Giáo án Chiều Tuần 1 - Lớp 1

Giáo án Chiều Tuần 1 - Lớp 1

 2 + 3 . Tiếng việt

 Bài 3 : Dấu hỏi ( ? ) ; dấu nặng ( . )

I. Mục tiêu

- HS nắm đợc cấu tạo của dấu hỏi, dấu nặng, cách đọc và viết các dấu đó.

- HS đọc, viết thành thạo các dấu thanh đó, đọc đúng các tiếng, từ , câu có chứa dấu mới.Phát triển lời nói theo chủ đề: bẻ.

* HSKG đọc trơn đợc một số tiếng từ có thanh hỏi thanh nặng .

- Say mê học tập môn Tiếng Việt .

II. Đồ dùng:

- GV : Tranh minh hoạ từ khoá, từ ứng dụng, câu, phần luyện nói trong SKG.

- HS : Bộ đồ dùng tiếng việt 1.

III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:

 Tiết 1

 1. Kiểm tra bài cũ

- Đọc bài: dấu sắc.

- Viết: be, bé.

* HS KG viết thờm 1,2 tiếng do mỡnh tự nghĩ ra .

 2. Bài mới :

a. Giới thiệu bài

- Giới thiệu và nêu yêu cầu của bài.

b. Dạy dấu thanh mới

 - GV cho HS quan sát mẫu , nhận xét xột .

- Cho HS nhìn tranh và nêu tranh vẽ gì? HSTB - Y

 

