Giáo án chuẩn kiến thức Tuần 5 - Lớp 1

Giáo án chuẩn kiến thức Tuần 5 - Lớp 1

Tiết:2

Môn: Học vần.

 Tiết :33

 Bài 17 : ÂM U – Ư (Tiết 1)

I/ Mục tiêu:

 Đọc và viết được u, ư, nụ, thư,cá thu, đu đủ ,thứ tự,cử tạ.

 Sử dụng thạo bộ đồ dùng để ghép âm, tạo tiếng

 Viết đúng mẫu, đều nét, đẹp

II/ Chuẩn bị:

1/ Giáo viên:

 Vật thật: nụ hoa, phong thư.

 Bộ chữ, bài soạn, sách.

2/ Học sinh:

 Sách, bảng, bộ đồ dùng tiếng Việt

III/ Hoạt động dạy và học:

1/ Ôn định:

2/ Kiểm tra bài cũ: ôn tập

Đọc bài ở sách giáo khoa

Giáo viên đọc : tổ cò, lá mạ,

 Nhận xét cho điểm.

3/ Dạy học bài mới:

3.1/ Giới thiệu bài:

 _ GV cầm trên tay nụ hôahỉ: Cô có cái gì?

 _ GV ghi bảng: nụ

 _ GV cầm trên tay lá thư hỏi cô có cái gì?

 _ GV ghi bảng :thư.

 

doc 40 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 448Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án chuẩn kiến thức Tuần 5 - Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: Thứ hai, ngày 27/09/2010.
Tiết: 1 
Sinh hoạt dưới cờ.
Tiết:2
Môn: Học vần.
 Tiết :33
 Bài 17 : ÂM U – Ư (Tiết 1)
I/ Mục tiêu:
Đọc và viết được u, ư, nụ, thư,cá thu, đu đủ ,thứ tự,cử tạ.
Sử dụng thạo bộ đồ dùng để ghép âm, tạo tiếng
Viết đúng mẫu, đều nét, đẹp
II/ Chuẩn bị:
1/ Giáo viên:
Vật thật: nụ hoa, phong thư.
Bộ chữ, bài soạn, sách.
2/ Học sinh: 
Sách, bảng, bộ đồ dùng tiếng Việt 
III/ Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
TG
1/ Ôn định:
2/ Kiểm tra bài cũ: ôn tập
Đọc bài ở sách giáo khoa 
Giáo viên đọc : tổ cò, lá mạ,
 Nhận xét cho điểm.
3/ Dạy học bài mới:
3.1/ Giới thiệu bài: 
 _ GV cầm trên tay nụ hôahỉ: Cô có cái gì?
 _ GV ghi bảng: nụ
 _ GV cầm trên tay lá thư hỏi cô có cái gì?
 _ GV ghi bảng :thư.
 _ Trong tiếng :nụ ,thư có âm và dấu thanh nào đã học? 
 _ GV ghi bảng: u- ư.
 _ Cho HS đọc theo GV:
u- nụ, ư-thư.
3.2/ Dạy chữ ghi âm:
a/ Hoạt động1: Dạy chữ ghi âm u
Mục tiêu: Nhận diện được chữ u, biết cách phát âm và đánh vần.
Cách tiến hành 
Nhận diện chữ
_ Giáo viên tô chữ u. Đây là âm u in.
_ GV đính chữ u viết hỏi: Chữ u viết gồm có nét gì?
 _ Lấy bộ đồ dùng tìm cho cô âm u.
Phát âm và đánh vần
_ Giáo viên ghi u : khi phát âm u miệng mở hẹp nhưng tròn môi.
 _ Giáo viên yêu cầu HS ghép tiếng nụ.
 _ GV ghi bảng : nụ
 _ Phân tích tiếng nụ.
 _ GV yêu cầu HS đánh vần.
Hướng dẫn viết:
_ Chữ u cao 2 ô li. Khi viết u đặt bút dưới đường kẻ 3 viết nét xiên phải, lia bút viết 2 nét móc ngược.
 _ GV viết mẫu: u, nụ.
b/ Hoạt động 2: Dạy chữ ghi âm ư
Mục tiêu: Nhận diện được chữ ư, biết cách phát âm và đánh vần
Cách tiến hành
Quy trình tương tự như âm u.
Ư : viết u thêm dấu râu.
Phát âm ư : miệng mở hẹp như i, u nhưng thân lưỡi nâng lên
c/ Hoạt động 3: Đọc tiếng từ ứng dụng :
Mục tiêu: học sinh đọc đúng , phát âm chính xác từ tiếng
Cách tiến hành 
 _ Giáo viên ghi : cá thu, đu đủ, thứ tự, cử tạ
 _ GV giải nghĩa từ.
4/ Củng cố- Dặn dò:
 _ Cho HS đọc lại cả bài.
 _ Tổ chức cho HS tìm tiếng có chứa âm vừa học.
 _ Nhận xét tiết học.
 _ Hát chuyển tiết 2
Hát
Học sinh đọc 
Học sinh viết bảng con .
_ HS nụ hoa.
_ Lá thư.
_ HS: Âm n, th và dấu thanh nặng.
_ HS nhắc lại.
_ Cả lớp đọc đồng thanh.
_ Học sinh quan sát : Chữ u in gồm nét móc ngược và nét sổ thẳng.
_ 1 nét xiên phải, 2nét móc ngược.
 _ Học sinh thực hiện 
_ HS phát âm cá , nhân, nhóm ,lớp.
_ HS thực hiện.
_ HS đọc trơn: nụ.
_ Âm n đứng trước, âm u đứng sau, dấu nặng dưới u.
_ HS đánh vần: nờ- u- nu- nặng – nụ.
Học sinh viết trên không, trên bàn, trên bảng con:
 _ Học sinh luyện đọc cá nhân, lớp ( Kết hợp phân tích tiếng)
_ HS đọc.
 Tiết: 3
Môn : Học vần
 Tiết : 34
 Bài 17	 : ÂM U – Ư ( Tiết 2)
I/ Mục tiêu:
 _Đọc được câu ứng dụng: Thứ tư, bé hà thi vẽ.
 _ Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: thủ đô.
 _ Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : thủ đô.
 _ Nắm được nét cấu tạo u, ư.
 _ Đọc trơn, nhanh, đúng câu.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên:
Chữ mẫu u – ư , tranh luyện nói.
Học sinh: 
Vỡ tập viết, sách giáo khoa.
III/ Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của gv
	Hoạt động của HS	
1/ Khởi động:
2/ Kiểm tra bài cũ :Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài tiết 1.
3/ Dạy học bài mới:
 3.1/ Giới thiệu bài: Chúng ta sang tiết 2
3.2/ Luyện tập:
Hoạt động 1: Luyện đọc
Mục tiêu: học sinh đọc đúng , phát âm chính xác từ tiếng bài ở bảng lớp và SGK.
Cách tiến hành:
 _ Cho HS đọc lại bài trên bảng lớp.
 _ Cho HS đọc lại bài trong SGK.
 _ Giáo viên cho HS xem tranh.
 + Tranh vẽ gì ?
Giáo viên ghi bảng câu ứng dụng : thứ tư, bé hà thi vẽ.
à Giáo viên sửa lỗi phát âm cho học sinh
Hoạt động 2: Luyện viết
Mục tiêu: viết đúng quy trình viết chữ u, ư, nụ, thư đều nét đúng khoảng cách.
Cách tiến hành 
_ Nêu lại tư thế ngồi viết.
 _ Hướng dẫn HS viết bài vào VTV.
 _ Chấm 1 số bài , nhận xét.
Hoạt động 3: Luyện nói
Mục tiêu: phát triển lời nói của học sinh theo chủ đề : thủ đô
Cách tiến hành 
_ Giáo viên treo tranh .
_ Em thấy cô giáo đưa học sinh thăm cảnh gì ?
 _ Chùa một cột ở đâu ?
 _ Mỗi nước có mấy thủ đô?
 _ Em biết gì về thủ đô Hà nội?
4/ Củng cố- Dặn dò:
- Cho HS đọc lại cả bài.
- Trò chơi: thi đua nối âm để tạo tiếng có nghĩa.
 n	·	· u
 	l	·	· ư
 	th	·	· o
 	h	·	· è
Nhận xét
 _ Về nhà đọc lại bài, viết bảng con, chuẩn bị bài sau.
_ Nhận xét tiết học.
- Hs đọc bài trên bảng lớp.
_ HS đọc.
_ HS đọc.
 _ Học sinh quan sát .
 + Học sinh nêu
Học sinh đọc câu ứng dụng, kết hợp tìm tiếng có chứa âm vừa học.
 _ Học sinh nêu.
 _ Học sinh viết bài vào VTV.
_ Học sinh quan sát.
_ Cảnh chùa 1 cột.
_ Ở Hà nội.
_ 1 thủ đô
_ Học sinh nêu .
_ HS đọc.
_ HS chơi với hình thức tiếp sức.
Tiết:4
 Môn : Toán
 Tiết :17
 Bài : Số 7
Mục tiêu:
 _ Có khái niệm ban đầu về số 7,biết 6 thêm 1 được 7.
 _ Nhận biết số lượng trong phạm vi 7, vị trí của số 7 trong dãy số từ 1 đến 7.
 _ Biết đọc , biết viết số 7
 _ Đếm và so sánh các số trong phạm vi 7.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
 Các nhóm mẫu vật cùng loại có số lượng là 7, số 7 mẫu.
Học sinh :
 Bộ đồ dùng học toán.
Các hoạt dộng dạy và học:
Khởi động :(2’)
Kiểm tra bài cũ :(5’) số 6
 _ Gọi HS đếm từ 1 đến 6, từ 6 đến 1.
 _ Trong dãy số từ 1-6, số nào là số lớn nhất, bé nhất ?
 _ Viết số 6.
Dạy học bài mới:
Hoạt động của giáo viên
TG
Hoạt động của học sinh 
a Hoạt động 1: giới thiệu số 7
Mục tiêu: Có khái niệm ban đầu về số 7, nhận biết số lượng trong phạm vi 7, vị trí của số 7 trong dãy số từ 1 đến 7.
Cách tiến hành
Bước 1 : Lập số.
_ Lúc đầu có mấy bạn đang chơi cầu trược?
_ Có thêm mấy bạn muốn chơi?
 _ Có 6 bạn đang chơi cầu trượt, 1 bạn khác chạy tới. Hỏi có tất cả là mấy bạn?
à 6 bạn thêm 1 bạn là 7 bạn Tất cả có 7 bạn.
 _ Tương tự với chấm tròn, hình vuông.
à Kết luận: bảy học sinh, bảy hình vuông, bảy chấm tròn đều có số lượng là 7.
Bước 2 : giới thiệu số 7 in và số 7 viết.
Số 7 được viết bằng chữ số 7.
Giới thiệu số 7 in và số 7 viết.
Giáo viên hướng dẫn viết số 7 viết.
Bước 3 : Nhận biết thứ tự số 7.
_ Yêu cầu HS lấy 7 que tính rồi đếm số que tính của mình từ 1 đến 7.
 _ Mời 1 HS lên bảng viết số theo đúng thứ tự 1 đến 7.
 _ Yêu cầu HS đếm.
Số nào đứng liền sau số 6 ?
_ Số nào đứng liền trước số 7?
_ Những số nào đứng trước số 7?
Hoạt động 2: Thực hành 
* Mục tiêu : Biết đọc, viết số 7, đếm và so sánh cac 
* Cách tiến hành
Bài 1 : Viết số 7 .
 Hướng dẫn HS viết.
Bài 2 : Cho HS nêu yêu cầu của bài.Hướng dẫn HS làm bài.
cho học sinh nêu à rút ra cấu tạo số 7.
Bài 3 : Viết số thích hợp vào ô trống. Hướng dẫn HS đếm số ô vuông và điền số.
Trong dãy số từ 1 đến 7 số nào là số lớn nhất?
 _ Bài 4 : Điền dấu thích hợp vào ô trống:
 + HD HS làm bài.
 + Nhận xét.
Củng cố – Dặn dò:
Trò chơi thi đua : trò chơi thi đua ai nhanh hơn.
Cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua đính nhóm mẫu vật có số lượng là 7.
Về nhà viết 1 trang số 7 .
Xem trước bài số 8.
Nhận xét tiết học.
_ Có 6 bạn đang chơi cầu trược.
_ Có thêm 1 bạn muốn chơi.
_ Học sinh nêu :Tất cả có 7 bạn.
_ Học sinh nhắc lại: có 7 bạn.
_ Chú ý lắng nghe.
Học sinh quan sát 
Học sinh quan sát 
Học sinh viết bảng con 
_ HS lấy que tính và đếm theo hướng 
dẫn: một, hai, ba, bốnbảy.
_ Viết: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7.
 _ Học sinh đếm từ 1 đến 7 và đếm ngược lại từ 7 đến 1
 _ Số 7 .
_ Số 6.
_ Các số 1, 2, 3, 4, 5, 6.
1/ Học sinh viết số 7.
2/ Số?
 _ HS làm bài. 
 _ Học sinh đếm và điền.
 _ Học sinh đọc cấu tạo số 
 7 gồm 6 và 1, 1 và 6
 7 gồm 5 và 2, 2 và 5
 7 gồm 4 và 3, 3 và 4.
3/ HS nêu yêu cầu của bài.
 1 ,2 ,3, 4, 5, 6, 7
+ Hs trả lời.
4/ HS nêu yêu cầu của bài.
 7>6 22 6<7
 7>3 54 7=7
Tiêt:5
 Môn: Đạo đức
 Tiết: 5
	 Giữ gìn sách vở đồ dùng học tập ( tiết 1) 
I/ Muc Tiêu :
 _ Học sinh biết trẻ em có quyền được học hành.
 _ Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập giúp các em thực hiện tốt quyền được học của mình .
 _ Học sinh biết cách giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
 _ Nêu được lợi ích của của việc giữ gìn sách vở , đồ dùng học tập.
 _ Học sinh yêu quí và giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
II/ Chuẩn bị: 
Giáo viên : 
 Vở đạp đức, bài soạn.
Học sinh 
Sách bút, vở đạo đức.
III/ Các hoạt động dạy và học:
 1/ Khởi động: Hát (2’)
 2/ Kiểm tra bài cũ: (2’) Bài : Gọn gàng, sạch sẽ
 _ Em hiểu thế nào là ăn mặt gọn gàng, sạch sẽ?
 _ Em phải làm gì để thể hiện mình là nhười ăn mặt gọn gàng, sạch sẽ?
 Nhận xét.
 3/ Dạy học bài mới:
Hoạt động của giáo viên
TG
Hoạt động của học sinh
 a GTB: Giữ gìn sách vở đồ dùng học tập( tiết 1)
Hoạt động 1 : Học sinh làm bài tập 1
Muc Tiêu : Tô màu đúng các đồ dùng học tập.
Cách tiến hành: 
Cách tiến hành :
Các em hãy tìm và tô màu vào đúng cho các đồ dùng học tập trong bức tranh.
Gọi tên từng đồ dùng trước khi tô
à Chốt ý : Cần giữ gìn chúng cho sạch đẹp.
Học sinh làm bài tập trong vở .
Học sinh trao đồi kết quả cho nhau theo cặp . Bổ sung kết quả cho nhau.
Trình bày trước lớp .
_ HS chú ý.
c/ Hoạt Động 2: Học sinh làm bài tập 2.
Muc Tiêu : Gọi tên và nêu công dụng đúng về đồ dùng của mình
Cách tiến hành: 
2 em ngồi cùng bàn trao đổi với nhau về đồ dùng của mình.
à Kết luận : Được đi học là một quyền lợi của các em. Giữ gìn đồ dùng học tập chính là giúp các em thực hiện tốt quyền được học tập của mình.
_Học sinh nêu:
 + Tên đồ dùng.
 + Đồ dùng đó dùng để làm gì ?
 + Cách giữ gìn đồ dùng học tập?
_ HS chú ý.
d/ Hoạt Động 3 : Học sinh làm bài tập 3 
Cách tiến hành: 
Cách tiến hành :
Giáo viên nêu yêu cầu: Đánh dấu + vào ô trống trong những tranh vẽ hành động đúng.
Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì ?
Vì sao em cho rằng hành động của bạn là đúng?
Vì sao em cho rằng hành động đó là sai?
 _ GV giải thích:
 + Hành động của những bạn trong các bức tranh 1, 2, 6 là đúng.
 + Hành động của những bạn trong các bức tranh3, 4, 5 là sai.
à Kết luận : Cần phải giữ gìn đồ dùng học tập của mình.
Không làm dơ bẩn vẽ bậy ra sách vở.
Không xé sách vở, không gập gáy sách vở.
Học xong phải cất gọn gàng đồ dùng học tập vào nơi quy định.
à Giữ gìn đồ dùng học tập giúp các em thực hiện tốt quyền học tập của mình.
_ ... p đọc đồng thanh.
 _ Học sinh quan sát .
 _ Chữ k.
 _ Chữ k in gồm nét sổ thẳng, nét xiên trái và nét xiên phải.
_ k viết gồm nét khuyết trên
_ HS so sánh.
 _ Học sinh thực hiện 
 _ Học sinh phát âm
 _ HS thực hiện.
 _ HS đọc kẻ.
 _ k đứng trước , e đứng sau.
 _ Học sinh đánh vần cá nhân , lớp: ca-e-ke-hỏi-kẻ
Học sinh viết trên không, trên bàn, bảng con.
 _ Học sinh luyện đọc, cá nhân , lớp( kết hợp tìm tiếng có chứa âm vừa học)
_ HS đọc.
_ HS tìm với hình thức trò chơi.
Tiết:2
 Môn: Học vần
 Tiết :35	
 Bài 20	: ÂM K – KH (Tiết 2 )
Mục tiêu:
Đọc được câu ứng dụng : chị kha kẻ vở cho bé hà và bé lê
Luyện nói được thành câu theo chù đề: ù ù, vo vo, vù vù, ro ro, tu tu.
Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: ù ù, vo vo, vù vù, ro ro, tu tu.
Viết được k, kh, kẻ, khế vào VTV.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên: 
Chữ mẫu k, kh
Học sinh: 
Vở tập viết , sách giáo khoa 
 III/ Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động giáo viên
TG
Hoạt động học sinh
1/ Khởi động:
2/ Kiểm tra bài cũ:
3/ Dạy học bài mới:
3.1/ GTB:(1’) Chúng ta chuyển sang tiết 2.
3.2/ Luyện tập:
Hoạt động 1: Luyện đọc
Mục tiêu : Đọc đúng từ tiếng phát âm chính xác.
Cách tiến hành: 
 _ Cho HS đọc lại bài trên bảng lớp và SGK.
Giáo viên cho học sinh nêu cách đọc.
 + Đọc tựa bài
 + Đọc tiếng từ ứng dụng.
Giáo viên Cho HS xem tranh trong sách giáo khoa.
Tranhvẽ gì ?
Giáo viên ghi câu ứng dụng.
Hoạt động 2: Luyện viết
Muc Tiêu : viết đúng nét, đúng chiều cao con chữ, đều, đẹp.
Cách tiến hành: 
Nhắc lại tư thế ngồi viết.
Cho HS viết bài vào VTV.
_ Chấm một số bài , nhận xét.
Hoạt động 3:( 9’) Luyên nói
Mục tiêu: Phát triển lời nói tự nhiên của học sinh theo chủ đề.
Cách tiến hành: 
Học sinh nêu tên bài luyện nói.
Tranh vẽ gì ? các con vật có tiếng kêu như thế nào ?
Em còn biết tiếng kêu của các con vật nào khác không?
Nghe tiếng kêu nào mà người ta phải chạy vào nhà?
Em thử bắt trước tiếng kêu của các con vật mà em biết.
Cho học sinh đọc toàn bài.
4/ Củng cố – Dặn dò: 
 Phương pháp: trò chơi, thi đua ai nhanh hơn.
 _ Cử đại diện lên nói câu thích hợp:
chú khỉ	bó kê 
cho chú	ở sở thú 
Về nhà đọc lại bài
Tập viết k, kh vào bảng con .
Nhận xét tiết học.
Học sinh nêu cách đọc.
Học sinh đọc .
Học sinh quan sát .
Học sinh nêu theo cảm nhận.
Học sinh luyện đọc, tìm tiếng có chứa âm vừa học.
Học sinh nêu
Học sinh viết bài vào VTV.
Học sinh nêu: ù ù, vo vo, vù vù, ro ro, tu tu.
Các con vật có tiếng kêu vo vo, ù u
_ Hs trả lời.
Tiếng sấm .
Học sinh thực hiện .
Học sinh đọc. 
Học sinh thi đua. 
Tiết:3
 Âm nhạc
Tiết:4
 Môn : TOÁN 
 Tiết : 20
 Bài : Số 0
Mục tiêu:
 _ Có khái niệm ban đầu về số 0.
 _ Nhận biết được vị trí của số 0 trong dãy số từ 0 đến 9.
 _ Biết đọc , biết viết số 0 .Đếm được từ 0 đến 9.
 _ Biết so sánh số 0 với các số đã học.
 .
Chuẩn bị:
Giáo viên:
4 que tính, các số từ 1 đến 9.
Học sinh :
Bộ đồ dùng học toán, que tính.
Các hoạt dộng dạy và học:
Khởi động :Hát
Kiểm tra bài cũ: số 0
Gọi học sinh đếm từ 1 đến 9.
Đếm từ 9 đến 1.
Trong dãy số từ 1 đến 9, số nào là số bé nhất?
Viết bảng con số 9.
Nhận xét.
Dạy học bài mới :
Hoạt động của giáo viên
TG
Hoạt động của học sinh
 a GTB: Số 0
Hoạt động 1: Giới thiệu số 0
Mục tiêu: Có khái niệm về số 0, nhận biết vị trí của số 0 trong dãy số từ 0 đến 9
Cách tiến hành :
Bước 1 : Hình thành số 0
Giáo viên cùng học sinh lấy 4 que tính, cho học sinh bớt 1 que tính cho đến hết.
Còn bao nhiêu que tính?
Tương tự với: hình vuông, hình tròn.
à Không còn que tính nào, không còn hình nào ta dùng số 0.
Bước 2 : giới thiệu số 0
Cho học sinh quan sát số 0 in, và số 0 viết.
Cho học sinh đọc : không
Giáo viên hướng dẫn viết số 0
Bước 3 : nhận biết thứ tự số 0
GV đính hình vẽ chấm tròn như SGK lên bảng.
Giáo viên ghi 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9.
_ Trong các số từ o đến 9 số nào nhỏ nhất , số nào lớn nhất?
Vậy số 0 là số bé nhất trong dãy số 0® 9
Hoạt động 2: Thực hành 
Mục tiêu : vận dụng các kiến thức đã học để đọc viết số, biết so sánh số 0 với các số đã học
Cách tiến hành :
Bài 1 : Viết số 0
Bài 2 : viết số thích hơp vào ô trống
à Giáo viên cùng học sinh sửa bài
Bài 3 : viết số thích hợp vào ô trống.
 HD hs làm bài.
Chữa bài.
Bài 4 : điền dấu: >, <, =
0 so với 1 thế nào?
Thực hiện cho các bài còn lại tương tự .
Nhận xét 
4/ Củng cố _ Dặn dò:
Trò chơi thi đua : Ai nhanh hơn
Giáo viên cho học sinh lên thi đua sắp theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé : 9 5 0 2
Nhận xét 
Viết 1 trang số 0 vào ở vở .
Xem lại bài, chuẩn bị bài kế tiếp.
 _ Nhận xét tiết học.
 _ HS nhắc lại.
 _ Học sinh quan sát và thực hiện theo hướng dẫn.
 _ Không còn que tính nào cả.
 _ Học sinh quan sát .
 _ Học sinh đọc. 
 _ Học sinh viết bảng con.
_ HS đếm số chấm tròn trong từng ô.
 _ Học sinh đếm xuôi từ 0 đến 9, đếm ngược từ 9 đến 0.
_ Số 9 lớn nhất, số 0 nhỏ nhất.
 1/ Học sinh viết 1 dòng.
 2/ Học sinh nêu yêu cầu của bài
 HS làm và sửa bài:
0
1
2
3
4
5
0
1
2
3
4
5
0
1
2
3
4
5
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
3/ HS nêu yêu cầu của bài.
Học sinh làm bài.
1-2	2-3 3-4
6-7	8-9	0-1
0-1-0	0-1-2-3
4/ HS nêu yêu cầu của bài.
0 nhỏ hơn 1 ( 0<1)
Học sinh làm bài
00 8=8
2>0 8>0 0<3 4=4
00 0<2 0=0
Học sinh lên thi đua
Tuyên dương
 Ngày dạy: Thứ sáu ,ngày31/09/2010. 
Tiết:1
 M ôn : Học vần	
 Tiết :41
 Bài 21	: ÔN TẬP (Tiết 1 )
Mục tiêu:
_ Học sinh đọc và viết 1 cách chắc chắn âm và chữ vừa học trong tuần u, ư, x, ch, s, r, k, kh.
 _ Đọc đúng từ ngữ ứng dụng.
 _ Biết ghép các âm để tạo tiếng mới.
 _ Đặt dấu thanh đúng vị trí
.
II/ Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: 
Bảng ôn trang 14 trong sách giáo khoa 
2/ Học sinh: 
Sách giáo khoa , bảng con.
III/ Hoạt động dạy và học:
Khởi động: Hát 
Kiểm tra bài cũ: (5’)
Viết bảng con: k-kẻ, kh-khế
Đọc bài ở sách giáo khoa .
Nhận xét
Dạy học bài mới:
Hoạt động của giáo viên
TG
Hoạt động của học sinh
3.1/ GTB:
 _ Trong tuần qua các em đã được học các âm, chữ gì mới?
 _ GV gắn bảng ôn ,yêu cầu HS kiểm tra xem đũ chưa?
3.2/ Ôn tập:
a/ Hoạt động 1: Ôn âm
Mục tiêu: củng cố cho học sinh hệ thống các âm đã học các tiết trước.
Cách tiến hành: 
Cho học sinh lên bảng chỉ các chữ vừa học được ghi ở bảng ôn và đọc.
Giáo viên sửa sai cho HS .
b/ Hoạt động 2: ghép chữ thành tiếng
Mục tiêu: học sinh biết ghép các chữ ở cột ngang và dọc để tạo thành tiếng.
Cách tiến hành: 
Cô lấy x ở cột dọc ghép với e ở dòng ngang thì được tiếng gì?
Tương tự với các âm còn lại để tạo tiếng ở bảng 1 và 2
Nhận xét vị trí dấu thanh.
Giáo viên chỉnh sửa
c/ Hoạt động3: Đọc từ ngữ ứng dụng.
Mục tiêu: học sinh đọc trơn các từ ngữ ứng dụng.
Cách tiến hành: 
Giáo viên ghi bảng:
xe chỉ	kẻ ô
củ sả	rổ khế
d/ Hoạt động 4: Tập viết
Mục tiêu: nắm được quy trình viết, viết đúng cỡ chữ, khoảng cách.
Cách tiến hành: 
Cho học sinh nêu tư thế ngồi viết.
Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn viết .
Giáo viên theo dõi và sửa sai cho học sinh .
4/ Củng cố- Dặn dò
 _ Cho Hs đọc lại bảng ôn.
 _ Hát chuyển tiết 2.
 _ Nhận xét tiết học.
_HS nhắc lại:u ,ư, x, ch, s, r, k, kh.
_ HS đũ rồi, có thêm cả e, I, a đã học ở tuần trước.
_ Học sinh lên đọc .
_ Học sinh nêu được tiếng : xe
_ Học sinh ghép và nêu.
_ Dấu thanh nằm ở âm chính.
_ Học sinh đọc cá nhân .
_ Học sinh luyện đọc.
Học sinh nêu 
Học sinh viết trên không, trên bàn, bảng con:
Tiết:2
 Môn : Học vần 
 Tiết :42	
 Bài 21	 : ÔN TẬP (Tiết 2)
I/ Mục tiêu:
 _ Học sinh đọc và viết đúng các âm và chữ vừa ôn.
 _ Đọc đúng từ ngữ và câu ứng dụng
 _ Nghe hiểu và kể lại theo tranh truyện kể : thỏ và sư tư.
 _ HS khá, giỏi kể được 2-3 đoạn truyện theo tranh.
 _ Đọc nhanh tiếng , từ ,câu.
II/ Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: 
Tranh vẽ minh họa
Câu ứng dụng, truyện kể trang 45.
2/ Học sinh: 
Sách giáo khoa , vở tập viết.
III/ Các hoạt động dạy và học:
khởi động: 
Kiểm tra bài cũ:(1’) cho HS nhắc lại nội dung bài tiết 1.
Dạy học bài mới:
Hoạt động của giáo viên
TG
Hoạt động của học sinh
3.1/ GTB: Học tiếp tiết 2.
3.2/ Luyện tập:
Hoạt động 1Luyện đọc
Mục tiêu: đọc đúng, phát âm chính xác các tiếng từ có âm đã học.
Cách tiến hành: 
Giáo viên cho sh đọc các tiếng ở bảng 1 và 2
Đọc từ ứng dụng.
Đọc chữ viết .
Giáo viên treo tranh trong sách giáo khoa :
Tranh vẽ gì ?
sở thú là nơi nuôi nhiều thú trong đó có thú quý hiếm.
Giáo viên ghi và đọc mẫu .
Hoạt động 2: Luyện viết
Mục tiêu: nắm được quy trình viết, viết đúng khoảng cách.
Cách tiến hành: 
Cho học sinh nêu tư thế ngồi viết.
Giáo viên hướng dẫn viết bài vào VTV.
Hoạt động 3: Kể chuyện : thỏ và sư tử
* Mục tiêu: nghe hiểu và kể lại theo tranh chuyện kể thỏ và sư tử
Cách tiến hành: 
Giáo viên treo từng tranh kể cho học sinh nghe.
Tranh 1: thỏ đến gặp sư tử thật muộn.
Tranh 2: vừa thấy thỏ sư tử đã gầm lên.
Tranh 3: sư tử đến giếng thấy bóng của mình.
Tranh 4: nó nhảy xuống định cho con sư tử kia 1 trận, sư tử giãy giụa và chết.
Giáo viên hướng dẫn tìm hiểu nội dung tranh.
Gọi HS khá kể 2-3 đoạn truyện theo tranh.
Giáo viên cho học sinh thảo luận các tranh còn lại và nêu:
Trong câu chuyện này em thấy thích nhân vật nào và vì sao?
à Những kẻ ác kêu căng bao giờ cũng bị trừng phạt.
Củng cố- Dặn dò: 
 _ Cho HS đọc lại cả bài.
_ Tổ chức cho HS thi đua khoanh tròn vào các tiếng có chứa âm hôm nay mình ôn.
Nhận xét 
Về nhà đọc lại các bài đã học.
Xem trước bài kế tiếp.
Nhận xét tiết học.
Học sinh đọc 
Học sinh quan sát .
Học sinh nêu 
_ HS chú ý.
Học sinh nêu.
Học sinh quan sát và theo dõi. 
_ Học sinh viết vào vtv.
Học sinh quan sát và lắng cô kể.
Học sinh nêu nội dung của từng tranh .
_ HS kể.
Học sinh nêu.
_ HS nêu được ý nghĩa câu chuyện.
_ HS đọc.
_ HS thi đua với hình thức tiếp sức.
Tiết:3
Mĩ thuật
Tiết4
Sinh hoạt tập thể.
I/Mục tiêu:
--HS biết ưu, khuyết điểm của mình trong tuần qua.
- Biêt khắc phục sửa chửa và phấn đấu trong tuần.
 II/ Hoạt động dạy và học.
 Ưu điểm:-đạo đức: Đa số hs lễ phép. Đi học chuyên cần. Đồng phục gọn gàng ,sạch sẽ. 
 Khuyết điểm: Nề nếp lớp chưa tốt còn nói chuyện trong lớp

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 5 hoan chinh.doc