Giáo án chuẩn Lớp 1 - Tuần 9

Giáo án chuẩn Lớp 1 - Tuần 9

HỌC VẦN:

 Bài 35: UÔI - ƯƠI

A/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- HS đọc và viết được uôi, ươi, nải chuối, múi bưởi.

- Đọc được câu ứng dụng: Buổi tối, chị Kha . chơi trò đố chữ.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: chuối, bưởi, vú sữa.

- Làm giàu vốn từ cho trẻ.

B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Tranh minh hoạ, bộ chữ.

C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 23 trang Người đăng thanhlinh213 Lượt xem 1102Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án chuẩn Lớp 1 - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9	Thứ 2 ngày 30 tháng 10 năm 2006
HỌC VẦN:
 Bài 35: UÔI - ƯƠI
A/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
HS đọc và viết được uôi, ươi, nải chuối, múi bưởi.
Đọc được câu ứng dụng: Buổi tối, chị Kha ... chơi trò đố chữ.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: chuối, bưởi, vú sữa.
Làm giàu vốn từ cho trẻ.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	Tranh minh hoạ, bộ chữ.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
I/ Ổn định: 
Hát
II/ Kiểm tra: 
 - HS đọc và phân tích: ui, ưi, núi, gửi 
 - Đọc và viết: đồi núi, gửi thư
 - Đọc bài SGK - Nhận xét
III/ Bài mới:
 1. Giới thiệu: 
 - GV gthiệu và ghi đề bài: uôi, ươi
 - HS đọc: uôi, ươi
 2. Dạy vần: * uôi
 - Nhận diện vần: Cho HS ghép vần uôi vào giá và đọc uôi.
 + Phân tích vần uôi: âm đôi uô ghép âm i, uô đứng trước, i đứng sau.
 + So sánh uôi và ôi: Giống: cùng kt = i và khác: vần uôi bắt đầu bằng uô. 
 + HS đánh vần uô - i - uôi 
 + HS phát âm uôi 
 + Hãy thêm âm ch trước uôi và dấu sắc để thành tiếng mới chuối.
 + GV ghi bảng: chuối 
 + Phân tích tiếng chuối: Tiếng chuối gồm âm ch đứng trước, vần uôi đứng sau dấu sắc trên ô.
 + GV treo tranh nải chuối> từ nải chuối
 + GV ghi bảng nải chuối 
 + GV ghi bảng
 + GV chỉ bất kì cho HS đọc
 - HS đánh vần 
 - HS phát âm - Cá nhân - lớp
 - HS đánh vần chờ - uôi - chuôi - sắc - chuối.
 - HS đọc trơn: chuối
 - HS đọc và đánh vần: uô - i - uôi
 chờ - uôi - chuôi - sắc - chuối.
 - HS đọc trơn: uôi - chuối - nải chuối
 - HS đọc cá nhân - lớp
 - Ghép: 
 - Viết:
 + GV giới thiệu chữ viết, viết mẫu
 uoâi
 + GV hướng dẫn quy trình viết, lưu ý nét nối giữa các con chữ u và ô với i
 - HS ghép vào giá: uôi, nải chuối
 + HS viết vào bảng con
 naûi chuoái
 + GV hướng dẫn quy trình viết.
 + HS viết vào bảng con
 - Thư giãn:
Hát
 * ươi: Quy trình tương tự như ưôi
 + So sánh uôi với ươi: Giống: cùng kt = i và khác: ươi âm đầu là ươ 
 - Đánh vần: ươ – i – ươi
 bờ - ươi - bươi - hỏi - bưởi
 múi bưởi
 - Viết:
 + GV giới thiệu chữ viết, viết mẫu
 öôi
 + GV hướng dẫn quy trình viết, lưu ý nét nối giữa các con chữ ư và ơ với i
 + HS viết vào bảng con
 muùi böôûi
 + GV hướng dẫn quy trình viết.
 + HS viết vào bảng con
 - Đọc từ ứng dụng: 
 + GV giới thiệu và ghi từ ứng dụng: 
 buổi tối, tuổi thơ, túi lưới, tươi cười
 + GV hdẫn HS phân tích và đọc tiếng có vần mới.
 + GV giải thích từ và đọc mẫu 
 + Nhận xét
 + HS đọc lại
 + Cá nhân - lớp
 Tiết 2
 1. Luyện tập: 
 - Luyện đọc: Luyện đọc lại bài ở tiết 1
 - Cá nhân - lớp.
 - Luyện đọc câu ứng dụng.
 + GV treo tranh minh hoạ
 - HS quan sát
 + GV gthiệu và ghi câu ứng dụng:
 Buổi tối, chị Kha rủ vé chơi trò đố chữ
 + GV đọc mẫu
 - HS đọc và phân tích tiếng trong câu có vần mới (buổi), chú ý ngắt hơi.
 - HS đọc lại 
 - Thư giãn:
Hát
 - Luyện viết:
 + GV hdẫn HS viết bài 35 vào vở TV1. 
 + GV nhận xét
 - Luyện nói: Chủ đề: Chuối, bưởi, vú sữa 
 GV treo tranh minh hoạ, HS quan sát.
 GV nêu câu hỏi:
 + Trong tranh vẽ gì ? 
 + Các em đã ăn những quả này chưa ?
 + Quả chuối chín có màu gì ? Khi ăn có vị gì ?
 + Vú sữa chín có màu gì ?
 + Bưởi thường có nhiều vào mùa nào ?
 + Khi bóc vỏ ngoài múi bưởi ra ta thấy gì?
 + Trong 3 thứ quả này, em thích quả nào nhất? Vì sao ?
 + Ở vườn nhà em có quả này không ? 
 - HS quan sát 
 - HS trả lời
IV/ Củng cố:
 - Đọc lại bài SGK
 - Trò chơi tìm tiếng mới ngoài bài có vần uôi, ươi.
 - Nhận xét
V/ Dặn dò:
 - Về nhà làm bài tập 35 vở BTTV1
 - Chuẩn bị bài 36.
TOÁN:
LUYỆN TẬP
A/ MỤC TIÊU:
 	- Giúp HS củng cố về Phép cộng với số 0, bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi các số đã học.
 	 - Rèn tính chính xác, cẩn thận. Tính chất của phép cộng.
B/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
I/ Ổn định: 
Hát
II/ Kiểm tra: Xem bài 31 vở BTT1.
 Nhận xét
III/ Bài mới:
 1. Giới thiệu: GV gthiệu và ghi đề bài
 2. Luyện tập:
 Bài 1: 
 + GV treo bài tập 1.
 + GV nhận xét
 - HS đọc yêu cầu
 - Cả lớp làm bài - 1 em sửa bài
 - Lớp nhận xét
 Bài 2: 
 + GV treo tranh
 + GV nhận xét
 1 + 2 = 3; 2 + 1 = 3 (1 + 2 = 2+1 vì = 3)
 Đó là tính chất của phép cộng
 - HS đọc yêu cầu: Tính - ghi kết quả 
 - Cả lớp làm bài - 1 em lên bảng sửa
 - Lớp nhận xét
 - Thư giãn
 - Học trên phiếu: GV phát phiếu học tập và hdẫn HS làm.
Hát
 - HS làm bài tập trên phiếu
 Bài 3: 
 + GV treo bài tập 3.
 + GV nhận xét
 - HS đọc yêu cầu
 - Cả lớp làm bài và 1 em lên bảng sửa
 - Từng bàn đổi vở kiểm tra.
 - Lớp nhận xét
 Bài 4: 
 + GV treo bài tập 4 và hdẫn cách làm.
 + GV nhận xét
 - HS đọc yêu cầu 
 - Cả lớp làm bài 
 - Một em lên bảng sửa bài - đọc kết quả
 - Lớp nhận xét
IV/ Củng cố: - Trò chơi hoạt động nối tiếp
 - Một em nêu phép tính và chỉ 1 bạn khác trả lời kết quả. Nếu đúng bạn đó nêu phép tính và chỉ bạn khác trả lời. Đúng thì tiếp phép tính, sai thì bị phạt.
 - Nhận xét
V/ Dặn dò: - Về nhà làm BT32 với BTT1
 - Chuẩn bị bài 33
ĐẠO ĐỨC:
LỄ PHÉP VỚI ANH CHỊ
NHƯỜNG NHỊN EM NHỎ
A/ MỤC TIÊU:
 	- Học sinh hiểu đối với anh chị cần lễ phép, đối với em nhỏ cần nhường nhịn. Có như vậy anh em mới hoà thuận, cha mẹ mới vui lòng.
 	- Học sinh biết cư xử lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ trong gia đình.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- Tranh minh hoạ vở BTĐĐ phóng to.
B/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
I/ Ổn định: 
Hát
II/ Kiểm tra: 
 - Em đã làm gì để cha mẹ được vui lòng?
 - Sống trong gia đình em được ba mẹ quan tâm như thế nào ?
 - Nhận xét.
III/ Bài mới:
 1. Giới thiệu: GV giới thiệu và ghi đề bài.
 2. Hoạt động 1: 
 - GV kết luận.
 - Tranh 1: Anh đưa cam cho em ăn - em cảm ơn anh. Anh quan tâm tới em - em biết ơn anh.
 - Tranh 2: Hai chị em cùng chơi đồ hàng, chị giúp em mặc áo cho búp bê. Hai chị em chơi với nhau rất hoà thuận. Chị biết giúp đỡ em trong khi chơi.
 - Kết luận: Anh chị em trong gia đình phải thương yêu và hoà thuận với nhau.
 - HS xem tranh và nhận xét việc làm của các bạn nhỏ trong tranh.
 - Từng bàn thảo luận - bổ sung.
 - Thư giãn:
Hát
 3. Hoạt động 2: Thảo luận (Phân tích tình huống)
 - Tranh 1: Bạn Lan đang chơi với em được GV cho quà.
 - Tranh 2: Bạn Hùng có một chiếc ô tô đồ chơi. Nhưng em bé nhìn thấy và đòi mượn chơi.
 - GV hỏi:"Theo em bạn Lan ở tranh 1 có cách giải quyết ntn trong tình huống đó" 
 - GV chốt lại một số cách ứng xử của Lan.
 + Lan nhận quà và giữ tất cả cho mình.
 + Lan chia cho em quả bé, mình quả to.
 + Lan chia cho em quả to, mình quả bé.
 + Mỗi người 1 nửa quả bé, nửa quả to.
 + Nhường cho em nhận trước.
 - HS xem các bức tranh BT2 và cho biết bức tranh vẽ gì ?
 - Một số HS lên bảng đóng vai.
 - HS nêu tất cả các cách giải quyết có thể có của Lan trong tình huống đó.
 - GV hỏi: Nếu em là Lan em chọn cách giải quyết nào ?
 - GV kết luận
 - Kết luận: Cách ứng xử thứ 5 là đáng khen, thể hiện chị yêu em nhất, biết nhường nhịn em nhỏ.
 - Tương tự như trên với tranh 2.
 - HS thảo luận nhóm - Đại diện nhóm lên trình bày.
 - Lớp bổ sung
IV/ Củng cố: 
 - Trò chơi sắm vai: Lễ phép và nhường nhịn
+ Nhân vật: Bà, chị Lý, am Tú.
+ Mẫu chuyện: Bà ở quê ra, mang ra một số trái cây rất ngon. Bà đưa cho bé Lý, em Tú đứng nhìn theo. Theo em bé Lý sẽ làm gì?
- Em nào có cách giải quyết hay sẽ được thưởng?
 - Nhận xét 
 - HS tự phát biểu - Lớp nhận xét.
V/ Dặn dò:
 - Về nhà thực hiện đúng theo bài học
 - Chuẩn bị trước tiết 2.
Thứ 3 ngày 31 tháng 10 năm 2006
HỌC VẦN:
AY - Â - ÂY 
A/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
HS hiểu cấu tạo của ay, ây.
Đọc và viết được ay - â - ây, máy bay, nhảy dây.
Đọc được từ ứng dụng: cối xay, ngày hội, vây cá, cây cối và câu ứng dụng: "Giờ ra chơi, bé trai thi chạy, bé gái ... dây".
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: chạy, bay, ...
Bước đầu giúp HS biết yêu tiếng mẹ đẻ.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- Bộ chữ
 	- Tranh minh hoạ phóng to.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
I/ Ổn định: Hát
II/ Kiểm tra: 
 - Phân tích cấu tạo uôi, ươi, chuối, bưởi.
 - Đọc và viết: nải chuối, múi bưởi.
 - Đọc bài SGK
 - Nhận xét
III/ Bài mới:
 1. Giới thiệu: 
 - GV gthiệu và ghi đề bài: ay – â - ây
 - Hdẫn HS làm quen với chữ â (ớ)
 - HS phát âm: â, ay, ây
a
yi
ay
 2. Dạy vần: * ay
 - Nhận diện vần: 
 + Phân tích vần ay: ay gồm a và y ghép lại.
 + So sánh ay và ai: Giống: cùng bắt đầu = a và khác: ay kết thúc bằng y. 
 + GV ghi bảng
 - Đánh vần: Phát âm ay.
 - Vần: Đánh vần ay: a – y - ay
 - Tiếng, từ: Hãy thêm b vào ay để được tiếng bay.
 - Vị trí của âm và vần trong bay (b trước ay sau).
 - Đánh vần: bờ - ay - bay
 - GV giới thiệu tranh máy bay và ghi từ:máy bay
 - HS ghép vào giá ay 
 - Cả lớp phát âm ay
 - HS đánh vần cá nhân - lớp
 - HS ghép vào giá: bay
 - HS đánh vần và đọc trơn: a – y – ay; bờ - ay – bay; máy bay.
 - Viết:
 + GV giới thiệu chữ viết, viết mẫu
 ay
 + GV hướng dẫn quy trình viết
 + HS viết vào bảng con
 maùy bay 
 + HS viết vào bảng con
 - Thư giãn:
Hát
 * ây: Quy trình tương tự như ay
 + Nhận diện vần: Vần ây được tạo nên bởi â và y.
 + So sánh ây và ay: Giống: cùng kt = y và khác: ây bắt đầu bằng â 
 - Đánh vần: â – y - ây
 dờ - ây – dây
 nhảy dây
 - Viết:
 + GV hướng dẫn chữ viết, viết mẫu
 aây
 + GV hướng dẫn quy trình viết
 + HS viết vào bảng con
 nhaûy daây
 + GV hướng dẫn cách viết.
 + HS viết vào bảng con
 - Đọc từ ứng dụng: 
 + GV giới thiệu và ghi từ ứng dụng: 
 cối xay, ngày hội, vây cá, cây cối
 + GV giải thích từ và đọc mẫu 
 + Nhận xét
 + HS đọc lại
 + Cá nhân - tổ - lớp
 Tiết 2
 1. Luyện tập: 
 - Luyện đọc: Luyện đọc lại các vần ở tiết 1
 - Cá nhân - lớp.
 - Luyện đọc câu ứng dụng.
 + GV treo tranh minh hoạ
 - HS quan sát
 + GV gthiệu và ghi câu ứng dụng:
 Giờ ra chơi, bé trai thi chạy, bé gái thi nhảy dây
 + GV đọc mẫu
 - HS đọc cá nhân - lớp
 - HS đọc lại 
 - Thư giãn:
Hát
 - Luyện viết:
 + GV hdẫn HS viết bài 36 vào vở TV1. 
 + GV nhận xét
 - Luyện nói: Chủ đề: chạy, bay, đi bộ, đi xe 
 GV treo tranh minh hoạ, HS quan sát.
 GV nêu câu hỏi:
 +  ...  w Trước khi có mưa trên bầu trời thường xuất hiện gì nữa ? (mây).
 w Nếu đi đâu đó gặp mưa thì phải làm gì ?
 w Nếu trời có bão thì hậu quả gì xảy ra ?
 w Em có biết gì về lũ không ?
 w Bão, lũ có tốt cho cuộc sống chúng ta k0?
 w Em có biết chúng ta nên làm gì để tránh bão, lũ không ?
 + Nhận xét
 - HS quan sát, trả lời
 - HS trả lời
IV/ Củng cố:
 - Đọc toàn bài SGK.
 - Trò chơi: Tìm vần vừa học trong đoạn báo mà GV sưu tầm.
 - Nhận xét
 - Đọc cá nhân - tổ - lớp.
V/ Dặn dò:
 - Về nhà làm BT38 vở BTTV1.
 - Chuẩn bị bài 39.
TOÁN:
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI:
HOẠT ĐỘNG VÀ NGHỈ NGƠI
A/ MỤC TIÊU: Giúp HS biết: 
Kể về những hoạt động mà em thích.
Nói về sự cần thiết phải nghỉ ngơi, giải trí.
Biết đi, đứng và ngồi học đúng tư thế.
Có ý thức tự giác thực hiện những điều đã học vào cuộc sống hàng ngày.
B/ ĐÒ DÙNG DẠY HỌC:
	 - Tranh vẽ SGK phóng to.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
I/ Ổn định: 
Hát
II/ Kiểm tra: 
 - Hàng ngày em ăn mấy bữa ? Vào lúc nào?
 - Tại sao chúng ta không ăn kẹo bánh trước lúc ăn chính ?
 - Nhận xét
III/ Bài mới:
 1. Giới thiệu: GV gthiệu và ghi đề bài: Hoạt động và nghỉ ngơi.
 2. Hoạt động: Thảo luận theo cặp
 - Mục tiêu: Nhận biết được các hoạt động hoặc trò chơi có lợi cho sức khoẻ.
 - Cách tiến hành: 
 + Bước 1: GV hướng dẫn
 Hãy nói với các bạn tên các hoạt động hoặc trò chơi mà em chơi hàng ngày.
 GV ghi tất cả lời kể của HS lên bảng.
 - HS từng cặp thảo luận, kể ra các hoạt động và trò chơi mà em chơi hàng ngày.
 + Bước 2: 
 - GV có thể nêu các câu hỏi để cả lớp thảo luận.
 - Em nào có thể nói cho cả lớp nghe những hoạt động vừa nêu có lợi gì ? (hại gì?) cho sức khoẻ.
 - GV nhận xét.
 - Kết luận: GV kể lại một số hoạt động, trò chơi có lợi cho sức khoẻ và nhắc trẻ chú ý an toàn khi chơi
 - Đại diện lên kể lại cho cả lớp nghe tên các trò chơi của nhóm mình.
 - HS phát biểu - Lớp bổ sung
 - Thư giãn
Hát
 Hoạt động 2: Làm việc với SGK
 - Mục tiêu: Hiểu được nghỉ ngơi là rất cần thiết cho sức khoẻ.
 - Cách tiến hành: 
 + Bước 1: GV hdẫn và nêu câu hỏi:
 Chỉ và nói tên các hoạt động trong từng hình, nêu rõ hình nào vẽ cảnh vui chơi, hình nào vẽ cảnh tập thể dục, thể thao, hình nào vẽ cảnh nghỉ ngơi, thư giãn.
 Nêu tác dụng của từng hoạt động
 - HS quan sát tranh trang 20, 21 và trả lời câu hỏi.
 - HS thảo luận nhóm 2 người
 + Bước 2: GV chỉ định 1 số HS kể lại những gì đã trao đổi trong nhóm.
 - Kết luận: Khi làm việc nhiều hoặc hoạt dodọng quá mức cơ thể mệt mỏi, lúc đó cần phải nghỉ ngơi cho lại sức. Nếu không nghỉ ngơi đúng lúc sẽ có hại cho sức khoẻ.
 Có nhiều cách nghỉ ngơi.
 - Một số HS phát biểu trước lớp.
 Hoạt động 3: Quan sát theo nhóm nhỏ
 - Mục tiêu: Nhận biết tư thế đúng sai trong hoạt động hàng ngày.
 - Cách tiến hành: 
 + Bước 1: GV hướng dẫn HS quan sát các tư thế đứng, đi, ngồi trong các hình SGK trang 21. 
 + Chỉ và nói bạn đi, đứng, ngồi đúng tư thế.
 + Bước 2: GV mời đại diện phát biểu và diễn lại tư thế của các bạn trong từng hình 
 - Kết luận: Phát huy những em có tư thế ngồi đúng và nhắc nhở các em có tư thế ngồi xấu.
 - HS trao đổi trong nhóm nhỏ (GV hướng dẫn)
 - Lớp nhận xét tư thế nào đúng nên học tập, tư thế nào sai nên tránh.
 - HS đóng vai và nói cảm giác sau khi đóng vai.
IV/ Củng cố: 
 - Kể về các hoạt động mà em thích.
 - Nói về sự cần thiết phải nghỉ ngơi và giải trí.
 - Nhận xét
V/ Dặn dò:
 - Phải thực hiện các hoạt động và nghỉ ngơi đúng theo bài học.
 - Chuẩn bị trước bài 10.
Thứ 6 ngày 03 tháng 11 năm 2006
HỌC VẦN:
ÔN TẬP
A/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
Đọc và viết được 1 cách chắc chắn các vần đã học trong tuần: uôi - ươi, ay - â - ây, eo - ao, các từ ứng dụng và câu ứng dụng trong những bài này.
Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt cho trẻ.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	Bảng phụ ghi tất cả các vần, từ, câu đã học trong tuần.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
I/ Ổn định: 
Hát
II/ Kiểm tra: 
 - Đọc bài ôn tập 37
 - Nhận xét.
 - 5 em
III/ Bài mới:
 1. Giới thiệu: GV gthiệu và ghi đề bài: ôn tập
 2. Ôn tập: 
 + GV treo bảng phụ có ghi nội dung bài, hướng dẫn HS đọc.
 + GV hướng dẫn HS lấy bảng con
 + GV đọc từng vần
 + GV đọc từng từ
 + GV nhận xét
 - HS đọc cá nhân - tổ - lớp.
 - HS lấy bảng con.
 - 1 em lên bảng - Lớp lấy bảng con
 - HS ghi bảng con.
 - Thư giãn 
Hát
 - Tập viết:
 + GV đọc từng chữ
 + GV hướng dẫn HS đọc bài viết của mình
 + GV thu vở chấm
 - HS lấy vở tập viết
 - HS viết vào vở
 - Cá nhân - tổ - lớp
IV/ Củng cố:
 - Thi đọc nhanh
 - GV ghi đề bài đang ôn.
 - HS lên bốc thăm trúng bài nào đọc bài đó. 
 - Tuyên dương
 - Nhận xét
 - Em nào đọc nhanh, đúng được khen.
V/ Dặn dò:
 - Về nhà chuẩn bị bài 39: au, âu.
TẬP VIẾT:
XƯA KIA, MÙA DƯA, NGÀ VOI, GÀ MÁI , ĐỒ CHƠI, 
TƯƠI CƯỜI, NGÀY HỘI, VUI VẺ
A/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 	- Củng cố kiến thức về cách viết các chữ cái trong bài.
 	- Biết viết và viết đúng các chữ: xưa kia, mùa dưa, ngà voi, gà mái, đồ chơi, tươi cười, ngày hội...
 	- Rèn luyện cách viết nối liên kết các con chữ và viết dấu theo cách viết liền mạch.
 	- Rèn ý thức viết đúng mẫu, viết đẹp, giữ gìn sách vở.
B/ CHUẨN BỊ:
 	- Chữ mẫu phóng ta, bảng phụ.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
I/ Ổn định: Hát
Hát
II/ Kiểm tra: - Kiểm tra bài viết về nhà
 - Nhận xét.
 - 7 em
III/ Bài mới:
 1. Giới thiệu: Ghi đề bài
 - HS đọc các từ GV vừa ghi
 2. Hướng dẫn viết chữ:
 GV hướng dẫn HS phân loại độ cao của các con chữ.
 3. Cách viết:
 - xưa kia: gồm những chữ nào ? Trong chữ xưa, kia gồm những chữ nào ?
 - k, h: cao 5 ô li, g: 5 ô li, t: cao 3 ô li; d, đ: cao 4 ô li và những chữ còn lại cao 2 ô li.
 - HS trả lời
 + GV treo chữ mẫu
 + GV viết mẫu
 - HS quan sát
 xöa kia
 + GV hướng dẫn viết, lưu lý khi viết nối phải lia bút.
 + GV nhận xét
 - mùa dưa: Quy trình tương tự như xưa kia
 + GV viết mẫu
 - 1 em lên bảng - lớp bảng con
 - Lớp nhận xét
 muøa döa 
 + GV hướng dẫn viết.
 - Tương tự như trên 
 + GV viết mẫu
 - 1 em lên bảng - lớp bảng con
 - 1 em lên bảng - lớp bảng con
 ngaø voi 
 - Lưu ý nét nối phải lia bút
 töôi cöôøi 
 - 1 em lên bảng - lớp bảng con
 - GV hướng dẫn viết
 - Nhận xét
 ngaøy hoäi 
 - 1 em lên bảng - lớp bảng con
 - Lưu ý cách lia bút
 - Nhận xét
 - Thư giãn
 - Tập viết:
 GV hướng dẫn HS lấy vở tập viết 
 GV nhắc nhở tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở
Hát
 - HS lấy vở tập viết
 - HS viết bài vào vở
IV/ Củng cố: 
 - GV chấm bài
 - Nhận xét
V/ Dặn dò: 
 - Về nhà tập viết lại bài
TOÁN:
PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 3 
A/ MỤC TIÊU:
 	- Có khái niệm ban đầu về phép trừ, hiểu mối quan hệ giữa phép trừ và phép cộng.
 	- Biết làm phép trừ trong phạm vi 3.
 	- Giải được các bài toán đơn giản trong thực tế có liên quan đến phép trừ trong phạm vi 3.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- Bộ số, que, tranh minh hoạ SGK phóng to.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
I/ Ổn định: 
Hát
II/ Kiểm tra: 
 - GV ghi: 1 +  = 3 ; 2 +  = 5
 3 +  = 5 ;  + 4 = 5
 - Nhận xét.
 - 2 em lên bảng - lớp bảng con
III/ Bài mới:
 1. Giới thiệu: GV giới thiệu và ghi đề bài: Phép trừ trong phạm vi 3
 - HS đọc đề bài
 2. Phép trừ: Hình thành khái niệm về phép trừ.
 - GV gắn lên bảng 2 chấm tròn (có 2 chấm tròn). GV bớt đi 1 chấm tròn và hỏi: Bớt đi 1 chấm tròn còn lại mấy chấm tròn ? (còn 1 chấm tròn).
 - Hai bớt một có nghĩa là 2 trừ 1, ta viết như sau: 2 - 1 = 1 (dấu - đọc là trừ).
 - GV đọc mẫu, sau đó gọi HS đọc 
 * Phép trừ trong phạm vi 3:
 - Hdẫn HS làm phép trừ trong phạm vi 3.
 - Hình thành tương tự như trên.
 - GV đưa 3 bông hoa và hỏi. Có mấy bông hoa ? (3 bông hoa). Bớt đi một bông hoa thì còn lại mấy bông hoa ? (2 bông hoa).
 - Ta làm phép tính như thế nào ?
 - Ta làm phép tính trừ: 3 - 1 = 2
 - GV ghi bảng: 3 - 1 = 2
 - GV tiếp tục cho HS quan sát tranh 3 con ong, bay đi 2 con ong và nêu bài toán: Có 3 con ong bay đi 2 con ong. Hỏi còn mấy con ong ?.
 - GV gọi HS nêu phép tính, GV ghi bảng: 3- 2 = 1.
 * Quan hệ giữa phép cộng và phép trừ:
 - Hdẫn HS bước đầu nhận ra mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
 - GV đưa tranh cái lá và hỏi: "Có 2 cái lá thêm 1 cái lá thành mấy cái lá ? (3 cái lá)
 - HS nêu: Có 2 chấm tròn, bớt 1 chấm tròn còn 1 chấm tròn.
 - HS nhắc lại: "Hai bớt một, còn một"
 - HS đọc: Hai trừ một bằng một
 - HS nhắc lại: 3 bông hoa bớt 1 bông hoa còn 2 bông hoa.
 - HS đọc
 - HS đọc: 3 - 2 = 1; 3 - 1 = 2
 - GV viết: 2 + 1 = 3
 - Có 3 cái lá bớt 1 cái lá còn mấy cái lá ?
 - GV ghi: 3 - 1 = 2; 3 - 2 = 1
 - Tương tự như trên với que tính
 - Đó chính là mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
 - HS lập phép tính
 - HS đọc 2 + 1 = 3 ; 3 - 1 = 2
 - HS đọc: 1 + 2 = 3; 3 - 2 = 1
 - Cuối cùng HS đọc lại toàn bộ các phép tính: 2 + 1 = 3; 3 - 1 = 2; 1 + 2 = 3; 3 - 2 = 1
 - Thư giãn
Hát
 3. Luyện tập:
 Bài tập 1: 
 + GV cho treo BT1
 + GV nhận xét
 - HS đọc yêu cầu 
 - Cả lớp làm bài và sửa bài
 - Lớp nhận xét
 Bài tập 2: 
 + GV treo BT2
 + GV nhận xét, lưu ý thẳng cột
 - HS đọc yêu cầu
 - Cả lớp làm bài và sửa bài-đọc kết quả
 - Lớp nhận xét
 Bài tập 3: 
 + GV treo BT3
 + GV yêu cầu HS quan sát tranh, nêu đủ đề bài toán.
 + GV nhận xét
 - HS đọc yêu cầu 
 - Cả lớp ghi phép tính vào ô vuông.
 - Từng bàn đổi vở để kiểm tra
 - 1 HS lên bảng sửa
 - Lớp nhận xét
IV/ Củng cố: Trò chơi: "Hoạt động nối tiếp"
 - GV nêu phép tính 3 -1, chỉ 1 em trả lời, nếu đúng em đó ra 1 phép tính khác và chỉ bạn khác trả lời, sai thì bị phạt, em nào trả lời nhanh, đúng được hoan hô 
 - Nhận xét
V/ Dặn dò: 
 - Về nhà làm bài tập 34 vở BTT1
 - Chuẩn bị bài 35
SINH HOẠT LỚP
I/ Yêu cầu: 	
 	- Nhận xét GVng việc tuần 9
 	- Phổ biến GVng việc tuần 10
II/ Nội dung:
 - Nhận xét GVng việc tuần 9:
 	+ HS có tiến bộ hơn tuần 8
 	+ Thực hiện tốt ATGT
 	- Phổ biến GVng việc tuần 10
 	+ Rèn Tiếng việt.
	+ Sinh hoạt sao nhi đồng
 	+ Thi giữa kỳ I
	+ Học bài và làm bài đầy đủ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 1 - tuan 9.doc