doc 57 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 578Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Chiều Tuần 1 - Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 5 tháng 9 năm 2011
1. Chào cờ 
 2 + 3 . Tiếng việt 
 Bài 3 : Dấu hỏi ( ? ) ; dấu nặng ( . )
I. Mục tiêu 
- HS nắm được cấu tạo của dấu hỏi, dấu nặng, cách đọc và viết các dấu đó.
- HS đọc, viết thành thạo các dấu thanh đó, đọc đúng các tiếng, từ , câu có chứa dấu mới.Phát triển lời nói theo chủ đề: bẻ.
* HSKG đọc trơn được một số tiếng từ có thanh hỏi thanh nặng .
- Say mê học tập môn Tiếng Việt .
II. Đồ dùng:
- GV : Tranh minh hoạ từ khoá, từ ứng dụng, câu, phần luyện nói trong SKG.
- HS : Bộ đồ dùng tiếng việt 1.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
 Tiết 1 
 1. Kiểm tra bài cũ 
- Đọc bài: dấu sắc.
- HS đọc SGK.
- Viết: be, bé.
* HS KG viết thờm 1,2 tiếng do mỡnh tự nghĩ ra .
- HS viết bảng con.
- Nhận xột ...
 2. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài 
- Giới thiệu và nêu yêu cầu của bài.
- HS nắm yêu cầu của bài.
b. Dạy dấu thanh mới 
 - GV cho HS quan sát mẫu , nhận xét xột ...
- HS KG nêu : Dấu hỏi là một nét móc xuôi 
- HS tìm dấu hỏi trên đồ dùng 
- Cho HS nhìn tranh và nêu tranh vẽ gì? HSTB - Y
+ Tranh vẽ con khỉ đang trèo cây .
+ Cái giỏ 
+ Con hổ 
+ Thỏ 
+ Chim .
- Các tiếng đó có gì giống nhau?
- HSTB – Y đều có dấu hỏi.
- Viết dấu hỏi , nêu cách đọc.
- HS đọc dấu hỏi.
- Nhận diện dấu hỏi.
- HS KG: Giống như cái lưỡi câu hoặc cái liềm cắt cỏ 
 c.Ghép chữ và phát âm 
- Hướng dẫn HS ghép tiếng “bẻ”.
- HS thao tác trên đồ dùng 
- GV phát âm :bẻ 
* Dấu thanh nặng ( .) dạy tương tự.
* Giải lao : Thi tìm tiếng có dấu( ? , .)
- HS đọc ; phân tích ; đánh vần , đọc trơn 
- HS lưu ý dấu thanh ( . ) là một dấu chấm
- HS thi đua tìm : HS KG nêu trước – nhiều HS nối tiếp nhau nêu : VD : tủ , củ , ngủ  ngọ , thọ , nặng 
 d. Viết bảng 
- Đưa chữ mẫu dấu hỏi, nặng, chữ “bẻ, bé”, gọi HS nhận xét về độ cao, các nét, điểm đặt bút, dừng bút.
- quan sát để nhận xét về các nét, độ cao
- Viết mẫu, hướng dẫn quy trình viết.
* GV củng cố tiết 1 .
- HS tập viết bảng.
- HS đọc nội dung bài 
 Tiết2 
 3. luyện tập 
- Hôm nay ta học dấu gì? Có trong tiếng gì?.
- HSTB - Y nờu : dấu hỏi, nặng, tiếng bẻ, bé.
a. Đọc bảng 
- Cho HS đọc bảng lớp theo thứ tự, không theo thứ tự.
- HS đọc cá nhân, tập thể.
- HSY đọc đánh vần – HSKG đọc trơn.
b. Đọc SGK
- GV đọc mẫu 
- Cho HS luyện đọc SGK.
- HS đọc cá nhân, tập thể.
c. Luyện nói :Các hoạt động bẻ 
- Cho HS nêu chủ đề luyện nói 
- Cho HS quan sát tranh và luyện nói theo nội dung tranh .
- GV gợi ý một số câu hỏi .
- HS nêu 
- HS thảo luận cặp đôi nói cho nhau nghe những gì thấy trong tranh.
- Quan sát tranh em thấy vẽ gì?
+ Các tranh này có gì giống và khác nhau ?
- Em thích bức tranh nào nhất ? Vì sao ?
- Trước khi đến trường , em có sửa lại quần áo không ? Có ai giúp em việc đó không ?
