I/MỤC TIÊU:
-Học sinh biết nề nếp xếp hàng ra vào lớp.
-Nghe và biết đứng lên khi gọi đến tên.
-Nắm vững các kí hiệu học tập.
-Thực hiện đúng cách thức giơ bảng.
II/CHUẨN BỊ:
-Đồ dùng học tập.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TUẦN 1 Chủ đề : Tiên học lễ, hậu học văn THỨ MÔN TÊN BÀI HAI Chào cờ Học vần Toán Đạo đức Ổn định tổ chức Tiết học đầu tiên Em là học sinh lớp Một BA Toán Học vần Mĩ thuật Nhiều hơn – ít hơn Các nét cơ bản Xem tranh thiếu nhi vui chơi TƯ Thể dục Học vần Toán Đội hình đội ngũ Bài: 1 Aâm e Hình vuông – hình tròn NĂM Toán Học vần Âm nhạc Hình tam giác b Quê hương tươi đẹp SÁU Tự nhiên xã hội Học vần Thủ công Cơ thể của chúng ta Dấu sắc Giới thiệu một số loại giấy bìa và dụng cụ học thủ công Thứ hai ngày 30 tháng 08 năm 2010 Học vần Bài : ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC I/MỤC TIÊU: -Học sinh biết nề nếp xếp hàng ra vào lớp. -Nghe và biết đứng lên khi gọi đến tên. -Nắm vững các kí hiệu học tập. -Thực hiện đúng cách thức giơ bảng. II/CHUẨN BỊ: -Đồ dùng học tập. III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP A/Ổn định lớp và kiểm tra đồ dùng học tập. B/Bài mới: 1/Giới thiệu bài: 2/Hướng dẫn thực hiện các nề nếp: *Hoạt động 1: Xếp hàng ra vào lớp : -Phân tổ và hướng dẫn cách xếp hàng. -Xếp hàng theo hiệu lệnh. *Hoạt động 2: Điểm danh sỉ số: -Chỉ định từng học sinh giới thiệu tên. -Đọc tên và hướng dẫn học sinh khi nghe đến tên mình thì đứng lên và nói : “Thưa cô ! có ạ “ *Hoạt động 3: Giới thiệu các kí hiệu: v -Viết kí hiệu và giải thích ý nghĩa từng kí hiệu. q b o v - b - q - h s s - h – -Thực hành theo từng kí hiệu. * Hoạt động 4:Giới thiệu cách giơ bảng : -Hướng dẫn giơ theo hiệu lệnh. 3/Củng cố - Dặn dò: -Học sinh nêu lại nội dung bài. -Trò chơi: Thi xếp hàng nhanh theo tổ. -Dặn dò : Ghi nhớ các nề nếp. -Nhận xét tiết học. -Cá nhân + nhóm -GV ghi bảng -Nhóm -Cả lớp -Cá nhân -Nhóm + lớp -GV ghi bảng -Cá nhân, cả lớp -Cả lớp -Cá nhân -Nhóm Rút kinh nghiệm: Toán Bài : TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN I/MỤC TIÊU: -Nhận biết những việc thường phải làm trong các tiết học Toán 1. -Bước đầu biết yêu cầu cần đạt được trong học Toán 1. II/CHUẨN BỊ: -Bộ đồ dùng học Toán. -Sách Toán. III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP A/Kiểm tra bài cũ: -Kiểm tra đồ dùng học tập. B/Bài mới: 1/Giới thiệu bài: Tiết học đầu tiên 2/Hướng dẫn tìm hiểu bài: *Hoạt động 1:Hướng dẫn học sinh sử dụng sách Toán 1: -Xem sách Toán. -Hướng dẫn tổng quát sơ về hình thức và nội dung sách. -Cách gấp, mở sách. *Hoạt động 2:Hướng dẫn một số hoạt động học Toán lớp 1: -Quan sát tranh. -Nhận biết các hoạt động học tập. -Cách sử dụng một số đồ dùng học Toán. *Hoạt động 3:Giới thiệu yêu cầu cần đạt khi học Toán : -Đếm, đọc, viết, so sánh số. -Làm tính cộng, trừ. -Nhìn hình vẽ nêu bài toán, phép tính, giải toán. -Biết đo độ dài, biết xem lịch hàng ngày. *Hoạt động 4: Giới thiệu bộ đồ dùng để học Toán: -Nêu tên gọi đồ dùng và công dụng của nó. -Lấy đồ dùng theo yêu cầu. -Cách bảo quản bộ đồ dùng học Toán. 3/Củng cố - Dặn dò: -HS nêu lại nội dung bài. -Trò chơi:Thi đua gấp, mở sách và sử dụng đồ dùng học tập. -Dặn dò: Ghi nhớ tên các đồ dùng học Toán. -Nhận xét tiết học. -10-15hs -GV ghi bảng -GV hướng dẫn -Cả lớp -Nhóm -Cá nhân -Cả lớp -GV hướng dẫn -HS quan sát -Nhóm, lớp 1HS// lớp Nhóm (bàn) Rút kinh nghiệm: Đạo đức Bài : EM LÀ HỌC SINH LỚP MỘT I/MỤC TIÊU: 1/Học sinh biết được: -Trẻ em có quyền có họ tên, có quyền được đi học.. -Vào lớp Một, em sẽ có thêm nhiều bạn mới, có thầy giáo mới, cô giáo mới, trường lới mới, em sẽ được học thêm nhiều điều mới lạ. 2/Học sinh có thái độ: -Vui vẻ, phấn khởi khi đi học, tự hào đã trở thành học sinh lớp Một. -Biết yêu quí bạn bè, thầy giáo, cô giáo, trường lớp. II/CHUẨN BỊ: -Vở bài tập Đạo đức. -Các điều 7, 28 trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em. -Các bài hát về quyền được học tập của trẻ em. III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP A/Kiểm tra đồ dùng học tập: B/Bài mới: 1/Giới thiệu bài:Em là học sinh lớp Một 2/Hướng dẫn tìm hiểu bài: *Hoạt động 1:Trò chơi : Vòng tròn giới thiệu tên (BT1) -Học sinh thực hiện trò chơi. -Thảo luận: Trò chơi giúp em điều gì? Em có thấy sung sướng, tự hào khi tự giới thiệu tên với các bạn, khi nghe các bạn giới thiệu tên không? Có bạn nào cùng tên với em không? Hãy kể tên một số bạn mà em nhớ được qua trò chơi? *Hoạt động 2: Học sinh tự giới thiệu về sở thích của mình (BT2) -GV nêu yêu cầu. -HS tự giới thiệu. -HS trình bày trước lớp theo gợi ý. Em thích gì nhất? Em làm sao để ý thích của mình thành hiện thực? Những điều các bạn thích có hoàn toàn giống như em không? =>GV kết luận : *Hoạt động 3: HS kể về ngày đầu tiên đi học của mình (BT3) -GV hỏi HS về việc bố mẹ đã chuẩn bị cho việc đi học lớp Một. -HS kể cho nhau nghe về những ngày đầu đi học. =>GV kết luận: 3/Củng cố - Dặn dò: -Hệ thống lại bài. -Trò chơi:Kể lại những qui định của HS lớp Một. -Nhận xét tiết học. -Nhóm -GV ghi bảng -GV hướng dẫn -Nhóm -Đôi bạn -Nhóm (bàn) -Cá nhân -Cá nhân -Đôi bạn -Cá nhân Rút kinh nghiệm: Thứ ba ngày 31 tháng 08 năm 2010 Toán Bài : NHIỀU HƠN – ÍT HƠN I/MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh biết: -So sánh số lượng của hai nhóm đồ vật. -Sử dụng các từ “nhiều hơn”, “ít hơn” để diễn tả hoạt động so sánh số lượng của hai nhóm đồ vật. II/CHUẨN BỊ: -Vật mẫu. -Các tranh Sgk/6. -Sgk, bộ đồ dùng học Toán. III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP A/Kiểm tra đồ dùng học tập: B/Bài mới: 1/Giới thiệu bài: Nhiều hơn – ít hơn 2/Hướng dẫn tìm hiểu bài: *Hoạt động 1: Biểu tượng nhiều hơn, ít hơn: -So sánh 5bông hoa và 4 lọ hoa. => Số bông hoa nhiều hơn số lọ hoa. Số lọ hoa ít hơn số bông hoa. -So sánh số cốc và số thìa (Tương tự). => Kết luận: *Hoạt động 2:Luyện tập: -Thực hành so sánh các đồ vật, con vật trong Sgk /6 3/Củng cố - Dặn dò: -Hệ thống lại bài. -Trò chơi: + So sánh số đồ vật trong lớp. + So sánh các bạn trong tổ. -Nhận xét tiết học. -Dặn dò: Về nhà xem lại bài -15-20hs -GV ghi bảng -Quan sát , nhận xét -GV hướng dẫn -Cá nhân, cả lớp -5HS, cả lớp -Cá nhân, nhóm -Nhóm Rút kinh nghiệm: Học vần Bài : CÁC NÉT CƠ BẢN I/MỤC TIÊU: -Học sinh đọc và viết đúng các nét cơ bản. -Gọi tên đúng các nét trong các con chữ. II/CHUẨN BỊ: -Bảng phụ ghi sẵn các nét cơ bản. -Bảng con. III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP TIẾT 1 A/Kiểm tra bài cũ: Cách giơ bảng. Cách gọi tên các nét. B/Bài mới: 1/Giới thiệu bài: Các nét cơ bản 2/Hướng dẫn tìm hiểu bài: *Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét : -Cho HS xem bảng viết mẫu các nét cơ bản. -Hướng dẫn cách đọc và so sánh các nét. Nét ngang : _ Nét sổ (thẳng đứng) : l Nét xiên trái : \ Nét xiên phải : / Nét móc xuôi : Nét móc ngược : Nét móc hai đầu : *Hoạt động 2:Luyện viết : -GV viết mẫu và hướng dẫn. -HS viết bảng con. -Nhóm -Cá nhân -GV ghi bảng -Cả lớp quan sát -Cá nhân, nhóm -Quan sát -Cá nhân, cả lớp NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP TIẾT 2 * Hoạt động 3 : Quan sát, nhận xét: -GV viết bảng. -Hướng dẫn HS đọc và so sánh các nét. Nét cong hở - phải : C Nét cong hở – trái : Nét cong kín : O Nét khuyết trên : Nét khuyết dưới : Nét thắt : * Hoạt động 4 : Luyện viết : + Viết bảng con + Viết vào vở -GV hướng dẫn. -HS tô từng dòng vào vở. -Chấm trả bài – Nhận xét. 3/ Củng cố – Dặn dò: HS nêu lại nội dung bài. Trò chơi : Thi đọc tên các nét. Nhận xét tiết học. Dặn dò : Tập viết lại các nét. -Cả lớp quan sát. -Cá nhân, cả lớp -Cả lớp -Quan sát -Cả lớp -1/3 lớp -Cá nhân -Nhóm Rút kinh nghiệm: Mĩ thuật Bài: XEM TRANH THIẾU NHI VUI CHƠI I/MỤC TIÊU: - Giúp học sinh làm quen, tiếp xúc với tranh vẽ của thiếu nhi. -Tập quan sát, mô tả hình ảnh, màu sắc trên tranh. II/CHUẨN BỊ: -GV: Một số tranh thiếu nhi vẽ cảnh vui chơi. -HS: Sưu tầm tranh vẽ của thiếu nhi có nội dung về vui chơi. III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP A/Kiểm tra đồ dùng học tập B/Bài mới: 1/Giới thiệu bài: Xem tranh thiếu nhi vui chơi 2/Hướng dẫn tìm hiểu bài: *Hoạt động 1: Quan sát tranh: -Cho HS xem tranh vẽ các hoạt động khác nhau : nhảy dây, múa hát, kéo co, chơi bi, thả diều, tham quan, du lịch... Các tranh có điểm gì chung? =>GV kết luận: *Hoạt động 2: Nhận xét tranh: Tranh vẽ gì? Em thích bức tranh nào nhất? Vì sao em thích bức tranh đó? Trong tranh có những hình ảnh nào? Hình ảnh trong tranh đang diễn ra ở đâu? Trong tranh có những màu nào? Màu nào được vẽ nhiều hơn? Em thích nhất màu nào trong bức tranh? =>GV kết luận : 3/Củng cố - Dặn dò: -Hệ thống lại bài. -Trình bày nội dung tranh của mình đã sưu tầm. -Nhận xét tiết học. -Dặn dò: Chuẩn bị màu cho tiết học sau. -8 - 12 HS -GV ghi bảng -Quan sát và nhận xét -Cá nhân -Nhóm -Quan sát và hỏi đáp -Nhóm (bàn) Rút kinh nghiệm: Thứ tư, ngày 01 tháng 9 năm 2010 ĐỘI HÌNH ĐỘI N ... n bảng, lớp làm vào vở Nhóm 4 Rút kinh nghiệm: Thứ năm ngày30 tháng 09 năm 2010 Toán Bài: SỐ 0 I/MỤC TIÊU: Giúp học sinh: -Có khái niệm ban đầu về số 0. -Nhận biết vị trí của số 0 trong dãy số từ 0 đến 9. -Biết so sánh số 0 với các số đã học. II/CHUẨN BỊ: -Vật mẫu. -Bộ đồ dùng học Toán. III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP A/KIỂM TRA BÀI CŨ: -Đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 9. -Nêu cấu tạo số 9. B/BÀI MỚI: 1/Giới thiệu bài: Số 0 2/Hướng dẫn tìm hiểu bài: *Hoạt động 1:Nhận biết chữ số 0: -Hướng dẫn hs lấy 4 que tính, lần lượt bớt đi cho đến khi không còn que nào. -Thực hiện với số gà và số táo. =>Không que tính, không con gà, không quả táo.Ta nói không còn vật nào dùng chữ số 0. +Giới thiệu số 0 in và số 0 viết.So sánh hai số. -Cài số 0. -Viết số 0.Đọc số 0. *Hoạt động 2:Vị trí của số 0: -HS lấy 9 que tính rồi đếm theo thứ tự từ 0 đến 9 và từ 9 đến 0. ?Từ 0 -9 số nào bé nhất? Số nào lớn nhất? ?Số 0 đứng trước số nào? *Hoạt động 3:Luyện tập: Hướng dẫn hs giải các bài tập Sgk /35. +Bài 1: Viết số 0: -HS viết bảng con. +Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống -HS thi đua điền số theo thứ tự . +Bài 3:Viết số thích hợp vào ô trống: -Giới thiệu thuật ngữ "số liền trước". -HS làm bài theo hướng dẫn. +Bài 4: >,<,= : -HS so sánh rồi ghi kết quả vào º 3/Củng cố - Dặn dò: -Hệ thống lại bài. -Trò chơi:Xếp số. -Nhận xét tiết học. 10-15hs Bảng con Nêu miệng GV ghi bảng Quan sát , nhận xét Cả lớp Nhóm (bàn) Cả lớp Cả lớp GV ghi bảng Cá nhân Cá nhân, cả lớp Nhóm(bàn) 1HS// lớp Nhóm (bàn) 2đội thi đua(8) Nhóm Rút kinh nghiệm: Học vần Bài : K_ KH I/MỤC TIÊU: -Học sinh đọc và viết đúng k.kh.kẻ, khế. -Đọc được câu ứng dụng : chị kha kẻ vở cho bé hà và bé lê. -Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : ù ù, vo vo, vù vù, ro ro, tu tu. II/CHUẨN BỊ: -Tranh minh họa các từ khóa và phần luyện nói. -Bộ đồ dùng học Tiếng việt. III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP TIẾT 1 A/Kiểm tra bài cũ: -Đọc viết bài s - r B/Bài mới: 1/Giới thiệu bài: K - KH 2/Hướng dẫn tìm hiểu bài: *Hoạt động 1: Dạy chữ ghi âm: a/Chữ K: +Nhận diện âm: -Chữ k gồm nét khuyết trên , nét thắt và nét móc ngược. -So sánh k với h. -Cài âm k. -Phát âm k. +Ghép chữ và đọc tiếng: -Phân tích tiếng kẻ. -Cài tiếng kẻ. -Đánh vần và đọc : kẻ. -Cho hs xem tranh và giới thiệu từ khóa. -Đọc từ khóa : kẻ -Đọc phần bảng ghi âm k. +Luyện viết: k - kẻ. -HS viết bảng con. b/Chữ KH (tương tự) -Phân tích chữ kh. -So sánh k với kh. *Hoạt động 2:Luyện đọc từ ứng dụng: kẽ hở khe đá kì cọ cá kho -Tìm tiếng có âm mới. -Đọc âm, tiếng, từ. -Giảng nghĩa từ. -Đọc lại cả bài. TIẾT 2 *Hoạt động 3:Luyện tập: a/Luyện đọc: -Luyện đọc bảng lớp. -Luyện đọc Sgk. -Luyện đọc câu ứng dụng: chị kha kẻ vở cho bé hà và bé lê. b/Luyện viết : k, kh, kẻ, khế. -HS viết từng dòng vào vở. c/Luyện nói: -GV treo tranh và nêu chủ đề luyện nói. +Trong tranh vẽ những gì? +Các vật , con vật này có tiếng kêu như thế nào? +Em biết tiếng kêu của con vật nào khác tiếng kêu của các vật trong hình? +Có tiếng kêu nào mà khi nghe thấy người ta phải chạy ngay vào nhà? +Có tiếng kêu nào khi nghe người ta cảm thấy vui sướng? +Em thử bắt chước tiếng kêu của các con vật mà em thích? -Luyện nói trước lớp. 3/Củng cố - Dặn dò: -Hệ thống lại bài. -Trò chơi: Ghép từ. -Nhận xét tiết học. 10-15HS Đọc bảng xoay,đọc Sgk, viết bảng con GV ghi bảng Quan sát Cá nhân GV-HS(cả lớp) 2/3lớp , đồng thanh 3HS GV-HS(cả lớp) 20-25hs , đồng thanh Quan sát,nhận xét 10hs Cá nhân, cả lớp GV hướng dẫn Cả lớp Cá nhân GV ghi bảng HS nhẩm Cá nhân Cá nhân, cả lớp Cá nhân, cả lớp GV hướng dẫn Cả lớp Quan sát và đàm thoại Cá nhân Đôi bạn Nhóm 4 Rút kinh nghiệm: Âm nhạc Bài:Ôn tập hai bài hát: QUÊ HƯƠNG TƯƠI ĐẸP & MỜI BẠN VUI MÚA CA I/MỤC TIÊU: -HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca. -Biết kết hợp vừa hát vừa vỗ tay (hoặc gõ) đệm theo phách hoặc đệm theo tiết tấu lời ca. -Biết hát kết hợp một vài động tác phụ họa. -Biết hát kết hợp trò chơi. II/CHUẨN BỊ: -Nhạc cụ. III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP A/Kiểm tra bài cũ: -Hát kết hợp vận động phụ họa bài hát Mời bạn vui múa ca. B/Bài mới: 1/Giới thiệu bài: Ôn tập 2/Hướng dẫn ôn tập: *Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Quê hương tươi đẹp. -HS ôn tập bài hát. -Tập vỗ tay (hoặc gõ )đệm theo phách hoặc tiết tấu lời ca. -Tập biểu diễn trước lớp. *Hoạt động 2: Ôn tập bài hát Mời bạn vui múa ca. -HS ôn tập. -Hát kết hợp vỗ tay đệm theo phách hoặc theo tiết tấu lời ca. *Hoạt động 3: Trò chơi: -Trò chơi cưỡi ngựa theo bài đồng dao Ngựa ông đã về. 3/Củng cố - Dặn dò: -Hệ thống lại bài. -Nhận xét tiết học. 5HS GV ghi bảng Cả lớp Nhóm Dãy,Cả lớp Nhóm, cá nhân Lớp, nhóm Rút kinh nghiệm: Thứ sáu ngày 01 tháng 10 năm 2010 Tự nhiên và xã hội Bài: GIỮ VỆ SINH THÂN THỂ I/MỤC TIÊU: Giúp học sinh: -Hiểu rằng thân thể sạch sẽ giúp cho chúng ta khỏe mạnh , tự tin. -Biết việc nên làm và không nên làm để da luôn sạch sẽ. -Có ý thức tự giác làm vệ sinh cá nhân hàng ngày. II/CHUẨN BỊ: -Các hình trong bài 5 Sgk. -Xà phòng, khăn mặt, bấm móng tay(hoặc kéo). III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP A/Kiểm tra bài cũ:Bảo vệ mắt và tai -Việc làm nào để bảo vệ tai và mắt? -Khi bị đau tai, đau mắt em phải làm gì? B/Bài mới: 1/Giới thiệu bài: Vệ sinh thân thể 2/Hướng dẫn tìm hiểu bài: *Hoạt động 1:Suy nghĩ và thảo luận: -Hàng ngày mình làm gì để giữ sạch thân thể , áo quần sạch sẽ? -Xung phong kể trước lớp. *Hoạt động 2: Nhận ra các việc nên làm và không nên làm để giữ da sạch sẽ: -Quan sát hình ở trang 12 và 13, hãy chỉ và nói về việc làm của các bạn trong từng hình? -Việc làm nào đúng, việc làm nào sai? Tại sao? -Gv hướng dẫn. => GV kết luận: *Hoạt động 3:Biết trình tự các việc làm khi tắm: -Hãy nêu các việc cần làm khi tắm? -Khi nào cần rửa tay? -Nên rửa chân khi nào? -Gv tổng hợp và ghi lên bảng. => Kết luận: 3/Củng cố - Dặn dò: -Hệ thống lại bài. -Nhận xét tiết học. 5HS GV ghi bảng Cá nhân-Đôi bạn Nhận xét, bổ sung Làm việc với Sgk Quan sát và nhận xét Nhóm (bàn) HS trình bày trước lớp Cá nhân Làm bài tập ở VBT Rút kinh nghiệm: Học vần Bài: ÔN TẬP I/MỤC TIÊU: -HS đọc viết một cách chắc chắn âm và chữ vừa học trong tuần: u, ư, x, ch, s, r, k, kh. -Đọc đúng các từ ngữ và câu ứng dụng. -Nghe, hiểu và kể lại theo tranh truyện kể : Thỏ và Sư tử. II/CHUẨN BỊ: -Bảng ôn. -Tranh minh họa câu ứng dụng và truyện kể. III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP TIẾT 1 A/Kiểm tra bài cũ: -Đọc , viết bài k- kh. B/Bài mới: 1/Giới thiệu bài: Ôn tập 2/Hướng dẫn tìm hiểu bài: *Hoạt động 1:Ôn tập a/Các âm đã học: -Đọc các âm đã học trong bảng ôn. -GV chỉ .HS đọc. b/Ghép tiếng: -Ghép âm ở cột dọc với âm ở dòng ngang. -Đọc tiếng vừa ghép. -Ghép tiếng và các dấu thanh. c/Đọc từ ngữ ứng dụng: xe chỉ củ sả kẻ ô rổ khế *Hoạt động 2:Luyện viết -Gv đọc. HS viết bảng con xe chỉ củ sả TIẾT 2 *Hoạt động 3: Luyện tập a/Luyện đọc: -Đọc bảng ôn. -Đọc câu ứng dụng: xe ô tô chở khỉ và sư tử về sở thú. b/Luyện viết: -HS viết xe chỉ, củ sả vào vở. c/Kể chuyện: Thỏ và Sư tử -GV kể lần 1 -Kể lần 2 có tranh minh họa. -HS thi kể từng đoạn theo tranh. -Sắm vai. =>Ý nghĩa câu chuyện: Những kẻ gian ác và kiêu căng bao giờ cũng bị trừng phạt. 3/Củng cố - Dặn dò: -Hệ thống lại bài. -Trò chơi: Tìm từ có âm vừa ôn. -Nhận xét tiết học. 10-15HS Đọc bảng xoay,đọc Sgk, viết bảng con GV ghi bảng Cá nhân Cá nhân Cá nhân, cả lớp Nhóm (bàn) Gv ghi bảng Cá nhân Cả lớp Cá nhân Cá nhân,cả lớp Cả lớp HS lắng nghe Quan sát Cá nhân Nhóm Nhóm 5 Rút kinh nghiệm: Thủ công Bài: XÉ DÁN HÌNH VUÔNG,HÌNH TRÒN(Tiếp theo) (Xem giáo án tuần 4) Hoạt động tập thể SINH HOẠT LỚP I/Nhận xét công việc tuần qua: 1/Nề nếp: -Chuyên cần: Học sinh đi học đều và đúng giờ. -Đồng phục: Một số em mặc quần áo chưa đúng qui định. -Vệ sinh: Thực hiện tốt. -Trật tự : Xếp hàng ra vào lớp ngay ngắn. Một số em còn nói chuyện trong giờ học. 2/An toàn giao thông và an toàn trong giờ chơi: Thực hiện đúng nội quy. 3/Học tập: -Các em nắm được các phụ âm có 1 - 2 con chữ. Viết đúng mẫu chữ. -Biết đọc viết, đếm, so sánh các số trong phạm vi 9. -Một số em hay quên đồ dùng ở nhà. 4/Tuyên dương: II/Công việc tuần 6: -Tiếp tục thực hiện nề nếp thi đua trong học sinh. -Làm quen với số 10. Ôn tập đọc, viết, đếm, so sánh các số trong phạm vi 10. -Tiếp tục nhận biết các phụ âm có 1 -2 con chữ : p, ph, g, gh, q, qu, gi, ng, ngh, y, tr. -Phụ đạo học sinh yếu. -Rèn chữ giữ vở sạch đẹp. Nhận xét của tổ, khối
Tài liệu đính kèm: