Giáo án chuẩn kiến thức Tuần 27 - Lớp 1

Giáo án chuẩn kiến thức Tuần 27 - Lớp 1

Tiết 2

Phân môn : Tập đọc

(Tiết 1)

Bài : HOA NGỌC LAN

 I/ Mục tiêu:

 1.Kiến thức:

 - Học sinh đọc trơn cả bài . Đọc đúng các từ ngữ : vỏ dày , lấp ló , hoa ngọc lan , ngan ngát, khắp vườn, Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu .

 2.Kĩ năng:

 - Ôn các vần : ăm , ăp . Tìm được tiếng trong bài có vần ăm , nói được câu chứa tiếng có vần ăm, ăp .

 3.Thái độ:

 - Hiểu từ ngữ : lấp ló , ngan ngát .

 - Hiểu được nội dung bài : Tình cảm yêu mến cây hoa ngọc lan của em bé .

 II/ Chuẩn bị :

 1.GV :

 Viết bài tập đọc lên bảng .

 2.HS : SGK

 III/ Các hoạt động dạy – học :

 

doc 34 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 722Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án chuẩn kiến thức Tuần 27 - Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 14 tháng 3 năm 2011
Tiết 1
Sinh hoạt dưới cờ
......................................................................................
Tiết 2
Phân môn : Tập đọc
(Tiết 1)
Bài : HOA NGỌC LAN
 I/ Mục tiêu: 
 1.Kiến thức:
 - Học sinh đọc trơn cả bài . Đọc đúng các từ ngữ : vỏ dày , lấp ló , hoa ngọc lan , ngan ngát, khắp vườn,Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu . 
 2.Kĩ năng:
 - Ôn các vần : ăm , ăp . Tìm được tiếng trong bài có vần ăm , nói được câu chứa tiếng có vần ăm, ăp . 
 3.Thái độ:
 - Hiểu từ ngữ : lấp ló , ngan ngát . 
 - Hiểu được nội dung bài : Tình cảm yêu mến cây hoa ngọc lan của em bé .
 II/ Chuẩn bị :
 1.GV : 
 Viết bài tập đọc lên bảng .
 2.HS : SGK
 III/ Các hoạt động dạy – học :
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
2'
5'
3'
6'
18'
6'
4'
1'
1.Khởi động.
2.Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 2 học sinh đọc lại bài : Cái Bống , trả lời các câu hỏi :
+ Bống đã làm gì giúp mẹ nấu cơm?
+ Bống đã làm gì khi mẹ đi chợ về?
- Giáo viên nhận xét , cho điểm.
- GV nhận xét bài cũ . 
3. Dạy học bài mới : 
a/ Giới thiệu bài:
- Gv treo bức tranh của bài tập đọc và hỏi: Bức tranh vẽ gì?
- GV : Những bông hoa lan rất đẹp và thơm đó được lấy từ đâu? Tình cảm của em bé đối với cây hoa ngọc lan như thế nào? Để biết được điều đó chúng ta cùng học bài hôm nay: Hoa ngọc lan. GV ghi tên bài lên bảng.
b.Vào bài:
* Hoạt động 1 : luyện đọc từ khó, giải nghĩa từ . 
*Mục tiêu :Học sinh nắm tên bài , đọc được từ khó , hiểu nghĩa từ khó và ý chính bài tập đọc . 
* Cách tiến hành: 
Giáo viên đọc mẫu : giọng chậm rãi , nhẹ nhàng .
Tóm tắt ý chính : Bài văn tả cây hoa ngọc lan với dáng vẻ cao to nhưng lại mang nụ hoa trắng ngần , xinh xắn , toả hương thơm ngát .
- -Luyện đọc từ khó: hoa lan , lá dáy, lấp ló, bàn tay, ngan ngát, khắp vườn, xòe ra.
Giáo viên hướng dẫn học sinh phát âm từ khó.
- Giáo viên uốn nắn , sửa phát âm sai cho học sinh .
-- Giải nghĩa từ:
+ Lấp ló: Ló ra rồi khuất đi, khi ẩn khi hiện. VD: Mặt trời lấp ló trên đỉnh núi.
+ Ngan ngát:Có mùi thơm ngan ngát, lan tỏa rộng, gợi cảm giác thanh khiết dễ chịu.
* Hoạt động 2 : Luyện đọc 
*Mục tiêu : Học sinh đọc trơn câu , đoạn , bài . Ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu .
* Cách tiến hành: 
-- Giáo viên hướng dẫn giọng đọc và cách ngắt nghỉ bài văn .
-- Luyện đọc câu:
- Gọi học sinh đọc từng câu nối tiếp nhau 
-- Luyện đọc đoạn , bài:
- Luyện đọc đoạn văn :GV hướng dẫn HS chia đoan.
- Mỗi đoạn gọi 3 HS đọc
- Chia từng nhóm 3 HS ( 1 em 1 đoạn) , tiếp nối nhau thi đọc.
- Gọi 2 HS đọc toàn bài.
- Cho cả lớp đọc đồng thanh.
-- Thi đọc trơn cả bài:
- Yêu cầu mõi tổ cử 1 HS thi đọc.
- Gv nhận xét, cho điểm.
* Hoạt động 3 : Ôn vần 
* Mục tiêu : Học sinh tìm được tiếng trong bài có vần ăp . Tìm được tiếng , nói được câu có tiếng chứa vần ăm , ăp .
* Cách tiến hành: 
--Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu bài 1 
- Yêu cầu HS tìm tiếng có vần ăp trong bài.
Phân tích tiếng khắp .
-- Gọi HS đọc yêu cầu bài 2 trong SGK
-Giới thiệu 2 vần ôn luyện , so sánh 2 vần ?
- Yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK, đọc câu mẫu.( Mỗi em đọc 1 câu)
- Gv: Nói tròn câu là nói trọn nghĩa cho người khác hiểu được.
- Cho HS thi nói có vần theo yêu cầu.
- Gv nhận xét , sửa câu nói hoàn chỉnh cho học sinh . 
- Cho HS đọc lại.
4.Củng cố:
- Gọi 1 HS đọc lại bài.
- Giáo viên nhận xét tiết học . Biểu dương học sinh hoạt động tốt .
5.Dặn dò:
- Chuẩn bị cho tiết 2 .
- Lớp hát.
- HS lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.
- HS trả lời: Tranh vẽ bà đang cài hoa lan lên tóc bé.
- HS nhắc lại.Hoa ngọc lan
Hs đọc thầm theo Gv .
- HS chú ý lắng nghe.
- HS luyện đọc :cá nhân, đồng thanh ( kết hợp phân tích tiếng)
- HS chú ý lắng nghe.
Hs đọc nối tiếp nhau .
- HS chia đoạn theo hướng dẫn.
+ Đoạn 1 : Ở ngay  xanh thẫm 
+ Đoạn 2 : Hoa lan  khắp nhà 
+ Đoạn 3 : Câu cuối .
- Mỗi đoạn 3 HS đọc.
- Đọc theo nhóm ( 3 em / nhóm ) nối tiếp nhau đọc.
- 2 HS đọc lần lượt đọc cả bài.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- HS thi đọc cả bài.
- HS nhận xét.
1/Tìm tiếng trong bài có vần ăp
 ( khắp)
- Khắp = kh + ăp + dấu sắc .
2/ Nói câu chứa tiếng có vần ăm, ăp.
- Ăm khác ăp ở âm m và p cuối vần .
- M: Vận động viên đang ngắm bắn.
 Bạn học sinh rất ngăn nắp.
- HS chú ý.
