Giáo án Các môn lớp 1 - Tuần 26 năm 2007

Giáo án Các môn lớp 1 - Tuần 26 năm 2007

I/ Mục đích yêu cầu:

+ Đọc đúng các tiếng khó dễ lẫn: rào rào, dữ dội, mong manh, quấn chặt, quãng đê.

+ Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, nhấn giọng ở những từ ngữ tả sự đe doạ của cơn bão.

+ Đọc diễn cảm toàn bài với giọng kể rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng, ca ngợi.

+ Hiểu ý nghĩa các từ ngữ: mập, cây vẹt, xung kích, bão.

+ Hiểu nội dung bài: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc chống thiên tai, bảo vệ con đê, bảo vệ cuộc sống bình yên.

II/ Đồ dùng dạy học:

+ Tranh minh hoạ bài tập đọc.

+ Bảng phụ viết sẵn đoạn cần luyện đọc.

III/ Hoạt động dạy – học:

 

doc 30 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1053Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Các môn lớp 1 - Tuần 26 năm 2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26
Ngày soạn: 11/3
Ngày dạy: Thứ hai ngày 13 tháng 3 năm 2007
Tập đọc
THẮNG BIỂN
I/ Mục đích yêu cầu:
+ Đọc đúng các tiếng khó dễ lẫn: rào rào, dữ dội, mong manh, quấn chặt, quãng đê.
+ Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, nhấn giọng ở những từ ngữ tả sự đe doạ của cơn bão.
+ Đọc diễn cảm toàn bài với giọng kể rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng, ca ngợi.
+ Hiểu ý nghĩa các từ ngữ: mập, cây vẹt, xung kích, bão.
+ Hiểu nội dung bài: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc chống thiên tai, bảo vệ con đê, bảo vệ cuộc sống bình yên.
II/ Đồ dùng dạy học:
+ Tranh minh hoạ bài tập đọc.
+ Bảng phụ viết sẵn đoạn cần luyện đọc.
III/ Hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
+ GV gọi 3 HS lên bảng đọc thuộc lòng “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
+ GV nhận xét và ghi điểm cho từng HS.
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài.
+ GV cho HS quan sát tranh minh hoạ và mô tả những gì thể hiện trong tranh.
* Hoạt động 1: Luyện đọc ( 10 phút)
+ Yêu cầu 4 HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài 
( 3 lượt) GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
+ Gọi HS đọc phần chú giải
+ Yêu cầu HS cặp.
* GV đọc mẫu: Toàn bài đọc với giọng gấp gáp, căng thẳng, cảm hứng gợi ca.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
+ Gọi HS đọc đoạn 1.
H: Tranh minh hoạ thể hiện nội dung nào trong bài?
H: Cuộc chiến đấu giữa con người và bão biển được miêu tả theo trình tự như thế nào?
H: Các từ ngữ và hình ảnh ấy gợi cho em điều gì?
* Ý 1: Cơn bão biển đe doạ
+ Gọi HS đọc đoạn 2.
H: Tìm những từ ngữ, hình ảnh miêu tả cuộc tấn công dữ dội của cơn lốc biển?
H: Đoạn 2 nói lên điều gì?
* Ý 2: Cơn bão biển tấn công.
H: Đoạn 1 và 2 tác giả đã sử dụng biện pháp, nghệ thuật gì để miêu tả hình ảnh của biển?
H: Các biện pháp nghệ thuật ấy có tác dụng gì?
+ Gọi HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi.
H: Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện lòng dũng cảm, sức mạnh và chiến thắng của con người trong cơn bão biển?
+ GV yêu cầu HS dùng tranh minh hoạ miêu tả lại cuộc chiến đấu với biển cả của những thanh niên xung kích ở đoạn 3?
* Ý 3: Con người quyết chiến, quyết thắng cơn bão.
+ Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài và nêu đại ý.
* Đại ý: Bài ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai bảo vệ con đê, bảo vệ cuộc sống bình yên.
+ Gọi HS nêu lại.
* Hoạt động 3: Đọc diễn cảm.( 10 phút)
+ Gọi 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài. HS cả lớp theo dõi tìm cách đọc hay.
+ Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 2.
+ Cho HS thi đọc diễn cảm đoạn đã chọn.
+ Nhận xét và tuyên dương HS đọc hay.
3. Củng cố, dặn dò: ( 3 phút)
 H: Hình ảnh nào trong bài ấn tượng nhất với em? Vì sao?
+ Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài Ga- vrốt ngoài chiến luỹ.
- Ninh, Hoàng, Hiệp . Lớp theo dõi bạn đọc, trả lời rồi nhận xét.
+ HS lắng nghe và nhắc lại.
+ HS quan sát tranh và trả lời.
+ HS đọc nối tiếp từng đoạn, lớp theo dõi và nhận xét.
+ 1 HS đọc.
+ HS luyện đọc theo cặp.
+ Lớp lắng nghe và theo dõi GV đọc.
+ 1 HS đọc.
+ Thể hiện nội dung 3 đoạn trong bài.
+ Theo trình tự: biển đe doạ con đê, biển tấn công đê, con người thắng biển cứu sống đê.
+ Cơn bão biển rất mạnh, hung dữ, nó có thể cuốn phăng con đê mỏng manh bất cứ lúc nào.
+ 1 HS đọc.
+ HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
+ Vài HS nêu.
* Biện pháp so sánh: như con cá mập đớp con cá chim, như một đàn voi lớn.
* Biện pháp nhân hoá: biển cả nuốt tươi con đê mỏng manh, gió giận dữ, điên cuồng.
- Làm cho người đọc hình dung được cụ hể, rõ nét hơn về cơn bão biển và gây ấn tượng mạnh mẽ.
+ 1 HS đọc.
- Lần lượt HS trả lời, HS khác bổ sung
 ( nếu cần)
+ 3 HS miêu tả.
+ 2 HS nêu.
+ Vài HS nêu.
+ 2 HS nêu lại.
+ HS luyện đọc.
+ Mỗi nhóm 1 em.
+ Nhận xét, bình chọn.
+ HS trả lời theo ý thích của mình.
+ HS lắng nghe và thực hiện.
**************************************
Khoa học
NÓNG, LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ (TIẾP THEO)
I/ Mục tiêu:
* Giúp HS: 
+ Hiểu được sơ giản về sự truyền nhiệt, lấy được ví dụ về các vật nóng lên hoặc lạnh đi.
+ Giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến sự co giãn vì nóng lạnh của chất lỏng.
II/ Đồ dùng dạy học:
+ HS chuẩn bị theo nhóm: 2 chiếc chậu, một chiếc cốc, lọ có cắm ống thuỷ tinh, nhiệt kế.
+ Bình nước đun sôi.
III/ Hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
+ GV gọi 3 HS lên bảng.
1. Muốn đo nhiệt độ của vật, người ta dùng dụng cụ gì? Có những loại dụng cụ nào?
2. Nhiệt độ của hơi nước đang sôi, nước đá đang tan là bao nhiêu độ? Dấu hiệu nào cho biết cơ thể bị bệnh?
Hãy nói cách đo và đọc nhiệt độ khi dùng nhiệt kế đo nhiệt độ cơ thể?
+ Nhận xét câu trả lời của HS và ghi điểm.
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài.
* Hoạt động 1: Tím hiểu về sự truyền nhiệt ( 10 phút)
+ GV nêu thí nghiệm: Chúng ta có một chậu nước và 1 cốc nước nóng. Đặt cốc nước nóng vào chậu nước.
+ Yêu cầu HS dự đoán xem mức độ nóng lạnh của cốc nước có thay đổi không? Nếu có thì thay đổi như thế nào?
+ Tổ chức cho HS làm thí nghiệm trong nhóm. Hướng dẫn HS đo và ghi nhiệt độ của cốc nước, chậu nước trước và sau khi đặt cốc nước nóng vào chậu nước rồi so sánh nhiệt độ.
+ Gọi 2 nhóm trình bày kết quả.
H: Tại sao mức nóng lạnh của cốc nước và chậu nước thay đổi?
* Do có sự truyền nhiệt từ vật nóng hơn sang cho vật lạnh hơn nên trong thí nghiệm trên, sau một thời gian đủ lâu, nhiệt độ của cốc nước và chậu nước sẽ bằng nhau.
H: Hãy lấy ví dụ trong thực tế mà em biết về các vật nóng lên hoặc lạnh đi?
H: Trong các ví dụ trên thì vật nào là vật thu nhiệt? Vật nào là vật toả nhiệt?
H: Kết quả sau ki thu nhiệt và toả nhiệt của các vật như thế nào?
* Kết luận: Các vật ở gần vật nóng hơn thì thu nhiệt sẽ nóng lên. Các vật ở gần vật lạnh hơn thì sẽ toả nhiệtsẽ lạnh đi. Vật nóng lên do thu nhiệt, lạnh đi vì nó toả nhiệt hay chính là đã truyền nhiệt cho vật lạnh hơn.
+ Yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết.
* Hoạt động 2: Nước nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi ( 10 phút)
+ Tổ chức cho HS làm thí nghiệm trong nhóm.
+ GV hướng dẫn: Đổ nước nguội vào đầy lọ. Đo và đánh dấu mức nước, sau đó lần lượt đặt lọ nước vào cốc nước nóng, nước lạnh, sau mỗi lần đặt phải đo và ghi lại xem mức nước trong lọ có thay đổi không?
+ Hướng dẫn HS dùng nhiệt kế làm thí nghiệm.
+ Gọi HS trình bày kết quả thí nghiệm.
H: Chất lỏng thay đổi như thế nào khi nóng lên và lạnh đi?
H: Dựa vào mực chất lỏng trong bầu nhiệt kế ta biết được điều gì?
* Kết luận: Dựa vào mực chất lỏng ta có thể biết được nhiệt độ của vật.
* Hoạt động 3: Những ứng dụng trong thực tế ( 10 phút)
H: Tại sao đun nước, không nên đổ đầy nước vào ấm?
H: Tại sao khi bị sốt người ta lại dùng túi nước đá chườm lên trán?
H: Khi đi đâu về nhà chỉ có nước nóng trong phích, em làm thế nào để có nước nguội để uống nhanh?
+ GV nhận xét, khen ngợi những HS biết áp dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống.
3. Củng cố, dặn dò: ( 3 phút)
+ Gọi HS đọc phần bài học.
+ Nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- Trọng, Hiển, Quân.Lớp theo dõi và nhận xét.
+ HS lắng nghe và nhắc lại.
+ HS lắng nghe phổ biến thí nghiệm.
+ HS suy nghĩ và đoán thí nghiệm.
+ Các hóm tiến hành làm thí nghiệm.
- Nhiệt độ của cốc nước nóng giảm đi, nhiệt độ của chậu nước tăng lên.
- Mức nóng của cốc nước và chậu nước thay đổi là do có sự truyền nhiệt từ cốc nước nóng hơn sang chậu nước lạnh.
+ HS lắng nghe.
+ Các vật nóng lên: rót nước sôi vào cốc, múc canh nóng vào bát
+ Các vật lạnh đi: củ, quả cho vào tủ lạnh, cho đá vào cốc
+ Vật thu nhiệt: cái cốc, bát.
+ Vật toả nhiệt: nước nóng, canh nóng
+ Vật thu nhiệt thì nóng lên, vật toả nhiệt thì lạnh đi.
+ HS lắng và nhắc lại.
+ Các nhóm tiếp tục làm thí nghiệm.
+ HS lắng nghe hướng dẫn.
- Khi nhúng bầu nhiệt kế vào nước ấm, mực chất lỏng tăng lên và khi nhúng vào nước lạnh thì mực chất lỏng giảm đi.
+ Chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.
+ Dựa vào mực chất lỏng trong bầu nhiệt kế ta biết được nhiệt độ của vật đó.
+ HS suy nghĩ và trả lời theo ý hiểu.
+ 2 HS đọc.
+ HS lắng nghe và thực hiện.
*************************************
Đạo đức
TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO ( T1)
I/ Mục tiêu:
* Hiểu được ý nghĩa của các hoạt động nhân đạo: giúp đỡ các gia đình, những người gặp khó khăn, hoạn nạn.
* Ủng hộ các hoạt động nhân đạo ở nhà trường, nơi mình ở. Không đồng tình với những người có thái độ thờ ơ với hoạt động nhân đạo.
* Tuyên truyền, tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo phù hợp với điều kiện của bản thân.
II/ Đồ dùng dạy học:
+ Nội dung một số câu ca dao, tục ngữ nói về lòng nhân đạo.
III/ Hoạt động dạy – học:
Hoạ ... ø cho biết các dãy núi chạy qua các dải ĐB này đến đâu?
* GV kết luận: Chính vì các dãy núi này chạy lan ra biển nên đã chia cắt dải ĐB duyên hải miền Trung thành các ĐB nhỏ hẹp.
+ Vì các ĐB này chạy dọc theo biển khu vực miền Trung nên mới gọi là: dải ĐB duyên hải miền Trung.
+ GV treo lược đồ đầm phá ở Thừa Thiên Huế, giới thiệu và minh hoạ trên lược đồ: Các ĐB ven biển thường có các cồn cát cao, những vùng thấp, trũng tạo nên các đầm, phá, nổi tiếng có phá Tam Thanh ở Thừa Thiên Huế.
H: Ở các vùng này có nhiều cồn cát cao, do đó thường có hiện tượng gì xảy ra?
H: Để ngăn chặn hiện tượng này, người dân phải làm gì?
* Kết luận: Các ĐB duyên hải miền Trung thường nhỏ hẹp, nằm sát biển, có nhiều cồn cát và đầm, phá.
* Hoạt động 2: Bức tường cắt ngang dải ĐB duyên hải miền Trung ( 10 phút)
+ Yêu cầu HS quan sát tên bản đồ hãy cho biết dãy núi nào cắt ngang dải ĐB duyên hải miền Trung?
+ Yêu cầu HS chỉ trên bản đồ dãy Bạch Mã và đèo Hải Vân.
* GV giải thích: Dãy núi này đã chạy thẳng ra bờ biển nằm giữa Huế và Đà Nẵng. Có thể gọi đây là bức tường chắn ngang dải ĐB ven biển miền Trung.
H: Để đi từ Huế vào Đà Nẵng và từ Đà Nẵng ra Huế đi bằng cách nào?
H: Đường hầm Hải Vân có lợi gì hơn so với đường đèo? 
* GV: Dãy núi bạch mã và đèo Hải Vân chặn đứng luồng gió thổi từ phía Bắc xuống phía Nam tạo ra sự khác biệt rõ rệt về khí hậu ở 2 miền Nam Bắc và ĐB duyên hải miền Trung.
* Hoạt động 3: Khí hậu khác biệt giữa khu vực phía Bắc và phía Nam ( 10 phút)
+ Yêu cầu HS đọc SGK, thảo luận cặp đôi điền vào bảng thông tin sau:
Khí hậu phía Bắc dãy Bạch Mã
Khí hậu phía Nam dãy Bạch Mã
- Có mùa đông lạnh
-chỉ có mùa mưa và mùa khô
- Nhiệt độ có sự chênh lệch giữa mùa đông và mùa hạ.
- Nhiệt độ tương đối đồng đều giữa các tháng trong năm.
H: Có sự khác nhau về nhiệt độ như vậy là do đâu?
* GV khắng định: Có thể gọi dãy Bạch Mã là bức tường chắn gió của ĐB duyên hải miền Trung.
H: Khí hậu ĐB duyên hải miền Trung có thuận lợi cho người dân sinh sống và sản xuât không?
* GV: Đây là vùng chịu nhiều bão lụt nhất của cả nước, chúng ta phải biết chia sẻ khó khăn với người dân ở vùng đó.
* 3. Củng cố, dặn dò: ( 5 phút)
+ Gọi HS đọc mục bài học SGK.
+ Dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lêng bảng thực hiện.
+ Lớp theo dõi và nhận xét.
+ HS quan sát và trả lời.
- Có 5 dải đồng bằng.
+ 1 HS lên chỉ và gọi tên.
- Các đồng bằng này nằm sát biển, phía Bắc giáp ĐBBB, phía tây giáp dãy núi Trường Sơn, phía Nam giáp với ĐBNB, phía đông là biển đông.
- Các dãy núi chạy qua các dải đồng bằng và lan ra sát biển.
+ HS lắng nghe.
- HS nghe GV giải thích Phá (SGK)
- Ở các ĐB này thường có hiện tượng di chuyển của các cồn cát.
- Người dân ở đây thường trồng cây phi lao để ngăn gió di chuyển sâu vào đất liền.
+ HS lắng nghe và nhắc lại.
+ HS quan sát bản đồ và trả lời.
+ Dãy Bạch Mã.
+ 1 HS lên chỉ trên bản đồ.
+ HS lắng nghe.
+ Đi đường bộ trên sườn đèo Hải Vân hoặc đi xuyên qua đường hầm Hải Vân.
+ Đường hầm Hải Vân rút ngắn đoạn đường đi và hạn chế tắc ghẽn giao thông. Đường đèo xa hơn và không an toàn.
+ HS thảo luận cặp đôi và hoàn thành bảng thông tin.
+ Do dãy núi Bạch Mã chắn gió lạnh lại. Gío lạnh thổi từ phía Bắc bị chặn lại ở dãy núi này, do đó phía nam không có gió lạnh và không có mùa đông.
+ Khí hậu ở đây gây ra nhiều khó khăn cho ngươì dân trong cuộc sống và sản xuất.
+ 2 HS đọc bài học.
+ Lớp lắng nghe và thực hiện.
***********************************
Kĩ thuật
LẮP XE ĐẨY HÀNG (T2)
I/ Mục tiêu:
+ HS biết chọn đúng và đủ được các chi tiết để lắp được chiếc xe đẩy hàng.
+ Lắp được từng bộ phận và lắp ráp cái đu đúng kĩ thuật, đúng qui trình.
+ Rèn luyện tính cẩn thận, làm việc theo qui trình. 
II. ĐDDH :
GV : Mẫu cái xe đẩy hàng đã ráp sẵn.
HS : Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Kiểm tra bài cũ :
GV cho HS kiểm tra chéo ĐDHT( bộ lắp ghép hình)
* Giới thiệu bài :
GV giới thiệu bài và yêu cầu tiết học .
+ Hoạt động 3 : Tổ chức cho HS thực hành lắp cái xe đẩy hàng :
- Chọn các chi tiết để lắp cái xe đẩy hàng : GV giúp đỡ cho những em chọn chưa đúng hoặc chưa đủ.
- HD cách lắp từngbộ phận: GV theo dõi và giúp đỡ những em chưa biết cách lắp hoặc lắp chưa đúng quy trình.
- HD cách lắp ráp hoàn chỉnh cái xe đẩy hàng : Lắp ráp xong, GV nhắc HS kiểm tra sự chuyển động của xe đẩy hàng .
+ Hoạt động 4 : Tổ chức cho HS tự đánh giá kết quả lẫn nhau :
Cho HS trưng bày sản phẩm của mình lên bàn.
Nêu tiêu chí đánh giá.
- Gv đánh giá chung các sản phẩm : Tuyên dương những em có sản phẩm tốt.
- Cho HS tháo các chi tiết và cất vào hộp ngăn nắp.
* Củng cố – dặn dò :
HS nêu lại quy trình lắp xe đẩy hàng .
Dặn dò về nhà. Chuẩn bị lắp xe có thang
HS thực hiện KT chéo trong bàn.
- HS lắng nghe.
- HS tự biết chọn đầy đủ các chi tiết để lắp đúng cái đẩy hàng .
- HS tự lắp từng bộ phận của cái xe đẩy hàng .
- Thực hành ráp cái xe đẩy hàng.
- HS trình bày sản phẩm lên bàn.
- Cùng tổ chức đánh giá sản phẩm theo các tiêu chí của GV.
Thực hành tháo các chi tiết.
- Vài HS nêu lại. Lớp lắng nghe về nhà thực hiện.
********************************************
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu:	
* Giúp HS:
+ Ôn tập một số nội dung cơ bản về phân số: Khái niệm ban đầu về phân số, rút gọn phân số, quy đồng phân số, phân số bằng nhau.
+ Rèn kĩ năng giải toán có lời văn.
II/ Hoạt động dạy–học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
+ Gọi 2 HS lên bảng làm bài luyện thêm giao về ở tiết trước.
+ GV nhận xét và ghi điểm cho HS.
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài.
* Hướng dẫn HS làm luyện tập.
