Giáo án các môn khối 1 - Tuần 14, 15

Giáo án các môn khối 1 - Tuần 14, 15

I. Mục tiêu:

 Học sinh đọc và viết được eng, iêng, lưỡi xẻng, trống chiêng và câu ứng dụng.

 Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Ao, hồ, giếng.

II. Chuẩn bị:

 GV: Tranh minh họa

 HS: Bộ ghép chữ

III. Những hoạt động lên lớp:

Hoạt động 1: Khởi động

 Trò chơi: “Chuyền bóng”

Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ

 HS đọc viết tiếng, từ có mang vần ung, ưng.

 Đọc bảng tay, đọc sgk.

 Nhận xét.

 

doc 39 trang Người đăng trvimsat Lượt xem 1149Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 1 - Tuần 14, 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14: “MỘT CON NGỰA ĐAU CẢ TÀU BỎ CỎ”
Thứ hai ngày 04 tháng 12 năm 2006.
TIẾNG VIỆT
Bài: HỌC VẦN eng - iêng
I. Mục tiêu:
Học sinh đọc và viết được eng, iêng, lưỡi xẻng, trống chiêng và câu ứng dụng.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Ao, hồ, giếng.
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh minh họa
HS: Bộ ghép chữ
III. Những hoạt động lên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi: “Chuyền bóng”
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ
HS đọc viết tiếng, từ có mang vần ung, ưng.
Đọc bảng tay, đọc sgk.
Nhận xét.
Hoạt động 3: Bài mới
GV giới thiệu hai vần eng - iêng – GV, HS, lớp.
GV ghi eng – So sánh eng và ong.
Ghép eng, phân tích. Đánh vần, đọc trơn.
HS ghép tiếng xẻng, phân tích. Đánh vần, đọc.
Giới thiệu tranh vẽ cái xẻng, giảng tranh à ghi từ
HS đọc bài.
a) Luyện viết:
GV viết mẫu eng, cái xẻng. HS viết bảng con.
b) Dạy vần iêng:
Tương tự vần eng.
So sánh eng và iêng?
HS đọc bài.
c) Luyện đọc:
GV ghi từ, tìm tiếng có vần vừa học.
Đọc tiếng, từ ứng dụng.
Hoạt động 4: Củng cố
GV gọi HS đọc bài.
Nhận xét, chuyển tiết.
TIẾT 2
Hoạt động 1: Luyện đọc
Khởi động: Hát “Bắc kim thang”.
GV gọi HS đọc bài trên bảng.
GV giới thiệu tranh vẽ: Các bạn đang làm gì?
GV ghi câu ứng dụng.
HS tìm tiếng có vần vừa học, gạch chân.
Đọc tiếng, từ, cụm từ, câu. HS – lớp.
Hoạt động 2: Luyện viết
HS tập viết bài 55.
GV chấm bài.
Thư giãn: Hát “Một con vịt”
Hoạt động 3: Luyện nói
HS nêu tên chủ đề “Ao, hồ, giếng”.
HS thảo luận theo cặp.
HS thảo luận theo tên chủ đề.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
Tìm tiếng có vần vừa học?
Đọc toàn bài.
Dặn dò về nhà học bài.
Nhận xét chung.
---------------------------------------
TOÁN
Bài: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 8
I. Mục tiêu:
Giúp HS thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 8.
Biết làm tính trừ trong phạm vi 8.
II. Chuẩn bị:
GV: Một số vật có số lượng là 8.
HS: Bộ đồ dùng học toán.
III. Những hoạt động lên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Hát, múa “Mời bạn vui múa ca”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
Bảng tay: 8 HS
Bảng con:	4 + 3 + 1 =	6 – 3 + 5 =
	7 – 2 + 0 =	4 + 2 – 6 =
Nhận xét.
Hoạt động 3: Bài mới
Cô đính mấy ngôi sao? ( 8 )
Bớt mấy ngôi sao? ( 1 )
Bớt đi thực hiện phép tính gì?
Lập được phép tính gì? – HS lập phép tính vào bảng cài.
GV ghi:	8 – 1 = 7
	8 – 7 = 1
HS đọc cá nhân, đồng thanh.
Các phép tính khác thực hiện tương tự.
HS đọc bảng trừ, GV xóa dần.
Thư giãn: Hát “Con chim non”
Hoạt động 4: Luyện tập
Bài 1: Tính
HS làm vào vở.
GV lưu ý HS cách đặt tính theo cột dọc.
GV chấm một số bài.
Bài 2: Tính
HS làm vào bảng con ( cột 1 ), bảng lớp ( cột 3 ).
GV nhận xét.
Bài 3: Tính
HS làm vào vở.
GV chấm một số bài.
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
GV đính tranh bài 4, HS thi đua lên bảng lập phép tính.
Dặn dò về nhà học bài.
Nhận xét chung.
---------------------------------------
ĐẠO ĐỨC
Bài: ĐI HỌC ĐỀU VÀ ĐÚNG GIỜ
(tiết 1)
I. Mục tiêu:
HS biết ích lợi của việc đi học đều và đúng giờ là giúp em thực hiện tốt quyền học tập của mình.
HS thực hiện việc đi học đều và đúng giờ.
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh phóng to bài tập 1.
HS: Vở bài tập đạo đức.
III. Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Hát “Tới lớp, tới trường”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
Tại sao khi chào cờ phải đứng nghiêm trang?
Nhận xét.
Hoạt động 3: Thảo luận
GV giới thiệu tranh bài 1.
HS thảo luận đôi bạn ( 5 phút ): Em hãy đoán xem chuyện gì xảy ra đối với hai bạn?
Các nhóm báo cáo.
Vì sao Thỏ nhanh nhẹn lại đi học muộn còn Rùa chậm chạp lại đi học đúng giờ?
Qua câu chuyện em thấy bạn nào đáng khen?
Thư giãn: Trò chơi “Con thỏ”.
Hoạt động 4: Sắm vai
HS sắm vai theo cặp: Sắm vai theo các tình huống của bài tập 2.
GV gọi một vài cặp thể hiện trước lớp.
Bạn nào luôn đi học đúng giờ?
Kể những việc cần làm để đi học đúng giờ.
GV chốt: Được đi học là quyền của các em. Vì vậy em nên đi học đúng giờ và chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập đầy đủ
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
Vì sao cần đi học đúng giờ?
Nhận xét chung.
-----------------------------------------
Thứ ba ngày 05 tháng 12 năm 2006
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Bài: AN TOÀN KHI Ở NHÀ
I. Mục tiêu:
Giúp HS biết kể tên một số vật sắc nhọn trong nhà có thể gây đứt tay và chảy máu.
Xác định một số vật có thể gây nóng cháy và bỏng.
II. Chuẩn bị:
GV: Một số tranh ảnh.
III. Những hoạt động lên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi “Con muỗi”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
Khi ở nhà em đã làm gì để giúp đỡ bố mẹ?
Nhận xét.
Hoạt động 3: Quan sát
GV cho HS quan sát tranh 30 sgk.
+ Các bạn đang làm gì?
+ Điều gì sẽ xảy ra với các bạn?
HS thảo luận theo cặp và báo cáo trước lớp.
GV chốt: Phải cẩn thận khi dùng dao hoặc các vật sắc nhọn để tránh đứt tay.
Hoạt động 4: Đóng vai
GV chia nhóm thảo luận ( 1 nhóm 4 HS ), mỗi nhóm quan sát hình 31 và đóng vai thể hiện lời nói, hành động trong hình:
+ Chuyện gì sẽ xảy ra?
Các nhóm thực hành đóng vai trước lớp.
Em có suy nghĩ gì khi thể hiện vai diễn?
Nếu là em, em sẽ làm thế nào?
Qua các vai diễn em rút ra được bài học gì?
Khi bị lửa cháy, em sẽ làm gì?
Em có biết số điện thoại cứu hỏa không?
GV chốt: Nên cẩn thận không để xảy ra cháy bỏng.
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
GV treo một số tranh, HS lên bảng phân biệt hành động đúng – sai.