- Hs thi đua nói câu hoàn chỉnh .
* ăm: Bé chăm học.
 Em đến thăm ông bà.
 Mẹ băm thịt.
* ăp: Bắp ngô nướng rất thơm.
 Cô giáo sắp đến.
 Ông thắp đèn.
- 1 HS đọc lại bài.
Tiết 3
Phân môn : Tập đọc
( Tiết 2)
Bài : HOA NGỌC LAN
 I/ Mục tiêu: 
 1.Kiến thức
 - Học sinh đọc trơn toàn bài .
 - Nhắc được chi tiết tả nụ hoa ngọc lan .
 2.Kĩ năng:
 - Trả lời được câu hỏi 1,2 trong sách giáo khoa.
 - HS khá, giỏi gọi được tên các loài hoa trong ảnh.
 3.Thái độ:
 Hiểu được tình cảm yêu mến cây hoa ngọc lan của em bạn nhỏ .
 II/ Đồ dùng dạy học :
 1.GV: 
 Viết bài tập đọc lên bảng .
 2.HS:
 SGK
 III/ Các hoạt động dạy –học:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC 
2'
4'
1'
25'
7'
5'
1'
1. Khởi động: 
2.Kiểm tra bài cũ:
 GV gọi HS đọc lại nội dung tiết 1, kết hợp tìm tiếng chứa vần.
GV nhận xét .
3.3. Dạy học bài mới : 
a/ Giới thiệu bài:
b.Vào bài:
a/ Hoạt động 1 : Luyện đọc kết hợp tìm hiểu nội dung bài 
* Mục tiêu : Học sinh đọc trôi chảy và hiểu nội dung bài , trả lời được các câu hỏi trong bài .
*Cách tiến hành: 
- Giáo viên cho học sinh mở sách giáo khoa.
- Gv đọc mẫu toàn bài lần 2.
- Gọi học sinh lần lượt đọc lại đoạn 1 ,2 . Giáo viên nêu câu hỏi :
+ Nụ hoa ngọc lan màu gì ? Em hãy chọn ý đúng rồi đánh dấu chéo vào ô trống .
 . a/ Bạc trắng.
 . b/ Xanh thẳm.
 . c/ Trắng ngần.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2 và 3.
Hương hoa ngọc lan thơm như thế nào ?
+ Vào mùa lan , bà thường làm gì ?
- Giáo viên gọi học sinh đọc diễn cảm bài văn ( nhắc nhở HS nghỉ hơi đúng sau các dấu câu) .Giáo viên uốn nắn sửa sai cho học sinh. .
 * Hoạt động 2 : Luyện nói 
*Mục tiêu : Học sinh gọi đúng tên các loại hoa trong ảnh .
* Cách tiến hành: 
- Gọi HS đọc yêu cầu luyện nói.
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh trong SGK , kể tên các loài hoa trong ảnh
- Giáo viên tính điểm thi đua .
- Yêu cầu HS kể thêm về các loài hoa mà em biết.
4.Củng cố:
- Gọi 1 HS đọc diễn cảm lại bài văn.
- Giáo dục HS chăm sóc và yêu quý các loài hoa.
- Giáo viên nhận xét tiết học . Biểu dương học sinh hoạt động tốt .
5.Dặn dò:
- Yêu cầu học sinh về nhà tập đọc lại bài 
- Chuẩn bị cho tiết tập đọc hôm sau : Ai dậy sớm .
- Lớp hát.
3HS đọc lại bài, trả lời tiếng chứa vầ an.
- HS mở sách .
- HS lắng nghe.
- 2 HS lần lượt đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi .
+ Hs trả lời: ý c. 
. Nụ hoa lan trắng ngần.
- 2 HS lần lượt đọc đoạn 2 và 3.
+ Hương lan ngan ngát toả khắp vườn , khắp nhà .
+Vào mùa lan bà thường cài 1 búp lan lên mái tóc em 
- Vài em đọc .
-1 hs đọc yêu cầu của bài 
Từng đôi hs trao đổi nhanh về tên các loài hoa trong ảnh . Thi kể đúng tên các loài hoa: hoa hồng, hoa cúc , hoa đào, hoa sen.
- Hs nhận xét bổ sung ý kiến. 
- 1 HS đọc.
Tiết 4
Môn : Tự nhiên xã hội
Bài 27: CON MÈO
 I/ Mục tiêu:
 1.Kiến thức :
 - Nêu được lợi ích của việc nuối mèo.
 2.Kĩ năng:
 - Chỉ được các bộ phận bên ngoài của con mèo trên hình vẽ hay vật thật.
 3.Thái độ:
 - Có ý thức chăm sóc mèo.
 II/ Chuẩn bị :
 1.GV:	Sách giáo khoa.
 2.HS:	
 Sách giáo khoa. 
 III/ Các hoạt động dạy – học:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC 
2'
3'
3'
17'
10'
4'
1'
1. Khởi động.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Tiết TNXH trước các con học bài gì?
- Gà có những bộ phận chính nào?
- Gà đi bằng gì?
- Nhận xét bài cũ.
3.Dạy học bài mới:
a/ Giới thiệu bài: 
- Cho cả lớp vừa làm động tác vừa hát bài chú mèo lười.
- Chúng ta vừa hát về chú méo lười, còn chú mèo trong bài học hôm nay có như vậy không? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
- GV ghi tên bài lên bảng: Con mèo.
b/ Vào bài:
* Hoạt động 1: Quan sát con mèo
* Mục tiêu : HS biết được các bộ phận bên ngoài của con mèo .
* Cách tiến hành:
GV hỏi:
 - Nhà bạn nào nuôi Mèo?
 - Nói với cả lớp nghe về con Mèo của nhà em
 - Cho HS quan sát con Mèo trong tranh vẽ.
 - Mô tả lông, chỉ, nói rõ các bộ phận bên ngoài của con mèo, lông, màu? 
 - Con Mèo di chuyển như thế nào?
 - GV theo dõi sửa sai cho những bạn chưa biết.
 - GV cho 1 số em lên :1 em hỏi, 1 em trả lời với nội dung như đã yêu cầu?
 - GV cùng lớp nhận xét tuyên dương.
* Kết luận: Toàn thân mèo được bao phủ 1 lớp lông mềm.
 - Mèo có đầu, mình, đuôi và 4 chân, mắt mèo to, tròn và sáng, trong bóng tối con ngươi dãn ra. Mèo có mũi và tai rất thính.
 - Răng Mèo sắc để xẻ thức ăn. Mèo đi bằng 4 chân, bước đi nhẹ nhàng, leo trèo giỏi.
* Hoạt động 2: Thảo luận chung
*Mục tiêu: HS biết ích lợi của việc nuôi mèo.
* Cách tiến hành :
--GV nêu câu hỏi
 - Người ta nuôi Mèo để làm gì?
 - Mèo dùng gì để săn mồi?
 - GV cho HS quan sát 1 số tranh và chỉ ra đâu là tranh con mèo đang săn mồi?
 - Em cho mèo ăn bằng gì? Chăm sóc nó như thế nào?
- Người ta nuôi mèo để làm gì?
*Kết luận: Nuôi mèo để bắt chuột, làm cảnh.
 - Móng chân mèo có vuốt sắc, bình thường nó thu móng lại, khi vồ mồi nó mới giương ra.
 - Em không nên trêu chọc mèo làm cho mèo tức giận, nếu bị mèo cắn phải đi chích ngừa ngay .
4.Củng cố:
- Vừa rồi các em học bài gì?
- Mèo có những bộ phận chính nào? 
- Lông Mèo như thế nào?
 GV nhận xét .
5.Dặn dò:
- Về nhà xem lại nội dung bài vừa học .
- Các con phải biết chăm sóc và không nên trêu chọc mèo.
 - Nhận xét tiết học.
- Lớp hát.
- Con gà.
- Đầu , mình, 2 chân, 2 cánh.
- Gà đi bằng 2 chân.
- Cả lớp hát.
- HS nhắc lại.Con mèo.
- HS trả lời.
- HS nói về con Mèo của mình.
- HS quan sát Mèo trong tranh. HS thảo luận nhóm đôi.
- HS lên bảng hỏi và trả lời theo yêu cầu.
* HS theo dõi.
- -Thảo luận chung:
- Bắt chuột.
- Móng vuốt chân, răng.
- HS quan sát , trả lời.
- Mèo ăn cơm, rau, cá.
- Để làm cảnh, bắt chuột,
* HS lắng nghe.
- HS trả lời.
Tiết 5
Phân môn : Đạo đức
Bài: CẢM ƠN VÀ XIN LỖI (tiết 2)
 I/ Mục tiêu:
 1.Kiến thức
 - HS nêu được: Khi nào cần cảm ơn, khi nào cần nói xin lỗi.
 - Vì sao nói lời cảm ơn, xin lỗi.
 ... u cầu bài : Dùng thước và bút nối các điểm để có hai hình vuông .
-Học sinh làm bài vào phiếu bài tập 
-1 học sinh lên bảng chữa bài .
Tiết 4
Môn: Mĩ thuật
GV nhóm 2 dạy
............................................................................................................................................................
 Thứ sáu, ngày 18 tháng 3 năm 2011
Tiết 1
Phân môn : Tập đọc
( Tiết 1)
Bài : MƯU CHÚ SẺ
 I/ Mục tiêu : 
 1.Kiến thức:
 - Học sinh đọc trơn cả bài . Đọc đúng các từ ngữ: nén sợ , lễ phép , vuốt râu , xoa mép , chộp ,hoảng , tức giận . Hiểu từ ngữ : lễ phép , chộp.
 2.Kĩ năng:
 - Bước biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu . 
 - Ôn các vần : uôn ,uông . Tìm được tiếng , nói được câu có tiếng chứa vần uôn , uông . 
 3.Thái độ:
 - Hiểu sự thông minh , nhanh trí của Sẻ đã khiến chú tự cứu mình thoát nạn .
 II/ Chuẩn bị :
 - Viết bài lên bảng , phấn màu .
 III/ Các hoạt động dạy- học:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
2'
5'
8'
19''
7'
3'
1'
1. Khởi động.
2. Kiểm tra bài cũ :
- GV gọi 2,3 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ : Ai dậy sớm , và trả lời từng ý của câu hỏi trong sách giáo khoa .
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
- Nhận xét bài cũ .
3. Dạy học bài mới :
a/ Hoạt động 1 : Giới thiệu bài, đọc từ khó, giải nghĩa từ.
*Mục tiêu : Học sinh nắm được nội dung bài đọc, hiểu các từ khó . 
*Cách tiến hành: 
a. Giới thiệu bài:
+ Cho HS quan sát tranh SGK: Tranh vẽ gì?
+ GV: Các em thấy chú mèo trong tranh như thế nào? Dáng vẻ của chú đang rất tức giận còn chú chim thì tỏ vẻ chiến thắng. Vậy nguyên nhân nào làm cho chú mèo phải khoác lên mình bộ mặt như vậy , các em sẽ được tìm hiểu qua bài tập đọc hôm nay.
+ GV ghi tên bài lên bảng: Mưu chú sẻ.
b.Vào bài:
*Hoạt động 2 : Luyện đọc 
*Mục tiêu :Học sinh đọc trơn câu , đoạn , bài .
*Cách tiến hành: 
- Gv đọc mẫu .
- Giáo viên tóm tắt ý chính : bài văn nói về 1 chú sẻ thông minh nhanh trí , đã tự cứu được mình thoát nạn .
- Giáo viên cho học sinh luyện đọc các từ khó .( Kết hợp yêu cầu HS phân tích tiếng)
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
- Giáo viên giải thích từ khó :
+ Chộp : bắt được 
+ Lễ phép : thái độ được coi là đúng mực đối với người trên , tỏ ra có lòng kính trọng
 - Giáo viên hướng dẫn giọng đọc : giọng kể hồi hộp , căng thẳng ở 2 câu đầu ( sẻ rơi vào miệng mèo ) ; nhẹ nhàng lễ độ ( lời của sẻ ) ; thoải mái ở những câu sau ( Mèo mắc mưu , sẻ thoát nạn ) 
-- Luyện đọc câu:
- Giáo viên gọi học sinh đọc từng câu .
- Nhận xét.
-- Luyện đọc đoạn , bài:
- Chia đoạn: 3 đoạn.
+ Đ1 : Hai câu đầu .
+ Đ2 : Câu nói của Sẻ .
+ Đ3 : Phần còn lại .
- Chia từng nhóm 3 HS , mỗi em đọc 1 đoạn nối tiếp nhau thi đọc.
- Mỗi tổ cử 1 HS thi đọc cả bài 
- Giáo viên nhận xét , uốn nắn sửa sai giọng đọc của học sinh.
- Cho cả lớp đọc đồng thanh.
* Hoạt động 3 : Ôn vần 
*Mục tiêu : Học sinh nhớ cấu tạo vần uôn , uông . Tìm được tiếng , nói được câu có tiếng chứa vần .
*Cách tiến hành: 
- Cho học sinh nêu yêu cầu bài 1 
+ Yêu cầu HS tìm.
+ Cho HS đọc và phân tích tiếng vừa tìm được.
- Phân tích so sánh 2 vần uôn ,uông .
- Gọi HS nêu yêu cầu 2 trong sách giáo khoa. 
+ Cho HS xem các bức tranh trong SGK. Đọc từ mẫu.
+ Cho Hs thi tìm.
+ Cho HS đọc lại các từ .
- Gọi HS đọc yêu cầu 3 trong sách giáo khoa. 
+ Cho HS quan sát tranh trong sách giáo khoa. Tranh vẽ cảnh gì?
+ Gọi HS đọc câu mẫu .
+ Tổ chức cho HS thi đua nói câu chứa tiếng có vần: uôn, uông.
- Giáo viên nhận xét sửa câu cho học sinh 
4.Củng cố :
- Gọi 1 HS đọc lại bài.
-Giáo viên nhận xét tiết học. Tuyên dương học sinh hoạt động tốt .
 5.Dặn dò:
- Chuẩn bị bài cho tiết 2.
- Lớp hát.
- HS đọc và trả lời theo câu hỏi của GV.
+HS trả lời.
+ HS nhắc lại.
- Học sinh đọc thầm theo giáo viên.
- HS chú ý lắng nghe.
- Học sinh đọc : nén sợ , lễ phép , vuốt râu , xoa mép , chộp , hoảng , tức giận.
- HS chú ý lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe , ghi nhớ .
-Học sinh đọc từng câu , nối tiếp nhau. 
+ 3 HS đọc.
+ 3 HS đọc.
+ 3 HS đọc.
- Chia nhóm 3 em đọc 3 đoạn nối tiếp nhau 
-Học sinh thi đua đọc cả bài 
- Cả lớp đọc.
1/Tìm tiếng trong bài có vần uôn: 
- HS tìm : muộn 
- HS phân tích và so sánh.
- Tìm tiếng ngoài bài có vần uôn , uông.
+ M : chuồn chuồn, buồng chuối.
+ Học sinh thi đua nêu tiếng có vần uôn ,uông .
. uôn: buồn bã, buôn bán, muôn năm,...
. uông: luống rau, ruộng lúa, chuồng gà,
3/Nói câu có tiếng chứa vần uôn ,uông.
+ HS trả lời.
+ M: Bé đưa cho mẹ cuộn len.
 Bé lắc chuông.
+ Học sinh thi đua nói câu hoàn chỉnh.
- 1 HS đọc.
Tiết 2
Phân môn	: Tập đọc
(Tiết 2)
Bài: MƯU CHÚ SẺ
 I/ Mục tiêu : 
 1. Kiến thức :
 - Học sinh đọc trơn cả bài .
 - Trả lời được câu hỏi 1,2 trong sách giáo khoa.
 2.Kĩ năng:
 -Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy.
 - Trả lời được câu hỏi 1,2 trong sách giáo khoa.
 3.Thái độ:
 - Hiểu sự thông minh , nhanh trí của sẻ đã khiến chú tự cứu mình thoát nạn .
 II/ Chuẩn bị :
 1.GV :
 - Sách giáo khoa.
2.HS: 
 - Sách giáo khoa
 III/ Các hoạt động dạy- học:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC 
2'
4'
20'
5'
3'
1'
1/Khởi động: 
2.Kiểm tra bài cũ: 
 Gọi HS đọc lại bài tiết 1, tìm tiếng có vần uôn, uông.
3.Dạy học bài mới:
* Hoạt động 1 : Luyện đọc kết hợp tìm hiểu nội dung bài .
*Mục tiêu : Học sinh đọc trơn cả bài . Hiểu nội dung bài và trả lời được các câu hỏi trong bài .
*Cách tiến hành: 
- GV đọc mẫu toàn bài lần 2.
- Gọi 2 học sinh đọc đoạn 1 ,2.Giáo viên đặt câu hỏi :
+ Khi sẻ bị mèo chộp được , sẻ đã nói gì với mèo ?
. Chọn ý trả lời đúng:
Hãy thả tôi ra !
Sao anh không rửa mặt.
Đừng ăn thịt tôi.
- Gọi 2 HS đọc đoạn 3.
+ Sẻ làm gì khi Mèo đặt sẻ xuống đất ?
- Gọi 2 HS đọc câu hỏi 3.
- Một học sinh lên bảng xếp ô chữ : sẻ thông minh .
- Giáo viên nhận xét sửa sai chung .
- Gọi học sinh đọc lại bài .
Hỏi : Nhờ đâu mà sẻ thoát nạn ?
- Gọi 1 HS đọc lại bài.
- cho Cả lớp đọc đồng thanh.
*Hoạt động 2 : Kể chuyện 
* Mục tiêu : Học sinh kể lại câu chuyện tập đọc bằng văn nói của cá nhân .
*Cách tiến hành: 
- Giáo viên yêu cầu học sinh kể lại chuyện cho các bạn nghe .
- Giáo viên nhận xét , biểu dương học sinh kể hay.
4.Củng cố:
- Gọi 1 HS đọc lại bài.
- Giáo viên nhận xét tiết học. Tuyên dương học sinh hoạt động tốt .
 5.Dặn dò:
- Yêu cầu học sinh về nhà đọc lại bài , tập kể chuyện cho người thân nghe .
- Chuẩn bị bài cho tiết sau : Ngôi nhà
- Lớp hát.
-HS đọc ,trả lời câu hỏi .
 -Lớp nhận xét.
 - 2 Học sinh đọc đoạn 1,2. 
 + Sẻ đã hỏi mèo:
 Ý b: Sao anh không rửa mặt ?
 - 2 HS đọc đoạn 3.
 + Sẻ vụt bay đi .
 - 2 HS đọc: 
 - Cả lớp quan sát.
 - Sẻ thông minh , nhanh trí .
 - 1 em đọc lại bài .
- Học sinh cả lớp đt 1 lần.
 - Học sinh thi đua kể .
 - Cả lớp nhận xét .
 - 1 HS đọc lại bài.
Tiết 3
Môn: Âm Nhạc
 GV nhóm 2 dạy
.................................................................................................
Tiết 4
Môn: Toán
Bài :LUYỆN TẬP CHUNG
 I/ Mục tiêu: 
 1.Kiến thức:
 - Biết đọc, viết , so sánh các số có hai chữ số .
 2.Kĩ năng: 
 - Biết giải toán có một phép cộng. 
 3.Thái độ:
 II/ Chuẩn bị :
 1.GV: Các bảng phụ ghi các bài tập. 
 2.HS : Bảng con , que tính .
 III/ Các hoạt động dạy- học:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
2'
5'
1'
38'
3'
1'
1. Khởi động.
2.Kiểm tra bài cũ : 
 - 2 học sinh lên bảng .
- Nhận xét, cho điểm.
- Nhận xét bài cũ . 
3.Dạy học bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Luyện tập chung
b.Vào bài:
*Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập.
* Mục tiêu: Học sinh biết viết số, đọc số có 2 chữ số, Giải toán có lời văn .
* Cách tiến hành: 
-Cho HS mở sách giáo khoa.
Bài 1 : Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
-GV ghi bài 1 lên bảng.
 GV hướng dẫn: 
a.Yêu cầu HS viết một dãy số theo thứ tự . .Vậy số đầu tiên phải viết là số nào?
. Số tiếp theo là số nào?
. Các số liền kề nhau trong dãy số này hơn kém nhau mấy đơn vị?
. Vậy đến số nào thì dừng lại?
-Học sinh làm vào bảng con. 
-Gọi học sinh đọc lại các số đã viết, kết hợp phân tích số bất kì.
b. Tiến hành tương tự phần a.
Bài 2 : Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
-Giáo viên gọi vài HS đọc số , cả lớp đọc đồng thanh.
- Nhận xét cho điểm.
Bài 3 : Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn:
+ Y/c HS so sánh 72  76
+ HS diễn đạt cách so sánh.
-Gọi 3 HS lên bảng - Cả lớp làm vào vở.
+ GV nhận xét, cho điểm.
Bài 4: Gọi HS đọc bài toán.
- Bài toán cho ta biết gì, bài toán hỏi gì?
- GV hướng dẫn HS tóm tắt và giải toán.
- Gọi 1 HS lên bảng tóm tắt – 1 HS lên bảng giải.
- GV nhận xét, cho điểm.
4.Củng cố:
- Nhận xét tiết học. Tuyên dương học sinh hoạt động tích cực.
 5.Dặn dò:
- Dặn học sinh ôn lại bài .
- Chuẩn bị xem trước bài : Giải toán có lời văn.
- Lớp hát.
- Tìm số liền trước và liền sau của:
 25 54 
 36 84
-Học sinh đọc lại đầu bài .
- HS mở sách giáo khoa.
1/ Học sinh nêu yêu cầu bài 1 : viết số. 
a/ Từ 15 đến 25.
( 15)
(16)
( 1 đơn vị)
( số 25)
- HS làm bài vào bảng con ,1 HS lên bảng viết số.
15 ,16 ,17 ,18 ,19 ,20 ,21 ,22 ,23 ,24 25.
- HS đọc .
b/ Từ 69 đến 79:
69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79.
2/ Đọc mỗi số sau: 35, 41, 64, 85, 69, 70.
- HS đọc.
 =
3/ 
a/ 72 65 c/15> 10+4
 85> 81 42<76 16= 10+6
 45< 47 33< 66 18= 15+3
4/ Có 10 cây cam và 8 cây chanh. Hỏi có tất cả bao nhiêu cây?
 Tóm tắt Bài giải
Có : 10 cây cam Số cây có tất cả là:
Có :8 cây chanh 10+ 8 = 18( cây)
Có tất cả:  cây?	Đáp số: 18 cây.
 Tiết 5
Sinh hoạt tập thể
 Hết tuần 27
 ............................................................................................................................................................
 PHẦN BGH KÍ DUYỆT
........................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
 Điền Hải ngày tháng 3 năm 2011

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an t 27 hoan chinh.doc