Bài 1: ( 7 phút)
+ GV yêu cầu HS tự rút gọn sau đó so sánh để tìm các phân số bằng nhau.
* Rút gọn:
* Các phân số bằng nhau:
* GV chữa bài trên bảng.
Bài 2: ( 7 phút)
+ Yêu cầu HS đọc đề bài.
+ GV đọc từng câu hỏi yêu cầu HS trả lời.
H: 3 tổ chiếm mấy phần số HS cả lớp? Vì sao?
H: 3 tổ có bao nhiêu HS?
+ Nhận xét bài làm của HS.
Bài 3: ( 8 phút)
+ Gọi HS đọc đề bài.
H: Bài toán cho biết gì?
H: Bài toán yêu cầu gì?
H: Làm thế nào để tính được số ki-lô-mét còn phải đi?
+ Yêu cầu HS làm bài.
+ GV chữa bài của HS trên bảng.
Bài 4: ( 8 phút)
+ Yêu cầu HS đọc đề bài.
+ Yêu cầu 2 HS tìm hiểu bài toán và nêu cách giải.
+ Gọi 1 HS lên bảng giải, lớp giải vào vở.
+ GV thu 5 vở chấm và nhận xét.
+ GV chữa bài của HS trên bảng
3. Củng cố, dặn dò: ( 5 phút)
+ GV nhận xét tiết học và giao bài làm thêm về nhà.
* Tìm x biết:
- Phương An, Hoài Thương. Lớp theo dõi và nhận xét.
+ 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở bài tập rồi nhận xét bài trên bảng.
+Đổi vở kiểm tra nhau.
+ HS nhận xét và sửa bài.
+ 1 HS đọc.
Lớp làm bài vào vở.
+ HS đổi chéo vở kiểm tra bài.
+ 1 HS đọc, tìm hiểu bài toán.
+ 1 HS lên bảng giải, lớp giài vào vở, nhận xét bài trên bảng.
+ 1 HS đọc.
+ 2 HS tìm hiểu đề bài và nêu cách giải.
+ 1 HS lên giải, lớp giải vào vở.
+ 5 HS làm nhanh mang lên chấm.
+ HS lắng nghe và ghi bài về nhà.
***************************************
SINH HOẠT LỚP
I/ Mục tiêu:
+ Đánh giá, nhận xét các hoạt động trong tuần 26 và lên kế hoạch tuần 27.
+ Giáo dục HS luôn có ý thức tự giác trong học tập và các hoạt động khác tốt.
II/ Các hoạt động dạy – học:
* Hoạt động 1: Đánh giá, nhận xét các hoạt động ở tuần 26
 a) Các tổ trưởng lên tổng kết thi đua của tổ trong tuần qua.
+ Báo cáo “Hoa điểm 10” trong tuần.
b) GV nhận xét và đánh giá từng hoạt động của cả lớp.
* Về nề nếp và chuyên cần: 
+ Nề nếp duy trì và thực hiện tốt, đi học chuyên cần.
* Về học tập: 
+ Đa số các em có học bài và chuẩn bị bài ở nhà tương đối tốt.
+ Một số em có sự tiến bộ nổi bật là: Hương, Sơn, Thảo.
+ Tuy nhiên vẫn còn 1 số em chưa có sự cố gắng trong học tập là: Trọng, Yến, Phúc
* Các hoạt động khác: Tham gia tốt các hoạt động ngoại khoá như : Học ATGT, Tham gia sinh hoạt đội đầy đủ. Có ý thức trong công việc chung.
Vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
* Hoạt động 2: Kế hoạch tuần 27
+ Duy trì tốt nề nếp và chuyên can
+ Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.Trong giờ học hăng hái phát biểu xây dựng bài.
+ Tổ chức ôn tập thật tốt để chuẩn bị thi GK II đạt kết quả : Phát huy vai trò đôi bạn học tập để kèm tích cực các bạn học yếu, cố gắng tối đa không để các bạn bị điểm yếu trong kì kiểm tra sắp tới.
+ Thi đua học tập tốt: Buổi học tốt, tiết học tốt.
+ Tích cực rèn chữ và giữ vở sạch, đẹp.
+ Vệ sinh cá nhân, trường lớp sạch sẽ. 
* Hoạt động ngoài giờ : Tiếp tục sinh hoạt đội đúng yêu cầu.
	Tổ chức tập luyện nghi thức đội chu đáo để chuẩn bị cho đợi thi nghi thức đội chào mừng ngày 26/3.
	Tổ chức chơi trò chơi ATGT – Thi đua giữa các tổ.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 26.doc