Toán. BÀI : LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu :
- Giúp học sinh củng cố về nhận biết hình vuông, tròn, tam giác.
- Biết tô màu đúng hình.
- Yêu thích môn học.
II.Đồ dùng dạy học:
-Bảng phụ vẽ sẵn 1 số hình vuông, hình tròn, hình tam giác và phấn màu.
-Mỗi học sinh chuẩn bị 1 hình vuông, 2 hình tam giác nhỏ như SGK.
III.Các hoạt động dạy học :
TUẦN 2 -------b&a------ Ngày soạn: Ngày 22 tháng 8 năm 2010 Ngày giảng:Thứ hai ngày 24 tháng 8 năm 2010 Toán. BÀI : LUYỆN TẬP I.Mục tiêu : - Giúp học sinh củng cố về nhận biết hình vuông, tròn, tam giác. - Biết tô màu đúng hình. - Yêu thích môn học. II.Đồ dùng dạy học: -Bảng phụ vẽ sẵn 1 số hình vuông, hình tròn, hình tam giác và phấn màu. -Mỗi học sinh chuẩn bị 1 hình vuông, 2 hình tam giác nhỏ như SGK. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC: Gọi tên một số vật có mặt là hình vuông, hình tròn, hình tam giác. 2.Bài mới: Giới thiệu bài, ghi tựa. 3.Hướng dẫn học sinh làm bài tập: Bài 1: Nêu yêu cầu bài toán: Cho HS dùng bút chì màu khác nhau để tô vào các hình (mỗi loại hình mỗi màu khác nhau) Bài 2: Thực hành ghép hình: Cho HS sử dụng các hình vuông, tam giác mang theo để ghép thành các hình như SGK. 3.Củng cố: Trò chơi: Kết bạn. Mỗi em cầm 1 loại hình (5 em hình vuông... Các em đứng lộn xộn không theo thứ tự. Khi hô kết bạn thì những em cầm cùng một loại hình nhóm lại với nhau. 4.Dặn dò: Làm bài tập ở nhà, chuẩn bị bài sau. Nhận diện và nêu tên các hình. Nhắc lại. Thực hiện ở VBT. Thực hiện ghép hình từ hình tam giác, hình tròn thành các hình mới. Hình mới Chia lớp 3 nhóm, mỗi nhóm 5em Nhắc lại. Thực hiện theo hướng dẫn của GV Tiếng Việt. BÀI: DẤU HỎI – DẤU NẶNG I.Mục tiêu: - Học sinh nhận biết được dấu ?, . biết ghép tiến bẻ, bẹ. - Biết được dấu thanh chỉ đồ vật, sự vật. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề, hoạt động bẻ của bài. II.Đồ dùng dạy học: -Tranh minh họa hoặc các vật thật các tiếng: giỏ, khỉ, thỏ, mỏ, vẹt, cọ, cụ, nụ. -Tranh minh họa cho phần luyện nói: bẻ cổ áo, bẻ bánh đa, bẻ ngô. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC : Gọi 3 em lên chỉ dấu sắc trong các tiếng:ù, lá tre, vé, bói cá, cá trê. GV nhận xét chung. 2.Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài Dấu hỏi. Treo tranh để HS QS và thảo luận. Các tranh này vẽ ai và vẽ những gì? Viết các tiếng có thanh hỏi và nói, các tiếng này giống nhau ở chổ đều có dấu thanh hỏi. Viết dấu hỏi và nói: dấu này là dấu hỏi Dấu nặng. thực hiện tương tự. 2.2 Dạy dấu thanh: Đính dấu hỏi . Nhận diện dấu Hỏi: Dấu hỏi giống nét gì? YC HS lấy dấu hỏi ra trong bộ chữ Nhận xét kết quả thực hành của HS. Dấu nặng thực hiện tương tự. Ghép chữ và đọc tiếng Yêu cầu HS ghép tiếng be đã học. Tiếng be thêm dấu hỏi được tiếng bẻ. Viết tiếng bẻ lên bảng. Gọi HS phân tích tiếng bẻ. Hỏi : Dấu hỏi trong tiếng bẻ được đặt ở đâu ? GV phát âm mẫu : bẻ HS thảo luận và nói : tìm các hoạt động trong đó có tiếng bẻ. Ghép tiếng bẹ tương tự tiếng bẻ. So sánh tiếng bẹ và bẻ. Gọi học sinh đọc bẻ – bẹ. HD viết dấu thanh trên bảng con: Viết dấu hỏi Gọi HS nhắc lại dấu hỏi giống nét gì? Yêu cầu HS viết bảng con dấu hỏi. HD viết tiếng có dấu thanh hỏi. Viết mẫu bẻ. Sửa lỗi cho học sinh. Viết dấu nặng Dấu nặng giống vật gì? Yêu cầu HS viết bảng con dấu nặng. HD viết tiếng có dấu thanh nặng. Viết mẫu bẹ Sửa lỗi cho học sinh.Nhận xét , khen những HS viết đúng , đẹp. Tiết 2 2.3 Luyện tập a) Luyện đọc Gọi HS phát âm tiếng bẻ, bẹ Sửa lỗi phát âm cho học sinh b) Luyện viết Yêu cầu HS tập tô bẻ, bẹ trong vở tập viết. Theo dõi và uốn nắn sửa sai cho học sinh. c) Luyện nói : Treo tranh Nội dung bài luyện nói hôm nay là bẻ. -Trong tranh vẽ gì? -Các tranh này có gì khác nhau? -Các bức tranh có gì giống nhau? quần áo không? +Tiếng bẻ còn dùng ở đâu? Nhận xét phần luyện nói của học sinh. 3.Củng cố :Gọi đọc bài trên bảng Thi tìm tiếng có dấu hỏi, nặng trong sách báo bọ, lọ, cỏ, nỏ, lạ..... 4.Nhận xét, dặn dò: Học bài, xem bài ở nhà. HS đọc bài, viết bài. Viết bảng con dấu sắc Học sinh trả lời: Khỉ trèo cây, cái giỏ, con hổ, mỏ chim. Dấu hỏi Giống 1 nét móc, móc câu để ngược. Thực hiện trên bộ đồ dùng. Thực hiện trên bộ đồ dùng học tập. Thực hiện trên bảng cài HS ghép tiếng bẻ trên bảng cài. 1 em Đặt trên đầu âm e. Đọc lại. Bẻ cây, bẻ củi, bẻ cổ áo, bẻ ngón tay,.. HS So sánh tiếng bẹ và bẻ. Học sinh đọc. Nghỉ giữa tiết Giống một nét móc. Học sinh theo dõi viết bảng con HS viết tiếng bẻ vào bảng con Giống hòn bi, giống dấu chấm, Viết bảng con dấu nặng. Viết bảng con: bẹ Học sinh đọc bài trên bảng. Viết trên vở tập viết. Nghỉ giữa tiết Quan sát và thảo luận. Các người trong tranh khác nhau: me, bác nông dân, bạn gái. Hoạt động bẻ. Học sinh tự trả lời theo ý thích. Bẻ gãy, bẻ ngón tay, Đại diện mỗi nhóm 3 em thi tìm tiếng giữa 2 nhóm với nhau. Đạo đức. BÀI : EM LÀ HỌC SINH LỚP 1( tiết 2) I. Mục tiêu: - Học sinh hiểu được trẻ em đến tuổi phải đi học. - Biết kể về kết quả học tập. - Yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Bài hát “ Đi học” - H: Vở bài tập đạo đức III. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A.Khởi động: Hát “ đi học” B.Bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV: Nêu yêu cầu giờ học 2. Nội dung: a. Kể về kết quả học tập MT: Kể được những điều mới biết GV: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm(đôi), trao đổi và trả lời câu hỏi SGK GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại ý đúng KL: Sau hơn 1 tuần đi học, em đã biết đọc , viết chữ, biết tô màu, tập đếm, vẽ, b. Kể chuyện theo tranh. MT: Biết đặt tên cho bạn nhỏ trong tranh - Trong tranh có những ai? - Họ đang làm gì? GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại ý đúng c. Trò chơi: Làm quen. MT: Củng cố ND 2 bài vừa học GV: Hướng dẫn, nêu yêu cầu trò chơi, cách chơi. Quan sát, giúp đỡ. 3. Củng cố, dặn dò: (3 phút ) Hát tập thể HS Lần lượt giới thiệu với các bạn những điều mình đã biết được sau 1 tuần đi học HS Nhận xét, bổ sung. HS Quan sát tranh( VBT ) HS Dựa vào gợi ý trên kể chuyện theo tranh - HS đặt tên cho bạn nhỏ phù hợp HS Chia thành 4 nhóm thực hiện trò chơi. - Nhắc lại tên bài - Chuẩn bị đầy đủ sách, vở Ngày soạn: Ngày 23 tháng 8 năm 2010 Ngày giảng: Thứ ba ngày 25 tháng 8 năm 2010 Tiếng Việt. BÀI: DẤU HUYỀN – DẤU NGÃ I.Mục tiêu: - Nhận biết dấu huyền, ngã, ghép được tiếng bè, bẻ. - Biết được dấu huyền, ngã ở tiếng chỉ đồ vật, sự vật. - Phát triển lời nói tự nhiên: nói về bè( bè gỗ, bè tre nứa) và tác dụng của nó trong cuốc sống. II.Đồ dùng dạy học: -Tranh minh họa hoặc các vật thật các tiếng: dừa, mèo, gà, cò, vẽ, gỗ, võ, vòng. -Tranh minh họa cho phần luyện nói: bè. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC : Hỏi bài trước. Viết dấu sắc, dấu hỏi, dấu nặng trên bảng con. Gọi 3 – 5 em đọc tiếng bẻ, bẹ 2.Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài Dấu huyền. Treo tranh để HS quan sát và thảo luận. Các tranh này vẽ những gì? Viết các tiếng có thanh huyền trong bài và nói, các tiếng này giống nhau ở chổ đều có dấu thanh huyền. GV viết dấu huyền lên bảng và nói. Tên của dấu này là dấu huyền. Dấu ngã. Thực hiên tương tự. 2.2 Dạy dấu thanh: Đính dấu huyền lên bảng. Nhận diện dấu Hỏi: Dấu huyền có nét gì? So sánh dấu huyền , dấu sắc có gì giống và khác nhau. Yêu cầu HS lấy dấu huyền trong bộ chữ Nhận xét kết quả thực hành của HS. Đính dấu ngã và cho HS nhận diện dấu ngã . Yêu cầu HS lấy dấu ngã ra trong bộ chữ Nhận xét kết quả thực hành của HS. b) Ghép chữ và đọc tiếng Yêu cầu HS ghép tiếng be đã học. Tiếng be thêm dấu huyền được tiếng bè. Viết tiếng bè lên bảng. Yêu cầu HS ghép tiếng bè trên bảng cài. Gọi học sinh phân tích tiếng bè. Dấu huyền trong tiếng bè đặt ở đâu ? GV phát âm mẫu : bè YC tìm các từ có tiếng bè. Sửa lỗi phát âm cho học sinh Ghép tiếng bẽ tương tự tiếng bè. So sánh tiếng bè và bẽ Gọi học sinh đọc bè – bẽ. c) HD viết dấu thanh trên bảng con: Viết dấu huyền. Gọi HSnhắc lại dấu huyền giống nét gì? Yêu cầu HS viết bảng con dấu huyền. HD viết tiếng có dấu thanh huyền. Yêu cầu HS viết tiếng bè vào bảng con. Viết dấu ngã Yêu cầu HS viết tiếng bẽ vào bảng con. Viết mẫu bẽ. Sửa lỗi cho học sinh. Tiết 2 2.3 Luyện tập a) Luyện đọc Gọi học sinh phát âm tiếng bè, bẽ Sửa lỗi phát âm cho học sinh b) Luyện viết YC HS tập tô bè, bẽ trong vở tập viết. Theo dõi và uốn nắn sửa sai cho HS. c) Luyện nói : GV treo tranh Nội dung bài luyện nói hôm nay là bè và tác dụng của nó trong đời sống. -Trong tranh vẽ gì? -Bè đi trên cạn hay đi dưới nước? -Thuyền và bè khác nhau như thế nào? -Thuyền dùng để chở gì? Nhận xét phần luyện nói của học sinh. 3.Củng cố : Gọi đọc bài trên bảng Thi tìm tiếng có dấu huyền, ngã trong sách... 4.Nhận xét, dặn dò: Học bài, xem bài ở nhà. Học sinh nêu tên bài trước. HS đọc bài, viết bài. Viết bảng con dấu hỏi, nặng. quan sát và thảo luận. Mèo, gà, cò, cây dừa Đọc: Dấu huyền (nhiều em đọc). Một nét xiên trái. So sánh Thực hiện trên bộ đồ dùng. Thực hiện trên bộ đồ dùng Thực hiện trên bảng cài. 1 em Đặt trên đầu âm e. HS phát âm tiếng bè. bè chuối, chia bè, to bè, bè phái phát âm nhiều lần tiếng bè. So sánh tiếng bè và bẽ Học sinh đọc. Nghỉ 1 phút Một nét xiên trái. Theo dõi viết bảng con dấu huyền. Viết bảng con: bè HS theo dõi viết bảng con dấu ngã. Viết bảng con: bẽ Học sinh đọc bài trên bảng. Viết trên vở tập viết. Nghỉ giải lao. Quan sát và thảo luận Vẽ bè Đi dưới nước. Thuyền có khoang chứa người, bè không có khoang chứa ... Chở hàng hoá và người. Đại diện mỗi nhóm 3 em thi tìm tiếng giữa 2 nhóm với nhau. L.G Toán. Bài: LUYỆN TOÁN VỀ NHIỀU HƠN ÍT HƠN. I.Mục tiêu: Giúp HS nắm chắc hơn về khái niệm nhiều hơn ít hơn II. Yêu cầu cần đạt: HS nắm chắc về khái niệm nhiều hơn, ít hơn. Biết so sánh và diễn đạt. III .Đồ dùng dạy học:-VBT. IV.Các hoạt động dạy học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.KTBC: Đưa ra một số hình vuông, hình tròn, hình tam giác, cho HS gọi tên hình. Nhận xét KTBC 2.Bài mới: Giới thiệu bài và ghi tựa. Hoạt động 1: So So sánh số bông hoa và quả cam. GV treo hình vẽ 4 bông hoa và 3 quả cam .Yêu cầu HS so sánh. GV hỏi HS “Còn quả cam nào để nối với bông hoa không?” - Khi nối bông hoa và quả cam với nhau thì vẫn còn 1 bông hoa nên ta nói “số hoa nhiều hơn số quả”. Khi nối bông hoa và quả cam với nhau thì không còn quả cam để nối ta nói: “Số quả cam ít hơ ... nh Bước đầu nắm được quy trình sinh hoạt sao. II.Các hoạt động dạy học: Sinh hoạt sao ngoài sân trường. 1.Phổ biến yêu cầu của tiết học. Phân các sao , bầu sao trưởng , sao phó. 2.Các bước sinh hoạt sao: 1Tập hợp điểm danh : Tập hợp theo hàng ngang. Điểm danh bằng tên 2.Kiểm tra vệ sinh cá nhân: Sao trưởng kiểm tra áo quần , đầu tóc.... , nhận xét 3.Kể việc làm tốt trong tuần: Kể việc làm tốt trong tuần ở lớp ở nhà. Sao trưởng nhận xét Toàn sao hoan hô: " Hoan hô sao ..... Chăm ngoan học giỏi Làm được nhiều việc tốt" 4.Đọc lời hứa của sao: Sao trưởng điều khiển , chúng ta luôn thực hiện tốt nhiệm vụ của sao , toàn sao đọc lời hứa: "Vâng lời Bác Hồ dạy Em xin hứa sẳn sàng Là con ngoan trò giỏi Cháu Bác Hồ kính yêu" 5.Triển khai sinh hoạt theo chủ điểm: Hát , đọc thơ , kể chuyện theo chủ điểm 6.Nêu kế hoạch tuần tới. Đi học đúng giờ, mặc áo quần dép...đúng trang phục Học và làm bài tập đầy đủ, vệ sinh lớp học sạch sẽ Chăm sóc cây xanh. ************************ Tiếng Việt. BÀI : TÔ CÁC NÉT CƠ BẢN I.Mục tiêu : -Giúp học sinh nắm được nội dung bài viết, nắm được các nét cơ bản. -Viết đúng độ cao của các nét cơ bản. -Biết cầm bút, tư thế ngồi viết. II.Đồ dùng dạy học: -Mẫu viết bài 1, vở viết, bảng . III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC: Kiểm tra ĐDHT của học sinh. 2.Bài mới : Qua mẫu viết giới thiệu và ghi tựa bài. Hướng dẫn HS quan sát bài viết các nét cơ bản và gợi ý để HS nhận xét các nét trên giống những nét gì các em đã học. Viết mẫu, vừa viết vừa nêu cách viết. Gọi học sinh đọc nêu lại nội dung bài viết. Phân tích độ cao, k/ cách giữa các nét. K/cách giữa các chữ bằng 1 con chữ O Yêu cầu viết bảng con. GV nhận xét, sửa sai. Nêu yêu cầu và số lượng viết cho HS thực hành. 3.Thực hành : Cho HS viết vào vở tập viết. GV theo dõi, nhắc nhở một số em viết chậm, giúp đỡ HS. 4.Củng cố :Nêu lại nội dung bài viết. Thu vở chấm một số em. 5.Dặn dò: Xem bài mới. Vở tập viết, bút chì, tẩy HS nhắc lại. HS theo dõi trên bảng lớp. Nêu nhận xét. Các nét cơ bản: xổ thẳng, ngang, xiên trái, xiên phải móc xuôi, nét móc ngược, nét móc hai đầu, nét cong hở phải, nét cong hở trái, nét cong khép kín, nét khuyết trên , nét khuyết dưới. HS viết bảng con. Thực hành bài viết. HS nêu: Các nét cơ bản Tập viết. BÀI : E – B – BÉ I.Mục tiêu : -Giúp học sinh nắm được nội dung bài viết, đọc được các tiếng: e, b, bé. -Viết đúng độ cao các con chữ. -Biết cầm bút, tư thế ngồi viết. II.Đồ dùng dạy học: -Mẫu viết bài 2, vở viết, bảng . III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC: Gọi 2 HS lên bảng viết. Nhận xét bài cũ. 2.Bài mới : Qua mẫu viết giới thiệu và ghi tựa Hướng dẫn HS quan sát bài viết. Viết mẫu,vừa viếtvừa nêu cách viết. Gọi học sinh đọc nội dung bài viết. Phân tích độ cao, khoảng cách các chữ ở bài viết. HS viết bảng con. GV nhận xét sửa sai. 3.Thực hành : Cho học sinh viết bài vào tập. Theo dõi nhắc nhở động viên một số em viết chậm, giúp các em hoàn thành bài viết 4.Củng cố : Hỏi lại tên bài viết. Thu vở chấm một số em. Nhận xét tuyên dương. 5.Dặn dò : Viết bài ở nhà, xem bài mới. 2 em lên bảng viết: các nét cơ bản. Lớp viết bảng con các nét trên. HS nêu tựa bài. HS theo dõi ở bảng lớp. e, b, bé. Các con chữ được viết cao 5 dòng kẽ là: b. Con chữ viết cao 2 dòng kẽ: e K/ cách giữa các chữ bằng 1con chữ o Học sinh viết 1 số từ khó. HS thực hành bài viết. HS nêu: e, b, bé. Toán. CÁC SỐ 1 – 2 – 3 – 4 – 5 I.Mục tiêu : - Giúp học sinh có khái niệm ban đầu về số 4;5 - Biết đọc viết các số 4;5, viết từ 1->5 - Nhận biết số lượng từ 1->5 II.Đồ dùng dạy học: - Các nhóm có đến 5 đồ vật cùng loại. - Mẫu số 1 đến 5 theo chữ viết và chữ in. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC: Đưa ra một số hình vẽ, gồm các nhóm từ 1 đến 3 đồ vật. Gọi 2 em đếm từ 1 đến 3 và từ 3 đến 1. 2.Bài mới : Giới thiệu bài, ghi tựa. Hoạt động 1 : Giới thiệu số 4 và chữ số 4 Cho HS điền số thích hợp vào ô trống dòng đầu tiên của bài trong SGK. Treo tranh và hỏi số lượng Yêu cầu lấy 4 que tính, 4 hình tròn, 4 hình tam giác,trong bộ đồ dùng học toán. Nêu: 4 học sinh, 4 chấm tròn, 4 que tính đều có số lượng là 4, ta dùng số 4 để chỉ số lượng của các nhóm đồ vật đó. Giới thiệu chữ số 4 in, chữ số 4 viết thường và nói đây là các cách viết của chữ số 4. Hoạt động 2: Giới thiệu số 5 và chữ số 5 (Tương tự như với số 4) Hoạt động 3: Tập đếm và xác định thứ tự các số trong dãy 1, 2, 3, 4, 5 Yêu cầu học sinh mở SGK quan sát các hình trong SGK và đọc các số 4, 5. Yêu cầu học sinh đếm và điền số thích hợp vào ô trống. Hoạt động 4: Thực hành luyện tập Bài 1: Học sinh viết vào VBT số 4 và số 5. Bài 2: HS nêu yêu cầu của đề. Hướng dẫn học sinh quan sát các mô hình rồi viết số thích hợp vào ô trống. Bài 3: HS nêu yêu cầu của đề. Yêu cầu học sinh làm VBT. Bài 4: GV chuẩn bị hai mô hình như bài 4 SGK, tổ chức cho 2 nhóm chơi trò chơi tiếp sức, mỗi nhóm 5 em nối số đồ vật ở từng mô hình với số thích hợp. 3.Củng cố: Hỏi tên bài. Cho các em xung phong đọc các số từ 1 đến 5 và từ 5 đến 1. Nhận xét, tuyên dương. 4.Dặn dò : Đọc và viết thành thạo dãy số từ 1 đến 5 và từ 5 đến 1. xem bài mới Luyện tập Nhận xét giờ học Đọc và viết số vào bảng con 2em HS đếm. Nhắc lại. HS thực hiện. 4 HS. HS thực hiện. Thực hiện theo hướng dẫn của GV. Lắng nghe. HS đếm Viết số 4 và số 5 mỗi số 1 dòng. 1, 2, 3, 4, 5. Thực hiện vở ô li. Điền số thích hợp vào ô trống. Điền số thích hợp vào ô trống. học sinh làm VBT. Đại diện hai nhóm. Thực hiện ở nhà Giáo án chiều ------b&a------ Toán. LUYỆN TẬP CÁC SỐ 1, 2 , 3 , 4 , 5 I.Mục tiêu: Củng cố cho HS cách đọc , viết , nhận biét các số 1 ,2, 3 , 4 , 5 Rèn cho HS có kĩ năng phân biệt thứ tự các số từ 1 - 5 và từ 5 - 1 Giáo dục HS tính cẩn thận. II.Các hoạt động dạy học: Hoạt động GV Hoạt động HS 1.Bài cũ: Viết các số 1, 2, 3, vào bảng con Nhận xét , sửa sai. 2.Bài mới: *Bài 1: Điền số: 1 3 4 5 4 2 1 3 Hướng dẫn cách làm, làm mẫu 1 bài *Bài 2:Điền số: Hướng dẫn cách làm, làm mẫu 1 bài Đếm số lượng các nhóm đồ vật , mỗi nhóm đồ vật có số lượng bao nhiêu thì điền số tương ứng. Nhận xét , sửa sai *Bài 4:Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại: 5, 4 , 2 , 5 , 3 , 1 Chấm , nhận xét , sửa sai. IV.Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học Viết các số 1, 2, 3, 4 , 5 ba hàng ở nhà. Lớp viết bảng con Nối tiếp đọc các số 1, 2, 3 2 em nêu yêu cầu Quan sát Làm vào vở bài tập 1 HS lên bảng làm Quan sát bài 2 ở vở bài tập. Làm bài 2 VBT 2 em nêu yêu cầu Nhận xét , khen bạn làm đúng. Nhắc lại yêu cầu Làm vào vở ô li Đọc các số từ 1 - 5 và từ 5 -1 Tiếng Việt. LUYỆN VIẾT Ê, B , BÊ, VE , BẾ BÉ I.Mục tiêu:Giúp HS luyện viết đúng đẹp các chữ ê, b , bê , ve, bế bé. Rèn cho HS viết đúng khoảng cách giữa các chữ , giữa các tiếng trong một từ Giáo dục HS tính cẩn thận , trình bày sạch đẹp. II.Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết chữ mẫu III.Các hoạt động dạy học: Hoạt động GV Hoạt động HS I.Bài cũ: Viết các nét cơ bản Nhận xét , sửa sai. II.Bài mới: 1Quan sát mẫu: Treo bảng phụ yêu cầu HS quan sát đọc thầm các âm , tiếng trên bảng. -Bài viết có những âm nào? -Có những chữ nào cao 2 ô li ? -Có những chữ nào cao 5 ô li ? -Viết vị trí dấu thanh đặt ở chỗ nào? -Khi viết khoảng cách giữa các chữ như thế nào? -Các tiếng trong một từ như thế nào? 2.Luyện viết: Viết mẫu , hướng dẫn cách viết Chỉnh sửa Theo dõi giúp đỡ em Chung, Tý, Y.Nhi Thu vở chấm 1/3 lớp , nhận xét , chỉnh sửa IV.Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học Luyện viết thêm ở nhà mỗi chữ một hàng. Lớp viết bảng con Đọc lại các nét trên Quan sát , đọc cá nhân, tổ , lớp Ê, b , v , e Ê, v , e B Dấu sắc đặt trên chữ e, ê Cách nhau 1 ô li, Cách nhau một con chữ o Quan sát nhận xét Luyện viết bảng con Viết vở ô li có mẫu sẵn Đọc các chữ vừa viết Hoạt động TT. AN TOÀN VÀ NGUY HIỂM I.Mục tiêu: Giúp HS biết được các tình huống không an toàn. Giáo dục HS không chơi ở những nơi nguy hiểm. II.Đồ dùng dạy học: Các tranh ở SGK, 2 túi xách. III.Các hoạt động dạy học. Hoạt động GV Hoạt động HS Bài mới: *Hoạt động 1:Giới thiệu tình huống an toàn và không an toàn. +Mục tiêu:HS có khả năng nhận biết các tình huống huống an toàn và không an toàn. +Tiến hành: Giới thiệu bài học Treo tranh. Nhìn tranh 1 trả lời. Hỏi: Em chơi với búp bê là đúng hay sai? Chơi với búp bê ở nhà có làm em đau, chảy máu không? Kết luận: Các em chơi búp bê là đúng , an toàn . Nhìn tranh 2 trả lời. -Cầm kéo doạ nhau là đúng hay sai? -Có thể gặp nguy hiểm gì? -Em và các bạn có được cầm kéo doạ nhau không? Kết luận: Cầm kéo cắt thủ công là đúng nhưng cầm kéo doạ nhau là sai vì có thể gây nguy hiểm. Hỏi tương tự với các tranh còn lại Ghi lên bảng theo 2 cột: An toàn Không an toàn Kết luận: Ô tô, xe máy chạy trên đường , dùng kéo doạ nhau , trẻ em đi bộ qua đường không có người lớn dắt , đứng gần cây có cành bị gãy có thể làm cho ta bị đau , bị thương như thế là nguy hiểm . Tránh được những tình huống nguy hiểm nói trên là đảm an toàn cho mình và những người xung quanh. IV.Củng cố dặn dò: HS nhắc lại các tình huống an toàn và không an toàn. Thực hiện đúng để tránh nguy hiểm. Nhận xét giờ học Quan sát các tranh thảo luận nhóm 2 chỉ ra các đồ vật , tình huống nào là nguy hiểm . Một số HS lên bảng trình bày. Đúng Không Sai Đứt tay chảy máu Không Đọc : An toàn , không an toàn Nêu các tình huống theo 2 cột Nhắc lại Ký duyệt của BGH Ngày ... tháng ... năm 20 ................................................... ................................................... ................................................... ................................................... Xác nhận của tổ chuyên môn Ngày ... tháng ... năm 20 ................................................... ................................................... ................................................... ...................................................
Tài liệu đính kèm: