 : + Yêu cầu học sinh xác định vị trí Việt Nam trên bản đồ + Học sinh chỉ vị trí Việt Nam trên bản đồ và trình bày kết quả làm việc trước lớp + Giáo viên sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời Bước 3 : + Yêu cầu học sinh xác định vị trí Việt Nam trong quả địa cầu + Học sinh lên bảng chỉ vị trí nước ta trên quả địa cầu - Vị trí nước ta có thuận lợi gì cho việc giao lưu với các nước khác ? Giáo viên chốt ý (SGV/ 78) 2. Hình dạng và diện tích * Hoạt động 2 : (làm việc theo nhóm) - Hoạt động nhóm, cá nhân, lớp Phương pháp : Thảo luận nhóm, giảng giải Bước 1 : + Tổ chức cho học sinh làm việc theo 6 nhóm + Học sinh thảo luận - Phần đất liền nước ta có đặc điểm gì ? - Hẹp ngang, chạy dài và có đường bờ biển cong như chữ S - Từ bắc vào nam, phần đất liền nước ta dài bao nhiêu km ? - 1650 km - Nơi hẹp ngang nhất là bao nhiêu km? - Chưa đầy 50 km - Diện tích lãnh thổ nước ta khoảng bao nhiêu km2 ? - 330.000 km2 - So sánh diện tích nước ta với một số nước có trong bảng số liệu. +So sánh : S.Campuchia < S.Lào < S.Việt Nam < S.Nhật < S.Trung Quốc Bước 2 : + Giáo viên sửa chữa và giúp hoàn thiện câu trả lời. Giáo viên chốt ý * Hoạt động 3 : Củng cố Phương pháp : Trò chơi học tập, thảo luận nhóm. - Tổ chức trò chơi “Tiếp sức” : Dán 7 bìa vào lược đồ khung - Học sinh tham gia theo 2 nhóm, mỗi nhóm 7 em - Giáo viên khen thưởng đội thắng cuộc - Học sinh đánh giá, nhận xét 1’ 5. Tổng kết - dặn dò Tiết 4 : THỂ DỤC BÀI 2 : Có giáo viên chuyên TIẾT 5 : HOẠT DỘNG NGOÀI GIỜ Xây dựng nề nếp lớp
Tài liệu đính kèm: