Giáo án chuẩn kiến thức Tuần 16 - Lớp 1

Giáo án chuẩn kiến thức Tuần 16 - Lớp 1

 Phân môn : Học vần

 Tiết : 1

 Bài: VẦN IM – UM

I) Mục tiêu:

- Học sinh đọc và viết được : im, um, tiếng chim, trùm.

- Đọc đúng các tiếng từ ứng dụng.

- Biết ghép âm đứng trước với các vần im, um để tạo thành tiếng mới.

- Viết đúng vần, đều nét đẹp, đọc trôi chảy tiếng từ có vần im – um.

- Thấy được sự phong phú của tiếng việt .

II) Chuẩn bị:

Giáo viên:

- Tranh minh hoạ ở sách giáo khoa: chim câu, trùm khăn.

Học sinh:

- Sách, bảng con, bộ đồ dùng tiếng việt .

III) Các hoạt động dạy và học:

 

doc 40 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 492Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án chuẩn kiến thức Tuần 16 - Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
 Ngày dạy : Thứ hai, 13 /12 /2009 	 
 Phân môn : Học vần
	 Tiết : 1 
 Bài: VẦN IM – UM
Mục tiêu:
Học sinh đọc và viết được : im, um, tiếng chim, trùm.
Đọc đúng các tiếng từ ứng dụng.
Biết ghép âm đứng trước với các vần im, um để tạo thành tiếng mới.
Viết đúng vần, đều nét đẹp, đọc trôi chảy tiếng từ có vần im – um.
Thấy được sự phong phú của tiếng việt .
Chuẩn bị:
Giáo viên: 
Tranh minh hoạ ở sách giáo khoa: chim câu, trùm khăn.
Học sinh: 
Sách, bảng con, bộ đồ dùng tiếng việt .
Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của Giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
HTĐB
* Hoạt động khởi động.
kiểm tra bài cũ: (5’) vần em – êm 
Học sinh đọc bài sách giáo khoa. 
Trang trái.
Trang phải.
Cho học sinh viết bảng con: trẻ em, que kem , ghế đệm, mềm mại
Nhận xét.
Dạy học bài mới:
GTB: (1’)Vần im- um
Hoạt động1: (15’) Dạy vần im
Mục tiêu: Nhận diện được vần im , biết cách phát âm và đánh vần tiếng có vần im.
Cách tiến hành:
Nhận diện vần:
Giáo viên viết vần im .
Vần im gồm âm nào tạo nên ?
So sánh vần im và am.
Tìm cho cô vần im ở bộ đồ dùng.
Phát âm và đánh vần:
- GV phát âm mẫu : im
- Vần im đánh vần như thế nào?
GV chỉnh sửa cách đánh vần cho HS.
Thêm âm ch vào trước vần im được tiếng gì ? hãy ghép tiếng .
Giáo viên viết bảng:chim.
- Nêu vị trí tiếng chim.
- Tiếng chim đánh vần như thế nào?
Giáo viên chỉnh sửa cho học sinh 
Giáo viên treo tranh trong sách giáo khoa.
Tranh vẽ gì ?
Giáo viên ghi bảng: chim câu
Giáo viên chỉnh sửa nhịp cho học sinh .
Hướng dẫn viết:
Giáo viên viết mẫu và nêu cách viết. 
Viết vần im.
Chim câu.
Giáo viên nhận xét và chữa lỗi cho học sinh 
Hoạt động 2:(14’) Dạy vần um
Mục tiêu: Nhận diện được vần um, biết phát âm và đánh vần tiếng có vần um.
Quy trình tương tự như vần im
Viết vần, tiếng, từ khoá: um, ,trùm khăn.
d) Hoạt động 3: (10’) Đọc tiếng từ ứng dụng
Mục Tiêu : Đọc được tiếng ,từ ngữ ứng dụng.
Cách tiến hành:
Cho học sinh đọc các từ trong sách.
Giáo viên ghi bảng. Giải thích các từ :con nhím, trốn tìm ,tủm tỉm, mũm mĩm.
Giáo viên chỉnh sửa cho học sinh
e/ Hoạt động cuối: (5’)Củng cố –Dặn dò.
 _ Cho HS đọc lại bài.
 _ Giáo viên nhận xét tiết học.
 _ Hát múa chuyển tiết 2.	
_ Lớp hát.
_ HS đọc và viết theo yêu cầu.
_ HS nhắc lại.
_ Học sinh quan sát .
_ Từ âm i và âm m.
 + Giống nhau: kết thúc là âm m
 + Khác nhau: im bắt đầu là i, am bắt đầu là a.
_ Học sinh thực hiện .
_ HS luyện phát âm.
_ HS đánh vần: i – mờ – im.
_ Học sinh thực hiện và nêu.
_ Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh.
_ ch đứng trước, vần im đứng sau.
_ HS đánh vần: chờ-im-chim.
_ Học sinh quan sát .
_ Học sinh nêu : chim câu.
_ Học sinh đọc .
_ Học sinh quan sát .
_ Học sinh viết bảng con.
im chim câu
_ Học sinh viết bảng con .
um trùm khăn
_ Học sinh đọc .
_ Học sinh luyện đọc cá nhân ,kết hợp tìm tiếng có chứa vần vừa học.
_ HS đọc.
_ Nhắc nhở tư thế ngồi viết.
_ Uốn nắn cách phát âm tiếng : trốn ; từ
: mũm mĩm. 
 Phân môn : Học vần
 Tiết :2 
 Bài	: VẦN IM – UM
Mục tiêu:
Đọc trôi chảy câu ứng dụng : 
Khi đi em hỏi
Khi về em chào
Miệng em chúm chím
Mẹ có yêu không nào
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : xanh, đỏ, tím, vàng.
Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: Xanh , đỏ , tím , vàng.
Đọc trơn, nhanh, đúng câu ứng dụng.
Rèn cho học sinh kỹ năng viết đúng, đẹp, biết ước lượng khoảng cách tiếng với tiếng.
Rèn chữ để rèn nết người.
Chuẩn bị:
Giáo viên: 
Sách giáo khoa .
Học sinh: 
Vở tập viết , sách giáo khoa .
Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
HTĐB
Giới thiệu bài: (1’) Chúng ta học tiết 2.
dạy học bài mới:
Hoạt động 1:(15’) Luyện đọc.
Mục tiêu : Đọc đúng từ tiếng, phát âm chính xác rõ ràng bài ở sách giáo khoa , bảng lớp.
Cách tiến hành:
Cho học sinh luyện đọc các vần vừa học ở bảng lớp , sách giáo khoa .
Giáo viên đính tranh trong sách giáo khoa cho học sinh nhận xét .
*Em bé trong tranh rất ngoan, biết đi hỏi, về chào; thật là đáng yêu.
Giáo viên đọc mẫu câu thơ.
Tìm tiếng có chứa vần hôm nay mình học.
Giáo viên chỉnh sửa lỗi của học sinh. 
Hoạt động 2: (11’) Luyện viết
Mục Tiêu : Học sinh viết đúng nét, đều, đẹp, đúng cỡ chữ .
Cách tiến hành:
Cho học sinh nêu yêu cầu khi ngồi viết.
Giáo viên nêu cách viết.
- Thu vở chấm ,nhận xét.
Hoạt động 3:(8’) Luyên nói
Mục tiêu: Phát triển lời nói tự nhiên của học sinh theo chủ đề: Rừng, thung lũng, suối , đèo.
Cách tiến hành:
Cho học sinh nêu chủ đề luyện nói.
Giáo viên cho HS xem tranh trong sách giáo khoa.
Tranh vẽ những thứ gì?
Trong rừng thường có những gì ?
Mỗi thứ đó có màu gì ?
Em biết những vật gì có màu xanh? đỏ? Vàng? tím?
Trong các màu đó, con còn biết những màu gì ?
Con biết những vật gì màu đen ? màu trắng?
Các màu xanh, đỏ, tím, vàng, đen, trắng được gọi là gì ?
d/ Hoạt động cuối : (5’) Củng cố – Dặn dò.
- Cho HS đọc lại bài.
Thi đua tìm từ các vần mới học.
Nhận xét.
Về nhà xem lại các vần đã học.
Chuẩn bị bài vần iêm – yêm.
Nhận xét tiết học.
Học sinh luyện đọc cá nhân.
Học sinh quan sát và nêu nhận xét. 
Học sinh đọc câu thơ.
- Học sinh tìm.
Học sinh nêu .
Học sinh quan sát .
Học sinh viết vở.
- Học sinh nêu .
Học sinh quan sát .
Học sinh nêu .
 - HS đọc.
Đại diện mỗi dãy 3 bạn thi đua tiếp sức.
Học sinh nhận xét .
Học sinh tuyên dương.
_ Giúp HS đọc trơn.
_ Giúp HS luyện nói tròn câu.
 Môn	: Toán
 Tiết : 61
 Bài	: LUYỆN TẬP
Mục tiêu:
Học sinh được củng cố và khắc sâu về:
Phép trừ trong phạm vi 10 cũng như các bảng tính đã học
Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
Rèn tính nhanh, chính xác, trình bày rõ ràng, làm được các dạng bài tập.
Học sinh có tính cẩn thận, chính xác, tích cực tham gia các hoạt động.
Chuẩn bị:
 1/ Giáo viên:
Nội dung luyện tập, các tấm bìa ghi số.
 2/ Học sinh :
Đồ dùng học toán, que tính.
III/ Các hoạt dộng dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HTĐB
* Hoạt động khởi động.
1/ Kiểm tra bài cũ :(5’) Phép trừ trong phạm vi 10.
Đọc bảng trừ trong phạm vi 10.
Nêu kết quả các phép tính.
10 – 7 =
10 – 4 =
10 – 2 =
10 – 3 = 
10 – 5 =
- Nhận xét.
2/ Dạy và học bài mới:
a/ Hoạt động 1:(5’) Ôn kiến thức cũ
Mục tiêu: Khắc sâu lại cho học sinh phép cộng, trừ trong phạm vi 10.
Cách tiến hành: 
GV cho HS ôn lại kiến thức .
b/ Hoạt động 2: (25’) Làm bài tập.
Mục tiêu : Nắm được dạng bài toán, biết cách giải và tính đúng.
Cách tiến hành: 
Bài 1 : Tính.
Nêu yêu cầu.
 + Gọi học sinh xung phong lên bảng làm.
+ Nhận xét.
Bài 2 : Số?
Nêu cách làm bài.
Hướng dẫn mẫu: vì 5 + 5 = 10 nên điền 5 vào chỗ chấm ở phép tính 
5+ ...= 10
Lưu ý học sinh làm phép tính lần lượt theo cột.
Cho cả lớp làm bảng con, mỗi tổ 1 cột .Gọi 4 học sinh làm bài ở bảng lớp.
Bài 3 : Viết phép tính thích hợp.
Yêu cầu học sinh quan sát tranh sau đó đặt đề toán và nêu phép tính tương ứng.
c/ Hoạt động cuối :(5’) Củng cố – dặn dò.
Tổ chức trò chơi: Thi đua 2 đội, mỗi đội được phát các mảnh bìa ghi số từ: 0 ® 10 sau khi cô đọc phép tính , đội nào giơ kết quả nhanh và đúng nhiều hơn sẽ thắng.
Giáo viên nhận xét .
Học lại các bảng cộng và trừ trong phạm vi 10.
Chuẩn bị bài bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 10.
Nhận xét tiết học.
_ Lớp hát.
_ HS đọc.
_ HS nêu kết quả.
Học sinh ôn lại phép cộng trừ trong phạm vi 10.
1/ Thực hiện tính kết quả và tính dọc.
Cả lớp làm bài.
Lớp sửa bài, nhận xét.
a/ 10-2=8 10-4=6 10-3=7
 10-9=1 10-6=4 10-7=3
 10-7=3 10- 5=5
 10-0=10 10-10=0
b/ 10 10 10 10 10 10
 5 4 8 3 2 6
 5 6 2 7 8 4
2/ Điền số thoả mãn với từng phép tính.
Cả lớp làm bài, sửa bài, nhận xét ghi nhận đúng sai .
5+5=10 8-2=6 10-6=4 2+7=7
8-7=1 10+0=10 10-2=8 4+3=7
3/Học sinh nêu đề toán rồi viết phép tính.
Học sinh làm bài .
Học sinh bảng con , kết hợp lên bảng làm.
a/ 7+3=10 ( Hoặc 3+7=10)
b/ 10-2=8
Mỗi đội cử 3 em giơ kết quả phép tính.
10 – 2 , 10 – 1 , 10 – 9 , 10 – 6 , 10 – 3 , 10 – 8 , 
Lớp theo dõi nhận xét.
_ Nhắc nhở HS đạt tính thẳng cột.
_ GV hướng dẫn rỏ bài tập này.
 Môn : Đạo đức
 Tiết : 16
 Bài 8 : TRẬT TỰ TRONG TRƯỜNG HỌC (Tiết 1)
Mục tiêu:
Học sinh nêu được các biểu hiện của giữ trật tự trong giờ học và khi ra vào lớp học.
Nêu được lợi ích của việc giữ trật tự khi nghe giảng, khi ra vào lớp.
Thực hiện giữ được trật tự khi ra vào lớp và khi nghe giảng.
Tự giác, tích cực giữ trật tự trong trường học.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Tranh vẽ bài tập 1.
Phần thưởng cho cuộc thi xếp hàng.
Học sinh: 
Vở bài tập đạo đức.
Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
HTĐB
*Hoạt động khởi động.
Kiểm tra bài cũ: Đi học đều và đúng giờ (Tiết 2)
Đi học đều và đúng giờ có lợi gì?
Đọc câu ghi nhớ.
Nhận xét .
2/ Dạy học bài mới
 a/ Giới thiệu bài: (1’) Trật tự trong trường học ( Tiết 1)
b/ Hoạt động 1:  ... øn chữ để rèn nết người.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Tranh vẽ minh họa các âu ứng dung, tranh minh hoa cho phần kể chuyện.
Học sinh: 
Vở tập viết, sách giáo khoa.
Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HTĐB
1/ Giới thiệu bài: (1’)Chúng ta sang tiết 2.
2/ Dạy học bài mới:
a/ Hoạt động 1: (12’) Luyện đọc
Mục tiêu: Đọc đúng các vần, từ ngữ trong bài ở bảng lớp ,sách giáo khoa. 
Cách tiến hành: 
Em vừa được ôn về các vần có đặc điểm gì ?
Cho học sinh đọc lại các vần.
Đọc tiếp các từ ứng dụng.
Giáo viên treo tranh : em cho biết bức tranh vẽ gì ?
* Cây cam rất sai quả do bà chăm sóc để chờ con, cháu về ăn.
 - GV ghi bảng câu ứng dụng.
Giáo viên sửa sai cho học sinh .
b/ Hoạt động 2: (10’) Luyện viết
Mục tiêu: Viết đúng quy trình, đều đẹp từ .
Cách tiến hành: 
Nêu nội dung bài viết.
Nêu lại tư thế ngồi viết.
Giáo viên hướng dẫn viết.
Giáo viên thu vở chấm.
Nhận xét .
c/ Hoạt động 3: (12’) Kể chuyện 
Mục tiêu: Nghe hiểu và kể lại theo tranh chuyện kể: Đi tìm bạn
Cách tiến hành: 
Giáo viên treo tranh và kể.
Giáo viên hướng dẫn học sinh kể lại câu chuyện theo tranh.
* Ý nghĩa: Câu chuyện nói lên tình bạn thân thiết của Sóc và Nhím, mặc dù mỗi người có hoàn cảnh sống khác nhau
d/ Hoạt động cuối :(5’) Củng cố- dặn dò.
- Cho học sinh đọc lại cả bài.
Trò chơi: Tìm tiếng có chứa vần vừa ôn.
Nhận xét.
Học kỹ lại bài, tìm từ chứa các vần đã học.
Chuẩn bị bài vần ot – at .
Nhận xét tiết học.
Học sinh nêu .
Học sinh đọc các vần .
- Học sinh đọc.
Học sinh nêu: Bà đưa tay nâng quả trongvườn nhà.
Học sinh đọc câu ứng dụng, tìm tiếng có chứa vần vừa ôn.
Học sinh nêu nội dung bài viết.
Học sinh nêu .
Học sinh viết vở.
Học sinh nghe và quan sát tranh.
Chia 4 tổ 4 tranh thảo luận và kể lại .
Đại diện từng tổ lên kể lại câu chuyện theo tranh của tổ mình.
 - HS đọc.
HS thi tìm.
Học sinh nhận xét .
Học sinh tuyên dương .
-Uốn nắn cách phát âm:vòm, giữ ,vẫn,
tận, cháu , trảy.
- Giúp HS viết đúng quy trình.
 Ngày dạy : Thứ sáu, 17/ 12 /2009
 Phân môn	: Thủ công
 Tiết : 16
 Bài	: GẤP CÁI QUẠT (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: HS biết cách gấp và dán nối được cái quạt bằng giấy .
 2. Kĩ năng : Gấp và dán được cái quạt bằng giấy.
 3. Thái độ :Yêu thích sản phẩm mình làm ra; có ý thức giữ gìn đồ dùng.
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: Quạt giấy mẫu, 1 tờ giấy màu hình chữ nhật, 1 sợi chỉ.
 - HS: 1 tờ giấy màu, 1 tờ giấy vở, vở thủ công.
III.Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HTĐB
* Hoạt động khởi động.
1/ Kiểm tra bài cũ (3’): 
 - Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng học tập của HS.
 - Nhận xét.
2/ Dạy học bài mới:
a/ Hoạt động1:(12’)Nhắc lại bài tiết 1
- Mục tiêu: HS nắm được quá trình gấp quạt theo 3 bước.
- Cách tiến hành: GV nhắc lại quá trình gấp quạt:
 + Bước 1: Gấp các nếp gấp cách đều.
 + Bước 2: Gấp đôi, lấy dấu giữa, dùng chỉ buộc giữa và bôi hồ.
 + Bước 3: Ép chắc 2 phần vào nhau đến khi hồ khô mở ra.
b/ Hoạt động 2: (25’)Hs thực hành.
- Mục tiêu: HS biết cách gấp cái quạt trên giấy màu.
- Cách tiến hành: 
 + GV theo dõi, giúp đỡ khi Hs thực hành.
 + Nhắc HS miết kĩ nếp gấp, bôi hồ mỏng buộc dây chắc, đẹp.
 + Hướng dẫn HS trình bày vào vở.
 + Chấm bài nhận xét.
c/ Hoạt độngcuối (5’): Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét tinh thần, thái độ học tập.
 - Giáo dục tư tưởng: Quí trọng sản phẩm làm ra’ biết giữ gìn đồ dùng lâu, bền.
 - Dặn dò: Chuẩn bị đồ dùng để học bài gấp cái ví .
 - Nhận xét tiết học.
- Lớp hát.
- 2 HS nhắc lại quá trình gấp quạt theo 3 bước.
- HS thực hành gấp cái quạt trên giấy màu.
- Trình bày sản phẩm vào vở.
- Dọn vệ sinh lau tay.
- Giúp đỡ HS hoàn thành sản phẩm.
 Phân môn : Học vần
	 Tiết : 1 
 Bài : VẦN OT– AT
Mục tiêu:
Học sinh nhận biết cấu tạo vần ot, at, tiếng hót, ca hát.
Phân biệt sự khác nhau giữa ot và at để đọc đúng, viết đúng các vần, tiếng, từ.
Biết ghép âm đứng trước với các vần ot, at để tạo thành tiếng mới.
Viết đúng vần, đều nét đẹp.
Thấy được sự phong phú của tiếng việt .
Chuẩn bị:
Giáo viên: 
Tranh : trái nhót, bãi cát. Bộ đồ dùng tiếng việt.
Học sinh: 
Sách, bảng con, bộ đồ dùng tiếng việt .
Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của Giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
HTĐB
* Hoạt động khởi động.
Kiểm tra bài cũ: (5’) Ôân tập 
Cho học sinh đọc sách câu ứng dụng.
Cho học sinh viết bảng con: lưỡi liềm, xâu kim, nhóm lửa.
Nhận xét.
Dạy học bài mới:
GTB: (1’) Vần ot-at
Hoạt động1: (15’) Dạy vần ot
Mục tiêu: Nhận diện được vần ot, biết cách phát âm và đánh vần tiếng có vần ot.
Cách tiến hành: 
Nhận diện vần:
Giáo viên viết vần ot.
Phân tích cho cô vần ot.
So sánh ot và oi
Lấy ghép vần ot ở bộ đồ dùng.
Phát âm và đánh vần:
- GV phát âm mẫu : ot
- Vần ot đánh vần như thế nào?
Giáo viên chỉnh sửa cách đánh vần cho HS.
Có vần ot, thêm âm h và dấu sắc được tiếng gì ?
Giáo viên viết bảng. Phân tích cho cô tiếng hót
 - Tiếng hót đánh vần như thế nào?
 - Cho HS xem tranh trong SGK.
 - Tranh vẽ gì?
Giáo viên ghi bảng: tiếng hót.
Giáo viên chỉnh sửa cho học sinh.
Cho HS đọc lại toàn phần.
Hướng dẫn viết:
Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn viết . 
Viết vần ot.
tiếng hót.
Hoạt động 2: (14’)Dạy vần at
Mục tiêu: Nhận diện được vần at, biết phát âm và đánh vần tiếng có vần at.
Quy trình tương tự như vần ot
d) Hoạt động 3: (10’) Đọc tiếng từ ứng dụng
Mục Tiêu : HS đọc được các tiếng , từ ứng dụng.
Cách tiến hành: 
Cho học sinh nêu các từ ứng dụng.
Giáo viên ghi bảng , giải thích.
Giáo viên chỉ học sinh đọc.
Tìm tiếng có chứa vần hôm nay mình học.
e/ Hoạt động cuối: (5’)Củng cố –Dặn dò.
 - Chỉ bảng cho HS đọc lại cả bài.
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
 - Hát chuyển tiết 2.	
- Lớp hát.
- HS đọc và viết theo yêu cầu.
- HS nhắc lại.
Học sinh quan sát .
Gồm 2 âm: o đứng trước, t đứng sau.
Giống nhau: âm bắt đầu là o
Khác nhau: ot có âm kết thúc t, oi có âm kết thúc i.
Học sinh thực hiện .
 - HS luyện phát âm.
HS đánh vần : o – tờ – ot
HS ghép nêu tiếng hót.
Ââm h đứng trước vần ot, dấu sắc đặt trên o.
 - Học sinh đánh vần : hờ - ot - hot- sắc- hót.
HS quan sát.
Học sinh nêu .
Học sinh đọc .
Học sinh đọc.
 - HS quan sát và viết vào bảng con.
ot tiếng hĩt
Học sinh viết bảng con .
at ca hát
Học sinh nêu : bánh ngọt,trái nhót, bãi cát, trẻ lạt.
Học sinh đọc .
- Học sinh tìm.
- HS đọc.
-Uốn nắn cách phát âm vần ot.
- Nhắc nhở tư thế ngồi viết.
- Giúp HS đọc trơn.
 Phân môn : Học vần
 Tiết : 2 
 Bài	: VẦN OT- AT
Mục tiêu:
Đọc đúng các từ, câu ứng dụng : 
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : Gà gáy, chim hót, chúng em ca hát.
Luyện nói thành câu theo chủ đề: Gà gáy, chim hót, chúng em ca hát.
Đọc trơn, nhanh, đúng câu ứng dụng.
Rèn cho học sinh kỹ năng viết đúng, đẹp, biết ước lượng khoảng cách tiếng với tiếng.
Rèn chữ để rèn nết người.
Chuẩn bị:
Giáo viên: 
Sách giáo khoa .
Học sinh: 
Vở tập viết , sách giáo khoa .
Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
HTĐB
Giới thiệu bài : (1’)Chúng ta học tiết 2.
Dạy học bài mới:
Hoạt động 1: (15’)Luyện đọc
Mục tiêu : Đọc đúng từ tiếng, phát âm chính xác rõ ràng bài ở bảng lớp ,sách giáo khoa .
Cách tiến hành: 
Cho học sinh đọc lại các vần đã học ở tiết 1.
Giáo viên cho HS xem tranh trong sách giáo khoa.
Tranh vẽ gì ?
Hãy đọc đoạn thơ ứng dụng:
* Giáo viên chỉnh sửa lỗi phát âm cho học sinh.
Tìm tiếng có vần ot – at .
Hoạt động 2: (11’’) Luyện viết
Mục Tiêu : Học sinh viết đúng nét, đều, đẹp, đúng cỡ chữ .
Cách tiến hành: 
Nhắc lại tư thế ngồi viết.
Giáo viên hướng dẫn viết.
 - Cho HS viết bài vào VTV.
 - Thu 1 số bài chấm, nhận xét.
Hoạt động 3: (8’)Luyên nói
Mục tiêu: Phát triển lời nói tự nhiên của học sinh theo chủ đề: Gà gáy, chim hót, chúng em ca hát.
Cách tiến hành: 
Giáo viên yêu cầu HS xem tranh trong sách giáo khoa .
 + Tranh vẽ gì?
 + Các con vật trong tranh làm gì ?
 + Các bạn nhỏ đang làm gì ?
 + Chim hót như thế nào ?
 + Gà gáy làm sao ?...
d/ Hoạt động cuối : (5’) Củng cố- Dặn dò.
 - Đọc lại toàn bài học.
Trò chơi: Thi hát.
Đọc câu thơ, câu văn hoặc hát câu có tiếng mang vần ot – at .
Đội nào được nhiều lượt đọc hoặc đúng hơn thì thắng .
Nhận xét.
Về đọc và viết bảng từ có mang vần ot – at.
Chuẩn bị bài vần ăt – ât.
Nhận xét tiết học.
Học sinh luyện đọc 
Học sinh quan sát .
 - Học sinh nêu.
 - Học sinh đọc câu ứng dụng.
Hót , hát .
Học sinh nêu.
Học sinh quan sát .
Học sinh viết vở từng dòng theo hướng dẫn
Học sinh quan sát .
Học sinh nêu .
Liú lo , thánh thót.
o ó o 
Học sinh đọc lại toàn bài
Học sinh thi đua 2 đội mỗi đội 3 – 5 bạn.
- Nhắc nhở HS viết đủ số dòng quy định.
- Giúp HS nói tròn câu.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 16 hoan chinh.doc