Giáo án các môn khối 1 - Tuần 28

Giáo án các môn khối 1 - Tuần 28

I. Mục tiêu:

 HS đọc trơn toàn bài, phát âm đúng tiếng khó.

 Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ.

 Ôn các vần iêu, yêu.

 Hiểu các từ ngữ trong bài (có vần yêu).

 Nói được tự nhiên về ngôi nhà mà em thích.

 Học thuộc lòng một khổ thơ mà em thích.

II. Chuẩn bị:

 GV: Tranh minh họa.

 HS: Sách giáo khoa.

III. Những hoạt động lên lớp:

Hoạt động 1: Khởi động

 Hát “Lí cây xanh”

 

doc 20 trang Người đăng trvimsat Lượt xem 1073Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn khối 1 - Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28	“Vàng thật không sợ lửa”
Thứ hai ngày 26 tháng 03 năm 2007.
TIẾNG VIỆT
Bài: TẬP ĐỌC
NGÔI NHÀ
I. Mục tiêu:
HS đọc trơn toàn bài, phát âm đúng tiếng khó.
Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ.
Ôn các vần iêu, yêu.
Hiểu các từ ngữ trong bài (có vần yêu).
Nói được tự nhiên về ngôi nhà mà em thích.
Học thuộc lòng một khổ thơ mà em thích.
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh minh họa.
HS: Sách giáo khoa.
III. Những hoạt động lên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Hát “Lí cây xanh”
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ
GV gọi 3-4 HS đọc bài “Mưu chú Sẻ” và trả lời câu hỏi.
Nhận xét.
Hoạt động 3: Bài mới
GV giới thiệu bài Ngôi nhà và ghi tựa bài.
GV đọc mẫu lần 1.
a) Luyện đọc:
Luyện đọc tiếng, từ khó: hàng xoan, xao xuyến nở, lảnh lót, thơm phức.
GV giải nghĩa từ: thơm phức ( mùi thơm hấp dẫn ).
Luyện đọc câu: HS đọc từng dòng thơ nối tiếp nhau.
Luyện đọc đoạn, bài: HS đọc từng khổ thơ nối tiếp nhau.
Cá nhân, tổ nhóm, lớp đọc toàn bài.
b) Ôn các vần ăm, ăp:
GV nêu câu hỏi trong sgk.
Câu 1: HS đọc thầm toàn bài và thi đua đọc những dòng thơ có vần yêu.
Câu 2: GV tổ chức thi đua tìm tiếng ngoài bài giữa các tổ.
Câu 3: GV treo tranh minh họa, HS đọc mẫu câu và thi đua nói câu chứa tiếng có vần ăm, ăp.
Hoạt động 4: Củng cố
GV gọi HS đọc bài.
Nhận xét, chuyển tiết.
TIẾT 2
Hoạt động 1: Luyện đọc và tìm hiểu bài 
Khởi động: Trò chơi “Đi học”.
GV gọi HS đọc sgk, lớp đọc thầm theo và trả lời các câu hỏi:
+ Ở ngôi nhà của mình bạn nhỏ: Nhìn thấy gì? Nghe thấy gì? Ngửi thấy gì?
+ Em hãy đọc những câu thơ nói về tình yêu ngôi nhà của bạn nhỏ gắn liền với tình yêu đất nước?
GV đọc diễn cảm, HS đọc thầm.
GV gọi 7-8 HS đọc cả bài, yêu cầu cả lớp đọc nhẩm theo cho đến khi thuộc bài thơ.
* Thư giãn: Hát “Một con vịt”.
Hoạt động 2: Luyện nói
GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ( 2 hs/ nhóm ) theo yêu cầu sau:
+ Em hãy kể về ngôi nhà em mơ ước.
2 - 3 nhóm lên bảng báo cáo. GV nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
Trò chơi: Thi đọc thuộc lòng bài thơ.
Nhận xét chung.
---------------------------------------
TOÁN
Bài: GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN
( tiếp theo )
 Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về kĩ năng và trình bày giải toán có lời văn.
Chuẩn bị:
GV: Bài tập ghi sẵn trên bảng phụ.
HS: Vở bài tập toán.
Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Hát “Bắc kim thang”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
Bảng con: Đặt tính rồi tính
	16 + 3	19 – 5	90 - 80
Nhận xét.
Hoạt động 3: Giới thiệu cách giải bài toán và cách trình bày bài giải
GV gọi 2 HS đọc đề toán và hỏi:
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn biết nhà An có mấy con gà ta làm như thế nào?
HS viết phép tính vào bảng con.
Mỗi tổ cử một đại diện lên bảng giải bài toán vào bảng lớp.
Nhận xét.
Hoạt động 4: Luyện tập
Bài 1: 
HS đọc đề bài.
HS nêu tóm tắt và nêu cách làm bài.
GV gọi 2 HS làm vào bảng lớp, lớp làm vào vở.
GV chấm, chữa bài.
Bài 2, 3: Tương tự
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
Dặn dò về nhà làm bài trong vở bài tập toán
Nhận xét chung.
---------------------------------------
ĐẠO ĐỨC
Bài: CHÀO HỎI VÀ TẠM BIỆT
(tiết 1)
I. Mục tiêu:
HS cần phải chào hỏi khi gặp gỡ, tạm biệt khi chia tay.
Có thái độ tôn trọng, lễ độ với mọi người.
Có kĩ năng, hành vi biết chào hỏi, tạm biệt trong các tình huống giao tiếp hàng ngày.
II. Chuẩn bị:
GV: Nội dung bài.
HS: Vở bài tập đạo đức.
III. Những hoạt động lên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Hát “Rửa mặt như mèo”
Hoạt động 2: Kiểm tra
Khi nào cần nói lời cảm ơn?
Khi nào cần nói lời xin lỗi?
Nhận xét.
Hoạt động 3: Bài mới
a) Chơi trò chơi: Vòng tròn chào hỏi (bài tập 4)
HS đứng thành vòng tròn, đứng thành đôi một.
Người điều khiển nêu tình huống chào hỏi:
+ Hai người bạn gặp nhau.
+ HS gặp thầy cô giáo ngoài đường.
+ Em đến nhà bạn chơi gặp bố mẹ bạn.
Nhận xét.
b) Thảo luận lớp
GV tổ chức thảo luận nhóm ( 1 bàn/nhóm ) các câu hỏi sau:
+ Cách chào hỏi trong tình huống giống hay khác nhau? Khác nhau thế nào?
+ Em cảm thấy thế nào khi:
. Được người khác chào hỏi?
. Em chào hỏi và được đáp lại?
. Em gặp một bạn, em chào nhưng bạn cố tình không đáp lại?
Nhận xét.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
Hát bài “Mời bạn vui múa ca”.
Nhận xét chung.
Thứ ba ngày 27 tháng 03 năm 2007.
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Bài: CON MUỖI
I. Mục tiêu:
HS biết quan sát, phân biệt và nói tên các bộ phận bên ngoài của con muỗi.
Nơi sống và tác hại của muỗi.
Cách diệt trừ muỗi.
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh minh họa.
HS: Sgk và vở bài tập.
III. Những hoạt động lên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi “Đập muỗi”
Hoạt động 2: Kiểm tra
Người ta nuôi mèo để làm gì?
Em cần chăm sóc mèo như thế nào?
Nhận xét.
Hoạt động 3: Bài mới
GV giới thiệu bài Con muỗi và ghi tựa bài.
a) Quan sát và trả lời câu hỏi
GV yêu cầu HS quan sát tranh để trả lời các câu hỏi sau:
+ Khi đập muỗi em thấy cơ thể muỗi cứng hay mềm?
+ Hãy chỉ đầu, thân, cánh của muỗi.
+ Quan sát và chỉ vòi muỗi.
+ Muỗi dùng vòi để làm gì?
+ Muỗi di chuyển như thế nào?
GV chốt: Muỗi là một loại sâu bọ nhỏ bé hơn ruồi. Muỗi có đầu, mình, chân, cánh. Muỗi bay bằng cánh, đậu bằng chân. Nó dùng vòi hút máu người và động vật để sống.
b) Thảo luận
HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi:
+ Nhóm 1 và 2: Muỗi sống ở đâu? Vào lúc nào em thấy nhiều muỗi nhất? 
+ Nhóm 3 và 4: Muỗi đốt có hại không? Kể một số bệnh do muỗi truyền.
+ Nhóm 5 và 6: Có cách nào để diệt muỗi? Làm cách nào để không bị muỗi đốt?
Đại diện các nhóm trình bày, GV nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
Vì sao muỗi là loài có hại?
Nhận xét chung.
-------------------------------------------------------
TẬP VIẾT
Bài: TÔ CHỮ HOA H
I. Mục tiêu:
HS biết tô các chữ hoa H.
HS viết các vần uôi, ươi và các từ ngữ nải chuối, khắp vườn – chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đưa bút theo đúng qui trình viết, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ.
II. Chuẩn bị:
GV: Chữ mẫu ghi trên bảng phụ.
HS: Bảng con, vở tập viết.
III. Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Hát “Quê hương tươi đẹp”
Hoạt động 2: Giới thiệu bài
GV chấm một số vở tập viết của HS.
Bảng con: vườn hoa, ngát hương.
Nhận xét.
Hoạt động 3: Luyện viết
a) Hướng dẫn tô chữ hoa
HS quan sát chữ H mẫu trên bảng phụ.
GV hướng dẫn HS về số lượng và kiểu nét, qui trình viết.
HS viết bảng con.
b) Hướng dẫn viết vần, từ ngữ ứng dụng
HS đọc các vần và từ ứng dụng.
HS quan sát GV viết mẫu.
Viết bảng con.
Thư giãn: Hát “Hòa bình cho bé”.
* Viết vở:
GV hướng dẫn HS viết bài vào vở.
GV theo dõi, uốn nắn cách cầm bút và tư thế ngồi.
GV chấm một số bài.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
Viết lại một số từ còn xấu.
Nhận xét chung.
--------------------------------------------
TIẾNG VIỆT
Bài: CHÍNH TẢ
NHÀ BÀ NGOẠI
I. Mục tiêu:
HS chép lại chính xác, không mắc lỗi, trình bày đúng khổ thơ 3 của bài thơ Ngôi nhà.
Làm đúng bài tập chính tả.
Nhớ qui tắc chính tả: k + e, ê, i.
II. Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ.
HS: Sgk.
III. Những hoạt động lên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi: “Hoa tàn, hoa nở”
Hoạt động 2: Kiểm tra
GV gọi 4 HS lên bảng làm bài tập điền vần iêt hay uyêt; điền chữ ng hay ngh.
Nhận xét.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tập chép
GV treo bảng phụ viết sẵn đoạn chính tả.
2, 3 HS đọc trơn, lớp đọc thầm.
GV chỉ cho HS những tiếng dễ viết sai: mộc mạc, đất nước.
HS viết bảng con.
GV hướng dẫn HS viết đoạn chính tả vào vở.
GV đọc lại để HS chữa bài.
GV sửa chữa một số từ phổ biến.
HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau.
GV chấm một số bài
* Thư giãn: Hát “Mời bạn vui múa ca”.
Hoạt động 4: Hướng dẫn làm bài tập
Điền iêu hay yêu: GV tổ chức cho HS lên bảng thi làm đúng, làm nhanh.
HS làm lại bài vào vở.
Điền chữ c hoặc k: tương tự.
Hoạt động 5: Củng cố
GV tuyên dương những HS viết đúng, đẹp.
Nhận xét.
---------------------------------------
TOÁN
Bài: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
Giúp HS rèn kĩ năng giải bài toán.
Thực hiện các phép tính cộng, trừ trong phạm vi các số đến 20.
II. Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ.
HS: Sgk.
III. Những hoạt động lên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi “Tôi bảo”
Hoạt động 2: Kiểm tra
Giải bài toán dựa vào tóm tắt:
Có : 8 con chim
Bay đi : 5 con chim
Còn :  con chim?
GV gọi 3 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở số 3.
Nhận xét.
Hoạt động 3: Luyện tập
Bài 1, 2:
HS đọc yêu cầu bài.
HS nêu tóm tắt và cách làm bài.
GV gọi 2 HS làm vào bảng lớp, lớp làm vào vở.
Bài 3: Điền số thích hợp vào ô trống
GV tổ chức thi đua điền số tiếp sức giữa 3 nhóm.
Bài 4: Giải bài toán theo tóm tắt
HS quan sát tranh, nêu tóm tắt và làm vào vở.
GV chấm một số bài
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
Dặn dò về nhà làm bài trong vở bài tập toán.
Nhận xét chung.
Thứ tư ngày 28 tháng 03 năm 2007.
THỂ DỤC
Bài: BÀI THỂ DỤC 
I. Mục tiêu:
Kiểm tra bài thể dục, yêu cầu thuộc và thực hiện được động tác tương đối chính xác
II. Chuẩn bị:
Sân tập.
III. Những hoạt động trên lớp:
NỘI DUNG
1. Phần mở đầu:
Tập hợp lớp, phổ biến nội dung bài học.
Đứng hát, vỗ tay.
Chạy nhẹ trên sân.
Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
Trò chơi “Diệt các con vật có hại”.
2. Phần cơ bản:
Kiểm tra bài thể dục phát triển chung: GV hô từng nhịp để HS tập.
Trò chơi: Tâng cầu.
3. Phần kết thúc:
Đi thường theo nhịp.
Hệ thống bài.
Nhận xét chung.
THỜI GIAN
5 phút
25 phút
5 phút
PHƯƠNG PHÁP
 U
x x x x x
x x x x x
x x x x x
x x x x x
x x x x x
U
-------------------------------------------------
TIẾNG VIỆT
Bài: TẬP ĐỌC
QUÀ CỦA BỐ
I. Mục tiêu:
HS đọc trơn cả bài, phát âm đúng các từ ngữ khó.
Ôn các vần oat và oan.
Hiểu từ ngữ trong bài thơ.
Nói tự nhiên về nghề nghiệp của bố mẹ.
Học thuộc lòng bài thơ.
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh minh họa.
HS: Sách giáo khoa.
III. Những hoạt động lên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Hát “Bầu trời xanh”.
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ
GV gọi 5-6 HS đọc sgk và trả lời câu hỏi.
Nhận xét.
Hoạt động 3: Bài mới
GV giới thiệu bài Quà của bố và ghi tựa bài.
GV đọc mẫu lần 1.
a) Luyện đọc:
Luyện đọc tiếng, từ khó: đảo xa, vững vàng, luôn luôn.
Giải nghĩa từ: đảo xa ( vùng đất nằm giữa biển ).
Luyện đọc câu: HS đọc từng câu nối tiếp nhau. ... g. GV xóa dần bảng.
GV gọi 5-6 HS thi đua đọc thuộc cả bài. 
* Thư giãn: Hát “Tìm bạn thân”.
Hoạt động 2: Luyện nói
GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ( 1 bàn / nhóm ) theo yêu cầu sau:
+ Em hãy hỏi nhau về nghề nghiệp của bố.
2-3 nhóm lên bảng báo cáo. GV nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
Trò chơi: Thi đọc thuộc lòng bài thơ.
Nhận xét chung.
----------------------------------------
TOÁN
Bài: LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu:
Giúp HS củng cố lại giải toán có lời văn.
II. Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ ghi sẵn các bài tập.
HS: Vở bài tập.
III. Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Hát “Bé tập đếm”.
Hoạt động 2: Bài cũ
Giải bài toán dựa vào tóm tắt:
Có : 10 hình
Tô màu : 4 hình
Không tô màu :  hình?
GV gọi 3 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở số 3.
Nhận xét.
Hoạt động 3: Luyện tập
Bài 1: 
HS đọc đề bài, nêu tóm tắt, cách làm.
GV gọi 4 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
Bài 2: 
GV phát phiếu bài tập viết sẵn nội dung bài 2 cho các nhóm (1 bàn/nhóm).
Các nhóm làm bài và chữa bài.
Bài 3: 
HS đọc yêu cầu bài, quan sát tranh trong sgk và làm bài vào vở.
GV chấm một số bài.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
Về nhà làm bài 4 vào vở.
Nhận xét chung.
Thứ năm ngày 29 tháng 03 năm 2007.
THỦ CÔNG
Bài: CẮT DÁN HÌNH TAM GIÁC 
(tiết 1)
I. Mục tiêu:
HS biết cách kẻ, cắt, dán hình tam giác.
HS biết cắt dán hình tam giác theo 2 cách.
II. Chuẩn bị:
GV: Hình tam giác mẫu.
HS: Sách thực hành thủ công.
III. Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi “Con thỏ”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
GV chấm một số bài chưa hoàn thành ở tiết trước.
Hoạt động 3: Hướng dẫn quan sát, nhận xét
GV ghim hình mẫu và hướng dẫn HS quan sát độ cao, kích thước.
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS kẻ, cắt hình tam giác
Vẽ một hình chữ nhật
Muốn vẽ hình tam giác cần xác định 3 đỉnh. 2 đỉnh là hai điểm đầu của cạnh hình chữ nhật. Lấy điểm giữa của cạnh đối diện được đỉnh thứ 3.
Cắt rời hình tam giác và dán sản phẩm.
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
Về nhà tập kẻ, cắt, dán hình tam giác.
Nhận xét chung.
--------------------------------------------
TIẾNG VIỆT
Bài: CHÍNH TẢ
QUÀ CỦA BỐ
I. Mục tiêu:
HS chép lại chính xác, không mắc lỗi. 
Trình bày đúng khổ thơ 2 của bài thơ.
Làm đúng các bài tập.
II. Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ.
HS: SGK.
III. Những hoạt động lên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi “Cá nước”
Hoạt động 2: Kiểm tra
GV kiểm tra vở một số HS.
GV gọi 4 HS lên bảng làm bài tập trong vở bài tập tiếng việt.
Nhận xét
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tập chép
GV treo bảng phụ viết sẵn bài chính tả.
2, 3 HS đọc trơn bài, lớp đọc thầm.
GV chỉ cho HS những tiếng, từ dễ viết sai: gửi, nghìn, chúc, thương.
HS viết bảng con.
GV hướng dẫn HS viết đoạn chính tả vào vở.
GV đọc lại để HS chữa bài.
HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau.
GV chấm một số bài.
* Thư giãn: Hát “Con chuồn chuồn”.
Hoạt động 4: Hướng dẫn làm bài tập
HS đọc yêu cầu bài.
GV tổ chức chơi trò chơi thi đua điền giữa 2 dãy lớp.
HS làm lại bài vào vở.
GV chấm một số bài.
Hoạt động 5: Củng cố
GV tuyên dương những HS viết đúng, đẹp.
Nhận xét tiết học.
---------------------------------------------------------------------
TOÁN
Bài: LUYỆN TẬP CHUNG
I . Mục tiêu:
Giúp HS rèn kĩ năng lập đề bài toán rồi tự giải và viết bài giải của bài toán.
II . Chuẩn bị:
GV: Bài tập ghi sẵn trên bảng phụ.
HS: Vở bài tập toán.
III . Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Hát “Con cò bé bé”
Hoạt động 2: Kiểm tra
Giải bài toán dựa vào tóm tắt:
Có : 12 máy bay
Bay đi : 2 máy bay
Còn :  máy bay?
GV gọi 3 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở số 3.
Nhận xét.
Hoạt động 3: Luyện tập
Bài 1a: 
HS quan sát tranh, dựa vào bài toán chưa hoàn chỉnh để viết phần còn thiếu.
HS giải bài toán vào vở.
Bài 1b: 
GV phát phiếu bài tập cho các nhóm ( 1 bàn/nhóm ), yêu cầu các nhóm quan sát tranh và viết hoàn chỉnh đề toán.
HS báo cáo, lớp nhận xét.
Lớp giải bài toán vào vở.
GV chấm một số bài.
Bài 2: Nhìn tranh vẽ, nêu tóm tắt bài toán rồi giải bài toán.
HS đọc yêu cầu bài
GV chia lớp thành các nhóm ( 2 bàn/nhóm ) để thảo luận bài 4 theo yêu cầu trên.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
Dặn dò về nhà làm bài trong vở bài tập toán
Nhận xét chung.
-------------------------------------------------------------------
ÂM NHẠC
Bài: ÔN HAI BÀI HÁT
QUẢ VÀ HÒA BÌNH CHO BÉ 
I. Mục tiêu:
HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.
Biết hát đối đáp bài Quả và hát kết hợp vận động phụ họa.
Nghe tiết tấu và nhận ra bài hát ( Hòa bình cho bé và Bầu trời xanh ) có tiết tấu và lời ca giống nhau.
II. Chuẩn bị:
GV: Nhạc cụ.
HS: Động tác phụ họa.
III. Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi “Mây, mưa, gió, bão”
Hoạt động 2: Kiểm tra
GV mời cá nhân, tổ hát bài Hòa bình cho bé.
Nhận xét.
Hoạt động 3: Bài mới
Ôn tập bài Quả
Cả lớp cùng hát 2-3 lần.
Tập hát đối đáp.
Cá nhân, nhóm biểu diễn trước lớp.
Ôn tập bài Hòa bình cho bé
Hát kết hợp vỗ tay đệm theo phách hoặc đệm theo tiết tấu lời ca.
GV vỗ tay theo tiết tấu lời ca để HS nhận ra sự giống nhau về tiết tấu của hai bài Hòa bình cho bé và Bầu trời xanh.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
Thi hát giữa các nhóm.
Nhận xét chung.
----------------------------------------------
TẬP VIẾT
Bài: TÔ CHỮ HOA I, K
I. Mục tiêu:
HS biết tô các chữ hoa I, K.
HS viết các iêt, uyêt, iêu, yêu, viết đẹp, duyệt binh, hiếu thảo, yêu mến – chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đưa bút theo đúng qui trình viết, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ.
II. Chuẩn bị:
GV: Chữ mẫu ghi trên bảng phụ.
HS: Bảng con, vở tập viết.
III. Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi “Đèn hiệu”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
GV kiểm tra bài viết ở nhà của HS.
Bảng con: nải chuối, tưới cây.
Nhận xét.
Hoạt động 3: Luyện viết
a) Hướng dẫn tô chữ hoa
HS quan sát chữ I mẫu trên bảng phụ.
GV hướng dẫn HS về số lượng và kiểu nét, qui trình viết.
HS viết bảng con.
Chữ K hoa: tương tự
b) Hướng dẫn viết vần, từ ngữ ứng dụng
HS đọc các vần và từ ứng dụng.
HS quan sát GV viết mẫu.
Viết bảng con.
Thư giãn: Hát “Bầu trời xanh”.
* Viết vở:
GV hướng dẫn HS viết bài vào vở.
GV theo dõi, uốn nắn cách cầm bút và tư thế ngồi.
GV chấm một số bài.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
Viết lại một số từ còn xấu.
Nhận xét chung.
Thứ sáu ngày 30 tháng 03 năm 2007.
MĨ THUẬT
Bài: VẼ TIẾP HÌNH VÀ VẼ MÀU VÀO HÌNH VUÔNG VÀ
ĐƯỜNG DIỀM
Mục tiêu:
Giúp HS thấy được vẻ đẹp của hình vuông và đường diềm có trang trí.
Biết cách vẽ họa tiết theo chỉ dẫn vào hình vuông và đường diềm.
Vẽ được họa tiết và vẽ màu theo ý thích.
Chuẩn bị:
HS: Tranh mẫu.
HS: Vở tập vẽ, bút màu.
Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Hát “Đàn gà con”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
Một số bài chưa hoàn thành ở tiết trước.
Nhận xét.
Hoạt động 3: Giới thiệu cách trang trí hình vuông và đường diềm
GV cho HS quan sát bài vẽ mẫu để HS nhận ra vẻ đẹp của chúng.
Chốt: Có thể trang trí bằng nhiều cách khác nhau.
Hoạt động 4: Hướng dẫn cách vẽ
GV gợi ý để HS vẽ:
+ Tìm màu và vẽ màu theo ý thích.
+ Các hình giống nhau cần vẽ cùng một màu.
+ Màu nền khác với màu của các hình vẽ.
HS thực hành vẽ vào vở tập vẽ.
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
Giới thiệu một số bài vẽ đẹp.
Nhận xét chung.
-----------------------------------
TIẾNG VIỆT
Bài: TẬP ĐỌC
VÌ BÂY GIỜ MẸ MỚI VỀ
I. Mục tiêu:
HS đọc trơn bài, phát âm đúng các tiếng khó.
Ôn các vần ưc, ưt.
Hiểu từ ngữ trong bài.
Hiểu được nội dung bài.
Nói tự nhiên theo chủ đề.
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh minh họa.
HS: Sách giáo khoa.
III. Những hoạt động lên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi: “Trán cằm tai”
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ
3 - 4 HS đọc thuộc lòng bài thơ Quà của bố và trả lời câu hỏi trong sgk.
Nhận xét.
Hoạt động 3: Bài mới
GV giới thiệu bài Vì bây giờ mẹ mới về và ghi tựa bài.
GV đọc mẫu lần 1.
a) Luyện đọc:
Luyện đọc tiếng, từ khó: cắt bánh, đứt tay, hoảng hốt.
Giảng nghĩa từ: hoảng hốt ( mất tinh thần khi gặp nguy hiểm bất ngờ ).
Luyện đọc câu: HS đọc từng câu nối tiếp nhau.
Luyện đọc đoạn, bài: HS đọc từng đoạn nối tiếp nhau.
Cá nhân, tổ nhóm, lớp đọc toàn bài.
b) Ôn các vần ưc, ưt:
HS nêu yêu cầu trong sgk.
Câu 1: HS đọc thầm toàn bài và thi đua tìm tiếng trong bài có chứa vần ưt.
Câu 2: HS thảo luận theo cặp để tìm tiếng ngoài bài có chứa vần ưc, ưt.
Câu 3: HS quan sát tranh và đọc câu mẫu trong sgk. HS thảo luận theo bàn để đặt câu có tiếng chứa vần ưt, ưc.
Hoạt động 4: Củng cố
GV gọi HS đọc bài.
Nhận xét, chuyển tiết.
TIẾT 2
Hoạt động 1: Luyện đọc và tìm hiểu bài 
Khởi động: Trò chơi “Tôi bảo”.
GV gọi HS đọc từng đoạn trong sgk, lớp đọc thầm theo và trả lời các câu hỏi:
+ Khi đứt tay cậu bé có khóc không?
+ Lúc nào cậu bé mới khóc? Vì sao?
GV đọc diễn cảm, HS đọc thầm.
GV gọi HS đọc bài theo cách phân vai. GV uốn nắn, sửa sai.
Hoạt động 2: Luyện nói
GV nêu yêu cầu luyện nói.
HS luyện nói theo cặp.
HS báo báo trước lớp, nhận xét.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
Thi đua đọc diễn cảm giữa các tổ.
Nhận xét chung.
-------------------------------------
TIẾNG VIỆT
Bài: KỂ CHUYỆN
HOA CÚC TRẮNG
I . Mục tiêu:
HS nghe kể chuyện, nhớ và kể lại được từng đoạn của câu chuyện. 
Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện: Tình yêu mẹ, lòng hiếu thảo của cô bé làm cảm động trời đất giúp cô bé chữa khỏi bệnh cho mẹ.
II . Chuẩn bị:
HS: Tranh minh họa.
HS: Sgk.
III . Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi “Dài ngắn”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
GV gọi 2-3 HS lên bảng kể lại câu chuyện Trí khôn.
Nhận xét.
Hoạt động 3: Giới thiệu truyện Thỏ và Rùa
a) GV kể truyện
GV kể lần 1 với giọng diễn cảm.
GV kể lần 2, 3 kèm tranh minh họa.
b) Hướng dẫn HS kể truyện theo tranh
Tranh 1 vẽ cảnh gì?
Câu hỏi dưới tranh 1 là gì?
Đại diện mỗi tổ lên bảng kể tranh 1.
Các tranh còn lại GV hướng dẫn tương tự.
Hoạt động 3: Giúp HS hiểu ý nghĩa truyện
Câu chuyện giúp em hiểu ra điều gì?
Rút ra ý nghĩa truyện.
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
Về nhà tập kể nhiều lần.
Nhận xét chung.
-------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 28.doc