ĐẠO ĐỨC
Bài 1: EM LÀ HỌC SINH LỚP MỘT (Tiết 1)
I.MỤC TIÊU:
1. Học sinh biết được:
-Trẻ em có quyền có họ tên, có quyền được đi học.
- Vào lớp Một, em sẽ có thêm nhiều bạn mới, có thầy cô giáo mới, trường lớp mới, em sẽ được học thêm nhiều điều mới lạ.
2. Học sinh có thái độ:
- Vui vẻ, phấn khởi đi học; tự hào trở thành HS lớp một.
- Biết yêu quý bạn bè, thầy giáo, cô giáo, trường lớp.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
- Vở bài tập Đạo đức 1.
- Các điều 7, 28 trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em
TUẦN 1 Thứ HAI, ngày 11 tháng 9 năm 2006 ĐẠO ĐỨC Bài 1: EM LÀ HỌC SINH LỚP MỘT (Tiết 1) I.MỤC TIÊU: 1. Học sinh biết được: -Trẻ em có quyền có họ tên, có quyền được đi học. - Vào lớp Một, em sẽ có thêm nhiều bạn mới, có thầy cô giáo mới, trường lớp mới, em sẽ được học thêm nhiều điều mới lạ. 2. Học sinh có thái độ: - Vui vẻ, phấn khởi đi học; tự hào trở thành HS lớp một. - Biết yêu quý bạn bè, thầy giáo, cô giáo, trường lớp. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: - Vở bài tập Đạo đức 1. - Các điều 7, 28 trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em III. CÁC HOẠT ĐỘNG – DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Hoạt động 1: “ Vòng tròn giới thiệu tên bài học ” _ Mục đích: Giúp HS biết giới thiệu, tự giới thiệu tên của mình và nhớ tên các bạn trong lớp; biết trẻ em có quyền có họ tên. _ Cách chơi: GV phổ biến HS đứùng thành vòng tròn . Đầu tiên, em thứ nhất giới thiệu tên mình. Sau đó, em thứ hai giới thiệu tên mình. Cứ như vậy cho đến khi tất cả mọi người trong vòng tròn đều được giới thiệu tên. _ Thảo luận: +Trò chơi giúp em điều gì? _ Kết luận: Mỗi người đều có một cái tên. Trẻ em cũng có quyền có họ tên. * Hoạt động 2:HS tự giới thiệu về sở thích của mình _GV nêu yêu cầu: Hãy giới thiệu với bạn bè bên cạnh những điều em thích _GV mời một số HS tự giới thiệu trước lớp. _ Những điều các bạn thích có hoàn toàn giống như em không? * Hoạt động 3: HS kể về ngày đầu tiên đi học của mình (Bài tập 3 ) . - GV nêu yêu cầu: Hãy kể về ngày đầu tiên đi học của em. + Em đã mong chờ, chuẩn bị cho ngày đầu tiên đi học như thế nào? + Bố mẹ và mọi người trong gia đình đã quan tâm, chuẩn bị cho ngày đầu tiên đi học của em như thế nào? + Em có thấy vui khi đã là HS lớp Một không? Em có thích trường, lớp mới của mình không? + Em sẽ làm gì để xứng đáng là HS lớp Một? _ GV kết luận: + Vào lớp Một, em sẽ có thêm nhiều bạn mới, cô giáo, thầy giáo mới, em sẽ học được nhiều điều mới lạ, biết đọc, biết viết và làm toán nữa. + Được đi hoặc là niềm vui, là quyền lợi của trẻ em. + Em rất vui và tự hào vì mình là HS lớp Một. + Em và các bạn sẽ cố gắng học thật giỏi, thật ngoan _ HS tự giới thiệu họ và tên mình cho các bạn trong lớp biết. _HS bàn bạc trao đổi và trả lời. _ Tự giới thiệu trong nhóm hai người những điều em thích - HS tự giới thiệu. - HS trả lời có hoặc không. - HS kể trong nhóm nhỏ (2 - 4 em). _ Cá nhân kể Thứ ba ngày 12 tháng 9 năm 2006 TỰ NHIÊN XÃ HỘI BÀI 1: CƠ THỂ CHÚNG TA I.MỤC TIÊU Sau bài học này, HS biết: _ Kể tên các bộ phận chính của cơ thể _ Biết một số cử động của đầu và cổ, mình, chân, tay _ Rèn luyện thói quen ham thích hoạt động để có cơ thể phát triển tốt II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Các hình trong bài 1 SGK HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.GV giới thiệu bài học. Hoạt động 1: Quan sát tranh. _Mục tiêu: Gọi đúng tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể. Bước 1: - GV đưa ra chỉ dẫn: Hãy chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể. Bước 2: - GV cho HS xung phong nói tên các bộ phận của cơ thể. -Hoạt động 2: Quan sát tranh _Mục tiêu: HS quan sát tranh về hoạt động của một số bộ phận của cơ thể và nhận biết được cơ thể chúng ta gồm ba phần: đầu, mình và tay, chân Bước 1: - GV đưa ra chỉ dẫn + Quan sát các hình hãy chỉ và nói xem các bạn trong từng hình đang làm gì? + Qua các hoạt động của các bạn trong từng hình, các em hãy nói với nhau xem cơ thể của chúng ta gồm có mấy phần? _Bước 2: - GV đưa ra yêu cầu: + Ai hoặc nhóm nào có thể biểu diễn lại từng hoạt động của đầu, mình, và tay chân như các bạn trong hình. - GV hỏi: Cơ thể chúng ta gồm mấy phần? * Kết luận: - Cơ thể chúng ta gồm ba phần, đó là: Đầu, mình và tay, chân. Hoạt động 3: Tập thể dục. _Mục tiêu: Gây hứng thú rèn luyện thân thể. Bước 1:GV hướng dẫn cả lớp học bài hát: Bước 2: GV làm mẫu từng động tác, vừa làm vừa hát. Khi hát +“ Cúi mãi mỏi lưng”, GV làm các động tác cúi gập người rối đứng thẳng lưng dậy. +“ Viết mãi mỏi tay”, GV làm các động tác tay, bàn tay, ngón tay + “Thể dục thế này”, GV làm động tác nghiên người sang trái, nghiên người sang phải +“ Là hết mệt mỏi”, GV làm động tác đưa chân trái, đưa chân phải. Bước 3: - GV gọi một HS lên trước lớp thực hiện các động tác thể dục Kết luận: GV nhắc nhở HS Muốn cho cơ thể phát triển tốt cần tập thể dục hằng ngày. -2.Nhận xét –dặn dò: _ Nhận xét tiết học _ Dặn dò: Bài 2 “Chúng ta đang lớn” HS hoạt động theo cặp. - Quan sát các hình ở trang 4 SGK. Hoạt động cả lớp. -Cho các em lên chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài cơ thể. Làm việc theo nhóm nhỏ + HS quan sát tranh về hoạt động của bộ phận của cơ thể và nhận biết được cơ thể chúng ta ba phần là: Đầu, mình và tay, chân. + Khuyến khích các em vừa nói tên vừa thực hiện động tác: ngửa cổ, cúi đầu, cúi mình và một số cử động tay chân _ Hoạt động cả lớp. +Một số em lên biểu diễn trước lớp. Cả lớp quan sát. -Ba phần: Đầu, mình và tay, chân. - HS làm theo GV. “ Cúi mãi mỏi lưng Viết mãi mỏi tay Thể dục thế này Là hết mệt mỏi”. - Cả lớp vừa tập thể dục vừa hát. -Cả lớp nhìn theo và cùng làm. THỦ CÔNG Bài 1: GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI GIẤY, BÌA VÀ DỤNG CỤ HỌC THỦ CÔNG I.MỤC TIÊU:_ HS biết một số loại giấy, bìa và dụng cụ học thủ công II.CHUẨN BỊ: _ Các loại giấy màu, bìa và dụng cụ để học thử công là kéo, hồ dán, thước kẻ III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Giới thiệu giấy, bìa: _ GV hướng dẫn phân biệt giấy, bìa: + Giấy: phần bên trong mỏng + Bìa: đóng ở phía ngoài dày hơn. _ GV giới thiệu giấy màu 2. Giới thiệu dụng cụ học thủ công: _Thước kẻ_Bút chì_ Kéo_Hồ dán 3. Nhận xét- dặn dò: __ Dặn dò: học bài “Xé, dán hình chữ nhật, hình tam giác. _ Quan sát _ Quan sát _ Chuẩn bị giấy trắng, giấy màu, hồ Thứ năm ,ngày 14 tháng 9 năm 2006 THỂ DỤC Bài 1: TỔ CHỨC LỚP – TRÒ CHƠI. I. MỤC TIÊU: _ Phổ biến nội quy tập luyện, biên chế tổ học tập, chọn cán sự bộ môn.Yêu cầu HS biết được những quy định cơ bản để thực hiện trong các giờ thể dục. _ Chơi trò chơi: “ Diệt các con vật có hại”.Yêu cầu bước đầu tham gia được vào trò chơi. II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN: Trong lớp học hoặc trên sân trường . _ GV chuẩn bị 1 còi, tranh, ảnh một số con vật. III. NỘI DUNG: NỘI DUNG ĐỊNH LƯỢNG TỔ CHỨC LUYỆN TẬP 1/ Phần mở đầu: -GV nhận lớp, kiểm tra sĩ số. -Phổ biến nội dung, yêu cầu bài học -Khởi động: + Đứng vỗ tay, hát. + Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp 1-2, 1-2, 2/ Phần cơ bản: a) Biên chế tổ tập luyện, chọn cán sự bộ môn: -GV dự kiến và nêu lên để HS cả lớp quyết định. b) Phổ biến nội quy tập luyện: + Phải tập hợp ngoài sân dưới sự điều khiển của lớp trưởng. + Trang phục TD nên đi giày hoặc dép có quai hậu, không đi dép lê. c) HS sửa lại trang phục: d) Chơi trò chơi: “ Diệt các con vật có hại”: +Hỏi để HS trả lời: những con vật nào có hại? Có ích? Cách chơi: + Khi GV gọi tên các con vật có ích như: trâu, bò, lợn, gà, ngan, ngỗng, dê, chó v.vthì lớp im lặng. Nếu em nào hô “ diệt” là bị phạt. + Khi GV gọi tên các con vật có hại: ruồi, muỗi, chuột, gián, kiến, mối.v.v thì cả lớp đồng thanh hô: “ Diệt! Diệt! Diệt!” và tay giả làm động tác đập muỗi, ruồi. 3/Phần kết thúc:_ Đứng vỗ tay và hát _ Củng cố_ Nhận xét _ Kết thúc giờ học-GV hô: “Giải tán”. 2 phút 2 phút 2 phút 2-4 phút 1-2 phút 2 phút 5-8 phút 1-2 phút 1-2 phút -Lớp tập hợp thành 4 hàng dọc, quay thành hàng ngang - Những quy định cơ bản trong giờ học thể dục. -Đội hình hàng ngang. -Đội hình hàng ngang Đê giày, dép vào nơi quy định, Tập hợp thành 4 hàng dọc rồi quay thành hàng ngang. Cho HS ngồi -GV cùng HS hệ thống lại bài HS hô to: “ Khỏe” ÂM NHẠC Tiết 1: Học hát: QUÊ HƯƠNG TƯƠI ĐẸP. Dân ca Nùng.Đặt lời: Anh Hoàng I.MỤC TIÊU:_ Hát đúng giai điệu và lời ca _ Hát đồng đều, rõ lời _ Biết bài hát “Quê hương tươi đẹp” là dân ca của dân tộc Nùng II.GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ: 1. Hát chuẩn xác bài hát “Quê hương tươi đẹp” 2. Đồ dùng dạy học:_ Nhạc cụ _ Máy cát xét và băng tiếng _ Một số tranh ảnh về dân tộc ít người III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Dạy bài hát “Quê hương tươi đẹp” a) Giới thiệu bài hát:_ GV nêu tên bài hát _ Quê hương tươi đẹp là một trong những bài dân ca của dân tộc Nùng, _ b) Nghe hát mẫu: _ Mở máy_ GV hát mẫu. c) Đọc lời ca và GV giải thích từ khó: _ Đọc lời ca theo từng câu. Quê hương em biết bao tươi đẹp -Đồng lúa xanh núi rừng ngàn cây -Khi mùa xuân thắm tươi đang trở về -Ngàn lời ca vui mừng chào đón -Thiết tha tình quê hương d) Dạy hát: _ GV hát từng câu kết hợp với gõ đệm. + C ... HS gõ theo phách HS gõ theo tiết tấu HS thực hành chơi 1 vài HS lên biểu diễn bài hát Thứ sáu ngày 05 tháng 01 năm 2006 HĐTT: KIỂM ĐIỂM CUỐI TUẦN 1/ Kiểm điểm tuần : + Nề nếp: - Sinh hoạt giữa giờ chưa nghiêm túc + Học tập : Học bài và làm bài tương đối đầy đủ 3) Phương hướng T.17 - Thực hiện đi học đúng giờ - Thi đua sinh hoạt giờ chơi nghiêm túc - Thi đua ra về thẳng hàng - Thi đua tập thể dục đúng, nghiêm túc và nhanh TUẦN 18 Thứ HAI, ngày 8 tháng 01 năm 2007 ĐẠO ĐỨC Tiết 18 Thực hành kỹ năng cuối HK1 I. MỤC TIÊU: Nắm chắc cách thức và kỹ năng từ bài 6 đến bài 8-Vận dụng và biết cách sử dụng trong cuộc sống hằng ngày- Hiểu được trẻ em có quyền có quốc tịch, biết được màu sắc và hình dáng của lá cờ VN , tự hào mình là người VN. Thực hiện tốt đi học đều và đúng giờ Có ý thức trật tự khi ra vào lớp và khi đi ngồi học II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: Sưu tầm một số tranh ảnh từ bài 6-8 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: A.Bài cũ : Khi xếp hàng ra vào lớp em cần làm gì ? ( Trật tự ,không chen lấn, xô đẩy, đùa nghịch) – Trong giờ học em cần làm gì để để tiếp thu bài tốt ?( Im lặng, chú ý lắng nghe) B. Bài mới : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1) GV cho HS nêu lại nội dung bài học : -Từ GK1 đến nay em đã học những bài nào ? 2) GV đặt câu hỏi : - Lá cờ Việt Nam có màu gì và hình dáng như thế nào? - Khi chào cờ em phải làm gì ? -Nghiêm trang khi chào cờ thể hiện điều gì ? -Đi học đều và đúng giờ có lợi gì ? -Cần phải làm gì để đi học đều và đúng giờ? - Khi xếp hàng ra vào lớp em cần làm gì ? - Mất trật tự trong giờ học có hại gì ? 3) Thực hành trò chơiGV mời 1 lượt 2 tổ lên thi đua -Nghiêm trang khi chào cờ- Xếp hàng ra vào lớp trật tự -GV kết luận : Nghiêm trang khi chào cờ -Đi học đều và đúng giờ Trật tự trong giờ học. Học sinh thảo luận nhóm đôi+TLCH _HS chuẩn bị kể về một bạn biết lễ phép và vâng lời thầy giáo, cô giáo. Thi đua giữa các tổ : Tổ 1+Tổ 3 Tổ 2 + Tổ 4 Lớp nhận xét C. Củng cố dăïn dò : Thực hành tốt những điều đã học Chuẩn bị : Lễ phép với thầy cô giáo Thứ ba ngày 9 tháng 1 năm 2007 THỦ CÔNG Gấp Cái Ví ( Tiết 2 ) I.MỤC TIÊU: _ Biết cách gấp cái ví bằng giấy_ Gấp được cái ví bằng giấy II.CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên:- Ví mẫu bằng giấy màu có kích thước lớn, 1 tờ giấy màu hình chữ nhật để gấp ví 2.Học sinh:1 tờ giấy màu hình chữ nhật để gấp ví, 1 tờ giấy vở HS, Vở thủ công III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động học sinh 1. Học sinh thực hành gấp cái ví: _ GV nhắc lại qui trình gấp ví theo 3 bước. + Bước 1– Lấy đường dấu giữa + Bước 2 – Gấp 2 mép ví: + Bước 3 – Gấp túi ví: _ Trong lúc HS thực hành, GV quan sát, giúp đỡ những em còn lúng túng _ Trình bày sản phẩm: _ Đánh giá sản phẩm: + Tổ chức trình bày và sử dụng sản phẩm + Chọn sản phẩm đẹp để tuyên dương. 2.Nhận xét- dặn dò: _ Nhận xét tiết học: + Sự chuẩn bị của học sinh + Tinh thần học tập _ Dặn dò: Làm bài “Gấp mũ ca lô” _ Thực hành tập gấp cái ví trên giấy nháp (tờ giấy vở của HS) _ Quan sát _Thực hành gấp ví + Để dọc tờ giấy, mặt màu úp xuống. Khi gấp phải gấp từ dưới lên, 2 mép giấy khít nhau (h1) + Gấp đều phẳng 2 mép ví, miết nhẹ tay cho thẳng (h4) + Gấp 2 mép ví vào trong sát đường dấu giữa (không gấp lệch, không gấp chồng lên nhau) Khi lật hình 7 ra mặt sau, để giấy nằm ngang, gấp 2 phần ngoài vào (h9) * Gấp hoàn chỉnh cái ví – HS trang trí sản phẩm._ Dán “cái ví” vào vở. Chuẩn bị 1 tờ giấy vở HS, giấy màu. Thứ Tư ,ngày 10 tháng 01 năm 2007 TỰ NHIÊN XÃ HỘI BÀI 18, 19: CUỘC SỐNG XUNG QUANH I. MỤC TIÊU: Giúp HS: _Quan sát và nói một số nét chính về hoạt động sinh sống của nhân dân địa phương _HS có ý thức gắn bó, yêu mến quê hương II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Các hình trong bài 18 và 19 SGK III. Hoạt động dạy – học: A. Bài cũ : Em có viết, vẽ bẩn lên bàn, ghế, bảng, tường không? + Em có vứt rác hay khạc nhổ bừa bãi ra lớp không? + Em nên làm gì để giữ cho lớp sạch, đẹp? B. Bài mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Giới thiệu bài: Hoạt động 1: Tham quan hoạt động sinh sống của nhân dân khu vực chung quanh trường _Mục tiêu: HS quan sát thực tế đường sá, nhà ở, cửa hàng, các cơ quan, chợ, các cơ sở sản xuất ở khu vực xung quanh trường *Bước 1: _GV giao nhiệm vụ quan sát: + Nhận xét về quang cảnh trên đường _GV phổ biến nội quy khi đi tham quan: + Yêu cầu HS phải luôn đảm bảo hàng ngũ, không được đi lại tự do + Phải trật tự, nghe theo hướng dẫn của GV *Bước 2: Đưa HS đi tham quan *Bước 3: Đưa HS về lớp Hoạt động 2: Thảo luận về những hoạt động sinh sống của nhân dân _Mục tiêu: HS nói được những nét nổi bật về các công việc sản xuất, buôn bán của nhân dân ở địa phương. *Bước 1: Thảo luận nhóm _HS nói với nhau về những gì các em đã được quan sát như đã hướng dẫn ở phần trên *Bước 2: Thảo luận cả lớp _GV yêu cầu đại diện các nhóm lên nói với cả lớp xem các em đã phát hiện được những công việc chủ yếu nào mà đa số người dân ở đây thường làm Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm với SGK _Mục tiêu: HS biết phân tích hai bức tranh trong SGK để nhận ra bức tranh nào vẽ về cuộc sống ở nông thôn, bức tranh nào vẽ về cuộc sống ở thành phố. _Cách tiến hành: *Bước 1: _GV yêu cầu HS *Bước 2: _GV gọi một số HS trả lời câu hỏi: + Bức tranh ở trang 38, 39 vẽ về cuộc sống ở đâu? Tại sao em biết? + Bức tranh ở trang 40, 41 vẽ về cuộc sống ở đâu? Tại sao em biết? 2.Nhận xét- dặn dò:_Nhận xét tiết học _Dặn dò: Chuẩn bị bài 20 “An toàn trên đường đi học” _HS đi tham quan _Thảo luận _Quan sát theo hướng dẫn của GV _Thảo luận theo nhóm _Thảo luận cả lớp Thứ năm ngày 11 tháng 01 năm 200 THỂ DỤC Bài 18: TRÒ CHƠI. I. MỤC TIÊU: _Làm quen với trò chơi “ Nhảy ô tiếp sức”.Yêu cầu biết tham gia trò chơi ở mức ban đầu. II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN: _ Trên sân trườngKẻ 2 dãy ô như hình 24 (SGV). III. NỘI DUNG: NỘI DUNG ĐỊNH LƯỢNG TỔ CHỨC LUYỆN TẬP 1/ Phần mở đầu: -GV nhận lớp, kiểm tra sĩ số. -Phổ biến nội dung, yêu cầu bài học -Đứng tại chỗ, vỗ tay, hát. -Khởi động: Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp. 2/ Phần cơ bản: a) Trò chơi “nhảy ô tiếp sức”: _ Chuẩn bị: Kẻ một vạch chuẩn bị dài 4m, sau đó kẻ vạch xuất phát dài 4m, cách vạch chuẩn bị 1m. Từ vạch xuất phát về trước 0.6-0.8m kẻ hai dãy ô vuông, mỗi dãy 10 ô, mỗi ô cạnh 0.4-0.6m. Cách ô số 10: 0.6m kẻ vạch đích dài 4m. _ Cách chơi: +GV nêu tên trò chơi, sau đó chỉ trên hình và giải thích cách chơi, làm mẫu. + Cho 1 HS ra chơi thử. Sau đó cho một nhóm 2-3 HS chơi thử. HS cả lớp chơi thử. 3/ Phần kết thúc: _ Thả lỏng. _ Củng cố. _ Nhận xét. 1-2 phút 1-2 phút 1 phút 1-2 phút 12-18 phút 1-2 lần 2-3 phút 1-2 phút 1-2 phút - Lớp tập hợp thành 4 hàng dọc. - Làm quen trò chơi “nhảy ô tiếp sức”. - Tập hợp lớp thành 2 hàng dọc. - Khi có lệnh, các em số 1 bật nhảy bằng hai chân vào ô số 1, sau đó bật nhảy hai chân vào ô số 2 và 3, nhảy chụm hai chân vào ô số 4 và cứ lần lượt nhảy như vậy cho đến đích, thì quay lại, chạy về vạch xuất phát đưa tay, chạm tay bạn số 2. Bạn số 2 bật nhảy như bạn số 1 và lần lượt (lượt đi thì bật nhảy, lượt về thì chạy) như vậy cho đến hết, hàng nào xong trước, ít phạm quy là thắng cuộc. Đội hình hàng dọc (2-4 hàng) - HS đi thường theo nhịp. - GV cùng HS hệ thống bài. - Tập chơi lại trò chơi. ÂM NHẠC Tiết 17: TẬP BIỂU DIỄN CÁC BÀI HÁT ĐÃ HỌC. I.MỤC TIÊU:_Tập cho HS mạnh dạn tham gia biểu diễn bài hát trước lớp _ Qua trò chơi âm nhạc giúp cho các em phát triển khả năng nghe và nhạy cảm với tiết tấu trong âm nhạc II.GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ:_ Nhạc cụ, tập đệm các bài hát III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Ôn tập các bài hát đã học. _Dùng các bài hát đã học, GV tổ chức cho HS biểu diễn trước lớp. Khi biểu diễn có kết hợp vận động phụ họa. Hoạt động 2: Cho HS chơi trò chơi: âm nhạc Trò chơi 1: “Tiếng hát ở đâu?” “Đoán tên” và “Bao nhiêu người hát?” _ Cho 1 em nhắm mắt. _ GV chỉ định 1 hoặc nhiều em khác hát 1 câu hát do GV qui định . Em nhắm mắt phải phải định hướng xem âm thanh phát ra từ phía nào (chỉ tay về hướng đó); Tập phân biệt giọng hát (nói tên bạn nào hát) hoặc tập phân biệt số lượng giọng hát (nói rõ có 1 hay nhiều bạn hát ) _ GV chia lớp thành 2 nhóm: + Nhóm A: Hát + Nhóm B: Gõ Rồi sau đó đổi bên * Trò chơi này giúp các em biết nghe và hát đúng tiết tấu của bài hát. *Dặn dò: _ Ôn tập – Kiểm tra học kì I. _ Cho HS biểu diễn theo nhóm, tổ, cá nhân. _ HS Vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu lời ca theo: + Nhóm + Tổ _ Cho từng nhóm lên biểu diễn: hát kết hợp với vài động tác phụ họa. Thứ sáu ngày 12 tháng 01 năm 2006 HĐTT KIỂM ĐIỂM CUỐI TUẦN
Tài liệu đính kèm: