Giáo án các môn Tuần 6 Lớp 1

Giáo án các môn Tuần 6 Lớp 1

Chào cờ

Học vần:

Bài 21: ÔN TẬP

A- Mục tiêu:

Sau bài học, HS có thể:

- Đọc được ư, x, ch, s, r, k, kh các từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 17 đến bài 21.

- Viết được: ư, x, ch, s, r, k, kh các từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 17 đến bài 21.

-Nghe hiểu và kể lại theo tranh truyện kể: Thỏ và Sư tử

B- Đồ dùng dạy - Học:

- Bảng ôn trang 44 SGK

- Tranh minh hoạ cho câu ứng dụng và phần truyện kể

C- Các hoạt động dạy - học:

 

doc 37 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 949Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn Tuần 6 Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
Ngày soạn : 24/10/ 2010.
Ngày giảng: 25 / 10 / 2010
Thứ hai ngày 25 tháng 10 năm 2010.
Tiết 1.
Chào cờ
Học vần:
Bài 21: Ôn tập
A- Mục tiêu: 
Sau bài học, HS có thể:
- Đọc được ư, x, ch, s, r, k, kh các từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 17 đến bài 21.
- Viết được: ư, x, ch, s, r, k, kh các từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 17 đến bài 21.
-Nghe hiểu và kể lại theo tranh truyện kể: Thỏ và Sư tử
B- Đồ dùng dạy - Học:
- Bảng ôn trang 44 SGK
- Tranh minh hoạ cho câu ứng dụng và phần truyện kể
C- Các hoạt động dạy - học:
Tiết 1
Giáo viên
Học sinh
I - Kiểm tra bài cũ:
- Đọc và viết
- Đọc từ và câu ứng dụng
- Nêu NX sau KT
II- Dạy -Học bài với:
1- Giới thiệu bài (trực tiếp)
2- Ôn tập:
a- Các chữ và âm vừa học
- GV treo bảng ôn
- Cho HS đọc âm, 1 HS lên bảng chỉ chữ theo phát âm của bạn
- Cho HS lên bảng vừa chỉ vừa đọc âm
b- Ghép chữ thành tiếng.
- Cho HS ghép các chữ ở cột dọc với các chữ ở dòng ngang để tạo thành tiếng và cho HS đọc
- GV làm mẫu
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
+ Y/c HS ghép các tiếng ở cột dọc với các dấu thanh ở bảng 2
- GV theo dõi, chỉnh sửa
? Hãy tìm cho cô những từ có tiếng: rù, rú, rũ, rủ, chà, chá, chả, chạ, chã, cha
- GV có thể giải thích qua những từ HS vừa tìm
c- Đọc từ ứng dụng:
- Ghi từ ứng dụng lên bảng
- GV giải thích một số từ
xe chỉ: là xoắn các sợi nhỏ với nhau tạo thành sợi lớn.
Củ sả: Đưa chủ sả cho HS quan sát 
- GV đọc mẫu từ ứng dụng.
d- Tập viết từ ứng dụng:
- GV viết mẫu, nêu quy trình viết
- Lưu ý HS nét nối giữa các con chữ 
- GV theo dõi, chỉnh sửa
+ Cho HS viết từ: Xe chỉ vào vở
- GV theo dõi, chỉnh sửa
Tiết 2
3- Luyện tập:
a- Luyện đọc:
+ Đọc lại bài ôn ở tiết 1
- GV theo dõi, chỉnh sửa cho HS
+ Đọc câu ứng dụng: GT tranh
? Tranh vẽ gì ?
? Ai có thể đọc được cho cô câu ứng dụng này?
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS
- Khuyến khích HS đọc trơn với tốc độ nhanh.
b- Luyện viết:
- HD và giao việc
- GV theo dõi, chỉnh sửa
- NX bài viết
c- Kể chuyện: Thỏ và sư tử
- Cho HS đọc tên truyện
+ GV kể diễn cảm hai lần (lần 2 kể = tranh
- GV nêu Y/c và giao việc: mỗi nhóm sẽ thảo luận và kể theo1 tranh.
- Nội dung từng tranh
Tranh 1: Thỏ đến gặp sư tử thật muộn
Tranh 2: Đối đáp giữa thỏ và sư tử
Tranh 3: Thỏ dẫn sư tử đến một cái giếng. Sư tử nhìn xuống đó thấy 1 con sư tử hung dữ đang chằm chằm nhìn mình.
Tranh 4: Tức mình, nó liền nhảy xuống địnhcho sư tử kia một trận; sư tử giãy giụa mãi rồi sặc nước và chết.
+ Cho HS thi kể chuyện.
- GV theo dõi nhận xét và sửa sai.
4. Củng cố dặn dò:
- Trò chơi: "Thi tìm tiếng mới"
- GV đưa ra hai âm: e, i yêu cầu học sinh tìm tiếng mới
VD: e - Xe, kẻ, mẹ.
- Cho HS đọc lại bài trong SGK.
+ Tìm tiếng và chữ vừa học trong sách, báo.
+ Học lại bài, chuẩn bị bài sau.
- HS viết bảng con: T1,T2,T3 mỗi tổ viết một từ: kẽ hở, kỳ cọ, cá kho
- 2 HS đọc
- HS chỉ bảng và đọc các câu âm và chữ trong bảng ôn
- Một số HS
- HS ghép tiếng và đọc
- HS ghép theo HD và đọc
- HS tìm từ
- HS nhẩm và đọc: CN, nhóm klớp
- HS chú ý nghe
- 4 -5 HS đọc lại.
- HS tô chữ trên không sau đó viết bảng con.
- HS tập viết trong vở tập viết từ "Xe chỉ" theo mẫu
- HS đọc: CN, Nhóm, lớp
- HS quan sát tranh và NX
- Tranh vẽ con cá lái ôtô đưa khỉ và sư tử về sở thú
- HS đọc CN, nhóm, lớp
- HS tập viết tiếp những chữ còn lại trong vở tập viết
- 2 HS: thỏ và sư tử
- HS chú ý nghe
- HS thảo luận nhóm 4
N1: Tranh 1 N3: Tranh 3
N2: Tranh 2 N4: Tranh 4
- Kể thi CN theo đoạn
- Kể thi giữa các nhóm
- Kể toàn chuyện, phân vai.
- HS chơi theo tổ, tổ nào tìm được nhiều tiếng mới hơn tổ đó thắng cuộc
- 2 HS đọc.
- HS chú ý theo dõi.
Toán:
Tiết 21: số 10
A- Mục tiêu:
Giúp học sinh:
+Biết 9 thêm 1 được 10 viết được số 10.
+ Biết đọc, đếm được từ 0 đến 10, so sánh các số trong phạm vi 10
+Biết vị trí của số 10 trong dãy số từ 1 đến 10.
B- Đồ dùng dạy học:
- Các nhóm đồ vật có số lượng là 10.
- Hs: Bộ đồ dùng toán 1.
C- Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
I. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 hs lên bảng làm BT.
- Gọi 2 Hs tiếp lên bảng viết các số.
- Nêu NX sau KT.
II. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài (linh hoạt).
2. Giới thiệu số 10:
a. Lập số 10:
- Cho Hs lấy ra 9 que tính và hỏi ?
? Trên tay em bây giờ có mấy que tính ?
- Cho Hs thêm 1 que tính nữa và hỏi ?
? Trên tay bay giờ có mấy que tính ?
- Cho Hs nhắc lại "9 que tính thêm 1 que tính là 10 que tính".
- Gv lấy ra 9 chấm tròn rời lấy thêm 1 chấm tròn nữa và hỏi:
? Có tất cả mấy chấm tròn ?
- Cho Hs nhắc lại "9 chấm tròn thêm 1 chấm tròn là 10 chấm tròn".
- Cho Hs quan sát hình vẽ trong SGK.
? Có bao nhiêu bạn rắn ?
Có bao nhiêu bạn làm thầy thuốc ?
- Cho Hs nhắc lại "9 bạn thêm 1 bạn là 10 bạn".
- Cho Hs quan sát hình thứ 2 để nêu được "9 con tính thêm 1 con tính là 10 con tính".
- Gv nói: Các nhóm này đều có số lượng là 10 nên ta dùng số 10 để chỉ các nhóm đó.
b. Giới thiệu chữ số 10 in và viết:
- Gv treo mẫu chữ số 10, nêu "đây là chữ số 10".
? Số 10 gồm mấy chữ số ghép lại ?
Đó là những chữ số nào ?
? Nêu vị trí của các chữ số trong số ?
- Chỉ vào chữ số 10 cho Hs đọc.
- Viết mẫu và nêu quy trình.
- Gv theo dõi, chỉnh sửa.
c. Nhận xét vị trí của số 10 trong dãy số từ 0 đến 1.
- Cho Hs đếm từ 0 -> 10 & từ 10 -> 0.
- Cho 1 Hs lên bảng viết: 0,1,2,3,4,5,6,7,8 9,10.
? Số nào đứng liền trước số 10 ?
? Số nào đứng liến sau số 9 ?
3. Luyện tập:
BT1 (36).
- Bài y/c gì ?
- HD Hs viết số 10 ngay ngắn vào từng ô.
- Gv theo dõi, NX.
Bài 4 (37).
- Cho Hs nêu y/c của bài.
- HD & giao việc.
 ? 10 đứng sau những số nào ?
? Những số nào đứng trước số 10 ?
- Gv NX & cho điểm.
Bài 5 (37).
- Cho Hs quan sát phần a và hỏi ?
? Trong 3 số 4,2,7 người ta khoanh vào số nào ?
? Số 7 là số lớn hay bé trong 3 số đó ?
? Vậy bài y/c ta điều gì ?
- Giao việc.
- Gx NX và chữa.
4. Củng cố - dặn dò:
+ Trò chơi: Nhận biết số lượng là 10.
- Cho Hs đếm từ 0 -> 10, từ 10 -> 0.
- NX chung giờ học.
: Học lại bài.
Xem trước bài 22.
Hs 1 Hs 2
0.1 2.8
3..5 0..9
9..0 7..6
Hs1: Viết các số từ 0 -> 9.
Hs2: Viết các số từ 9 -> 0.
- Dưới lớp làm BT ra nháp.
- 9 que tính.
- 10 que tính.
- 1 vài em nhắc lại.
- 10 chấm tròn.
- 1 số em nhắc lại.
- 9 bạn.
- 1 bạn.
- 1 số em nhắc lại.
- Hs quan sát.
- 2 chữ số.
- Số 1 & số 0.
- Số 1 đứng trước, số 0 đứng sau.
- Hs đọc : 10
- Hs tô và viết lên bảng con.
- Hs đếm.
- Hs viết.
- Số 9.
- Số 10.
- Viết số 10.
- Hs viết số 10 theo HD.
- Hs làm bài đổi vở kiểm tra chéo rồi nêu miệng Kq.
- Điến số.
- Hs làm bài sau đó dựa vào Kq để nêu số 10.
- Viết số thích hợp vào ô trống.
- Hs làm bài.
- 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9.
- 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9.
- Hs làm & đổi vở KT chéo.
1 hs lên bảng.
- Hs chơi cả lớp.
- Hs đếm cả lớp.
- HS chú ý nghe và theo dõi.
Đạo đức:
Tiết 6: giữ gìn sách vở - đồ dùng học tập (T2)
A. Mục tiêu:
Giúp học sinh hiểu được:
-Biết được tác dụng của sách vở, đồ dùng học tập.
-Nêu được lợi ích của việc giữ gìn sách vở đồ dùng học tập.
-Thực hiện giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập của bản thân.
B. Tài liệu - phương tiện:
- Vở BT đạo đức 1.
- Phần thưởng cho cuộc thi "Sách vở, đồ dùng ai đẹp nhất".
C. Các hoạt động dạy học.
Giáo viên
Học sinh
I. Kiểm tra bài cũ:
? Cần làm gì để giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập ?
? Để sách vở, đồi dùng được bền đẹp cần tránh những việc gì ?
- Nêu NX sau KT
II. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: (linh hoạt).
2. Hoạt động 1: Thảo luận cặp đôi theo bài tập 3.
+ Y/c các cặp Hs thảo luận để xác định những bạn nào trong những tranh ở bài tập 3 biết giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
- Gv theo dõi & giúp đỡ. 
+ Y/c Hs nêu kết quả trước lớp
- Gv kl: Các bạn ở các tranh 1,2,6 biết giữ gìn.đồ dùng học tập, lau cặp sách sạch sẽ, để thước vào hộp, treo cặp đúng nơi quy định
3. Hoạt động 2: Thi "Sách vở, đồ dùng ai đẹp nhất" (BT4)
+ Y/c Hs xếp sách vở, đồ dùng học tập của mình lên bàn sao cho gọn gàng, đẹp mắt.
+ Gv tuyên bố thể lệ thi, tiêu chuẩn đánh giá của BGK.
+ Thể lệ: Tất cả mọi Hs đều tham gia. Cuộc thi được tiến hành theo 2 vòng (vòng 1 ở tổ, vòng 2 ở lớp).
+ Đánh giá theo 2 mức: Số lượng, chất lượng và hình thức giữ gìn.
- Số lượng: Đủ sách vở, đồ dùng học tập (phục vụ cho buổi học đó).
- Về chất lượng: Sách vở sạch sẽ, khẳng khiu, không bị quăn mét, đồ dùng sạch đẹp
- BGK; CN, lớp trưởng, tổ trưởng.
+ Ban giám khảo chấm vòng 2.
- Những bộ thi ở vòng 2 được trưng bày ở bàn riêng tạo điều kiện cho cả lớp quan sát rõ.
- BGK XĐ những bộ đoạt giải kể cho lớp nghe mình đã giữ gìn NTN ?
+ Gv nhận xét & trao phần thưởng.
4. Củng cố dăn dò:
+ Cho Hs đọc ghi nhớ b SGK.
+ Trò chơi: Thi cất sách vở, đồ dùng học tập nhanh, gọn.
- Những giờ học.
: Thực hiện tốt việc giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
- 1 vài em trả lời.
- Hs thảo luận theo cặp.
- Đại diện từng cặp nêu kết quả theo từng tranh trước lớp.
- Chú ý nghe và ghi nhớ
- Hs thi theo tổ (vòng 1)
- 1 vài em kể.
- Những em đạt giải nhận quà.
- Hs đọc theo Gv.
- Hs chơi theo HD.
Thứ ba ngày 26 tháng 10 năm 2010
Học vần
 Bài 22:P- Ph - Nh
A. Mục tiêu:
Sau bài học, học sinh có thể
- Đọc viết được: Ph, Nh, Phố xá, Nhà lá. từ và câu ứng dụng.
-Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Chợ, phố Thị xã.
B. Đồ dùng dạy học.
- SGK tiếng việt tập 1
- Bộ ghép chữ tiếng việt
- Tranh minh họa cho từ khoá, câu ứng dụng và phần luyện nói.
C. Các hoạt động dạy học.
 Tiết 1
Giáo viên
Học sinh
I. KTBC:
- Viết và đọc
- Đọc câu ứng dụng trong sgk
- Nêu nhận xét sau KT.
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Dạy chữ ghi âm.
P:
a) Nhận diện chữ:
- Viết lên bảng P và hỏi.
+ Chữ P gồm những nét nào?
+ Hãy so sãnh P và N
b) Phiên âm:
- GV phát âm mẫu
- GV theo dõi và sửa sai cho học sinh.
c) HD viết
- GV viết mẫu lên quy trình.
- GV theo dõi chỉnh sửa.
Ph:
a) Nhận diện chữ:
- Ghi bảng Ph và hỏi.
- Chữ Ph được ghép bởi những con chữ nào?
- Nêu vị trí của các con chữ trong âm?
- Hãy so sánh P và Ph?
b) Phiên âm và đánh vần chữ.
* Phát âm:
- GV phát âm mẫu (giải thích)
- GV theo dõi chỉnh sửa
* Đánh vần tiếng khoá ... iải thích).
c. Hướng dẫn viết chữ:
- Viết mẫu, nói quy trình viết.
- Gv Nx, chỉnh sửa.	
Ngh: (Quy trình tương tự).
- Gv ghi bảng chữ ngh nói: Phát âm giống chữ ng để phân biệt ta gọi ngh là ngờ kép.
- ? ngh được ghép bởi những chữ nào ?
? Ngh và ng giống & khác nhau ở điểm nào ?
b. Phát âm va đánh vần.
+ Phát âm:
- Phát âm mẫu: ngh (ngờ).
- Gv theo dõi, chỉnh sửa.
-+ Đánh vần tiếng khoá.
- Cho Hs tìm và gài ngh, nghệ.
- Ghi bảng: nghệ.
? Hãy phân tích tiếng nghệ ?
- Cho Hs đánh vần: nghệ.
- Gv theo dõi, chỉnh sửa.
- Y/c đọc.
 + Đọc từ khoá.
? Tranh vẽ gì ?
- Ghi bảng: củ nghệ (gt).
- Gv theo dõi, chỉnh sửa.
c. Hướng dẫn viết chữ.
- Viết mẫu và nêu quy trình
- Gv Nx, chỉnh sửa.
d. Đọc từ ứng dụng:
- Viết lên bảng từ ứng dụng.
- Gv giải nghĩa nhanh, đon giản.
- Đọc mẫu.
- Gv theo dõi, chỉnh sửa.	
Tiết 2
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc:
+ Đọc lại bài tiết 1 (SGK bảng lớp).
+ Đọc câu ứng dụng: GT tranh.
? Tranh vẽ gì ?
- Viết câu ứng dụng lên bảng.
- Đọc mẫu, hướng dẫn đọc.
b. Luyện viết:
- Cho Hs nêu lại những quy định khi ngồi viết.
- Cho Hs đọc những chữ cần viết.
- Gv HD cách viết vở và giao việc.
- Gv theo dõi, uấn nắn và lưu ý Hs nét nối giữa các chữ.
- Nx & chấm 1 số bài viết.
c. Luyện nói:
- Cho Hs đọc tên bài luyện nói.
- Gv HD & giao việc.
+ Y/c Hs thảo luận:
? Trong tranh vẽ gì ?
? Con bê là con của con gì, nó mầu gì ?
? Thế còn con nghé ?
? Con bê & con nghé thường ăn gì ?
4. Củng cố - dăn dò:
+ Trò chơi: thi tìm & chữ viết có chứa ng, ngh.
- Cho Hs đọc lại bài (SGK).
- Nx chung giờ học.
: - Học lại bài.
 - Xem trước bài 26.
- Mỗi tổ viết 1 từ vào bảng con: Quả thị, qua đò, giỏ cá.
- 2 -> 3 Hs.
- Hs đọc theo gv: ng, ngh (kép).
- Chữ ng được ghép bởi 2 con chữ n và g.
- Giống: Đều có chữ g.
ạ: Chữ ng có thêm n.
- Hs phát âm (Cn, nhóm, lớp).
- Hs sử dụng bộ đồ dùng gài ng - ngừ.
- 1 số em. 
- Hs đọc lại.
- Tiếng ngừ có âm ng đứng trước, âm ư đứng sau, dấu (-) trên ư.
- Hs dánh vần (CN, nhóm, lớp).
Ngờ - ơ - ngư - huyền - ngừ.
- Đọc trơn: ngừ.
- Hs quan sát tranh & Nx.
- Cá ngừ.
- Hs đọc trơn từ cá ngừ (CN, nhóm .lớp).
- Hs tô chữ trên không sau đó viết trên bảng con.
- ngh được ghép bởi ba con chữ n, g, h.
- Giống: đều là ng.
ạ: ngh có thêm h.
- Hs phát âm: Cn, nhóm, lớp.
- Hs sử dụng bộ đồ dùng & gài theo y/c.
- Hs đọc lại.
- Tiếng nghệ có âm ngh đứng trước, âm ê đứng sau, dấu (.) dưới ê.
- Hs đánh vần CN, nhóm, lớp
Ngờ - ê- nghê - nặng nghệ.
- Hs đọc trơn: nghệ.
- Hs quan sát tranh và nhận xét.
- Tranh vẽ củ nghệ.
- Hs đọc trơn (Cn, nhóm, lớp).
- Hs tô chữ trên không sau đó viết lên bảng con.
- 1 -> 3 Hs đọc.
- Hs đọc nhóm, cả lớp.
- Hs đọc Cn, nhóm, lớp.
- Hs quan sát tranh minh hoạ & Nx.
- 1 vài Hs nêu.
- 1 -> 3 Hs đọc.
- Hs đọc CN, nhóm lớp.
- 1 Hs nêu.
- Hs đọc thầm.
- Hs luyện viết trong vở theo HD.
- 1 vài em đọc: bê, nghé, bé.
- Hs thảo luận theo tranh & nói cho nhau nghe về chủ đề luyện nói hôm nay.
- Các tổ cử đại diện lên thi.
- 1 -> 3 em nối tiếp đọc.
- Hs nghe & ghi nhớ.
Thứ sáu ngày 29 tháng 10 năm 2010
Học vần:
Học vần:
Bài 26: y - tr
A- Mục tiêu:
Sau bài học học sinh có thể:
- Đọc và viết được: y, tr, y tá, tre ngà.Từ và câu ứng dụng
- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: nhà trẻ.
B- Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ cho từ khoá: y tá, tre ngà.
- Tranh minh hoạ cho cho câu ứng dụng và phần luyện nói.
C- Các hoạt động dạy học:
Tiết 1+2
Giáo viên
Học sinh
I. Kiểm tra bài cũ:
- Y/c viết: Ngã tư, nghé ọ.
- Y/c Hs đọc từ ứng dụng, câu ứng dụng.
- Gv nhận xét cho điểm.
II. Dạy - học bài mới:
1. Gới thiệu bài (trực tiếp).
2. Dạy chữ ghi âm:
Dạy y:
a) Nhận diện chữ:
- Gv gắn lên bảng gài y.
H: Chữ y gồm những nét nào ?
H: Chữ y và chữ u có gì giống và khác nhau ?
b) Phát âm và đánh vần:
- Gv phát âm mẫu (giống i).
- Chữ y trong bài đứng một mình tạo thành tiếng y.
- Y/c Hs tìm & gài y.
- Y/c Hs quan sát bức tranh bên trái của phần từ khoá.
H: Tranh vẽ gì ?
- Gv ghi bảng: y tá (giải thích).
- Y/c Hs đọc: y - y tá.
- Gv sửa cho Hs.
c) Hướng dẫn viết:
- Gv hướng dẫn và viết mẫu.
- Gv theo dõi, chỉnh sửa.
Dạy tr:
- Gv gắn lên bảng tr:
H: tr được ghép bởi mấy con chữ ?
Gv: tr là chữ kép duy nhất có chứa r.
H: tr và t có gì giống và khác nhau
+ Phát âm: - Gv phát âm mẫu (trờ).
Hướng dẫn: Đầu lưỡi uấn chạm vào vòm cứng bật ra không có tiếng thanh.
- Gv theo dõi, chỉnh sửa.
+ Đánh vần tiếng khoá
- Y/v Hs tìm & gài tr.
- Y/c Hs tìm chữ ghi âm e gài bên phải chữ ghi âm tr.
H: Các em vừa gài được tiếng gì ?
H: Hãy phân tích tiếng tre ?
- Cho Hs đánh vần trờ - e - tre.
+ Đọc trơn tiếng, từ khoá.
- Cho Hs đọc trơn: tr - tre - tre ngà.
- Gv theo dõi, sửa lỗi cho Hs.
- Y/c Hs đọc: tr - tre - tre ngà.
+ Viết:- Gv hướng dẫn và viết mẫu
- Gv theo dõi, chỉnh sửa
d) Đọc từ ứng dụng:
- Gv ghi bảng các từ ứng dụng (Gv ghỉ không theo thứ tự).
- Gv đọc mẫu: kết hợp, giải thích.
Y tế: Chuyên phòng và chữa bệnh để đảm bảo sức khoẻ.
Chú ý: Tập trung để hết tâm trí vào 1 việc gì đó trong 1 lúc.
Cá trê: Là loại cá nước ngọt, da trơn, đầu bẹp, mép có râu, vây ngực có cạnh cứng.
- Gv nhận xét chung giờ học.
- 2 Hs lên bảng viết, mỗi em viết 1 từ.
- 1 vài Hs đọc.
- Hs đọc y.
- 1 nét xiên phải, 1 nét móc ngược và 1 nét khuyết dưới.
- Giống: 1 nét xiên phải và 1 nét móc ngược.
ạ: u có thêm nét móc ngược.
 Y có 1 nét khuyết dưới.
- Hs phát âm (cá nhân, nhóm lớp).
- Hs gài y theo HD.
- Hs quan sát tranh.
- Tranh vẽ cô y tá.
- Hs đọc Cn, nhóm, lớp.
- Nhiều Hs đọc.
- Hs tô chữ trên không sau đó viết lên bảng con.
- Tr được ghép bởi 2 con chữ t và r.
- Giống: đều có t.
ạ: tr có thêm r sau t.
- Hs phát âm (CN, nhóm, cả lớp).
- Hs gài tr, tre.
- Tiếng tre.
- Tiếng tre có âm tr đứng trước, âm e đứng sau.
- Hs đánh vần CN, lớp
- Hs đọc Cn, nhóm, lớp.
- 1 vài Hs đọc.
- Hs tô chữ trên không sau đó viết lên bảng con.
- 1 vài Hs đọc.
- Hs đọc CN, nhóm.
- Cả lớp đọc lại.
Tiết 3
3. Luyện tập:
a) Luyện đọc:
+ Đọc lại bài tiết 1 (Gv chỉ không theo thứ tự cho Hs đọc).
- Gv theo dõi, chỉnh sửa .
+ Đọc từ ứng dụng.
- Y/c Hs quan sát tranh.
H: Tranh vẽ gì ?
H: Em bé được bế đi đâu nhỉ ?
- Gv gắn bảng câu ứng dụng.
- Gv sửa chữa và đọc mẫu.
b) Luyện viết:
- Hướng dẫn Hs viết: y, tr, y tá, tre ngà.
Lưu ý: Hs: Nét nối giữa các con chữ.
- Gv theo dõi, chỉnh sửa
c) Luyện nói:
- Cho Hs quan sát tranh và thảo luận nhóm 2 theo y/c luyện nói: Nhà trẻ.
Gợi ý:
H: Tranh vẽ gì ?
H: Các em đang làm gì ?
H: Người lớn nhất trong tranh gọi là gì ?
H: Nhà trẻ khác lớp 1 ở chỗ nào ?
4. Củng cố dặn dò:
- Cho Hs đọc lại phần phát âm & từ ứng dụng.
Trò chơi: Tìm chữ có âm vừa học.
- Nhận xét chung giờ học.
: Đọc lại bài, xem trước bài 27.
- Hs đọc CN, nhóm, lớp.
- Hs quan sát theo hướng dẫn.
- Tranh vẽ trạm y tế và 1 người mẹ bế 1 em bé.
- Em bé được bế vào trạm y tế.
- Hs đọc Cn, nhóm, lớp.
- 1 vài Hs đọc lại.
- Hs tập viết trong vở.
- Hs thảo luận, nói cho nhau nghe về chủ đề nhà trẻ.
- Các em bé ở nhà trẻ.
- Vui chơi.
- Cô trông trẻ.
- Bé vui chơi, chưa học chữ như lớp 1.
- 1 vài Hs.
- Hs chơi thi giữa các tổ.
- Hs nghe & ghi nhớ.
Âm nhạc:
Tiết 6: Học bài hát: Tìm bạn thân
Nhạc và lời: Việt Anh
A- Mục tiêu:
-Biết hát theo giai điệu với lời 1 của bài hát.
-Biết hát kết hợp vỗ tay theo lời b1 của bài hát.
B- Giáo viên chuẩn bị:
- Hát chuẩn các bài "Tìm bạn thân"
- 1 số nhạc cụ gõ.
- Chép sẵn lời ca lên bảng phụ.-Tìm hiểu về bài hát: Bài hát có 2 lời ca. Tiết
tấu rộn ràng, giai điệu và lời ca đẹp. Bài hát được tác giả Việt Anh sáng tác
vào khoảng năm 1960.
C- Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
I. Kiểm tra bài cũ:
- Cho Hs hát bài: Quê hương tươi đẹp
 Mời bạn vui múa ca.
- Gv nhận xét, sửa sai.
II. Dạy học bài mới:
1. Hoạt động 1: Dạy bài hát "Tìm bạn thân" (lời 1).
a. Giới thiệu bài hát (linh hoạt).
b. Nghe hát mẫu.
- Gv hát mẫu 1 lần.
? Em cảm nhận về bài hát này NTN ?
Bài hát nhanh hay chậm ?
Dễ hát hay khó hát ?
+ Gv: Đây là một bài hát hay & cũng dễ hát. Các em sẽ biết bài hát này trong tiết tấu học hôm nay. Chúng ta bắt đầu làm
Quen với các câu hát.
c. Chia câu hát:
- Gv treo bảng phụ tranh & thuyết trình.
- Bài có 6 câu hát trên bảng phụ, mỗi câu hát là 1 dòng.
d. Tập đọc lời ca.
- Gv dùng thanh cách gõ tiết tấu lời ca của từng câu, mỗi câu gõ khoảng 2 lần. Y/c Hs đọc lời ca theo tiết tấu.
- Gv chỉ định 1 , 2 đọc lại.
đ. Dạy hát từng câu.
- Gv hát mẫu 1; y/c Hs nghe hát & nhẩm theo.
- Gv hát mẫu 1 câu 1 lần 2 & bắt nhịp cho Hs hát.
- + Cách tập tượng tự với câu 2 & 3.
- Nối 3 câu với nhau.
- Gv hát mẫu cả 3 câu.
- Gv chỉ định 1 -> 2 em Hs hát lại 3 câu này.
- Cách tập 3 câu 4, 5, 6 như câu 1, 2, 3.
e. Hát đầy đủ cả bài.
- Gv đàn & hát mẫu cả bài.
- Y/c hs hát cả bài
- Gv HD cách phát âm lấy hơi & sửa lỗi cho Hs (nếu có).
2. Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm.
a. Hát 7 gõ theo tiết tấu lời ca.
- Khi hát 1 tiếng trong lời ca gõ 1 cái.
- Gv hát & gõ mẫu.
b. Hát & gõ theo phách.
- Hd Hs hát & gõ đều vào những chữ sau
Nào ai ngoan ai xinh ai tươi
Nào ai yêu những người bạn thân
- Gv gõ & hát mẫu.
- Gv theo dõi, chỉnh sửa.
3. Củng cố:
- Cho Hs trình bày hoàn cảnh bài hát, Gv
HD như sau:
Lần 1: Nửa lớp hát & gõ theo tiết tấu lời ca.
Lần 2: Nửa lớp còn lại hát và gõ tay theo phách.
- Cho Hs xung phong và chỉ định 1 số em lên bảng trình bày cả bài.
- Nx chung giờ học.
: - Ôn lại để thuộc bài hát.
 - Tự chuẩn bị 1 vài động tác đơn giản để minh hoạ cho bài hát này.
- 1 vài HS hát.
- Hs theo dõi, lắng nghe.
- Hs nghe.
- Hs trả lời theo cảm nhận.
- Hs theo dõi.
- Hs đồng thanh đọc theo.
- Hs thực hiện.
- Hs nghe hát, nhẩm theo.
- Hs nghe bắt nhịp & hát.
- Hs hát theo Gv.
- 1 - 2 Hs trình bày.
- Hs nghe.
- Hs hát theo HD
- Hs hát cả bài 2 lần.
- Hs theo dõi & thực hiện
- Hs theo dõi & làm theo.
- Hs nghe y/c & thực hiện.
- Hát + gõ tiết tấu lời ca.
- Hát chậm dần + gõ phách.
- Hs trình bầy bài hát theo HD của Gv.
Sinh hoạt lớp
Nhận xét tuần 6

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 1(5).doc