Dặn dò: Về nhà học bài.
Nhận xét chung.
--------------------------------------------
TIẾNG VIỆT
Bài: HỌC VẦN uông - ương
I. Mục tiêu:
Học sinh đọc và viết được uông, ương, quả chuông, con đường và câu ứng dụng.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Đồng ruộng.
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh minh họa
HS: Bộ đồ dùng
III. Những hoạt động lên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi: “Dài ngắn”
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ
HS viết các tiếng, từ có mang vần eng-iêng.
Đọc bảng tay, đọc sgk.
Nhận xét.
Hoạt động 3: Bài mới
GV ghi hai vần uông - ương – HS, lớp.
Dạy vần uông
HS so sánh uông và iêng.
HS ghép uông, phân tích vần. Đánh vần, đọc uông.
HS ghép tiếng chuông, phân tích tiếng. Đánh vần, đọc.
Giới thiệu tranh vẽ quả chuông, giảng tranh à ghi từ
HS đọc bài.
Luyện viết:
GV hướng dẫn HS viết uông, quả chuông.
HS đồ bóng, viết bảng con.
Thư giãn: Hát “Lí cây xanh”
c) Vần ương giới thiệu tương tự
So sánh uông và ương?
HS đọc bài.
d) Luyện đọc:
GV ghi từ, HS nhẩm, tìm tiếng có vần vừa học và gạch chân.
Đọc tiếng, từ.
Hoạt động 4: Củng cố
GV gọi HS đọc bài.
Nhận xét, chuyển tiết.
TIẾT 2
Hoạt động 1: Luyện đọc
Khởi động: Hát “Con chuồn chuồn”
GV gọi HS đọc bài tiết 1.
GV giới thiệu tranh vẽ: Trai gái bản mường đang làm gì?
GV ghi câu ứng dụng.
HS tìm tiếng có vần vừa học, gạch chân.
Đọc tiếng, từ, cụm từ, câu. 
Thư giãn: Trò chơi “Đi học”.
Hoạt động 2: Luyện viết
GV hướng dẫn HS tập viết bài 56.
HS viết vở tập viết.
GV chấm bài.
Hoạt động 3: Luyện nói
HS nêu tên chủ đề “Đồng ruộng”.
Hướng dẫn HS đối đáp theo nội dung chủ đề.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
Tìm tiếng có vần vừa học?
Đọc bài sgk.
Dăn dò về nhà học bài.
Nhận xét chung.
----------------------------------------
TOÁN
Bài: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
Gíup HS củng cố về các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 8.
II. Chuẩn bị:
GV: Bài tập.
HS: Bộ đồ dùng học toán.
III. Những hoạt động lên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi “Bạn Tí bảo”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
HS đọc bảng trừ trong phạm vi 8.
Bảng con:	
Nhận xét.
Hoạt động 3: Luyện tập
Bài 1: Tính
HS làm vào bảng con ( cột 1 và 3 ), bảng lớp ( cột 2 và 4 ).
GV chốt: Phép cộng là phép tính ngược của phép trừ.
Bài 2: Số?
GV chia lớp thành 3 nhóm lên bảng thi đua làm bài.
Nhận xét.
Bài 3: Tính
HS làm vào vở ( cột 1, 2, 3 ).
GV chốt: Lấy số thứ nhất cộng (trừ) số thứ hai, được kết quả cộng (trừ) tiếp với số thứ ba.
Bài 4: Viết phép tính thích hợp
GV đính tranh, HS quan sát tranh và viết phép tính thích hợp vào bảng con.
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
GV tổ chức trò chơi tiếp sức bài 5 giữa hai đội A và B.
Nhận xét chung.
-------------------------------------
Thứ tư ngày 06 tháng 12 năm 2006.
THỂ DỤC
Bài: RÈN TƯ THẾ CƠ BẢN – TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
I. Mục tiêu:
Ôn một số động tác thể dục rèn tư thế cơ bản.
Làm quen với trò chơi: Chạy tiếp sức.
II. Chuẩn bị:
Sân tập.
III. Những hoạt động trên lớp:
NỘI DUNG
1. Phần mở đầu:
Tập hợp lớp, phổ biến nội dung bài học.
Đứng hát, vỗ tay.
Tập hợp hàng dọc, hàng ngang, đứng nghỉ.
Chơi trò chơi: Diệt các con vật có hại.
2. Phần cơ bản:
Ôn phối hợp:
 + Nhịp 1: Đứng hai tay ra trước, thẳng hướng.
 + Nhịp 2: Đưa hai tay chống hông.
 + Nhịp 3: Hai tay lên cao, chếch chữ V.
 + Nhịp 4: Tư thế cơ bản.
Trò chơi: Chạy tiếp sức.
3. Phần kết thúc:
Chạy nhẹ trên sân.
Hệ thống bài học.
Nhận xét chung.
THỜI GIAN
7 phút
23 phút
2 lần x 4 nhịp
5 phút
PHƯƠNG PHÁP
U
x x x x x
x x x x x
x x x
x U x
x x x 
--------------------------
TIẾNG VIỆT
Bài: HỌC VẦN ang - anh
I. Mục tiêu:
Học sinh đọc và viết được ang, anh, cây bàng, cành chanh và câu ứng dụng.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Buổi sáng.
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh minh họa
HS: Bộ đồ dùng
III. Những hoạt động lên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi: “Con thỏ”
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ
Viết những tiếng từ có vần uông-ương?
Đọc bảng tay.
Đọc sgk.
Nhận xét.
Hoạt động 3: Bài mới
GV ghi hai vần ang - anh – HS, lớp.
 Dạy vần ang
HS so sánh ang và uông.
HS ghép vần ang, so sánh vần. Đánh vần, đọc ang.
HS ghép tiếng bàng, phân tích tiếng. Đánh vần, đọc.
Giới thiệu tranh cây bàng à ghi từ.
HS đọc bài.
b) Luyện viết:
GV hướng dẫn HS viết ang, cây bàng. 
GV - HS đồ bóng, viết bảng con.
Thư giãn: Hát “Mời bạn vui múa ca”
c) Vần anh giới thiệu tương tự
So sánh ang và anh?
HS đọc bài.
d) Luyện đọc:
GV ghi từ, HS nhẩm, tìm tiếng có vần vừa học và gạch chân.
Đọc tiếng, từ cá nhân - đồng thanh
Hoạt động 4: Củng cố
GV gọi HS đọc bài.
Nhận xét, chuyển tiết.
TIẾT 2
Hoạt động 1: Luyện đọc
Khởi động: Trò chơi “Cá nước”.
GV gọi HS đọc bài tiết 1.
GV giới thiệu câu ứng dụng.
HS tìm tiếng có vần vừa học, gạch chân.
Đọc tiếng, từ, cụm từ, câu. 
Thư giãn: Trò chơi “Dài ngắn”.
Hoạt động 2: Luyện viết
GV hướng dẫn HS tập viết bài 57.
HS v ... 
+ Nhịp 1: Chân trái sang ngang, hai tay chống hông.
+ Nhịp 2: Hai tay chống hông.
+ Nhịp 3: Đổi chân, hai tay chống hông.
+ Nhịp 4: Tư thế cơ bản.
Trò chơi: Chạy tiếp sức.
3. Phần kết thúc:
Đi thường theo nhịp.
Hệ thống bài.
Nhận xét chung.
THỜI GIAN
2 phút
2 phút
2 phút
2 lần x 4 nhịp
2 lần x 4 nhịp
2 phút
2 phút
PHƯƠNG PHÁP
x x
U
x x
x x
x x
x x
U
x x
x x
x x
---------------------------------
TIẾNG VIỆT
Bài: HỌC VẦN ôm – ơm
I. Mục tiêu:
Học sinh đọc và viết được ôm, ơm, con tôm, đống rơm và câu ứng dụng.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Bữa cơm.
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh minh họa.
HS: Bộ ghép chữ.
III. Những hoạt động lên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi “Chuyền nón”
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ
Viết các tiếng, từ có vần ăm, âm?
Đọc bảng tay, đọc sgk.
Nhận xét.
Hoạt động 3: Bài mới
GV giới thiệu ôm - ơm – HS, lớp.
a) Dạy vần ôm
So sánh ôm và ăm?
HS ghép vần ôm, phân tích ôm. Đánh vần, đọc.
HS ghép tiếng tôm, phân tích tiếng. Đánh vần, đọc.
Giới thiệu tranh vẽ con tôm, giảng tranh à ghi từ