Tiếng bẻ còn được dung ở đâu nữa ?
- Mẹ bẻ cổ áo cho bé , bẻ ngô , bẻ bánh đa ..
* HS KG :+ Khác : các người trong tranh khác nhau : mẹ , bác nông dân , bạn gái
 +Giống : hoạt động bẻ .
- HS tự trả lời 
- Bẻ gãy , bẻ gập , bẻ tay lái ...
*Trò chơi : Ghép dấu thanh với tiếng 
- GV đưa ra một số từ không có dấu thanh cho HS điền dấu .
* Nhìn động tác nói tiếng chỉ động tác .
- GV làm một số động tác ,đố HS đoán đúng tiếng chỉ động tác đó : ví dụ : + Cầm viên phấn bẻ đôi 
- luyện nói về chủ đề theo câu hỏi gợi ý của GV.
- HS nhìn động tác nêu tiếng chỉ động tác đó 
+HS KG làm động tác bẻ để HS cả lớp đoán 
VD : Bẻ cỏi bỏnh quy , bẻ cổ ỏo cho bạn...
- Nhận xét – bổ sung 
d. Luyện viết :Viết vở 
- GV đọc bẻ , bẹ 
- GV hướng dẫn HS viết vở 
- GV chấm , nhận xét 
- HS viết bảng con 
- HS viết vở TV theo mẫu 
 4. Củng cố – dặn dò 
- HS đọc lại bài trên bảng 
- Chơi tìm tiếng có dấu mới học.
- Về nhà đọc lại bài, xem trước bài: thanh huyền, thanh ngã.
4 . Đạo đức
 Bài 1: Em là học sinh lớp 1(Tiết2).
 I. Mục tiêu:
- HS hiểu trẻ em có quyền được đi học, có quyền có họ tên.
- HS biết giới thiệu về các bạn trong lớp 1.
- HSKG quan sát tranh ở bài 4 kể lại được theo tranh một cách linh hoạt , sáng tạo .
- Có ý thức học giỏi.
II. Đồ dùng:
- GV : Tranh vẽ minh hoạ bài tập 4.
- HS : Bài tập đạo đức.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
 1.Kiểm tra bài cũ 
+ Em đang là học sinh lớp mấy? 
+ Tên lớp ? 
+ Tên trường ? 
+ Tên cô chủ nhiệm ?
* HSKG : Giới thiệu về một bạn trong lớp.
 2. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài 
- Nêu yêu cầu bài học - ghi đầu bài - HS đọc đầu bài.
b. Khởi động 
- HS hát bài “ Em yêu trường em”.
3. Kể chuyện theo tranh 
- HS làm BT 4
- Cho HS thảo luận theo cặp về nội dung các bức tranh.
- Gọi HS lên trình bày trước lớp.
- GV kể lại toàn bộ nội dung câu chuyện.
- HS kể nội dung từng tranh.
- Đại diện các nhóm trình bày 
* 1 HS KG chỉ tranh kể lại truyện .
Chốt: Khi đã là HS lớp 1 em sẽ có cô giáo mới, bạn bè mới
- HS chú ý lắng nghe 
d. Múa hát đọc thơ về trường em 
- HS hoạt động cá nhân .
- Cho HS thi đua hát, kể chuyện về lớp, trường.
- HS theo dõi nhận xét bạn.
Chốt: Trẻ em có quyền được đi học , có quyền có họ tên phải cố gắng học thật giỏi 
- HS cảm thấy thật vui và tự hào đã trở thành HS lớp 1.
 3.Củng cố- dặn dò 
- Nêu lại phần ghi nhớ.
- Về nhà học lại bài, xem trước bài: Gọn gàng sạch sẽ .
 Buổi chiều Đ/ C :Thuý soạn và dạy
Tuần 1.1+2 .Tiếng Việt
 Bài 5: Dấu huyền ( \ ) , dấu ngã ( ~ )
I, Mục tiêu 
- HS nắm được cấu tạo của dấu thanh huyền, ngã, cách đọc và viết các thanh đó.
- HS đọc, viết thành thạo các thanh đó, đọc đúng các tiếng ,từ, câu có chứa thanh mới.Phát triển lời nói theo chủ đề: bè.
-HSKG nói được nhiều từ có thanh \ , thanh ~ .
- Say mê học tập môn Tiếng Việt .
II. Đồ dùng:
- GV:Tranh minh hoạ từ khoá, từ ứng dụng, câu, phần luyện nói.
- HS : Bộ đồ dùng tiếng việt 1.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
 1.Kiểm tra bài cũ 
- Đọc bài: Thanh hỏi, nặng 
- HS đọc SGK.
- Viết: bẻ, bẹ.
- HS viết bảng con.
 2. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài 
- Giới thiệu và nêu yêu cầu của bài.
- HS nắm yêu cầu của bài.
b. Dạy dấu thanh mới.
* Nhận diện dấu huyền 
- Một nét sổ nghiêng trái – hay giống như cái thước đặt nghiêng .
- HS tìm trên đồ dùng dấu huyền 
- Cho HS nhìn tranh và nêu tranh vẽ gì?
- HS yếu : dừa , mèo
- Các tiếng đó có gì giống nhau?
- HS KG :đều có dấu huyền.
- Viết dấu huyền , nêu cách đọc.
- HS đọc , viết dấu huyền.
 c.Ghép chữ và phát âm 
- Hướng dẫn HS ghép tiếng “bè”.
- HS thao tác trên đồ dùng , nắm được vị trí dấu huyền 
- Cho HS đánh vần và đọc trơn.
d. Dấu thanh ngã ( ~ ) dạy tương tự dấu .
* Giải lao : Hát 
- HS đánh vần , đọc trơn , phân tích .
- Dấu ngã là nét móc có đuôi đi lên 
- HS hát bài : Quê hương tươi đẹp .
e.Viết bảng 
- Đưa chữ mẫu dấu huyền, ngã, chữ “bè, bẽ”, gọi HS nhận xét về độ cao, các nét, điểm đặt bút, dừng bút.
- quan sát để nhận xét về các nét, độ cao
- Viết mẫu, hướng dẫn quy trình viết.
* Lưu ý : điểm đặt bút và chiều đi của dấu huyền , dấu ngã 
- GV củng cố tiết 1 
- HS tập viết bảng.
- HS đọc lại bảng lớp 
 Tiết 2
 3. Luyện tập
- Hôm nay ta học dấu gì? Có trong tiếng gì?.
- HS yếu : dấu huyền, ngã, tiếng bè, bẽ.
a. Đọc bảng 
- Cho HS đọc bảng lớp theo thứ tự, không theo thứ tự.
- HS đọc cá nhân, tập thể.
 b. Đọc SGK
- Cho HS luyện đọc SGK.
- HS đọc cá nhân, tập thể.
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
c. Luyện nói :Các hoạt động bẻ 
- Cho HS nêu chủ đề luyện nói 
- Cho HS quan sát tranh và luyện nói theo nội dung tranh .
- GV gợi ý một số câu hỏi .
- HS nêu 
- HS thảo luận cặp đôi nói cho nhau nghe những gì thấy trong tranh.
- Bức tranh vẽ gì?
- bè trên dòng nước.
- Chủ đề luyện nói? ( ghi bảng)
- bè.
- Nêu câu hỏi về chủ đề.VD :
+ Bè đi trên cạn hay dưới nước ?
+ Bè dùng để làm gì ? 
+ Người trong tranh đang làm gì ?
+ Tại sao phải dùng bè mà không dùng thuyền ?
- luyện nói về chủ đề theo câu hỏi gợi ý của GV.
* HS KG :Vì bè mới trở được nhiều cây gỗ dài , thuyền không trở được .. .
- HS đọc tên bài “ bè”
d. Viết vở 
- Hướng dẫn HS viết vở tương tự như hướng dẫn viết bảng.
_ GV chấm - nhận xét 
- HS tập viết vở TV theo mẫu .
 4.Củng cố - dặn dò 
- HS đọc bài trên bảng 
- Chơi tìm tiếng có dấu mới học
- Về nhà đọc lại bài, xem trước bài: be, bè, bé, bẻ, bẽ, bẹ.
	Thứ hai ngày 8 tháng 9 năm 2008
Thủ công
Giới thiệu một số loại giấy, bìa và dụng cụ thủ công
A.Mục tiêu
– HS biết một số loại giấy bìa và dụng cụ thủ công
- Rèn kĩ năng nhận biết một số loại giấy, bìa và dụng cụ thủ công
- Giáo dục HS có ý thức ham học thủ công
B. Đồ dùng1. GV: các loại giấy, bìa và dụng cụ thủ công: dao, kéo, thước, hồ dán.
2. HS: giấy màu, kéo, hồ dán, thước kẻ.
C. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra : Đồ dùng của HS	
2. Bài mới a. Giới thiệu giấy, bìa
- GV giới thiệu : Giấy, bìa được làm từ bột của nhiều loại cây như: tre, nứa, bồ đề
- Phân biệt giấy , bìa
GV giơ quyển vở để HS phân biệt đâu là giấy, đâu là bìa.
- Giới thiệu giấy màu để học thủ công
Một mặt là màu xanh hoặc đỏ, tím, vàng. Một mặt sau có kẻ ô
b. Giới thiệu dụng cụ để học thủ công
- Thước kẻ : Dùng để kẻ, đo chiều dài...
- Bút chì: dùng để vẽ
- Kéo dùng để cắt giấy, bìa
- Hồ dán : Dùng để dán giấy thành sản phẩm
* Lưu ý:Khi dùng kéo phải cẩn thận tránh gây đứt tay,
- HS theo dõi chung.
- HS thảo luận theo nhóm đôi để phân biệt giấy, bìa
- HS trình bày trước lớp.
- HS nhận xét.
- HS tự lấy giấy thủ công 
- HS theo dõi chung
- HS tự lấy dụng cụ thủ công theo yêu cầu của GV
3. Củng cố dặn dò.- GV nhận xét : Tinh thần học tập, ý thức kỉ luật của HS trong giờ học. Tuyên dương HS có ý thức học tốt
- Chuẩn bị tiết sau : giấy nháp để tập xé hình chữ nhật. Chiều Chiều :	1.Thủ công1. Mĩ thuật( Tăng) 
 Thực hành : Vẽ nét thẳng
I, MỤC TIấU:
Giỳp HS:
- Củng cố kĩ năng vẽ cỏc loại nột thẳng .Biết cỏch vẽ cỏc nột thẳng.
- Biết vẽ phối hợp cỏc nột thẳng, để tạo thành bài vẽ đơn giản và vẽ màu theo ý thớch.
* HSKG từ cỏc nột thẳng tạo thành bài vẽ đơn giản sáng tạo và tô màu đẹp .
II,CHUẨN BỊ:
 - GV: Một số bài vẽ mẫu .
 - HS: vở vẽ, bỳt chỡ, bỳt màu.
III, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
 1, Kiểm tra :
 - Cho HS nêu các nét thẳng buổi sáng đã học 
 - HS vẽ các nét thẳng vào  ... -SGK Tiếng Việt, vở ô li.
III-Hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra 
- Nêu vần sáng học , viết vần .
- vần uôi , ươi gồm mấy âm ? ( 2 âm )
- Tại sao lại có 3 chữ cái ? ( vì uô - ươ là nguyên âm đôi ) 
 2 . Bài mới 
A, Giới thiệu bài 
B , Hướng dẫn HS luyện đọc , viết .
*-Luyện đọc:
- GV yêu cầu HS mở SGK bài 35.
-Yêu cầu HS tự đọc.
- GV giúp đỡ HS yếu.
-Nhận xét, tuyên dương HS tiến bộ.
-Tìm thêm bên ngoài các tiếng, từ, câu có chứa uôi- ươi?
- GV treo bảng phụ đã chép sẵn từ , câu có vần ôn tập . VD : con ruồi , vá lưới , cá đuối , con muỗi , muối trắng , cưỡi ngựa , buổi tối , tuổi thơ , tươi cười , ...
 Nhà bé Nga nuôi thỏ .
 Mẹ muối dưa .
 Bé hà cười rất tươi .
 3-Luyện viết:
- GV nêu yêu cầu cần viết, hướng dẫn HS cách viết,...
- GV đọc cho HS viết:uôi, ươi, nải chuối, múi bưởi, tra muối , cuối chợ , nuôi thỏ, lười quá , quả bưởi , lò sưởi , cưới vợ .Nhà bé Nga nuôi thỏ .
- GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS.
*GV cho HS viết vở.
- GV đọc cho HS viết.
- GV giúp đỡ HS yếu, nhắc nhở HS khá, giỏi viết đẹp, sạch.
- Chấm điểm một số em, nhận xét
- HS mở SGK.
- HS đọc trong nhóm đôi.
- Đọc cá nhân, cả lớp.
( HS yếu đánh vần , đọc trơn tiếng từ ) 
( HS KG đọc liền từ , câu , phân tích tiếng từ ) 
- HS tìm: con ruồi, muỗi, muối, cuối chợ, vá lưới, cưỡi ngựa,nuôi cá
Mẹ cho bé Nga quả chuối.
- HS đọc thầm từ , câu trên bảng .
-HS đọc cá nhân kết hợp giải thích một số từ khó .
- 1 HS G đọc lại toàn bài .
- HS KG nói câu có từ GV nêu .
* Giải lao : Hát bài Tìm bạn thân ,
- HS viết bảng con 
- HS viết vào vở ô li.
- Đổi vở kiểm tra chéo, nhận xét bài viết của bạn.
3- Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét giờ học
- Chuẩn bị tiết sau
3.Tự học
Hoàn thành kiến thức trong ngày
I- Mục tiêu:
- Giúp đỡ HS hoàn thành kiến thức trong ngày của môn TV, Đạo đức.
- Rèn ch HS có thói quen tự học tốt .
- HS có ý thức tự giác học tập.
II- Đồ dùng: 
- Vở bài tập TV, bài tập đạo đức.
III- Hoạt động dạy và học.
- Yêu cầu HS nêu các tiết học buổi sáng ?
- HS nêu tên từng tiết học .
* GV nêu yêu cầu cụ thể :
 1-Hoàn thành bài học vần 
bài 35.
- HS tự luyện đọc bài .
- Hướng dẫn HS làm bài tập TV:
+ HS nêu cách thực hiện.
+ GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu
 2- Chữa bài:
- HS đọc bài 35.
- GV nhận xét, động viên HS.
*Chữa bài tập: 
- GV ghi bài tập lên bảng.
- Nhận xét bài làm của HS, cho điểm.
* Tập viết: GV chấm một số bài và nhận xét. 
 3-Hoàn thành bài đạo đức.
- GV cho HS kể về tình huống mà mình đã giúp đỡ hoặc nhường nhịn em nhỏ , tự liên hệ xem mình đã làm được việc đó chưa ?
- Tuyên dương HS có ý thức giúp đỡ ....
- HS tự kiểm tra, giúp đỡ lẫn nhau.
- HS mở vở bài tập, nêu yêu cầu.
- Cả lớp tự làm bài tập.
- HS viết vở: buổi tối, túi lưới.
- 3 HS đọc bài trước lớp.
- Bình bầu bạn đọc nhanh, chính xác.
*Bài 1: HS lên bảng nối, đọc bài vừa nối.
*Bài 2:-1 HS chữa bài- cả lớp so sánh với bài trong vở, nhận xét.
- HS đọc lại câu đúng.
- HS viết bài
- HS tự liên hệ và nêu trước lớp.
4- Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò tiết sau1. Hoạt động ngoài giờ 
Thi đua học tập chăm ngoan mừng các thầy cô .
I, Mục tiêu :
- HS biết tháng 11 có ngày lễ lớn của các thầy , cô : Ngày Nhà giáo Việt Nam 20- 11.
- HS thi đua học tập chăm ngoan giành nhiều bông hoa điểm 10 tặng các thầy , các cô 
nhân ngày Nhà giáo Việt nam 20 -11.
- Giáo dục HS luôn kính trọng , biết ơn , yêu quý các thầy giáo , cô giáo .
II, Đồ dùng dạy học 
- GV : Một số câu hỏi về chủ đề ngày Nhà giáo VN 20 -11. Bảng phụ .
- HS : bảng con , vở ô li .
III, Các hoạt động dạy học chủ yếu 
Kiểm tra :
- Các em có biết tháng 11 có ngày lễ trọng đại nào không ?
- Em thuộc bài hát nào về ngày Nhà giáo việt Nam 20 – 11 hãy hát cho cả lớp cùng nghe .
 2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài : 
- GV nêu mục đích , yêu cầu tiết học 
b. GV giới thiệu về ngày 20 – 11 
c. Tổ chức hội thi học tập 
- GV viết câu hỏi ra bảng phụ 
* Câu hỏi :
1. Thi nói tiếng chứa vần uôi – ươi - ay - ây . 
( Một bạn làm chủ trò đứng lên nói một tiếng có chứa một trong các vần trên sau đố chỉ định bạn khác ... bạn nói đúng có quyền chỉ định bạn khác ...nếu nói sai phải hát một bài ... )
2. Làm bài tập Toán : Điền , =
 6 ... 7 ; 5 - 2 ... 4 ; 3 + 2 – 1 ... 5 + 0
 3 + 2 ... 2 + 3 ; 4 + 0 ... 5 ; 5 + 0 ...4 + 1
 3 ... 3 ; 2+ 1 .. 4 ; 1 + 1 ...3 - 1 
3 . Thi hát , múa hoặc đọc thơ về thầy giáo , cô giáo .
- GV làm trọng tài .
- tuyên dương khen thưởng những bạn hát hay và thuộc bài hát .
- HS viết câu trả lời ra bảng con ( hoặc nêu miệng )
- HS nêu miệng : VD : quả chuối , múi bưởi , máy bay , nhảy dây , thầy đồ , tay nải , muối dưa , tươi cười ...
- HS KG nói câu :
Người đẹp Tây Đô .
Gió thổi , lá cây bay phơi phới .
Mẹ em muối dưa rất ngon ...
- Nhóm HS G làm và nêu cách làm 
- HS khá 
- HS TB – yêú .
- HS thi theo hình thức như bài 1.
- Từng nhóm thi với nhau .
* Nhận xét : - GV tổng hợp điểm , tuyên dương những HS đạt điểm cao , những HS có ý thức học tập tốt .
3. Củng cố – Dặn dò :
- GV nhận xét tiết học – GV hát bài “ Bụi phấn”.
- Dặn dò HS học tập chăm ngoan ...
2.Tiếng Việt*
 Luyện đọc đọc, viết tiếng từ có vần ay - ây .
I-Mục tiêu:
- Giúp đỡ HS yếu đọc, viết đúng vần ay - ây và tiếng từ có vần ay - ây .
- Bồi dưỡng HS khá, giỏi đọc thông, viết thạo, đẹp bài 36, mở rộng vốn từ tìm thêm ở ngoài bài có chứa ay - ây .
- HS có ý thức học tốt môn Tiếng Việt.
II-Đồ dùng:
- Bảng phụ ghi nội dung ôn tập .
- SGK Tiếng Việt, vở ô li.
III-Hoạt động dạy và học.
1. Kiểm tra :
- nêu vần đã học buổi sáng ? 
- Phân tích cấu tạo vần ay - ây – ai /
- viết vần ay - ây .
2 . Bài mới .
a- GV nêu yêu cầu giờ học.
b-Luyện đọc:
- GV yêu cầu HS mở SGK bài 36.
-Yêu cầu HS tự đọc.
- GV giúp đỡ HS yếu.
-Nhận xét, tuyên dương HS tiến bộ.
-Tìm thêm bên ngoài các tiếng, từ, câu có chứa ay - ây 
- Đọc bảng phụ : cây cối , máy cày , cây cổ thụ , nhảy dây , nháy mắt , gà gáy , thợ xây , mây bay , thầy bói , ...
Suối chảy qua khe đá .
Chú Tư đi cày 
Bầy cá bơi lội .
Thầy Hà dạy Mỹ thuật .
GV theo dõi giúp đỡ HS đọc chậm : Hoa , Hoàng .
- GV giúp HS phân biệt một số từ có vần ai - ay : mai # may , chai # chay , tai # tay ...
 3-Luyện viết:
- GV nêu yêu cầu cần viết, hướng dẫn HS cách viết,...
- GV đọc cho HS viết : ay - ây, nhảy dây , nháy mắt , gà gáy , thợ xây , mây bay , ... 
Chú Tư đi cày 
Bầy cá bơi lội
- GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS.
*GV cho HS viết vở.
- GV đọc cho HS viết.
- GV giúp đỡ HS yếu, nhắc nhở HS khá, giỏi.
viết đẹp, sạch.
- Chấm điểm một số em, nhận xét
- HS mở SGK.
- HS yếu đọc đánh vần , đọc trơn tiếng ,từ .
- HS KG đọc trơn từ , câu , tìm từ , nói câu ( GV nêu ) 
- HS tìm: máy bay , cái cày , mây bay , vây cá...
- HS đọc cá nhân kết hợp phân tích tiếng có vần ay - ây .
- HS yếu đọc đánh vần rồi đọc trơn .
- HS KG đọc trơn – 1 HS G đọc toàn bài ở bảng phụ .
* Giải lao : Hát bài: Hai bàn tay của em .
- HS hiểu khi nào đọc , viết là ay – khi nào đọc , viết ai .
- HS viết bảng con 
- HS viết vào vở ô li.
- Đổi vở kiểm tra chéo, nhận xét bài viết của bạn.
3- Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét giờ học
- Chuẩn bị tiết sau
3.Tự học
Hoàn thành kiến thức trong ngày
I- Mục tiêu:
- Giúp đỡ HS hoàn thành kiến thức trong ngày của môn TV, Toán 
- HS có ý thức tự giác học tập.
II- Đồ dùng:
- Bảng phụ, vở bài tập TV, bài tập đạo đức.
III- Hoạt động dạy và học.
 1-Hoàn thành bài học vần 
bài 36.
- HS tự luyện đọc bài .
- Hướng dẫn HS làm bài tập TV:
+ HS nêu cách thực hiện.
+ GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu
 2- Chữa bài:
- HS đọc bài 36.
- GV nhận xét, động viên HS.
*Chữa bài tập: 
- GV ghi bài tập lên bảng.
- Nhận xét bài làm của HS, cho điểm.
* Tập viết: GV chấm một số bài và nhận xét. 
 3-Hoàn thành bài Toán.
- Bài 1, 2 : nêu miệng 
* GV chốt cách tính hàng ngang , hàng dọc ... 
- Bài 3 : làm bảng lớp , bảng con 
* GV chốt cách điền dấu .
- Bài 4 : Thi đua làm 
- Tuyên dương HS có ý thức tốt.
- HS tự kiểm tra, giúp đỡ lẫn nhau.
- HS mở vở bài tập, nêu yêu cầu.
- Cả lớp tự làm bài tập.
- HS viết vở BT: máy bay , nhảy dây .
- 3 HS đọc bài trước lớp.
- Bình bầu bạn đọc nhanh, chính xác.
*Bài 1: HS lên bảng nối, đọc bài vừa nối.
*Bài 2:-1 HS chữa bài- cả lớp so sánh với bài trong vở, nhận xét.
- HS đọc lại câu đúng.
- HS viết bài ( nếu chưa hoàn thành ) 
- HS tự hoàn thành các bài trong vở bài tập toán 
- Bài 2 : HS KG nêu : Khi đổi chỗ các số trong phép cộng thì kết quả không thay đổi .
- HS làm dưới hình thức trò chơi .
HS yếu làm cột 1 .
HS K làm cột 2 . 
HSG làm cột 3,4 .
4- Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò tiết sau
Bổ sung tiết 1 của buổi sáng 
1.âm nhạc
Ôn bài : Lí cây xanh – Dân ca Nam Bộ
I-Mục tiêu:
- HS hát đúng giai điệu và lời ca bài hát.
- Biết hát kết hợp vận động một số động tác phụ hoạ.
- HS yêu thích âm nhạc, có thái độ mạnh dạn, tự tin trong biểu diễn.
II-Đồ dùng:
- Song loan, thanh phách, động tác vận động phụ hoạ.
III-Hoạt động dạy và học.
1. Kiểm tra :
- HS hát lại bài :Lí cây xanh 
- Một nhóm HS lên biểu diễn trước lớp .
2. Bài mới :
a-GV nêu yêu cầu của tiết học.
b-Các hoạt động được tổ chức
- GV giới thiệu lại bài hát : Lí cây xanh là một trong hàng trăm bài được nhân dân Nam Bộ sáng tác ...
*: Ôn bài hát : Lí cây xanh.
- GV cho HS hát, kết hợp chỉnh sửa cho HS , nhất là những chỗ luyến 2 nốt nhạc như : “ đậu” , “ trên” , “ líu” và nhắc HS phát âm rõ ràng , gọn tiếng ...
*:Hát kết hợp phụ họa 
- GV yêu cầu HS biểu diễn động tác vận động phụ hoạ của tiết trước.
- Cho HS biểu diễn thêm một vài động tác phụ hoạ do GV hướng dẫn .( theo nhóm , cá nhân .
-Tuyên dương HS biểu diễn tốt.
- HS nêu bài Lí cây xanh là sáng tác của nhân dân Nam Bộ .
-HS tập thể : 2-3 lần.
-HS hát theo nhóm.
-Hát đối đáp cả lớp.
-HS hát kết hợp gõ theo phách, theo tiết tấu lời ca.
-HS biểu diễn.
- HS biểu diễn , nhóm , tổ ...
-Bình bầu nhóm biểu diễn hay, có sáng tạo.
-HS lên biểu diễn cá nhân.
 3-Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà hát và sáng tạo thêm vài động tác phụ hoạ cho bài hát Lí cây xanh.

Tài liệu đính kèm:

  • docchieu tuan1.doc