Giáo án các môn Lớp 1 - GV soạn: Lê Thị Mai - Trường Tiểu học Nguyễn Văn Tố

Giáo án các môn Lớp 1 - GV soạn: Lê Thị Mai - Trường Tiểu học Nguyễn Văn Tố

Đạo đức

Bài 1: EM LÀ HỌC SINH LỚP 1 ( Tiết 1 )

I. MỤC TIÊU:

1. HS biết :

 - HS có quyền có họ tên, có quyền được đi học .

 - Vào lớp 1, em có thêm nhiều bạn mới, có thầy cô giáo mới, được học nhiều điều mới lạ.

2. HS có thái độ:

 - Vui vẻ, phấn khởi đi học, tự hào là HS lớp 1

 - Biết yêu quý bạn bè, thầy cô, trường lớp.

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN.

 - Vở bài tập Đạo đức 1.

 - Các bài hát: Trường em, chúng em là học sinh lớp 1

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Hoạt động 1. Trò chơi: Vòng tròn giới thiệu tên

 - GV hướng dẫn: Mỗi nhóm ( 6 - 8 em) đứng thành vòng tròn: Em hãy giới thiệu tên mình với các bạn trong nhóm, sau đó chỉ định một bạn bất kì và hỏi: Tên bạn là gì ? Tên tôi là gì?

 - HS thực hiện trò chơi.

 ? Có bạn nào cùng tên với em không? Đó là bạn nào?

 ? Khi được giới thiệu tên mình với bạn em cảm thấy thế nào? ( sung sướng, tự hào )

 ? Trò chơi giúp em điều gì? ( Được giới thiệu tên, được biết tên bạn)

 GV: Mỗi người sinh ra trên đời đều có một các tên. Chúng ta sẽ gọi tên, nói tên của bạn trong học tập, vui chơi.

2. Hoạt động 2. HS tự giới thiệu về sở thích của minh.

 - GV nêu yêu cầu: Hãy giới thiệu với bạn cạnh mình những điều em thích .

 - HS thảo luận nhóm đôi.

VD: ? Bạn thích trò chơi gì? Bạn thích ăn món gì nhất?Bạn thích thể loại phim nào nhất?Bạn có thích vẽ không?

 - Mời một số cặp giới thiệu trước lớp.

 ? Sở thích của bạn có hoàn toàn giống em không?

GV : Mỗi người đều có sở thích riêng của mình. Những sở thích đó có thể giồng nhau, có thể khác nhau giữa người này với người khác. Chúng ta cần phải tôn trọng sở thích của người khác.

 

doc 92 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 498Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn Lớp 1 - GV soạn: Lê Thị Mai - Trường Tiểu học Nguyễn Văn Tố", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Thứ hai ngày 5 tháng 9 năm 2005
Đạo đức
Bài 1: Em là học sinh lớp 1 ( Tiết 1 )
I. Mục tiêu:
1. HS biết :
 - HS có quyền có họ tên, có quyền được đi học .
 - Vào lớp 1, em có thêm nhiều bạn mới, có thầy cô giáo mới, được học nhiều điều mới lạ.
2. HS có thái độ:
 - Vui vẻ, phấn khởi đi học, tự hào là HS lớp 1
 - Biết yêu quý bạn bè, thầy cô, trường lớp.
II. Tài liệu và phương tiện.
 - Vở bài tập Đạo đức 1.
 - Các bài hát: Trường em, chúng em là học sinh lớp 1
III. Các hoạt động dạy học 
1. Hoạt động 1. Trò chơi: Vòng tròn giới thiệu tên
 - GV hướng dẫn: Mỗi nhóm ( 6 - 8 em) đứng thành vòng tròn: Em hãy giới thiệu tên mình với các bạn trong nhóm, sau đó chỉ định một bạn bất kì và hỏi: Tên bạn là gì ? Tên tôi là gì?
 - HS thực hiện trò chơi.
 ? Có bạn nào cùng tên với em không? Đó là bạn nào? 
 ? Khi được giới thiệu tên mình với bạn em cảm thấy thế nào? ( sung sướng, tự hào)
 ? Trò chơi giúp em điều gì? ( Được giới thiệu tên, được biết tên bạn)
 GV: Mỗi người sinh ra trên đời đều có một các tên. Chúng ta sẽ gọi tên, nói tên của bạn trong học tập, vui chơi.
2. Hoạt động 2. HS tự giới thiệu về sở thích của minh.
 - GV nêu yêu cầu: Hãy giới thiệu với bạn cạnh mình những điều em thích .
 - HS thảo luận nhóm đôi.
VD: ? Bạn thích trò chơi gì? Bạn thích ăn món gì nhất?Bạn thích thể loại phim nào nhất?Bạn có thích vẽ không?
 - Mời một số cặp giới thiệu trước lớp.
 ? Sở thích của bạn có hoàn toàn giống em không?
GV : Mỗi người đều có sở thích riêng của mình. Những sở thích đó có thể giồng nhau, có thể khác nhau giữa người này với người khác. Chúng ta cần phải tôn trọng sở thích của người khác.
3. Hoạt động 3. Kể về ngày đầu tiên đi học của em.( Bài tập 3)
 - GV nêu yêu cầu: Hai HS cạnh nhau kể cho nhau nghe về ngày đầu tiên đi học.
 ? Bạn chuẩn bị cho ngày đầu tiên đi học như thế nào ? Bố mẹ chuẩn bị cho bạn những gì ? Ai đưa bạn đi học?
 - HS thảo luận nhóm đôi.
 - Mời một số HS kể trước lớp.
 ? Em cảm thấy thế nào khi đã là HS lớp 1? Em sẽ làm gì để xứng đáng là HS lớp 1?
 - GV :
 Vào lớp 1, em sẽ có thêm nhiều bạn mới, thầy cô giáo mới, sẽ được học nhiều điều mới lạ. Được đi học là niềm vui và quyền lợi của trẻ em. Là HS lớp 1 rồi, các em cần cố gắng học giỏi, thật ngoan, thực hiện tốt những quy định của nhà trường.
* Củng cố - dặn dò:
- VN kể cho bố mẹ nghe về ngày đầu tiên đi học của mình.
Thứ ba ngày 6 tháng 9 năm 2005
Thể dục
Bài 1: Tổ chức lớp - trò chơi
I. Mục tiêu:
 - Phổ biến nội quy tập luyện, biên chế tổ chức học tập, chọn cán sự bộ môn. Yêu cầu HS biết được những quy định cơ bản để thực hiện trong các giờ thể dục.
 - Trò chơi: Diệt các con vật có hại. Yêu cầu HS bước đầu biết tham gia vào trò chơi.
II. Địa điểm và phương tiện.
- Trong lớp học hoặc trên sân trường.
- GV chuẩn bị còi, tranh ảnh một số con vật.
III. nội dung và phương pháp lên lớp
1. Phần mở đầu.
 - GV nhận lớp.
 - Lớp trưởng cho lớp xếp thành 2 hàng dọc sau đó cho quay thành hàng ngang.
- Phổ biến nội dung và yêu cầu bài học.
- Đứng tại chỗ, vỗ tay, hát.
- Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp.
2. Phần cơ bản.
- Chọn cán sự bộ môn.
+ Cán sự bộ môn: Khoẻ, nhanh nhẹn.
+ Tổ tập luyện: 4 tổ.
+ Tổ trưởng.
- Phổ biến nội quy tập luyện.
 + Cách tập hợp.
 + Trang phục: gọn gàng, không đi dép lê.
 + Khi luyện tập phải nghiệm túc, muốn ra vào lớp phải xin phép.
 + HS sửa lại trang phục.
- Chơi trò chơi: Diệt các con vật có hại.
 + GV nêu tên trò chơi.
 + Luật chơi: GV gọi tên 1 con vật, nếu có hại thì cả lớp đồng thanh hô:"Diệt ! Diệt ! Diệt!", còn tên con vật có ích thì đứng im. Ai hô "Diệt" là sai và bị phạt.
+ HS chơi dưới sự chỉ đạo của GV.
+ Gv nhận xét.
3. Phần kết thúc.
 - Đứng vỗ tay hát.
 - Cùng học sinh hệ thống lại bài học.
 - GV nhận xét giờ học, 
 - Giờ học kết thúc, GV hô: "giải tán", HS hô to:"khoẻ".
 1 - 2 phút
1 - 2 phut
 2 - 3 phút
 1 - 2 phút
 1 - 2 phút
2 - 4 phút
 2 - 4 phút
 1 - 2 phút
 5 - 8 phút
 1 - 2 phút
1 - 2 phút
1 phút
*
* * * * *
* * * * *
 * * * * *
*
 * * * * *
*
 * * * * *
 * * * * *
Rút kinh nghiệm
 Thứ năm ngày 8 tháng 9 năm 2005
Tự nhiên - xã hội
 Bài 3. cơ thể chúng ta ( 4 )
I. Mục tiêu:
- HS biết kể tên các bộ phận chính của cơ thể.
- Biết một số cử động của đầu, cổ, mình, chân, tay.
- Rèn luyện thói quen ham thích hoạt động để có cơ thể tốt.
II. Đồ dùng dạy học.
 - Tranh ảnh trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài.
 Cho học sinh hát bài: Đôi bàn tay xinh.
 GV: Các em vừa hát về đôi bàn tay xinh của mình, ngoài hai bàn tay ra thì cơ thể chúng ta còn có rất nhiều bộ phận khác nữa, đó là những bộ phận nào, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài: Cơ thể chúng ta - GV ghi tên bài.
2. Bài mới.
* Hoạt động 1. Quan sát tranh, xác định các bộ phận bên ngoài cơ thể.
 - Mục đích: Giúp HS biết chỉ và gọi tên các bộ phận chính bên ngoài cơ thể.
 - Cách tiến hành.
 + GV giao nhiệm vụ: Thảo luận nhóm đôi, chỉ tranh trang 4 và nêu tên các bộ phận của cơ thể.
 + HS thảo luận.
 + GV treo hình/ 4 phóng to, gọi HS chỉ tranh nêu tên bộ phận bên ngoài cơ thể.
? Cơ thể người gồm những bộ phận nào?
? Phần đầu gồm những bộ phận nào?
? Phần mình có những gì?
GV chốt: Cơ thể chúng ta gồm nhiều bộ phận, mỗi bộ phận có một chức năng riêng và rất quan trọng đối với chúng ta.
* Hoạt động 2: Quan sát tranh trang 5.
- Mục đích: Biết được cơ thể gồm 3 phần chính là đầu, mình, chân tay và các cử động của 3 phần đó.
- Cách tiến hành:
+ HS quan sát tranh trang 5, thảo luận nhóm đôi.
? Các bạn trong từng hình vẽ đang làm gì?
+ HS thảo luận
+ Đại diện các nhóm lên trình bày: 1 HS nói - 1 HS làm theo động tác trong tranh: ngửa, cúi, quay, cười, ôm
+ Cả lớp quan sát - nhận xét.
 ? Cơ thể người gồm mấy phần? ( 3 phần: đầu, mình, chân tay)
 HS vừa trả lời vừa chỉ trên cơ thể mình.
* GV chốt: Chúng ta nên tích cực vận động, giữ gìn vệ sinh cơ thể và tập thể dục để cơ thể luôn khoẻ mạnh.
* Hoạt động 3. Tập thể dục.
- Mục đích:Gây hứng thú để HS rèn luyện thân thể.
- Cách tiến hành:
+ Hướng dẫn cả lớp hát: Cúi mãi mỏi lưng
 Viết mãi mỏi tay
 Thể dục thế này
 Là hết mệt mỏi
GV vừa hát vừa hướng dẫn từng động tác - Cả lớp làm theo.
GV: Muốn cơ thể phát triển tốt cần tập thể dục hằng ngày.
* Củng cố - dặn dò:
 - Trò chơi: Ai nhanh - Ai đúng
 +Luật chơi: Làm theo lời tôi nói chứ không làm như tôi làm.
 + GV phổ biến cách chơi: Đưa tay giả làm con ong bay vo vo. GV hô ong đậu vào má nhưng lại đưa tay lên trán. HS phải làm theo lời GV nói, nếu làm theo GV là sai và bị phạt.
 + GV cho HS chơi - 2 HS làm giám khảo: Cho HS chơi một số lần, phạt HS làm sai.
- GV tổng kết giờ học.
Rút kinh nghiệm
Thứ sáu ngày 9 tháng 9 năm 2005
Thủ công
Bài 1. Giới thiệu một số loại giấy, bìa 
và dụng cụ học thủ công
I. Mục tiêu.
 - HS biết một số loại giấy, bìa và dụng cụ học thủ công.
II. Chuẩn bị.
 - Các loại giấy thủ công, bìa, kéo, hồ dán, thước kẻ
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu giấy, bìa
- GV đưa ra một quyển vở: + Giấy là phần bên trong mỏng.
	 + Bìa được đóng phía ngoài dầy hơn.
- Giấy bìa được làm từ bột của nhiều loài cây: tre, nứa, bồ đề.
- GV giới thiệu các loại giấy màu để học thủ công: mặt trước là các màu: xanh, đỏ, tím, vàng mặt sau có kể ô.
2. Giới thiệu dụng cụ học thủ công.
 - Thước kẻ: thước được làm bằng gỗ hay nhựa, thước dùng để đo chiều dài. Trên mặt thước có chia vạch và đánh số. 
 - Bút chì: Dùng để kẻ đường thẳng, có nhiều loại bút chì, thường dùng loại bút chì cứng.
 - Kéo: Dùng để cắt giấy, bìa. Khi sử dụng kéo cần chú ý tránh gây đứt tay.
 - Hồ dán: Dùng để dán giấy thành sản phẩm hoặc dán sản phẩm vào vở. Hồ dán được chế biến từ bột sắn có pha chất chống gián, chuột và đựng trong hộp nhựa.
3. Nhận xét - Dặn dò.
 - Nhận xét: Tinh thần học tập, ý thức tổ chức kỷ luật của HS trong giờ học.
 - Dặn dò: HS chuẩn bị: Giấy trắng, giấy màu, hồ dán để tiết sau học bài:Xé dán hình chữ nhật, hình tam giác.
Rút kinh nghiệm
Tuần 2
Thứ hai ngày 12 tháng 9 năm 2005
Đạo đức
Bài 1: Em là học sinh lớp 1 ( Tiết 2 / 4 )
I. Mục tiêu. ( giống tiết 1 ).
II. Đồ dùng học tập.
 - Tranh bài tập 4.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Khởi động.
 - Cả lớp hát bài: Chúng em là học sinh lớp 1.
2. Hoạt động 1. Kể chuyện theo tranh.
 - GV nêu yêu cầu: Quan sát tranh bài 4 / 4.
+ Đặt tên cho bạn nhỏ ở tranh 1.
+ Quan sát tranh, dựa vào nội dung các bức tranh kể chuyện cho các bạn trong nhóm về bạn nhỏ trong tranh.
- HS kể chuyện trong nhóm ( 2 - 4 em ).
- Gọi một số HS kể trước lớp.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.
 - GV chốt: Bạn nhỏ trong tranh cũng đang đi học như các em. Trước khi đi học, được mọi người trong gia đình quan tâm chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập. Đến lớp, bạn được cô giáo đón chào, được học, được vui chơi. Theo em, bạn nhỏ phải làm gì để xứng đáng là HS lớp 1?( Chăm chỉ học tập, ngoan ngoãn, vâng lời thầy cô)
3. Hoạt động 2. Kể về kết quả học tập trong tuần đầu tiên.
 - GV nêu yêu cầu: Thảo luận nhóm, cặp theo nội dung: 
? Sau một tuần đi học em học được những gi?
? Cô giáo cho em những điểm nào?
? Bạn có thích đi học không? Vì sao?
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Một số HS kể trước lớp.
- GV chốt: Trẻ em có quyền được đi học.
4. Hoạt động 3.
 - HS múa, hát, đọc thơ hoặc vẽ trnh về chủ đề: Trường em.
* Củng cố - dặn dò.
- HS đọc bài thơ cuối bài.
- Dặn dò: Về nhà kể lại câu chuyện bài 4 / 4.
Rút kinh nghiệm
Thứ ba ngày 13 tháng 9 năm 2005
Thể dục
Bài 2 : Trò chơi - Đội hình đội ngũ
I. Mục tiêu.
 - Ôn trò chơi: Diệt các con vật có hại" Yêu cầu HS biết thêm một số con vật có hại, biết tham gia vào trò chơi chủ động hơn bài trước"
 - Làm quen với tập hợp hàng dọc, dóng hàng. Yêu cầu thực hiện ở mức độ cơ bản đúng, có thể còn chậm.
II. Địa điểm - phương tiện.
 - Trên sân trường. Dọn vệ sinh nơi tập.
 - GV chuẩn bị còi, tranh, ảnh, một số con vật.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp 
1. Phần mở đầu.
 - Tập hợp lớp thành 2 hàng dọc, cho quay thành hàng ngang để phổ biến nội dung.
 - GV nhắc HS nội quy, cho HS sửa lại trang phục.
 - Đứng vỗ tay hát. ... âu.
- Ôn một số động tác thể dục RLTTCB.
2. Phần cơ bản.
- Sơ kết học kì I.
+ Nhắc lại những kiến thức, kĩ năng đã học về đội hình đội ngũ, thể dục RLTTCB, đội hình đội ngũ.
+ Gọi một số HS lên thực hiện lại các động tác TDRLTTCB, đội hình đội ngũ.
+ GV đánh giá kết quả học tập của HS. Tuyên dương một số tổ cá nhân có thành tích xuất sắc. Nhắc nhở chung và hướng khắc phục
- Trò chơi: " Chạy tiếp sức"
 3. Phần kết thúc.
- Đi thường theo nhịp 2 x 4 hàng dọc và hát.
 - Trò chơi" Diệt các con vật có hại"
 - Nhận xét giờ học và giao bài tập về nhà.
1 - 2 phút
1- 2 phút
1 - 2 phút
50 - 60m
1 - 2 phút
2 - 3 phút
10 - 15 phút
2 - 3 phút
1 - 2 phút
1 - 2 phút
*
* * * 
 * * * 
 *
* * * * 
 * * * * 
Thứ năm ngày 12 tháng 1 năm 2006
Tự nhiên - xã hội
ôn tập và kiểm tra học kì I
Em hãy kể tên các việc em thường giúp đỡ gia đình?
2. Em hãy kể tên các thành viên trong lớp và các đồ dùng có trong lớp học.
3. Em hãy kể tên các hoạt động ở lớp mà em tham gia. Em thích hoạt động nào nhất? Vì sao?
4. Để giữ gìn lớp học sạch, đẹp em phải làm gì?
5. Kể tên một số vật gây đứt tay, chảy máu. Một số vật gây nóng bỏng và cháy.
? Khi dùng một số vật sắc nhọn, em cần chú ý gì?
Thứ sáu ngày 13 tháng 1năm 2005
Thủ công
Bài 9. gấp cái ví ( Tiết 2)
I. Mục tiêu:
- HS biết cách gấp cái ví.
- Gấp được cái ví bằng giấy.
II. Chuẩn bị: 
GV: - Ví giấy mẫu
- 1 tờ giấy màu hình chữ nhật.
- Bút chì, thước kẻ, hồ dán.
HS: - Giấy màu có kẻ ô và tờ giấy vở HS
- Bút chì, hồ dán.
- Vở thủ công.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ.
- Kiểm tra đồ dùng của HS.	
B. Bài mới
1. Nhắc lại các bước gấp cái ví
- GV treo tranh quy trình.
- HS nhắc lại các bước gấp cái quạt.
2. HS thực hành gấp cái quạt
Bước 1: Lấy đường dấu giữa:
? Đặt giấy như thế nào? ( để dọc giấy, mặt màu úp xuống)
Bước 2. Lấy đường dấu giữa:
? Khi gấp 2 mép ví phải chú ý điều gì? ( phải gấp từ dưới lên, 2 mép giấy khít nhau)
- GV lưu ý: gấp đều, phẳng 2 mép ví, miết nhẹ tay cho thẳng. 
Bước 3. Gấp túi ví.
 ? Bước 3 có mấy thao tác? ( có 3 thao tác)
? Thao tác thứ nhất làm gì? ( Gấp tiếp 2 mép ví vào trong)
- GV nêu yêu cầu thao tác 1: 2 mép ví phải sát đường dấu giữa, không gấp lệch, không gấp chồng lên nhau.
? Thao tác thứ hai làm gì? ( lật mặt sau, để giấy nằm ngang, gấp 2 phần ngoài vào.
- GV lưu ý: Gấp đều không để bên to, bên bé, cân đối vói chiều dài và chiều ngang của ví.
? Thao tác 3 làm gì? ( gấp đôi theo đường dấu giữa)
- HS thực hành gấp cái ví - GV quan sát - Giúp đỡ những HS còn lúng túng.
 * Nhận xét:
+ GV chấm bài làm của HS, tuyên dương bài đẹp.
+ Trưng bày bài làm đẹp.
+ HS dán sản phẩm vào vở thủ công.
+ Nhận xét tiết học: Việc chuẩn bị đồ dùng, tinh thần, thái độ học tập của HS.
 - Dặn dò: 
 + HS chuẩn bị giấy nháp có kẻ ô li, giấy màu, hồ dán cho bài sau
 (gấp cái mũ ca lô).
 - Cuối giờ thu nhặt giấy thừa bỏ vào nơi qui định, rửa và lau sạch tay.
Tuần 19
Thứ hai ngày 16 tháng 1 năm 2006
Đạo đức
Bài 9. lế phép vâng lời thầy giáo, cô giáo (Tiết 1)
I. Mục tiêu. 
1. Giứo HS hiểu:
- HS cần lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo vì thầy giáo, cô giáo là những người có công dạy dỗ các em nên người, rất thương yêu các em.
- Để tỏ ra lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo các em cần chào hỏi thầy cô khi gặp gỡ hay chia tay, nói năng nhẹ nhàng, dùng hai tay trao hay nhận vật gì đó từ thầy cô, phải thực hiện theo lời dạy bảo của thầy cô.
2. HS có tình cảm yêu quý, kính trọng thầy cô giáo.
3. HS có hành vi lễ phép, vâng lời thầy cô giáo trong học tập, rèn luyện và sinh hoạt hằng ngày.
II. đồ dùng dạy học.
 - Một số đồ vật phục vụ cho đóng vai.
IIi. Các hoạt động dạy học.
1. Hoạt động 1: Phân tích tiểu phẩm.
- GV hướng dẫn các cặp HS quan sát 2 tranh bài tập 1 và thảo luận.
? ở tranh 1, các bạn vào lớp như thế nào?
? ở tranh 2, các bạn ra khỏi lớp ra sao? Việc ra khỏi lớp như vậy có tác hại gì?
? Các em cần thực hiện theo các bạn ở tranh nào? Vì sao?
- HS thảo luận.
- HS trình bày kết quả thảo luận và bổ sung cho nhau.
GV kết luận: Xếp hàng ra vào lớp là biết giữ trật tự, chen lấn, xô đẩy là gây mất trật tự có khi bị ngã nguy hiểm. Các em cần phải giữ trật tự trong trường học.
2. Hoạt động 2. Thảo luận theo lớp.
? Để giữ trật tự, các em có biết nhà trường, cô giáo quy định những gì?
? Để tránh mất trật tự, các em không được làm gì trong trường, trong giờ học, khi ra vào lớp, trong giờ ra chơi?
? Việc giữ trật tự ở lớp, trường có ích lợi gì cho việc học tập, rèn luyện của các em?
? Việc gây mất trật tự có tác hại gì?
3. Hoạt động 3. HS liên hệ thực tế.
- HS tự liên hệ bạn thân và các bạn trong lớp đã biết giữ trật tự trong lớp chưa.
? Bạn nào luôn chăm chú thực hiện các yêu cầu của cô giáo trong giờ học? Bạn nào còn mất trật tự trong khi học tập? 
? Tổ nào thường xuyên thực hiện tốt việc xếp hàng ra vào lớp, tổ nào chưa? Tổ đó xếp hàng như thế nào?
GV tổng kết: Khen - chê. Phát động thi đua giữ trật tự giữa các tổ. Tổ nào thực hiện tốt sẽ được cờ đỏ.
Thứ ba ngày 20 tháng 1 năm 2005
Thể dục
Bài 15 thể dục rèn luyện tư thế cơ bản - trò chơi
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục ôn một số kỹ năng thể dục RLTTCB. Yêu cầu thực hiện ở mức độ chính xác hơn giờ trước.
- Làm quen với trò chơi "Chạy tiếp sức". Yêu cầu biết tham gia được vào trò chơi.
II. Địa điểm và phương tiện: 
- Trên sân trường: dọn vệ sinh nơi tập. 
- GV chuẩn bị 1 còi, cờ, kẻ vẽ sân chơi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
1. Phần mở đầu.	
 - GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.	
- Đứng vỗ tay, hát.
- Giậm chân tại chỗ hoặc chạy nhẹ nhàng 40 - 50 m, sau đó vừa đi vừa hít thở sâu.
 - Trò chơi: diệt các con vật có hại.
2. Phần cơ bản.
* Ôn phối hợp: 2 x 4 nhịp.
+ Nhịp 1: Đứng đưa trân trái raaisau, hai tay giơ cao thẳng hướng.
+ Nhịp 2: Về TTĐCB.
+ Nhịp 3: Đứng đưa chân phải ra sau, hai tay giơ lên cao chếch chữ V. 
+ Nhịp 4: Về TTĐCB.
* Ôn phối hợp: 2 x 4 nhịp.
+ Nhịp 1: Đứng đưa chân trái đưa sang ngang, hai tay chống hông.
+ Nhịp 2: Về tư thế đứng hai tay chống hông.
+ Nhịp 3: Đứng đưa chân phải sang ngang, hai tay chống hông.
+ Nhịp 4: Về TTĐCB.
* Trò chơi: "Chạy tiếp sức".
- GV nhắc lại tên trò chơi và cách chơi.
- HS chơi thử 1 - 2 lần.
- Chơi chính thức phân thắng, thua.
 3. Phần kết thúc.
- Đi thường theo nhịp 2 x 4 hàng dọc và hát.
 - GV cùng HS hệ thống bài học.
 - Nhận xét giờ học và giao bài tập về nhà.
1 - 2 phút
1- 2 phút
2 - 3 phút
1- 2 phút
1 - 2 lần
1 - 2 lần
6 - 8 phút
2 - 3 phút
1 - 2 phút
1 - 2 phút
*
* * * 
 * * * 
* * * * 
*
* * * * 
* * * *
*
* * * *
 *
* * * * 
 * * * * 
Thứ năm ngày 22 tháng 1 năm 2005
Tự nhiên - xã hội
Bài 15. Lớp học ( 32 )
I. Mục tiêu: Qua bài học HS biết: 
- Lớp học là nơi em đến hằng ngày.
- Nói về các thành viên của lớp học và các đồ dùng có trong lớp học.
- Nói được tên lớp, cô giáo chủ nhiệm và một số bạn cùng lớp.
- Nhận dạng và phân loại ( ở mức cơ bản ) đồ dùng trong lớp học.
- Kính trọng thầy cô giáo, đoàn kết với các bạn và yêu quý lớp học của mình.
II. chuẩn bị.
- Các tấm bìa ghi tên một đồ dùng trong lớp.
III. Các hoạt động dạy học.
* Giới thiệu bài: Lớp chúng ta kết đoàn.
GV: Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về lớp học của mình nhé.
1. Hoạt động 1: Quan sát tranh, thảo luận nhóm.
- Mục đích: Biết các thành viên của lớp học và các đồ dùng có trong lớp học.
- Cách tiến hành: 
+ HS quan sát hình ở trang 32, 33 theo cặp.
? Trong lớp học có những ai và có những gì?
? Lớp học của bạn gần giống với các lớp học nào trong các hình đó?
? Bạn thích các lớp học nào trong các hình đó? Tại sao?
+ Gọi đại diện các nhóm lên trình bày.
+ Thảo luận theo lớp.
? Kể tên cô giáo và các bạn của mình?
? Trong lớp thường chơi vơí những ai?
GV kết luận: Lớp học nào cũng có thầy ( cô ) giáo và HS. Trong lớp học có bàn, ghế, bảng
2. Hoạt động 2. Kể về lớp học cuả mình.
- HS quan sát lớp học của mình và kể về lớp học của mình với các bạn.
- Gọi HS kể trước lớp.
- Kết luận: + Các em cần nhớ tên lớp, tên trường của mình.
	 + Yêu quý lớp học của mình vì nơi đó là nơi các em đến học hằng ngày với cô giáo và các bạn.
3. Hoạt động 3. Trò chơi "Ai nhanh, ai đúng"
- Mục đích: Nhận dạng và phân loại đồ dùng trong lớp học.
- Cách tiến hành
- Giao cho mỗi nhóm một tấm bìa to.
+ Đồ dùng có trong lớp học của em.
+ Đồ dùng bằng gỗ.
+ Đồ dùng treo tường.
- Mỗi nhóm được phát 1 bộ bìa, HS sẽ chọn các tấm bìa ghi tên các đồ dùng và dán lên bảng.
- Nhóm nào làm nhanh và đúng sẽ thắng cuộc.
- GV nhận xét trò chơi - nhận xét tiết học 
Thứ sáu ngày 23 tháng 1 năm 2005
Thủ công
Bài 9. gấp nũ ca lô ( Tiết 1)
I. Mục tiêu:
- HS biết cách gấp mũ ca nô bằng giấy.
- Gấp được mũ ca lô bằng giấy.
II. Chuẩn bị: 
GV: - - Một chiéc mũ ca lô gấp có kích thước lớn ( HS có thể đội được)
- Một tờ giấy hình vuông to.
HS: - Giấy màu có kẻ ô và tờ giấy vở HS
- Vở thủ công.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ.
- Kiểm tra đồ dùng của HS.	
B. Bài mới
1. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
- GV giới thiệu mũ ca lô
- GV cho 1 HS đội mũ để cả lớp quan sát và gây sự hừng thú cho HS.
2. GV hướng dẫn mẫu
- GV treo tranh quy trình - GV giới thiệu từng bước và thực hiện mẫu.
Bước 1: Gấp đoạn thẳng cách đều
- GV nêu bước 1 - HS nhắc lại.
- GV đặt tờ giấy màu lên mặt bảng và gấp các nếp gấp cách đều
? Khi gấp các nếp gấp cách đều chúng ta phải lưu ý điều gì?( Khi gấp các nếp tiếp theo phải lật mặt giấy, các nếp gấp phải trùng khít lên nhau)
Bước 2. Gấp đôi để lấy dấu giữa 
- GV nêu bước 2 - HS nhắc lại
- Sau khi gấp xong các nếp gấp cách đều, GV gấp đôi để lấy dấu giữa,
- Sau đó dùng chỉ hay len buộc chặt phần giữa.
- Phết hồ dán lên nếp gấp ngoài cùng
Bước 3. 
 - Gấp đôi , dùng tay ép chặt để 2 phần đã phết hồ dính sát vào nhau. Khi hồ khô, mở ra ta được chiếc quạt.
 3. HS thực hành bằng giấy vở HS có kẻ ô
 - HS nhắc lại các bước thực hiện
 - GV hướng dẫn, giúp đỡ HS làm từng bước.
* Nhận xét từng bước và hoàn chỉnh của HS.
* Nhận xét tiết học.
* Dặn dò: Chuẩn bị đồ dùng để tiết sau thực hành.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA-CM1-19 2005.doc