I. Mục tiêu
1.Học sinh hiểu trẻ em có quyền được học hành.
2.Giữ gìn sách vở đồ dùng học tập giúp các em thực hiện tốt quyền được học của mình.
3.GD HS caùch baûo quaûn ñoà duøng hoïc taäp
II.Chuẩn bị
GV: Một số bài tập tình huống.
HS: Vở bài tập.
III.Những hoạt động trên lớp
Hđ1: Khởi động
Trò chơi: Trời mưa
Hđ2: Bài cũ
- GV treo tranh HS lên phân biệt hành động đúng, sai?
- Em cần làm gì để giữ gìn sách, vở, đồ dùng học tập?
Nhận xét
TUẦN 6 CHỦ ĐỀ: CÁ KHÔNG ĂN MUỐI CÁ ƯƠN CON CÃI CHA MẸ TRĂM ĐƯỜNG CON HƯ. Đạo đức Bài: GIỮ GÌN SÁCH VỞ ĐỒ DÙNG HỌC TẬP(Tiết 2) Mục tiêu 1.Học sinh hiểu trẻ em có quyền được học hành. 2.Giữ gìn sách vở đồ dùng học tập giúp các em thực hiện tốt quyền được học của mình. 3.GD HS caùch baûo quaûn ñoà duøng hoïc taäp II.Chuẩn bị GV: Một số bài tập tình huống. HS: Vở bài tập. III.Những hoạt động trên lớp Hđ1: Khởi động Trò chơi: Trời mưa Hđ2: Bài cũ GV treo tranh HS lên phân biệt hành động đúng, sai? Em cần làm gì để giữ gìn sách, vở, đồ dùng học tập? Nhận xét Hđ2: Bài mới + Thi sách vở ai đẹp nhất: Ban giám gồm giáo viên, lớp trưởng và bốn tổ trưởng. Mỗi tổ chọn trong tổ mình, một bộ sách đầy đủ, chữ viết đẹp nhất, trình bày đẹp, vở không bị quăn mép, đem lên cho ban giám khảo lựa chọn nhất, nh2, ba. Lưu ý: Phải có đầy đủ đồ dùng bỏ gọn trong một hộp bút. giáo viên tuyên bố ba tổ được giải, tuyên dương có phần thưởng đối với ba học sinh đó. Giáo viên dạy học sinh bài hát: Sách bút thân yêu ơi! Hđ4: Củng cố, dặn dò Vì sao phải giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập? Giữ gìn sách, vở đồ dung học tập giúp các em thể hiện quyền gì? Về nhà thực hiện những điều đã học. Nhận xét tiết học ------------------------------- Học vần Bài: q,qu,gi I. Mục tiêu Học sinh đọc viết được: q,qu,gi, chợ quê, cụ già Đọc được câu ứng dụng. Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: quà quê. II.Chuẩn bị Gv: Tranh minh họa . Hs: Bộ ghép chữ, SGK. III.Những hoạt động trên lớp Hđ1: Khởi động Trò chơi: Bắn tên Hđ2: Bài cũ Bảng tay:10 hs SGK:5 hs Bảng con:g, gh, gà ri, ghế gỗ. Nhận xét Hđ3: Bài mới 1.Dạy âm mới Giáo viên giới thiệu tranh chợ quê: Một phiên chợ ở quê, người ta cũng đến chợ để mua bán và trao đổi hàng hóa. Ghi: quê - gv,2 hs, đt Tiếng quê có âm gì đã học?(ê) Học âm mới: qu- GV, 2/3, đt. Tiếng quêcó âm gì ghép với âm gì? Đánh vần, đọc trơn: quê GV,2/3,đt. -Vừa học âm gì mới?(qu) - Trong âm qu có âm q- Học sinh đọc - Học sinh đọc bài. + Âm gi giới thiệu tương tự. So sánh qu và gi? Đọc toàn bài. Thư giãn Trò chơi: Con thỏ Hđ2: Luyện viết Gv hướng dẫn viết, nêu cấu tạo, học sinh viết bảng con. -Đọc tiếng từ ứng dụng: - giáo viên ghi từ ứng dụng học sinh nhẩm - Tìm tiếng có âm vứa học?Học sinh gạch chân tiếng. - Đọc bài. Nhận xét, chuyển tiết. TIẾT 2 Hđ1: Luyện đọc Khởi động Trò chơi: Dài ngắn. Đọc bài SGK Luyện đọc câu ứng dụng, quan sát SGK. Tranh vẽ gì? GV ghi câu ứng dụng. HS nhẩm, một em đọc câu. Tìm tiếng mới? Cá nhân, đồng thanh đọc tiếng, từ. Thư giãn Trò chơi: Trời mưa Hđ2: Luyện viết GV viết mẫu, hướng dẫn viết từng từ. HS viết từng dòng vào vở tập viết. GV theo dõi, kiểm tra. Chấm một số bài, nhận xét. Hđ3: Luyện nói GV nêu chủ đề: Chợ quê Thảo luận đôi bạn theo gợi ý: Tranh vẽ gì? Em thấy ở chôï quê có bán những thứ gì? Em thích thứ gì nhất? Chợ nơi em ở có giống chợ quê không? Gv chốt: Khi đến chợ em cần có ý thức giữ vệ sinh chung. Hđ4: Củng cố, dặn dò. - 2 hs đọc bài. - Tìm tiếng có vần vừa học? - Về nhà nhớ học bài,làm vở bài tập. Nhận xét tiết học. ----------------------------------- Toán Bài: SỐ 10 I.Mục tiêu - Giúp HS có khái niệm ban đầu về số 10. - Biết đọc, viết, đếm và so sánh các số trong phạm vi 10, vị trí của số 10 trong dãy số. - Biết đếm từ 0 đến 10, từ 10 đến 0. II.Chuẩn bị GV: Các nhóm có 10 vật cùng loại. HS:SGK, Bộ đồ dùng học học Toán III.Những hoạt động trên lớp Hđ1:Khởi động Hát: em tập đếm. Hđ2:Bài cũ Bảng con: viết các số 7, 8, 9. Bảng tay: 10 HS Nhận xét Hđ3: Bài mới + Giới thiệu số 10. Giáo viên hướng dẫn học sinh lấy 9 ô vuông, sau đó lấy thêm 1 ô vuông nữa. Hỏi có tất cả mấy ô vuông? Vậy 9 thêm 1 là 10. + Gv giới thiệu 10 quả cam, 10 hình tròn tương tự. Yêu cầu học sinh đếm. Bảng con: số 10 ( Số 10 gồm hai chữ số, chữ số 1 đứng trước, chữ số 0 đứng sau.) Thư giãn: Trò chơi: Dài ngắn Hđ3: Luyện tập Bài 1: Cấu tạo số. Học sinh lấy que tính, tách làm hai phần tùy ý, vậy một phần có mấy que? Giáo viên chốt: 10 gồm 9 và 1, gồm 1 và9. 10 gồm 8 và 2, gồm 2 và 8 GV nhận xét. Bài 3: Đếm từ 1 đến 7, từ 7 đến 1. Bài 2: Thi đua điền số Giáo viên gọi 4 học sinh lên thi đua điền số trong mỗi tập hợp và điền số tương ứng. Bài 5: Khoanh vào số lớn nhất. - Về nhà làm. Hđ3: Củng cố, dặn dò Đếm từ 0 đến 10, từ 10 đến 0. Về nhà làm vở bài tập số 5. Nhận xét tiết học. ------------------------ Toán LUYỆN TẬP I.Mục tiêu - Giúp HS củng cố về nhận biết số lượng trong phạm vi 10. - Biết đọc, viết, đếm và so sánh các số trong phạm vi 10, vị trí của số 10 trong dãy số. - Biết cấu tạo của số 10. II.Chuẩn bị GV: Một số chấm tròn, hình tam giác HS:SGK, vở bài tập III.Những hoạt động trên lớp Hđ1:Bài cũ 1 hs lên bảng sửa bài 5 trong vở bài tập. Làm bài trên bảng tay. Nhận xét Hđ2: Luyện tập Bài 1: Nối hình vào số Giáo viên hướng dẫn học sinh đếm hình trong tập hợp và nối vào số thích hợp. Học sinh làm bài. GV nhận xét. Bài 2: Vẽ thêm cho đủ 10 chấm tròn GV hướng dẫn học sinh đếm số chấm tròn trong tập hợp và hỏi: Có mấy chấm tròn? Muốn có 10 chấm tròn cần làm sao? Học sinh làm bài. giáo viên sửa bài. Thư giãn Bài 3: Điền số tương ứng. Yêu cầu học sinh đếm số hình tam giác và điền xuống dưới. Học sinh theo dõi, nhận xét và sửa bài. Bài 4: Điền dấu >, < = Làm bài vào vở. Gv chấm bài. Nhận xét Hđ3: Củng cố, dặn dò Trò chơi: Tiếp sức Số bé hơn số 10 là những số nào? Số lớn hơn số 0 là những số nào? Nhận xét tiết học. ------------------------ Học vần Ng ngh I. Mục tiêu Học sinh đọc viết được ng, ngh, cá ngừ, củ nghệ. Đọc được câu ứng dụng: nghỉ hè bé và bố đi ra bể. Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: bê, nghé, bé. II.Chuẩn bị Gv: Tranh minh họa. Hs: Bộ ghép chữ, SGK. III.Những hoạt động trên lớp Hđ1: Khởi động Trò chơi: Con thỏ Hđ2: Bài cũ Bảng tay:10 hs SGK:5 hs Bảng con: qu, gi, quả thị, quà quê. Nhận xét Hđ3: Bài mới 1.Dạy âm mới - GV giới thiệu tranh con cá ngừ: Một loại cá sống dứơi biển, thịt cá rất ngon và nhiều chất đạm, Ghi: ngừ- gv,2 hs, đt Tiếng ngừ có âm gì đã học?(ư và dấu huyền) Học âm mới: ng – GV doc mau va huong dan doc Tiếng ngừ có âm gì ghép với âm gì? Đánh vần, đọc trơn: ngừ GV,2/3,đt. -Vừa học âm gì mới?(ng)- Học sinh đọc bài. + Âm ngh giới thiệu tương tự. + Lưu ý: ngh chỉ ghép được với e,ê,i So sánh ng va ngh ? Đọc toàn bài. Thư giãn Hát :Đi học. Hđ4: Luyện viết Gv hướng dẫn viết, nêu cấu tạo, học sinh viết bảng con. -Đọc tiếng từ ứng dụng. Nhận xét, chuyển tiết. TIẾT 2 Hđ1: Luyện đọc Khởi động Trò chơi: Trời mưa Đọc bài SGK Luyện đọc câu ứng dụng, quan sát SGK. Tranh vẽ gì? GV ghi câu ứng dụng: nghỉ hè bé và bố đi ra bờ bể. HS nhẩm, một em đọc câu. Tìm tiếng mới? Cá nhân, đồng thanh đọc tiếng, từ. Thư giãn hat Hđ2: Luyện viết GV viết mẫu, hướng dẫn viết từng từ. HS viết từng dòng vào vở tập viết. GV theo dõi, kiểm tra. Chấm một số bài, nhận xét. Hđ3: Luyện nói GV nêu chủ đề: bê, nghé, bé Thảo luận đôi bạn theo gợi ý: - Tranh vẽ gì? - Ba nhân vật trong tranh đều có gì chung? - Bê là con gi? Nghé là con gì? - Cả hai con đều ăn gì? + GV chốt: Bê là con bò nhỏ ,.nghé là con trâu con. Hđ4: Củng cố, dặn dò. - 2 hs đọc bài. - Tìm tiếng có vần vừa học? - Về nhà nhớ học bài,làm vở bài tập. Nhận xét tiết học. ----------------------------------- Mĩ thuật Bài:VẼ QUẢ DẠNG TRÒN I.Mục tiêu Giúp học sinh nhận biết đặc điểm, hình dáng và màu sắc của một số quả dạng tròn. Vẽ được một số loại quả rheo ý thích. II.Chuẩn bị GV: Tranh mẫu, một số quả thật. HS: Vở vẽ, màu vẽ. III. Những hoạt động trên lớp. Hđ1: Khởi động Múa , hát: Bắc kim thang. Hđ2:Bài cũ Kiểm tra những bài chưa thực hiện xong ở tiết trước. Nhận xét Hđ3: Bài mới 1.Quan sát GV giới thiệu một số quả dạng tròn. Các quả em vừa quan sát đều có màu gì? Hình gì? GV vẽ mẫu lên bảng. Vẽ quả trước, vẽ chi tiết sau, chú ý phần vẽ phải vừa phải với phần giấy. Các hình đều được tạo ra từ nét gì? Thư giãn: Hát: Quả Hđ4: Thực hành Giáo viên hương dẫn HS vẽ quả dạng tròn vào phần giấy vở tập vẽ, có thể vẽ thêm 1 hoặc 2 quả tùy ý. Chọn màu tô cho phù hợp. GV theo dõi, giúp đỡ những học sinh yếu. Hđ4: Nhận xét, đánh giá Quan sát và nhận xét một số bài đã hoàn chỉnh. Giới thiệu một số bài vẽ đẹp. Dặn dò: Chuẩn bị bài tiết sau. Về nhà vẽ lại nhiều lần. Nhận xét tiết học --------------------------------------- Tự nhiên xã hội Bài: CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ RĂNG I.Mục tiêu + Giúp học sinh biết: Giữ vệ sinh răng miệng để phòng ngừa sâu răng và có hàm răng khỏe, đẹp. Chăm sóc răng đúng cách. Tự giác xúc miệng và đánh răng hàng ngày. II.Chuẩn bị GV: Tranh vẽ HS: SGK, vở bài tập. III, Những hoạt động trên lớp. Hđ1: Khởi động Hát: Thằng Tí sún Hđ2:Bài cũ GV treo tranh, HS phân biệt hành động Đ,S? Em làm gì để giữ gìn vệ sinh thân thể? Nhận xét Hđ3:Bài mới GV giới thiệu bài, ghi tựa bài. 1. Thảo luận - Học sinh thảo luận đôi bạn sau khi quan sát hàm răng của nhau: - Em hãy quan sát xem răng của bạn đẹp hay xấu? - Hai HS kể trước lớp. * Giáo viên chốt: Hàm răng trẻ em có đầy đủ 20 chiếc, gọi là răng sữa, khỏang 6, 7 tuổi răng sữa sẽ rụng, răng vĩnh viễn sẽ mọc lên, răng vĩnh viễn mà rụng sẽ không mọc nữa. Vì vậy em phải chú ý giữ gìn răng của mình. Thư giãn: Trò chơi: Đồng hồ 2. Quan sát + Gv giới thiệu tranh: - Hành động nào của bạn trong tranh là đúng? - Hành động nào sai? Vì sao đúng, vì sao sai? - Em nên đánh răng, xúc miệng vào lúc nào nhất? - Tại sao không ăn nhiều đồ ngọt? - Em sẽ làm gì khi răng bị lung lay? GV chốt: Em không nên ăn đồ ngọt vào ban đêm, chú ý 6 tháng phải đi khám răng một lần. Hđ4: Củng cố, dặn dò - Vì sao phải giữ vệ sinh răng miệng? - Về nhà thực hành những điều đã học. - Chuẩn bị khăn, bàn chải cho tiết sau. Nhận xét tiết học. Thể dục ĐỘI HÌNH, ĐỘI NGŨ - TRÒ CHƠI I. Mục tiêu - Ôn một số kĩ năng về đội hình, đội ngũ đã học. - Yêu cầu thực hiện chính xác, nhanh và kỉ luật, trật tự hơn tiết trước. - Học ... S - Bảng con: 3+2= 1+4= 2+3= 2+2= Nhận xét Hđ3: Luyện tập Bài 1: Số? GV chia 3 nhóm, cho học sinh thảo luận, tíng. Học sinh lên báo cáo. + Chốt: Khi đổi vị trí các số trong phép cộng thì kết quả của phép cộng không thay đổi. Bài 2: Tính Giáo viên ghi bài lên bảng, yêu cầu học sinh nêu lại cách ghi cột dọc. Lớp làm bảng con, 3 học sinh làm bảng. Thư giãn: Trò chơi: Dài ngắn Bài 3: Trò chơi: Tiếp sức Chỉ thực hiện cột 1+2. Bài 4: Điền dấu >,<,= Giáo viên cho học sinh làm bài vào vở. Giáo viên chấm bài. Nhận xét Hđ3: Củng cố, dặn dò Trò chơi: Tiếp sức Giáo viên treo tranh, học sinh lên lập phép tính. Về nhà làm bài ở vở bài tập . Nhận xét tiết học. Thứ năm, ngày tháng năm Toán Bài: SỐ 0 TRONG PHÉP CỘNG I.Mục tiêu - Giúp hs bước đầu nắm được: Phép cộng một số với 0 cho kết quả chính là số đó và biết hực hàng phép tính. - Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng một phép tính thích hợp. II.Chuẩn bị GV: Một số vật có số lượng là 3. HS:SGK, bộ đồ dùng học học Toán III.Những hoạt động trên lớp Hđ1:Khởi động Trò chơi: Uống nước Hđ2:Bài cũ - Học sinh đọc bảng cộng trong phạm vi 5. Bảng con: Làm bài trên bảng tay. Nhận xét Hđ3: Bài mới + Giới thiệu về phép cộng trong phạm vi 4: GV treo tranh: Cô đính mấy con chim ?(3) Cô đính thêm mấy con chim nữa?(1) Có tất cả mấy con gà?(4) - thêm vào ta thực hiện phép tính gì? HS lập phép tính: à 3+1=4 CN-ĐT Vậy 1+3= ? 3=?+? Học sinh nêu, giáo viên ghi bảng. + Khi ta đổi chỗ các số trong phép cộng, thì kết quả của phép cộng như thế nào? { Các phép tính khác giáo viên giới thiệu tương tự. Học sinh đọc bảng cộng, GV xóa dần. Thư giãn: Trò chơi: Gió, bão Hđ3: Luyện tập Bài 1: Tính Học sinh làm bài vào vở bài tập, giáo viên chấm. GV nhận xét. Bài 2: Bảng con Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách đặt tính theo cột dọc. Lớp nhận xét, sửa bài. Bài 3: Điền dấu >,<,=. Học sinh thi đua tiếp sức, lớp theo dõi, nhận xét. Bài 4: Viết phép tính thích hợp. Gv nêu yêu cầu đề bài, học sinh đọc lại đề bài, giải bài toán. Học sinh thực hiện trên bảng con. Hđ3: Củng cố, dặn dò Trò chơi: Tiếp sức. Hai đội A,B mỗi đội cử 5 bạn lên tham gia trò chơi. Gọi học sinh đọc lại bảng cộng. Về nhà làm bài ở vở bài tập và học thuộc bảng cộng. Nhận xét tiết học. ------------------------ Học vần Bài: ÔN TẬP I. Mục tiêu Học sinh đọc viết được một cách chắc chắn các vần vừa học: ia, ua, ưa. Đọc đúng các từ ngữ và câu ứng dụng. Nghe hiểu và kể lại theo tranh truyện kể :Khỉ và Rùa. II.Chuẩn bị Gv: Tranh minh họa. Hs: Bộ ghép chữ, SGK. III.Những hoạt động trên lớp Hđ1: Khởi động Hát: Lí cây xanh Hđ2: Bài cũ Bảng tay:10 hs SGK:5 hs Bảng con: chia quà, cà chua, tre nứa. Nhận xét Hđ3: Bài mới Dạy âm mới {. Giới thiệu bài: GV giới thiệu hai bức tranh cây mía và mùa dưa lên khung tựa bài. Tuần rồi em còn học thêm vần gì nữa? Giáo viên treo bảng ôn, học sinh bổ sung. { Ôn tập Học sinh chỉ và đọc các chữ vưa học trong tuần: Giáo viên đọc vần, học sinh chỉ chữ. Học sinh chỉ chữ và đọc vần. Học sinh ghép tiếng ở cột 1. Cột 2,3 đội A,B thảo luận để ghép. Đọc bài thứ tự, không thứ tự. Thư giãn Hát , múa: Bắc kim thang Hđ2: Luyện viết Gv hướng dẫn viết, nêu cấu tạo, học sinh viết bảng con từ: mùa dưa và ngựa tía. Giáo viên ghi từ ứng dụng, học sinh nhẩm, tìm tiếng có vần vừa học. Đọc tiếng từ. Nhận xét, chuyển tiết. TIẾT 2 Hđ1: Luyện đọc Khởi động Trò chơi: Con thỏ Đọc bài SGK Luyện đọc câu ứng dụng, quan sát SGK. Tranh vẽ gì? GV ghi câu ứng dụng. HS nhẩm, một em đọc câu. Tìm tiếng mới? Cá nhân, đồng thanh đọc tiếng, từ. Thư giãn Hát : Bắc kim thang Hđ2: Luyện viết GV viết mẫu, hướng dẫn viết từng từ. HS viết từng dòng vào vở tập viết. GV theo dõi, kiểm tra. Chấm một số bài, nhận xét. Hđ3: Kể chuyện GV kể hai lần, kèm tranh: Tranh 1: Khỉ và Rùa là đôi bạn thân. Tranh 2:Rùa đến thăm vợ Khỉ. Tranh 3:Rùa ngậm đươi Khỉ để lên nhà Khỉ. Tranh 4:Rùa rơi xuống đất và bị nứt mai. Giáo viên gọi HS kể chuyện. Lớp theo dõi, nhận xét. Hđ4: Củng cố, dặn dò. - 2 hs đọc bài. - Tìm tiếng có vần vừa ôn? - Trò chơi: Hái quả - Về nhà nhớ học bài,làm vở bài tập. Nhận xét tiết học. ----------------------------------- Thủ công Bài: XÉ HÌNH QUẢ CAM (TIẾT 2) I.Mục tiêu - Như tiết 1 II.Chuẩn bị -GV: Bài xé dán mẫu -HS: Giấy màu, hồ dán. III. Những hoạt động trên lớp Hđ1: Khởi động Trò chơi: Bạn Tí bảo Hđ2: Bài cũ Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh. Nhận xét Hđ3: Bài mới Gv treo tranh dán mẫu để học sinh quan sát lại hình quả cam. Đặt quả cam mẫu lên bàn cho học sinh quan sát. Học sinh nêu một số thao tác đã xé dán hình quả cam mà giáo viên đã hương dẫn ở tiết trước để học sinh nhớ lại. Giáo viên làm mẫu lại cho học sinh quan sát. Yêu cầu học sinh lấy giấy màu thực hành xé, dán, GV kiểm tra giúp đỡ những học sinh yếu. Phết hồ, dán sản phẩm vào vở. Hđ4: Củng cố, dặn dò Giáo viên cùng học sinh nhận xét, đánh giá một số sản phẩm đã hoàn thành. Về nhà xé dán lại. Nhận xét tiết học. Thứ sáu, ngày tháng năm Âm nhạc Bài: TÌM BẠN THÂN(TIẾT 2) I/ Mục tiêu Học sinh hát đúng giai điệu và thuộc lời 1,2. Vừa hát vừa vỗ tay đệm theo phách. Thực hiện biểu diễn một số động tác vận động phụ họa II/ Chuẩn bị GV: Vài động tác vận động phụ họa, nhạc cụ. HS: Vở bài hát. III/ Những hoạtđộng trên lớp Hđ1: Khởi động Khởi động giọng bài Bé lên ba bằng nguyên âm u. Trò chơi: Chim bay Nhận xét Hđ2: Bài cũ Cá nhân, cả lớp hát lời 1bài : Tìm bạn thân. Nhận xét Hđ3: Bài mới Dạy hát: GV dạy lời 2 bài : Tìm bạn thân. Giáo viên hát mẫu. Học sinh đọc đồng thanh lời 2 rồi hát lại lời 1. Dạy hát từng câu của lời 2 và nối các câu hát như cách dạy lời 1. Hát luân phiên các nhóm cho đến khi thuộc lời 2 và thuộc cả bài hát, Dạy hát kết hợp vận động phụ họa. Cho vài học sinh tập biểu diễn trước lớp. Hđ4:Củng cố, dặn dò. Cá nhân, cả lớp hát và múa hai bài hát vừa ôn. Thi đua hát, múa, biểu diễn trước lớp. Hát đồng thanh và vỗ tay theo phách. Về nhà tập hát nhiều lần. Nhận xét tiết học. --------------------------------------- Học vần Bài: oi, ai I.Mục tiêu - HS đọc, viết được oi, ai, nhà ngói, bé gái. Đọc đúng các từ ngữ và câu ứng dụng: Chú bói cá nghĩ gì thế? Chú nghĩ về bữa trưa. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Sẻ, ri, bói cá, le le II.Chuẩn bị Giáo viên: Tranh vẽ. Học sinh: Bộ ghép chữ, SGK III. Những hoạt động trên lớp. Hđ1: Khởi động Trò chơi: Đứng, nằm, ngồi Hđ2:Bài cũ Đọc , viết: mùa dưa, ngựa tía. Đọc bài SGK. Nhận xét, tuyên dương Hđ3: Bài mới + Giáo viên giới thiệu hai vần oi, ai. Vần oi: Vần oi gồm mấy âm ghép lại? So sánh oi và ia. Học sinh ghép vần oi. Đánh vần, đọc: oi. Muốn có tiếng ngói ghép như thế nào? Học sinh ghép tiếng ngói. Đánh vần, đọc: ngói. Giáo viên giới thiệu tranh nhà ngói: Nhà xây và được lợp bằng mái ngói. à nhà ngói, giáo viên, học sinh – đồng thanh. Vần ai giới thiệu tương tự. So sánh oi và ai? Học sinh đọc toàn bài. Thư giãn: Hát : Tìm bạn thân 2.Luyện viết Giáo viên viết mẫu, hướng dẫn qui trình viết. Bảng con: oi,ai, nhà ngói, bé gái. Đọc bài thứ tự, không thứ tự. GV mời học sinh đọc lại toàn bài. Giáo viên ghi từ ứng dụng, học sinh nhẩm. - Tìm tiếng có vần mới học? Đọc tiếng, từ. Nhận xét, chuyển tiết. TIẾT 2 Hđ1: Luyện đọc Khởi động: Trò chơi: Xây nhà. Đọc bài tiết 1. Đọc bài sách giáo khoa. Giáo viên giới thiệu tranh chú bói cá đang đậu trên cành cây học sinh quan sát tranh, thảo luận