HS đọc bài.
b) Luyện viết:
GV hướng dẫn HS viết ôm, con tôm.
HS đồ bóng, viết bảng con.
* Thư giãn: Trò chơi “Trời mưa”.
c) Vần ơm giới thiệu tương tự
So sánh ôm và ơm?
HS đọc bài.
d) Luyện đọc:
GV ghi từ, HS nhẩm, tìm tiếng có vần vừa học và gạch chân.
Đọc tiếng, từ.
Hoạt động 4: Củng cố
GV gọi HS đọc bài trên bảng.
Nhận xét, chuyển tiết.
TIẾT 2
Hoạt động 1: Luyện đọc
Khởi động: Hát múa “Một con vịt”.
GV mời HS đọc bài tiết 1.
GV giới thiệu tranh: Các bạn đang đi đâu? Tại sao các bạn lại mặc quần áo như vậy?
GV ghi bài thơ ứng dụng.
HS tìm tiếng có vần vừa học, gạch chân tiếng.
Đọc tiếng, từ, cụm từ, câu.
Đọc bài sgk. 
Thư giãn: Trò chơi “Cao thấp”.
Hoạt động 2: Luyện viết
GV hướng dẫn HS tập viết bài 62.
HS viết vở tập viết.
GV theo dõi, chấm bài.
Hoạt động 3: Luyện nói
HS nêu tên chủ đề luyện nói “Bữa cơm”.
Hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm đôi.
Thảo luận theo tên chủ đề.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
Tìm tiếng có vần vừa học?
Đọc bài sgk.
Dặn dò về nhà học bài.
Nhận xét chung.
-----------------------------------
TOÁN
Bài: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về các phép tính cộng trong phạm vi 10, viết phép tính thích hợp với tình huống trong tranh.
II. Chuẩn bị:
GV: Bài tập.
HS: Vở bài tập.
III. Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi: “Dài ngắn”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
Bảng tay: 10 HS.
Bảng con:	9 + 1 = 	6 + 3 + 1 =
	1 + 9 =	8 – 2 + 4 =
Nhận xét.
Hoạt động 3: Luyện tập
Bài 1: Tính
HS tính nhẩm rồi ghi ngay kết quả để củng cố về phép cộng.
Bài 2: Tính
HS đặt tính vào bảng con và bảng lớp.
 Nhận xét.
Bài 3: Số?
GV chia lớp thành 2 đội A và B chơi trò chơi “Tiếp sức”.
HS thi đua làm bài.
Nhận xét.
Bài 4: Tính:
HS làm vào vở.
GV chấm một số vở.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
HS thi đua làm bài 5 trên bảng con.
Dặn dò về nhà học thuộc bảng cộng.
Nhận xét chung.
--------------------------------------
Thứ năm ngày 14 tháng 12 năm 2006.
THỦ CÔNG
Bài: GẤP CÁI QUẠT 
( tiết 1)
I. Mục tiêu:
HS biết gấp cái quạt và gấp được cái quạt bằng giấy.
II. Chuẩn bị:
GV: Quạt mẫu.
HS: Giấy vở.
III. Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi “Xây nhà”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
Em hãy nêu cách gấp các đoạn thẳng cách đều?
Nhận xét.
Hoạt động 3: Quan sát và nhận xét
GV giới thiệu quạt mẫu, hướng dẫn HS quan sát các đoạn thẳng cách đều.
GV chỉ cho HS thấy ở giữa 2 nửa quạt có hồ dán ở giữa.
Hoạt động 4: GV làm mẫu
Bước 1: GV đặt giấy màu lên mặt bảng và gấp các nếp gấp cách đều.
Bước 2: Gấp đôi hình để lấy dấu giữa, dùng chỉ buộc chặt phần giữa và phết hồ dán lên nếp gấp ngòai cùng. 
Bước 3: Lấy tay ép cánh quạt khoảng 2 phút sau đó mở ra được cái quạt.
GV cho HS thực hành gấp trên giấy vở.
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
Nêu lại các thao tác gấp quạt.
Dặn dò về nhà tập gấp nhiều lần.
Nhận xét chung.
-----------------------------------------
TIẾNG VIỆT
Bài: HỌC VẦN em - êm
I. Mục tiêu:
Học sinh đọc và viết được em, êm, con tem, sao đêm và câu ứng dụng.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Anh chị em trong nhà.
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh vẽ.
HS: Bộ ghép chữ.
III. Những hoạt động lên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Hát múa “Đi học”.
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ
Viết các từ có mang vần ôm, ơm?
Đọc bảng tay, đọc sgk.
Nhận xét.
Hoạt động 3: Bài mới
GV ghi em - êm – HS, lớp.
a) Dạy vần em
So sánh em và ơm?
HS ghép vần em, phân tích vần. Đánh vần, đọc.
HS ghép tiếng tem, phân tích tiếng. Đánh vần, đọc.
GV giới thiệu tem và thư, giảng à ghi từ
HS đọc bài.
b) Luyện viết:
GV hướng dẫn HS viết em, con tem, nêu cấu tạo.
HS đồ bóng, viết bảng con.
* Thư giãn: Trò chơi “Sò, bò, cò”.
c) Vần êm giới thiệu tương tự
So sánh em và êm?
HS đọc bài.
d) Luyện đọc:
GV ghi từ, HS nhẩm, tìm tiếng có vần vừa học và gạch chân.
Đọc tiếng, từ.
Hoạt động 4: Củng cố
GV gọi HS đọc bài.
Nhận xét, chuyển tiết.
TIẾT 2
Hoạt động 1: Luyện đọc
Khởi động: Trò chơi “Sóng biển”.
GV mời HS đọc bài tiết 1.
GV giới thiệu tranh: Con cò đi kiếm ăn vào lúc nào? Và chuyện gì đã xảy ra?
GV ghi câu ứng dụng.
HS tìm tiếng có vần vừa học, gạch chân tiếng.
Đọc tiếng, từ, cụm từ, câu.
Đọc bài sgk. 
Thư giãn: Hát “Đàn gà con”.
Hoạt động 2: Luyện viết
GV hướng dẫn HS tập viết bài 63.
HS viết vở tập viết.
GV theo dõi, chấm bài.
Hoạt động 3: Luyện nói
HS nêu tên chủ đề luyện nói “Anh chị em trong nhà”.
Hướng dẫn HS đối đáp theo nội dung chủ đề.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
Tìm tiếng có vần vừa học?
Đọc bài sgk.
Dặn dò về nhà học bài.
Nhận xét chung.
----------------------------------
TOÁN
Bài: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 10
I. Mục tiêu:
Giúp HS hình thành và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 10.
Biết làm tính trừ trong phạm vi 10.
II. Chuẩn bị:
GV: Một số vật có số lượng là 10.
HS: Vở số 2, sách toán.
III. Những hoạt động lên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi “Con thỏ”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
Bảng con:	5 + 3 + 2 =	6 + 3 - 5 =
	4 + 4 +1 =	5 + 2 – 6 =	
GV treo tranh, lớp tự lập phép tính:
0 0 0 / 0 0 0 0 0 0 0
Nhận xét.
Hoạt động 3: Bài mới
GV đính 10 hình tròn: Cô có mấy hình tròn? ( 10 )
Cô bớt mấy hình tròn? ( 1 )
Cô còn mấy hình tròn? ( 9 )
Lập được phép tính gì?
HS lập phép tính vào bảng cài: 10 – 1 = 9.
GV ghi bảng, HS đọc đồng thanh.
Vậy: 10 – 9 = ? – HS lập phép tính vào bảng cài, GV ghi bảng.
Các phép tính khác giới thiệu tương tự.
HS đọc bảng trừ, GV xóa dần.
* Thư giãn: Hát “Đi học về”
Hoạt động 4: Luyện tập
Bài 1: Tính
Bài a: HS làm vào bảng con, bảng lớp.
Bài b: HS làm vào vở ( cột 1, 2, 3).
GV chấm một số bài.
Bài 2: Điền số
HS đọc yêu cầu bài.
HS làm vào vở bài tập.
Bài 3: Điền dấu > < =:
HS làm vào vở.
Lưu ý HS tìm kết quả trước rồi mới so sánh.
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
GV treo tranh bài 4, hai đội A, B thi đua làm vào bảng con.
Dặn dò về nhà học thuộc bảng trừ.
Nhận xét chung.
------------------------------------------
Thứ sáu ngày 15 tháng 12 năm 2006.
MĨ THUẬT
Bài: VẼ CÂY
I. Mục tiêu:
Giúp HS nhận biết các loại cây và hình dáng của chúng.
Biết vẽ một vài loại cây quen thuộc.
Vẽ được hình cây và vẽ màu theo ý thích.
II. Chuẩn bị:
GV: Một số tranh ảnh về các loại cây.
HS: Vở tập vẽ, màu vẽ.
III. Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi “Dài ngắn”.
Hoạt động 2: Bài cũ
Kiểm tra những bài chưa hoàn thành ở tiết trước.
Nhận xét.
Hoạt động 3: Giới thiệu tranh ảnh về cây
GV cho HS quan sát tranh ảnh một số loại cây và gợi ý để HS quan sát.
Tên cây là gì? Cây gồm những bộ phận nào?
Hoạt động 4: Thực hành
Có thể vẽ một cây hay nhiều cây để thành hàng cây hay vườn cây ăn quả.
Chú ý vẽ thân trước đến tán lá, sau đó vẽ thêm chi tiết.
Tô màu theo ý thích.
HS vẽ vào vở tập vẽ.
GV quan sát, chấm bài.
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
GV giới thiệu một số bài vẽ đẹp.
Dặn dò về nhà vẽ lại nhiều hơn.
Nhận xét chung.
------------------------------------
TẬP VIẾT
Tiết 13: nhà trường, buôn làng, hiền lành, đình làng, 
bệnh viện, đom đóm.
Tiết 14: đỏ thắm, mầm non, chôm chôm, trẻ em, 
ghế đệm, mũm mĩm
I. Mục tiêu:
HS nhớ chắc chắn cấu tạo các chữ của tiết 13 và tiết 14.
Rèn kĩ năng viết liền nét, đúng, đẹp.
II. Chuẩn bị:
GV: Chữ mẫu ghi trên bảng phụ.
HS: Bảng con, vở tập viết.
III. Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Hát múa “Con chim non”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
Những bài chưa viết xong ở tiết trước.
Nhận xét.
Hoạt động 3: Luyện viết
GV giới thiệu đề bài tiết 13 và tiết 14.
GV treo bảng phụ ghi sẵn chữ mẫu, nêu cấu tạo, khoảng cách từng chữ cho HS viết.
Từ nhà trường:
+ nhà: Viết nh liền nét với a, đưa bút lên viết dấu huyền trên con chữ a.
+ trường: Viết tr liền nét với ư của vần ương, dấu huyền trên đầu con chữ ơ.
HS tô bóng, viết bảng con.
Các từ khác giới thiệu tương tự.
Thư giãn: Hát “Rửa mặt như mèo”.
* Viết vở:
GV yêu cầu HS mở vở viết bài tuần 13 và tuần 14.
GV viết mẫu, HS viết bài vào vở.
GV theo dõi, chấm bài.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
Viết lại một số từ còn xấu.
Nhận xét chung.
----------------------------------
ÂM NHẠC
Bài: ÔN TẬP “ĐÀN GÀ CON” VÀ “SẮP ĐẾN TẾT RỒI”
I. Mục tiêu:
HS hát đúng giai điệu, thuộc lời ca.
Biết hát kết hợp vỗ tay đệm theo phách hay đệm theo tiết tấu lời ca.
HS biết hát kết hợp vận động phụ họa.
II. Chuẩn bị:
GV: Nhạc cụ.
HS: Vở tập hát.
III. Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Kiểm tra
Cá nhân, tổ, lớp hát bài “Đàn gà con” và bài “Sắp đến tết rồi”.
Nhận xét.
Hoạt động 2: Ôn bài hát “Đàn gà con”
Tập thuộc lời ca.
Vỗ tay đệm theo phách.
Tập hát kết hợp với vài động tác phụ họa.
Tập biểu diễn cá nhân, nhóm.
Tập hát đối đáp cá nhân, đồng thanh
Hoạt động 3: Ôn bài hát “Sắp đến tết rồi”
Tập hát thuộc lời ca.
Hát kết hợp vỗ tay đệm theo phách.
Hát kết hợp vỗ tay đệm theo tiết tấu lời ca.
Hát kết hợp vận động phụ họa.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
Tổ, cá nhân hát trước lớp.
Dặn dò về nhà hát múa cho cả nhà nghe.
Nhận xét chung.
------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 14-15.doc