Giáo án Các môn lớp 1 - Tuần 11 đến 13

Giáo án Các môn lớp 1 - Tuần 11 đến 13

AN TOÀN GIAO THÔNG

Tiết 3 : KHÔNG CHƠI ĐÙA TRÊN ĐƯỜNG PHỐ

I.MỤC TIÊU: - Biết tác hại của việc chơi đùa trên đường phố

 - Biết vui chơi đúng nơi qui dịnh để bảo đảm an toàn

 - Không đồng tình với việc chơi đùa trên đường phố

 II.GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ: Đĩa Pokemon, đầu DVD, TV – Học sinh : Sách Poke mon

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Bài cũ : - Hành động của bạn Ba là an toàn hay nguy hiểm ( nguy hiểm )

 - Nếu em ở đó em khuyên Ba điều gì ? ( không nên băng qua đường)

Bài mới:

 

doc 21 trang Người đăng thanhlinh213 Lượt xem 1184Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Các môn lớp 1 - Tuần 11 đến 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ sáu ngày 16 tháng 11 năm 2007
AN TOÀN GIAO THÔNG 
Tiết 3 : KHÔNG CHƠI ĐÙA TRÊN ĐƯỜNG PHỐ 
I.MỤC TIÊU: - Biết tác hại của việc chơi đùa trên đường phố
	 - Biết vui chơi đúng nơi qui dịnh để bảo đảm an toàn
 - Không đồng tình với việc chơi đùa trên đường phố
 II.GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ: Đĩa Pokemon, đầu DVD, TV – Học sinh : Sách Poke mon 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Bài cũ : - Hành động của bạn Ba là an toàn hay nguy hiểm ( nguy hiểm )
	 - Nếu em ở đó em khuyên Ba điều gì ? ( không nên băng qua đường)
Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1)HĐ1: Đọc và tìm hiểu nội dung câu chuyện 
B1 : Cho HS xem dĩa Pokemon
GV giao nhiệm vụ 
B2 : HS tiếp cận nội dung câu chuyện :
.Ba và Huy đang chơi trò gì ?
- Các bạn đá bóng ở đâu ? 
- Lúc này, dưới lòng đường xe cộ đi lại như thế nào?
- Chuyện gì đã xảy ra với 2 bạn?
- Em thử tưởng tượng nếu ô tô không thắng kịp thì điều gì sẽ xảy ra ?
B3 : Kết luận : Xem sách HDGD / 8
Kết luận : Xem sách GV trang 21
2. HĐ2 : Bày tỏ ý kiến
B1: GV đính tranh – HS bày tỏ ý kiến: Nếu tán thành: giơ thẻ ông mặt cười
- Không tán thành : giơ thẻ ông mặt khóc
B2 : GV khai thác : - Vì sao em tán thành ?
- Vì sao em không tán thành ?
- Nếu có em ở đó em sẽ khuyên bạn điều gì ?
B3: Kết luận Xem sách HDGD trang 9
3.Hoạt động 3 : TC : Hỗ trợ “ nên, không nên”
Xem sách HDGD/9
* kết luận : Đọc câu ghi nhớ :
Cầu lông, bóng đá- Chơi là thích luôn
Em ơi, nhớ nhé – Đừng chơi gần đường 
4.Củng cố, dặn dò : Thực hiện như bài học
Cả lớp xem dĩa
TL nhóm đôi : QS tranh, đọc , ghi nội dung – Mời 2 nhóm lên kể chuyện
Đá bóng
- Trên vỉa hè 
-tấp nập 
- 1 chiếc ô tô thắng gấp-Ba, Huy run rẩy, hết hồn vì sợ
- Tai nạn sẽ xảy ra 
Việc làm đó đúng
Việc làm đó nguy hiểm
Không chơi đùa trên đường phố
TUẦN 11
Thứ HAI, ngày 19 tháng 11 năm 2007
ĐẠO ĐỨC
 Tiết 11 - ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HK1
I. MỤC TIÊU: - Nắm chắc kiến thức và kĩ năng từ bài 1 đến bài 5
 - Vận dụng và biết ứng xử trong cuộc sống hằng ngày
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: GV Tranh minh họa - HS : Vở BT ĐĐ 1
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
a. Bài cũ : - Để cha mẹ vui lòng, anh chị em trong gia đình phải sống như thế nào? ( hoà thuận, yêu thương, chăm sóc)
- Là em trong gia đình em phải có bổn phận gì đối với anh chị ( lễ phép, vâng lời anh chị )
b. Bài mới : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV đặt câu hỏi :
-Từ đầu năm đến giờ các em đã học những bài đạo đức nào?
-Em hãy kể về ngày đầu tiên đi học của mình ?
- Như thế nào là cách ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ ?
- Em phải làm gì để giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập?
- Hãy kể về gia đình của em ?
-Em phải có bổn phận như thê71 nào đối với ông bà, cha mẹ, anh chị ?
- Là anh chị phải đối xử với em như thế nào?
*Nhận xét- dặn dò:
 Thực hiện tốt các điều đã học 
_Dặn dò: Chuẩn bị bài Nghiêm trang khi chào cờ
HS thảo luận, trả lời: 
-Em là HS lớp 1 ?
- Gọn gàng sạch sẽ- Giữ gìn sách vở
- Gia đình em- Lễ phép..em nhỏ
Thứ ba , ngày 20 tháng 11 năm 2007
THỦ CÔNG
Bài 7: XÉ, DÁN HÌNH CON GÀ CON ( T2 )
I.MỤC TIÊU:_ Biết cách xé, dán hình con gà con đơn giản
 _ Xé được hình con gà con, dán cân đối, phẳng
 II.CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên:_ Bài mẫu về xé, dán hình con gà con, có trang trí cảnh vật
 _ Giấy thủ công màu vàng_ Hồ dán, giấy trắng làm nền_ Khăn lau tay
 2.Học sinh: _ Giấy thủ công màu vàng _ Bút chì, bút màu, hồ dán 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:
_ Cho HS xem bài mẫu, hỏi:
+ Nêu những đặc điểm, hình dáng, màu sắc của con gà?
2. Giáo viên hướng dẫn mẫu:
a) Xé hình thân gà:
b) Xé hình đầu gà:
_ Xé chỉnh, sửa cho gần tròn giống hình đầu gà 
c) Xé hình đuôi gà: (dùng giấy cùng màu với đầu gà)
d) Xé hình mỏ, chân và mắt gà:
_e) Dán hình:
_Sau khi xé đủ các bộ phận của hình con gà con, GV làm thao tác bôi hồ và dán theo thứ tự: thân, đầu, mỏ. Mắt, chân gà lên giấy nền.
_ Trước khi dán cần sắp xếp thân, đầu, đuôi, chân gà cho cân đối.
3. Học sinh thực hành:
_ Yêu cầu HS lấy giấy màu.
* Đây là các chi tiết nhỏ, khó xé, GV nên hướng dẫn trực tiếp tại chỗ cho những em còn lúng túng.
_ Trình bày sản phẩm.
.Nhận xét- dặn dò:
_ Nhận xét tiết học: 
 + Sự chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập
 + Thái độ học tập + Vệ sinh và an toàn lao động
_ Đánh giá sản phẩm: 
_ Dặn dò: “Xé, dán hình con mèo”
_ Đặt mặt sau có kẻ ô lên trên _ Lần lượt đếm ô, đánh dấu và vẽ các hình chữ nhật cạnh dài 10 ô, cạnh ngắn 8 ôâ; hình vuông cạnh 5 ô, hình tam giác trên hình vuông cạnh 4 ô.
_ Xé rời các hình khỏi tờ giấy màu.
_ Lần lượt xé hình thân, đầu, đuôi gà như đã hướng dẫn.
Mắt gà nhỏ nên có thể dùng bút màu để tô mắt.
_ Xếp hình cân đối.
Dán sản phẩm và vở: dán cân đối, phẳng và đều.
_ Trang trí cảnh vật cho bài thêm sinh động 
_ Dán xong thu dọn giấy thừa và lau sạch tay.
Chuẩn bị giấy màu giấy nháp, có kẻ ô, bút chì, hồ.
Thứ tư ,ngày 21 tháng 11 năm 2007
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
BÀI 11: GIA ĐÌNH
I. MỤC TIÊU: Giúp HS biết:_Gia đình là tổ ấm của em
_Bố, mẹ, ông, bà, anh, chị, emlà những người thân yêu nhất của em
_Em có quyền được sống với cha mẹ và được cha mẹ yêu thương, chăm sóc
_Kể được về những người trong gia đình mình với các bạn trong lớp
_Yêu qúy gia đình và những người thân trong gia đình
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:_Bài hát “ cả nhà thương nhau”_Vở bài tập TNXH, bút vẽ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động:Lớp hát bài “Cả nhà thương nhau”.
2.Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Quan sát, theo nhóm nhỏ.
_Mục tiêu: Gia đình là tổ ấm của em.
* Bước 1:
_Chia nhóm _Quan sát các hình trong bài 11 SGK.
_Từng nhóm trả lời câu hỏi trong SGK.
+Gia đình Lan có những ai? Lan và những người trong gia đình đang làm gì?
+Gia đình Minh có những ai? Minh và những người trong gia đình đang làm gì?
* Bước 2:Kết luận:
 Mỗi người khi sinh ra đều có bố, mẹ và những người thân. Mọi người đều sống chung trong một mái nhà đó là gia đình.
Hoạt động 2: : Hoạt động cả lớp.
_Mục tiêu: Mọi người được kể và chia sẻ với các bạn trong lớp về gia đình mình.
Kết luận:
 Mỗi người khi sinh ra đều có gia đình, nơi em được yêu thương chăm sóc và che chở. Em có quyền được sống chung với bố mẹ và người thân.
3.Nhận xét- dặn dò:
_Nhận xét tiết học
_Dặn dò: Chuẩn bị bài 12: Nhà ở
_Cả lớp hát
_Quan sát
_Mỗi nhóm có 3 – 4 HS. 
_Đại diện một số nhóm chỉ vào hình và kể về gia đình Lan, gia đình Minh. 
+Từng đôi một kể với nhau về những người thân trong gia đình.
Thứ năm ,ngày 22 tháng 11 năm 2007
THỂ DỤC
Bài 11: THỂ DỤC RÈN LUYỆN TƯ THẾ CƠ BẢN 
 TRÒ CHƠI.
I. MỤC TIÊU:_ Ôn một số động tác Thể dục RLTTCB đã học. 
 _ Học động tác đứng đưa một chân ra trước, hai tay chống hông. _ Làm quen với trò chơi “ Chuyền bóng tiếp sức”.
 II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN: _ Trên sân trường. _ GV chuẩn bị 1 còi
III. NỘI DUNG: 
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
TỔ CHỨC LUYỆN TẬP
1/ Phần mở đầu: 
-GV nhận lớp, kiểm tra sĩ số.
-Phổ biến nội dung, yêu cầu bài học
-Đứng tại chỗ, vỗ tay, hát.
-Giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp.
-Khởi động:
 +Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường 
 + Đi theo vòng tròn và hít thở sâu - Trò chơi “ Diệt các con vật có hại”
2/ Phần cơ bản: 
a) Đứng đưa một chân ra trước, hai tay chống hông:
_ GV nêu tên động tác sau đó vừa làm mẫu vừa giải thích động tác:
“ Từ TTĐCB đưa chân trái ra trước lên cao thẳng hướng, chân và mũi chân thẳng chếch xuống đất, đồng thời hai tay chống hông, chân phải và thân người thẳng, mắt nhìn theo mũi chân trái. Lần tập tiếp theo, đổi chân, mắt nhìn vào mũi chân phải.”
_ Cho HS tập theo 4 nhịp sau:
_ Nhịp 1: Đưa chân trái ra trước, hai tay chống hông.
_ Nhịp 2: Về TTĐCB.
_ Nhịp 3: Đưa chân phải ra trước, hai tay chống hông.
_ Nhịp 4: Về TTĐCB.
Sau mỗi lần tập, GV nhận xét, sửa chữa động tác sai cho HS.
b) Trò chơi: “Chuyền bóng tiếp sức” 
_ Chuẩn bị:
 + Sân, đội hình:
 + Dụng cụ chơi:
_ Cách chơi: GV nêu tên trò chơi, làm mẫu cách chuyển bóng, sau đó dùng lời hướng dẫn cho một tổ chơi thử. GV tiếp tục giải thích cách chơi. Cho cả lớp chơi thử một số lần. Khi thấy cả lớp biết cách chơi, mới cho chơi chính thức có phân thắng thua.
@ Trường hợp phạm quy:
 Chuyển bóng không lần lượt mà cách quãng.
3/ Phần kết thúc:
_ Thả lỏng.
_ Củng cố.
_ Nhận xét.
1-2 phút
1 phút
1 phút
30-50m
1 phút
1 phút
4-5 lần
10-12 phút
2 phút
1-2 phút
1-2 phút
- Lớp tập hợp thành 4 hàng dọc.
- Ôn và học một số động tác thể dục RLTTCB.
Đội hình hàng dọc à vòng tròn
Tập hợp thành 2-4 hàng dọc, hàng nọ cách hàng kia tối thiểu 1m, trong mỗi hàng, em nọ cách em kia một cánh tay tổ trưởng đứng trên cùng hai tay cầm quả bóng giơ lên cao  ...  quét dọn nhà cửa); ai trông em bé, chơi đùa với em bé; ai giúp đỡ em học tập; ai chơi đùa, nói chuyện với em?
+Hằng ngày, em đã làm gì để giúp đỡ gia đình?
+Em cảm thấy thế nào khi đã làm được những việc có ích cho gia đình?
Kết luận:
 Mọi người trong gia đình đều phải tham gia làm việc nhà tùy theo sức của mình.
Hoạt động 3: Quan sát hình.
_Mục tiêu: HS hiểu điều gì sẽ xảy ra khi trong nhà không có ai quan tâm dọn dẹp 
_Cách tiến hành:
* Bước 1:
_GV hướng dẫn HS quan sát các hình ở trang 29 SGK và trả lời câu hỏi sau:
+Hãy tìm ra những điểm giống và khác nhau của hai hình ở trang 29 SGK.
+Nói xem em thích căn phòng nào? Tại sao?
+Để có được nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ em phải làm gì giúp bố mẹ?
* Bước 2: 
Kết luận:
_Nếu mỗi người trong nhà đều quan tâm đến việc dọn dẹp nhà cửa, nhà ở sẽ gọn gàng, ngăn nắp.
_Ngoài giờ học, để có được nhà ở gọn gàng sạch sẽ, mỗi HS nên giúp đỡ bố mẹ những công việc tùy theo sức mình.
 2. Nhận xét – dặn dò:
_Nhận xét tiết học
_Dặn dò: Chuẩn bị bài 14: An toàn khi ở nhà
_HS làm việc theo cặp.
_Vài HS trình bày trước lớp
_HS làm việc theo nhóm 2 em: Kể cho nhau nghe về công việc thường ngày của những người trong gia đình và của bản thân mình cho bạn nghe và nghe bạn kể.
_HS làm việc theo cặp.
_Đại diện nhóm lên trình bày.
Thứ năm ,ngày 6 tháng 12 năm 2007
THỂ DỤC
Bài 13: THỂ DỤC RÈN LUYỆN TƯ THẾ CƠ BẢN 
 TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
I. MỤC TIÊU:
_ Ôn một số động tác Thể dục RLTTCB đã học.Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức độ tương đối chính xác. 
 _ Học động tác đứng đưa một chân sang ngang.Yêu cầu thực hiện được ở mức cơ bản đúng.
 _Tiếp tục ôn trò chơi “ Chuyền bóng tiếp sức”.Yêu cầu biết tham gia vào trò chơi tương đối chủ động
 II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN: _ Trên sân trường. _ GV chuẩn bị 1 còi
III. NỘI DUNG: 
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
TỔ CHỨC LUYỆN TẬP
1/ Phần mở đầu: 
-GV nhận lớp, kiểm tra sĩ số.-Phổ biến nội dung, yêu cầu bài học
-Đứng tại chỗ, vỗ tay, hát.
-Giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp.
-Khởi động:
 +Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường 
 +Đi theo vòng tròn và hít thở sâu -Ôn: Đứng nghiêm, đứng nghỉ; quay phải, quay trái.
2/ Phần cơ bản: 
a) Ôn đứng đưa một chân ra sau, hai tay giơ cao thẳng hướng
b) Ôn phối hợp đứng đưa một chân ra trước, hai tay chống hông và đứng đưa một chân ra sau, hai tay giơ cao thẳng hướng: 
c) Đứng đưa một chân sang ngang, hai tay chống hông: 
 _ Lần tập tiếp theo đổi chân. Khi nâng chân, nhìn vào mũi chân.
_ Cho HS tập theo 4 nhịp sau:
 + Nhịp 1: Đưa chân trái sang ngang, hai tay chống hông.
 +Nhịp 2: Về TTĐCB.
 +Nhịp 3: Đưa chân phải sang ngang, hai tay chống hông.
 +Nhịp 4: Về TTĐCB.
Sau mỗi lần tập, GV nhận xét, sửa chữa động tác sai cho HS.
@ Ôn phối hợp:
 + Nhịp 1: Đưa chân trái ra trước, hai tay chống hông.
 +Nhịp 2: Về TTĐCB.
 +Nhịp 3: Đưa chân phải ra trước, hai tay chống hông.
 +Nhịp 4: Về TTĐCB.
@ Ôn phối hợp:
 + Nhịp 1: Đứng đưa chân trái ra sau, hai tay chống hông.
 +Nhịp 2: Về TTĐCB.
 +Nhịp 3: Đưa chân phải ra sau, hai tay chống hông.
 +Nhịp 4: Về TTĐCB.
 3/ Phần kết thúc:
_ Thả lỏng.
_ Củng cố.
_ Nhận xét.
1-2 phút
1 phút
1 phút
30-50m
1 phút
1-2 phút
1-2 lần
1-2 lần
3-5 lần
1-2 lần
3-5 lần
1-2 lần
6phút
1-2 phút
1-2 phút
1-2 phút
- Lớp tập hợp thành 4 hàng dọc.
- Ôn và học một số động tác RLTTCB.
Đội hình hàng dọc à vòng tròn
Đội hình hàng ngang
- 2 x 4 nhịp
Đội hình hàng dọc
- GV cùng HS hệ thống bài.
- Tập lại các động tác đã học.
MỸ THUẬT
Bài 13: VẼ CÁ
 I.MỤC TIÊU: Giúp học sinh nhận biết các hình dáng và các bộ phận của con cá 
_Biết cách vẽ con cá
_Vẽ được con cá và tô màu theo ý thích 
 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: _ Tranh vẽ về các loại cá _Hình hướng dẫn cách vẽ con cá
2. Học sinh: _ Vở tập vẽ 1 _Bút chì, chì màu, sáp màu
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
5’
17’
2’
1’
1.Giới thiệu với HS về cá:
_GV giới thiệu hình ảnh về cá gợi ý để HS nêu các dạng cá:
+Con cá có dạng hình gì?
+Con cá gồm các bộ phận nào?
+Màu sắc của cá như thế nào?
_GV yêu cầu HS:
+Kể về một vài loại cá mà em biết?
2.Hướng dẫn HS cách vẽ cá: 
*Vẽ theo trình tự sau:
_Vẽ mình cá trước
_Vẽ đuôi cá (có thể vẽ khác nhau)
_Vẽ các chi tiết: Mang, mắt, vây, vẩy
*GV cho HS xem màu của cá và hướng dẫn:
_Vẽ một màu ở con cá
_Vẽ màu theo ý thích
3.Thực hành:
_Giải thích yêu cầu của bài:
+Vẽ một con cá to vừa phải so với phần giấy còn lại ở vở tập vẽ 1
+Vẽ một đàn cá với nhiều loại con to, con nhỏ và bơi theo các tư thế khác nhau (con bơi ngang, con bơi ngược chiều, con chúi xuống, con ngược lên )
+Vẽ màu theo ý thích
_GV theo dõi giúp HS làm bài:
*Chú ý: Đối với các bài vẽ hình cá nhỏ, cần động viên để các emvẽ thêm cá cho bố cục đẹp hơn
4. Nhận xét, đánh giá:
_GV cùng HS nhận xét một số bài về:
+Hình vẽ 
+Màu sắc 
_Yêu cầu HS tìm ra bài vẽ nàomình thích nhất và đặt câu hỏi tại sao để các em suy nghĩ, trả lời theo cách cảm nhận riêng
5.Dặn dò: 
 _Dặn HS về nhà:
_Quan sát và trả lời
+Dạng gần tròn, quả trứng, hình thoi
+Đầu, mình, đuôi, vây, 
+Có nhiều màu khác nhau
_HS nêu các quả mà em biết
_HS quan sát
*Quan sát tranh
_Thực hành vẽ vào vở
+Vẽ hình con cá và các chi tiết của cá
+Vẽ màu tùy thích
_Quan sát các con vật xung quanh
ÂM NHẠC
Tiết 13: Học hát: SẮP ĐẾN TẾT RỒI.
Nhạc và lời: Hoàng Vân.
I.MỤC TIÊU: _ HS hát đúng giai điệu và lời ca 
_ HS biết vừa hát vừa vỗ tay theo phách, vỗ tay theo tiết tấu lời ca 
_ HS biết hát kết hợp với vận động
II.GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ:
1. Hát chuẩn xác bài hát Sắp đến Tết rồi.
2. Đồ dùng dạy học:_ Băng cát xét_ Nhạc cụ (song loan, thanh phách, trống nhỏ)
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Dạy bài hát “Đàn gà con” 
a) Giới thiệu bài hát:_“Sắp đến Tết rồi” 
b) Nghe hát mẫu: _ Nghe qua băng._ GV hát mẫu.
c) Dạy hát:
_ Cho HS đọc đồng thanh lời ca. 
Sắp đến Tết rồi đến trường rất vui
Sắp đến Tết rồi về nhà rất vui
Mẹ mua cho áo mới nhé! Ai cũng vui mừng ghê
Mùa xuân nay em đã lớn, biết đi thăm ông bà. 
_GV hát mẫu từng câu rồi bắt giọng cho HS.
_Chia thành từng nhóm hát
_Cho HS hát lại cả bài. GV cần chú ý cách phát âm của các em. 
* Bốn nhịp cuối bài cho HS vỗ tay hoặc gõ thanh phách) theo tiết tấu 
Hoạt động 2: Vỗ tay hoặc vỗ đệm theo phách
_ Cho HS hát và vỗ tay theo phách
_ Cho HS hát kết hợp với gõ theo tiết tấu lời ca.
_ Cho HS đứng hát và tập nhún chân nhịp nhàng.
* Củng cố:
 _ GV hát lại 1 lần, vừa hát vừa vỗ tay hoặc sử dụng nhạc cụ gõ đệm theo tiết tấu.
*Dặn dò:
 _ Tập hát thuộc lời bài hát “Sắp đến Tết rồi” kết hợp gõ đệm theo tiết tấu.
_HS nhắc tên bài hát: “Sắp đến Tết rồi”- Hoàng Vân.
_Đọc từng câu theo tiết tấu + gõ phách
_HS hát theo vài ba lượt
_Các nhóm luân phiên hát cho đến khi thuộc bài
_Cá nhân, lớp
_HS thực hiện theo nhóm, cá nhân
_HS thực hiện theo nhóm, tổ
_Cả lớp. 
_ Cho cả lớp thực hành theo mẫu của GV
Thứ sáu ngày 7 tháng 12 năm 2007
AN TOÀN GIAO THÔNG
 Tiết 6 	NGỒI AN TOÀN TRÊN XE ĐẠP, XE MÁY
I.MỤC TIÊU: - Biết những qui định về an toàn khi ngồi trên xe đạp, xe máy
 - Cách sử dụng thiết bị an toàn, đơn giản
 - Thực hiện đúng trình tự an toàn khi đi lên xuống và đi xe đạp, xe máy
 - Có thói quen đội mũ bảo hiểm
II.GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ: - Tranh minh hoa - mũ bảo hiểm thật 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1)HĐ1: Giới thiệu cách ngồi an toàn khi đi xe đạp, xe máy
Mục tiêu : hiểu sự cần thiết của việc đội mũ bảo hiểm.
Cách tiến hành :- Hằng ngày các em đến trường bằng phương tiện gì?- Cho HS xem tranh
- Ngồi trên xe máy có đội mũ bảo hiểm không,? tại sao?
- Bạn nhỏ ngồi trên xe máy như thế nào?- Đúng hay sai ?
Kết luận : Để bảo đảm an toàn phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy, hai tay phải bám chặt vào người lái xe.
2.HĐ2 : Thực hành trình tự các động tác khi lên xuống xe đạp, xe máy.
Mục tiêu : Ghi nhớ trình tự các động tác khi lên xuống xe đạp, xe máy.- Có thói quen đội mũ bảo hiểm
Cách tiến hành : GV ngồi lên xe máy, yêu cầu HS ngồi lên phía sau
Kết luận : Lên xe đạp, xe máy phải theo đúng trình tự an toàn
3.HĐ3 : Thực hành đội mũ bảo hiểm
Mục tiêu : Học sinh thành thạo cách đội mũ bảo hiểm
Cách tiến hành : Giáo viên làm mẫu
HS tiến hành làm theo – GV sửa sai
Kết luận : Thực hành đúng 4 bước:
- Phân biệt phía trước, phía sau
- Đội mũ ngay ngắn, vành sát trên lông mày
- Kéo hai nút khoá lại--Chỉnh dây mũ
4.Củng cố, dặn dò : Về nhà thực hiện đúng bài học
Đi bộ – Cha mẹ chở bằng xe đạp, xe máy
HSTL
HS quan sát trình tự và nhắc lại các động tác an tioàn khi ngồi trên xe .
HS quan sát
Thực hành theo từng cặp

Tài liệu đính kèm:

  • doccacmon 8-13 moi.doc