nhóm . Đọc câu ứng dụng: Chú bói cá nghĩ gì thế? Chú nghĩ về bữa trưa. Tìm tiếng có vần vừa học. Cá nhân, đồng thanh đọc câu ứng dụng. Đọc bài SGK. Thư giãn: Hát: Một con vịt Hđ2: Luyện viết HS mở vở tập viết, giáo viên hướng dẫn học sinh viết bài oi, ai. Giáo viên kiểm tra. Chấm một số bài, nhận xét. Hđ3: Luyện nói Học sinh thảo luận đôi bạn theo câu hỏi gợi ý: Tranh vẽ gì? Em biết con chim nào trong số con chim này? Bói cá và le le sống ở đâu? Nó ăn gì? Chim sẻ và chim ri ăn gì? Giáo vien nhận xét, chốt ý: Hđ4: Củng cố, dặn dò Trò chơi: nhận diện dấu, âm, tiếng. Tìm tiếng có vần vừa học. Đọc bài SGK. Nhận xét tiết học. ------------------------------------ Tập viết Bài: xưa kia, mùa dưa, ngà voi, gà mái I/ Mục tiêu Học sinh viết đúng, viết đều,đẹp các chữ: xưa kia, mùa dưa, ngà voi, gà mái. Viết đúng quy cách từng chữ. Rèn kĩ năng viết đẹp. Rèn luyện tư thế ngồi viết đúng cách. II/ Chuẩn bị Giáo viên: Bảng chữ mẫu Học sinh:Vở viết, bảng con. III/ Những hoạt động trên lớp HĐ1: Bài cũ Trò chơi: Dài ngắn. Giáo viên kiểm tra những học sinh chưa viết bài xong ở tiết trước. Bảng con: nhà ngói, bé gái. Nhận xét HĐ2: Bài mới 1/ Giới thiệu Giáo viên giới thiệu bài, ghi tựa. 2/ Quan sát chữ mẫu. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát độ cao, cấu tạo các chữ :xưa kia, ngà voi, mùa dưa, gà mái. Cá nhân đọc biết và đọc các chữ. - Từ xưa kia có mấy chữ? - Chữ xưa có mấy con chữ? - Chữ x,ư,a cao mấy ô?... + Các chữ khác GV hướng dẫn tương tự. Giáo viên viết mẫu hướng dẫn học sinh tô bóng, học sinh viết bảng con, một chữ viết hai lần. Lưu ý các con chữ viết liền nét với nhau. Thư giãn: Hát : Chiếc khăn tay 3/ Hướng dẫn viết vở. Giáo viên viết mẫu từng nét, nêu qui trình viết,học sinh viết bài vào vở. + Lưu ý: Mỗi con chữ cách nhau một ô. Giáo viên theo dõi, giúp đỡ những học sinh yếu. Giáo viên chấm một số bài đã hoàn thành. Nhận xét HĐ3: Củng cố, dặn dò. Trò chơi: Thi viết chữ đẹp. Bảng con: mùa dưa, gà mái, ngựa tía, Giáo viên giới thiệu một số bài viết đẹp, tuyên dương các em. Nhận xét tiết học. --------------------------------- Sinh hoạt tập thể I/ Mục tiêu Nhận xét những việc đã làm trong tuần. Phương hướng tuần 10. II/ Chuẩn bị Gv : Một số mẩu chuyện ngắn. Hs : Ý kiến nhận xét. III/ Những hoạt động trên lớp. Hđ1 :Nhận xét việc làm trong tuần. Giáo viên cho học sinh thảo luận đôi bạn, nêu ý kiến nhận xét về những việc đã làm được và chưa làm được trong tuần. Học sinh báo cáo. Lớp trưởng nhận xét. Giáo viên nhận xét.
Tài liệu đính kèm: