Chính tả - TS: 254
1.Tập chép: BÀN TAY MẸ
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nhìn bảng chép lại đúng đoạn “ Hằng ngày, chậu tã lót đầy”: 35 chữ trong khoảng 15- 17 phút.
- Điền đúng vần an, at; chữ g, gh vào chỗ trống (Bài tập 2; 3 SGK)
II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ viết sẵn nội dung bài. HS vở chính tả.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định tổ chức(1):
2. Kiểm tra bài cũ(2):
- 1 HS lên bảng viết: mai sau – HS, GVNX ghi điểm.
- HS viết bảng con: ra công - GVNX chữa lỗi.
Chính tả - TS: 254 1.Tập chép: Bàn tay mẹ I. Mục đích, yêu cầu: - Nhìn bảng chép lại đúng đoạn “ Hằng ngày, chậu tã lót đầy”: 35 chữ trong khoảng 15- 17 phút. - Điền đúng vần an, at; chữ g, gh vào chỗ trống (Bài tập 2; 3 SGK) II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ viết sẵn nội dung bài. HS vở chính tả. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: ổn định tổ chức(1’): Kiểm tra bài cũ(2’): - 1 HS lên bảng viết: mai sau – HS, GVNX ghi điểm. - HS viết bảng con: ra công - GVNX chữa lỗi. 3. Bài mới(29’): a. GTB: các em đã được học bài tập đọc Bàn tay mẹ. Hôm nay lớp mình sẽ viết chính tả một đoạn văn trong bài Bàn tay mẹ và làm BT chính tả Điền vần an, at; chữ g hay gh vào chỗ chấm. *HD viết (5’) - GV cho HS quan sát nội dung bài viết trên bảng. - GV đọc bài viết trên bảng. - Gọi 2 HS đọc bài viết trên bảng. Lớp đọc thầm. ? Bàn tay mẹ làm những việc gì cho chị em Bình.( đi chợ, nấu cơm, tắm cho em bé, giặt tã lót ) ? Các em đọc thầm và tìm trong bài từ nào khó viết.( Bàn tay, hằng ngày, việc, đi chợ, giặt, tã lót) - GV gạch chân từ khó, 1HS đọc lại - GV đọc cho HS viết bảng con T1: đi chợ. T2: bàn tay . T3: tã lót. HS1: hằng ngày. HS2: việc, giặt. - HS, GVNX sửa, cho HS đọc hằng ngày( khác hằng ngài) HS đọc và phân tích tiếng giặt- GV: khi viết các em chú ý viết chữ giặt là âm gi không viết d, r. *HS viết bài (17’) - HS chuẩn bị vở, bút ? Nêu tư thế ngồi viết bài ( lưng thẳng, đầu hơi cúi, mắt cách vở 25-30cm, hai chân để // thoải mái,) - GV hướng dẫn HS cách trình bày bài viết. - GV đọc lại bài viết. - HS nhìn bảng, chép đoạn văn vào vở. GVQS uốn nắn tư thế ngồi, *Chấm, chữa bài(5’) - GV y/ c HS đổi vở và cầm chì chuẩn bị soát lỗi. - GV đọc cho HS soát lỗi. ? Bạn có viết sai không? sai chữ nào? GV chữa lỗi phổ biến trên bảng - Các em đổi vở về để chữa lỗi, viết lại chữ viết sai ra lề vở bằng chì. - GV chấm 5 bài, NX bài viết. *Bài tập(5’) - GV y/c HS mở SGK/ 57 * ? Nêu y/c của BT2: Điền vần an hay at? GV treo tranh1 ? Tranh vẽ gì( Bạn gái đang đàn) GV treo tranh 2? Tranh vẽ gì( hai người đang tát nước) GV: dựa vào ND 2 tranh các em chọn và điền vần an, at cho thích hợp vào chỗ chấm trong BT. Cô mời cả lớp dùng chì để làm trong SGK. - 1HS lên bảng làm bài. - HS đọc lại các tiếng vừa điền. NX, chữa bài trên bảng. - Gv có thể giảng từ: tát nước: * GV treo 2 tranh BT3 ? tranh( ảnh) chụp gì, vẽ gì( ga Hà Nội; cái ghế) ? BT3 y/c gì. (Điền chữ: g hay gh?) GV: dựa vào ND 2 tranh các em chọn và điền chữ g hay gh bằng chì vào chỗ chấm trong BT3 SGK. - 1 HS lên bảng làm bài. - NX, chữa chung bài trên bảng. - GV: Các em tự đối chiếu bài làm của mình với bài làm của bạn ? Dưới lớp có ai làm khác bạn không? HS tự chữa trong bài làm. ? âm gh hai con chữ( gh ghép) đứng trước các âm nào?( e, ê, i) ? âm g một con chữ ( g đơn) đứng trước các âm nào? chính tả 1. Tập chép: Bàn tay mẹ 2. Điền vần: an hay at? kéo đ. ; t. nước 3. Điền chữ: g hay gh? Nhà .a; cái ế 4.Củng cố(2’): HS nhắc lại tên bài viết. GVNX tiết học 5. Nhận xét, dặn dò(1’):VN luyện viết lại. Xem bài sau CT tập chép: Cái Bống. Đạo đức – Tiết: 26 Cảm ơn và xin lỗi I. Mục tiêu: - Nêu được khi nào cần nói cảm ơn, xin lỗi. - Biết nói cảm ơn, xin lỗi trong các tình huống phổ biến khi giao tiếp . * HSKG biết được ý nghĩa của câu cảm ơn và xin lỗi. * GDKN giao tiếp, ứng xử với mọi người, biết cảm ơn và xin lỗi phù hợp trong từng tình huống cụ thể. II. Tài liệu và phương tiện: GV: Tranh minh họa BT1; BT2 trong VBTĐĐ1. HS: Vở BT Đạo đức 1. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. ổn định tổ chức(1’): 2. Kiểm tra bài cũ(2’): Trước khi học bài mới , cô KT bài cũ( GV chiếu KT bài cũ) ? Bài đạo đức trước ta học là gì? ( Đi bộ đúng quy định) ? ở TP khi đi bộ cần đi ở phần đường nào?( trên vỉa hè, vạch dành cho người đi bộ hoặc theo tín hiệu đèn) ? ở nông thôn khi đi bộ cần đi ở phần đường nào?(lề đường phía tay phải) ? Đi bộ đúng quy định có ích lợi gì?( để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho người khác) HS, GV NX. Bài mới(29’): GTB: Trong cuộc sống hằng ngày, có khi ta được người khác quan tâm, giúp đỡ có lúc ta lại làm phiền người khác. Vậy những khi đó ta cần nói gì với họ, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài: Cảm ơn và xin lỗi. GV chiếu tên bài học – HS nhắc lại *HĐ1(10’). GV y/ c HS mở VBT đạo đức/ 38 ? BT1 có mấy bức tranh? ( 2). Trên bảng cô cũng có 2 tranh như VBT - GV chiếu 2 tranh BT1 – Cô mời các em quan sát tranh BT1 trên bảng hoặc trong VBT và thảo luận nhóm đôi ( TG3’) theo 2 câu hỏi sau: GV chiếu CH: + Các bạn trong tranh đang làm gì? + Vì sao các bạn lại làm như vậy? 1 HS đọc lại câu hỏi. GV: thời gian thảo luận bắt đầu- đã hết TG TL, cô mời các em cùng QS lên bảng - GV chiếu tranh 1, cô mời đại diện nhóm trình bày: T1: có 3 bạn, 1 bạn đang cho bạn khác quả( có thể là cam, táo, ). Bạn này đưa tay ra nhận và nói “ cảm ơn bạn” vì bạn đã cho quả - HS NX - GV NX kết luận T1: bạn đã nói cảm ơn khi được bạn khác cho quả( Chiếu KL tranh 1- 1HS đọc): - Giờ chúng ta cùng QS tiếp GV chiếu tranh 2, cô mời đại diện nhóm. trình bày: T2: Trong tranh có cô giáo đang dạy học và 1 bạn đến học muộn. Bạn đã vòng 2 tay xin lỗi cô giáo vì đi học muộn. - HS NX - GV NX kết luận T2: Bạn xin lỗi cô giáo khi đến lớp muộn (Chiếu KL tranh 2- 1HS đọc) Chiếu 2 tranh BT1 ? Qua BT 1 em cho biết ta cần nói lời cảm ơn khi nào?( Khi được người khác quan tâm, giúp đỡ) ? Khi nào cần nói lời xin lỗi?(khi mắc lỗi, khi làm phiền người khác) GV: Như vậy, khi được người khác quan tâm, giúp đỡ thì chúng ta phải nói lời cảm ơn; khi có lỗi, làm phiền người khác thì phải xin lỗi. *HĐ2(10’): - GV: ở BT 1 các em đã biết khi nào cần nói lời cảm ơn, khi nào cần nói lời xin lỗi. Vậy các em hãy xem các bạn Lan, Hưng, Vân, Tuấn trong BT2 cần nói gì trong mỗi trường hợp sau đây? vì sao? - GV chiếu BT2- HS đọc lại BT Cô mời lớp mình cùng thảo luận nhóm đôi các câu hỏi của BT2 trong TG 3’. - TG thảo luận nhóm bắt đầu- đã hết TG TL giờ chúng ta sẽ xem từng bạn nên nói gì. - GV chiếu tranh 1( 2; 3; 4) Cô mời đại diện nhóm. trình bày. T1: nhân dịp SN Lan các bạn đến chúc mừng, khi đó Lan cần phải nói: “ Xin cảm ơn các bạn” vì các bạn đã quan tâm chúc mừng SN mình. - Cả lớp trao đổi, bổ xung. - GV kết luận ( Chiếu KL lời nói cho từng bạn). T2: Trong giờ học, các bạn đang ngồi học thì bạn Hưng làm rơi hộp bút của một bạn. Hưng phải xin lỗi vì gây phiền, có lỗi với bạn. T3: Trong giờ học một bạn ngồi cạnh đưa cho Vân chiếc bút để dùng. Vân cầm lấy và cảm ơn bạn vì được bạn giúp đỡ. T4: Mẹ đang lau nhà, Tuấn chơi và làm rơi vỡ chiếc bình hoa. Khi đó, Tuấn cần xin lỗi mẹ vì đã có lỗi làm vỡ bình hoa. GV chiếu BT2 đã hoàn chỉnh ? Khi được mọi người quan tâm, giúp đỡ em cần nói gì? Chiếu CH( ..) Chiếu câu TL ? Khi có lỗi hoặc làm phiền người khác em cần nói gì?Chiếu CH( ..) Chiếu câu TL - GV NX, KL - 1 HS đọc lại *HĐ3(10’): Liên hệ GV: trong các mối quan hệ của em hằng ngày với mọi người xung quanh Chiếu CH ? em đã nói lời cảm ơn ( xin lỗi) ai ? Vì sao lại nói như vậy? ? Khi được nghe lời cảm ơn(xin lỗi), thế nào? - HS tự liên hệ - GV kết luận, khen HS đã biết nói lời cảm ơn, xin lỗi. Nhắc HS khi nói lời cảm ơn hay lời xin lỗi thì ta cần nói với thái độ lễ phép, chân thành T1- Cảm ơn khi được bạn tặng quà T2- Xin lỗi cô giáo khi đến lớp muộn T1: Lan cần nói lời cảm ơn T2: Hưng cần nói lời xin lỗi T3: Vân cần nói lời cảm ơn T4: Tuấn cần nói lời xin lỗi - Cần nói “cảm ơn” khi được người khác quan tâm, giúp đỡ. - Cần nói “xin lỗi” khi mắc lỗi, khi làm phiền người khác. 4. Củng cố(2’): – GV chiếu ND bài học. ? Chúng ta vừa học bài Đạo đức gì? Khi nào cần nói lời cảm ơn? khi nào cần nói lời xin lỗi? GV: KL chung. Nxtiết học 5. dặn dò(1’): Thực hiện nội dung bài học . Xem và chuẩn bị bài T2.
Tài liệu đính kèm: