Giáo án Đạo đức 1 - Bài 10 đến 16

Giáo án Đạo đức 1 - Bài 10 đến 16

ĐẠO ĐỨC

Bài 10: EM VÀ CÁC BẠN (tiết 2)

I. MỤC TIÊU:

 _Bước đầu biết được: Trẻ em cần được học tập, được vui chơi và được kết giao bạn bè.

 _Biết cần phải đoàn kết thân ái, giúp đỡ bạn bè trong học tập và trong vui chơi.

 _Biết đầu biết vì sao cần phải cư xử tốt với bạn bè trong học tập và trong vui chơi.

 _Đoàn kết, thân ái với bạn bè xung quanh.

 _HS khá, giỏi: Biết nhắc nhở bạn bè phải đoàn kết thân ái, giúp đỡ nhau trong học tập và trong vui chơi.

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

_Mỗi học sinh chuẩn bị cắt 3 bông hoa bằng giấy màu để chơi trò chơi “tặng hoa”

_Một lẵng nhỏ để đựng hoa khi chơi

_Phần thưởng cho 3 em học sinh biết cư xử tốt với bạn nhất

_Bút màu, giấy vẽ

_Bài hát “ Lớp chúng ta kết đoàn “ (Nhạc và lời: Mộng Lân)

 

doc 29 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 496Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đạo đức 1 - Bài 10 đến 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠO ĐỨC
Bài 10: EM VÀ CÁC BẠN (tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
 _Bước đầu biết được: Trẻ em cần được học tập, được vui chơi và được kết giao bạn bè.
 _Biết cần phải đoàn kết thân ái, giúp đỡ bạn bè trong học tập và trong vui chơi.
 _Biết đầu biết vì sao cần phải cư xử tốt với bạn bè trong học tập và trong vui chơi.
 _Đoàn kết, thân ái với bạn bè xung quanh.
 _HS khá, giỏi: Biết nhắc nhở bạn bè phải đoàn kết thân ái, giúp đỡ nhau trong học tập và trong vui chơi.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
_Mỗi học sinh chuẩn bị cắt 3 bông hoa bằng giấy màu để chơi trò chơi “tặng hoa”
_Một lẵng nhỏ để đựng hoa khi chơi
_Phần thưởng cho 3 em học sinh biết cư xử tốt với bạn nhất
_Bút màu, giấy vẽ
_Bài hát “ Lớp chúng ta kết đoàn “ (Nhạc và lời: Mộng Lân)
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐTHS
2’
12’
14’
2’
1.Khởi động: 
_Cho HS hát tập thể
* Hoạt động 1: Đóng vai
_GV chia nhóm và yêu cầu mỗi nhóm HS chuẩn bị đóng vai một tình huống cùng học, cùng chơi với bạn (có thể gợi ý HS sử dụng các tình huống trong các tranh 1, 3, 5, 6 của bài tập 3).
_Cho HS thảo luận:
 +Em cảm thấy thế nào khi:
 -Em được bạn cư xử tốt?
 -Em cư xử tốt với bạn?
 GV nhận xét, chốt lại cách ứng xử phù hợp trong tình huống và kết luận: 
 Cư xử tốt với bạn là đem lại niềm vui cho bạn và cho chính mình. Em sẽ được các bạn yêu quý và có thêm nhiều bạn
* Hoạt động 2: HS vẽ tranh về chủ đề “Bạn em”.
_GV nêu yêu cầu vẽ tranh.
_GV nhận xét, khen ngợi tranh vẽ của các nhóm.
Chú ý: Có thể cho HS vẽ trước ở nhà, đến lớp chỉ trưng bày và giới thiệu tranh.
Kết luận chung:
_Trẻ em có quyền được học tập, được vui chơi, có quyền được tự do kết bạn bè.
_Muốn có nhiều bạn, phải biết cư xử tốt với bạn khi học, khi chơi.
2.Nhận xét- dặn dò:
_Nhận xét tiết học
_Dặn dò: Chuẩn bị bài 11: “Đi bộ đúng qui định”
_HS hát tập thể bài “ Lớp chúng ta kết đoàn”.
_HS thảo luận nhóm chuẩn bị đóng vai.( 4 hoặc 5 em/ nhóm)
_Các nhóm HS lên đóng vai trước lớp.
_Cả lớp theo dõi, nhận xét.
_HS vẽ tranh (Có thể theo nhóm hoặc cá nhân).
_HS trưng bày tranh lên bảng hoặc trên tường xung quanh lớp học. Cả lớp cùng đi xem và nhận xét.
-cả lớp
- TB
- K, G
-cả lớp
TUẦN 23
Thứ hai, ngày 25 tháng 1 năm 2010
ĐẠO ĐỨC
Bài 11: ĐI BỘ ĐÚNG QUY ĐỊNH (tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
 _Nêu được một số quy định đối với người đi bộ phù hợp với điều kiện giao thông địa phương.
 _Nêu được lợi ích của việc đi bộ đúng quy định.
 _Thực hiện đi bộ đúng quy định và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
 _HS khá, giỏi phân biệt được những hành vi đi bộ đúng quy định và sai quy định.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
_Vở bài tập Đạo đức 1
_Ba chiếc đèn hiệu làm bằng bìa cứng ba màu đỏ, vàng, xanh, hình tròn đường kính 15 hoặc 20 cm
_Các điều 3, 6, 18, 26 công ước quốc tế về quyền trẻ em
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐTHS
6’
6’
16’
2’
* Hoạt động 1: Làm bài tập 1.
_Giáo viên treo tranh và hỏi:
+ Ở nông thôn, đi bộ phải đi ở phần đường nào? 
+Ơûthành phố, khi đi bộ đi ở phần đường nào? Tại sao?
GV kết luận:
 Ở nông thôn cần đi sát lề đường. Ở thành phố cần đi trên vỉa hè. Khi đi qua đường, cần đi theo chỉ dẫn của đèn tín hiệu và đi vào vạch quy định.
* Hoạt động 2: HS làm bài tập 2.
_Giáo viên mời một số học sinh lên trình bày kết quả.
GV kết luận:
+Tranh 1: Đi đúng qui định
+Tranh 2: Bạn nhỏ chạy ngang qua đường là sai quy định
+Tranh 3: Hai bạn sang đường đi đúng quy định
* Hoạt động 3: Trò chơi “Qua đường”.
_Giáo viên vẽ sơ đồ ngã tư có vạch quy định cho người đi bộ và chọn HS vào các nhóm: người đi bộ, người đi xe ô tô, đi xe máy, xe đạp. Học sinh có thể đeo biển vẽ hình ô tô trên ngực hoặc trên đầu.
_Giáo viên phổ biến luật chơi: Mỗi nhóm chia thành 4 nhóm nhỏ đứng ở bốn phần đường. Khi người điều khiển giơ đèn đỏ cho tuyến đường nào thì xe và người đi bộ phải dừng lại trước vạch, còn người đi bộ và xe của tuyến đèn xanh được đi. Những người phạm luật sẽ bị phạt.
*Nhận xét –dặn dò:
_Nhận xét tiết học
_Dặn dò: Chuẩn bị tiết 2 bài 11: “Đi bộ đúng qui định”
_Học sinh trình bày ý kiến. 
+Ở nông thôn cần đi sát lề đường. 
+Ỏû thành phố cần đi trên vỉa hè. Khi đi qua đường, cần đi theo chỉ dẫn của đèn tín hiệu và đi vào vạch quy định. 
_Học sinh làm bài tập
_Học sinh trình bày ý kiến
_Học sinh làm bài tập
_ 3 HS lên trình bày
_Lớp nhận xét, bổ sung
_HS tiến hành trò chơi
_Cả lớp nhận xét khen thưởng những bạn đi đúng quy định
-K
-G
-G, K, TB
-cả lớp
TUẦN 24
Thứ hai, ngày 1 tháng 2 năm 2010
ĐẠO ĐỨC
	Bài 11: ĐI BỘ ĐÚNG QUY ĐỊNH (tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
 _Nêu được một số quy định đối với người đi bộ phù hợp với điều kiện giao thông địa phương.
 _Nêu được lợi ích của việc đi bộ đúng quy định.
 _Thực hiện đi bộ đúng quy định và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
 _HS khá, giỏi phân biệt được những hành vi đi bộ đúng quy định và sai quy định.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
_Vở bài tập Đạo đức 1
_Ba chiếc đèn hiệu làm bằng bìa cứng ba màu đỏ, vàng, xanh, hình tròn đường kính 15 hoặc 20 cm
_Các điều 3, 6, 18, 26 công ước quốc tế về quyền trẻ em
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐTHS
6’
6’
16’
2’
* Hoạt động 1: Làm bài tập 3.
_ Học sinh xem tranh và trả lời câu hỏi:
+Các bạn nhỏ trong tranh có đi đúng quy định không?
+Điều gì có thể xảy ra? Vì sao?
+Em làm gì khi thấy bạn như thế?
_GV mời một số đôi lên trình bày kết quả thảo luận.
GV kết luận: 
 Đi dưới lòng đường là sai quy định, có thể gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác
* Hoạt động 2: Làm bài tập 4.
_GV giải thiùch yêu cầu bài tập.
GV kết luận:
+Tranh 1, 2, 3, 4, 6: Đúng quy định.
+Tranh 5, 7, 8: Sai quy định.
+Đi bộ đúng quy định là tự bảo vệ mình và bảo vệ người khác.
* Hoạt động 3: Chơi trò chơi “Đèn xanh, đèn đỏ”.
_Cách chơi 1: HS đứng thành hàng ngang, đội nọ đối diện với đội kia, cách nhau khoảng 2-5 bước. Người điều khiển trò chơi cầm đèn hiệu đứng ở giữa, cách đều hai hàng ngang và đọc:
“ Đèn hiệu lên màu đỏ
Dừng lại chớ có đi.
Màu vàng ta chuẩn bị
Đợi màu xanh ta đi
(Đi nhanh! Đi nhanh! Nhanh, nhanh, nhanh!)”
_Sau đó người điều khiển đưa đèn hiệu +Màu xanh: Mọi người bắt đầu đi đều bước tại chỗ.
+Nếu người điều khiển đưa đèn vàng, tất cả đứng vỗ tay. 
+Còn nếu thấy đèn đỏ, tất cả phải đứng yên. 
_Những người chơi phải thực hiện các động tác theo hiệu lệnh. Ai bị nhầm, không thực hiện đúng động tác phải tiến lên phía trước một bước và tiếp tục chơi ở ngoài hàng. 
_Người điều khiển thay đổi hiệu lệnh với nhịp độ nhanh dần.
_Chơi khoảng 5-6 phút các em còn đứng ở vị trí đến cuối cuộc chơi là người thắng cuộc; tổ nào có người đứng tại chỗ nhiều hơn là tổ thắng cuộc.
_Cách chơi 2: HS đứng tại chỗ. Khi có đèn xanh, 2 tay quay nhanh. Khi có đèn vàng, quay từ từ. Khi có đèn đỏ tay không chuyển động.
*Kết thúc tiết học: Cả lớp đồng thanh các câu thơ cuối bài.
*Nhận xét- dặn dò:
_Nhận xét tiết học
_Dặn dò: Chuẩn bị bài 12: “Cảm ơn và xin lỗi”
_Học sinh thảo luận theo từng đôi
_Cả lớp nhận xét, bổ sung.
_Học sinh xem tranh và tô màu vào những tranh đảm bảo đi bộ an toàn.
_Học sinh nối các tranh đã tô màu với bộ mặt tươi cười.
_Học sinh đồng thanh.
“ Đi bộ trên vỉa hè.
Lòng đường để cho xe.
Nếu hè đường không có, 
Sát lề phải ta đi.
Đến ngã tư đèn hiệu,
Nhớ đi vào vạch sơn.
Em chớ quên luật lệ,
An toàn còn gì hơn”.
-G, K
-cả lớp
TUẦN 26
Thứ hai, ngày 1 tháng 3 năm 2010
ĐẠO ĐỨC
Bài 12: CÁM ƠN VÀ XIN LỖI (tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
 _Nêu được khi nào cần nói cảm ơn, xin lỗi.
 _Biết cảm ơn, xin lỗi trong các tình huống phổ biến khi giao tiếp.
 _HS khá, giỏi: Biết được ý nghĩa của câu cảm ơn và xin lỗi.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
_Vở bài tập đạo đức
_Đồ dùng để hóa trang, khi chơi sắm vai
_Các nhị và cánh hoa cắt bằng giấy màu để chơi trò chơi “ Ghép hoa”
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐTHS
8’
8’
12’
2’
*Hoạt động 1: Quan sát bài tập 1.
_GV yêu cầu HS quan sát tranh bài tập 1 và cho biết
+Các bạn trong tranh làm gì?
+Vì sao các bạn lại làm như vậy?
GV kết luận:
+Tranh 1: Cảm ơn khi được bạn tặng quà.
+Tranh 2: Xin lỗi cô giáo khi đến lớp muộn
*Hoạt động 2: HS thảo luận nhóm bài tập 2
_GV chia nhóm và trao cho mỗi nhóm thảo luận 1 tranh
GV kết luận:
+ Tranh 1: Cần nói lời cảm ơn.
+ Tranh 2: Cần nói lời xin lỗi.
+ Tranh 3: Cần nói lời cảm ơn.
+ Tranh 4: Cần nói lời xin lỗi.
* Hoạt động 3: Đóng vai (Bài tập 4)
_GV giao nhiệm vụ đóng vai cho các nhóm.
_Thảo luận:
+Em có nhận xét gì về cách ứng xử trong tiểu phẩm của các nhóm?
+Em cảm thấy thế nào khi được bạn cảm ơn?
+Em cảm thấy thế nào khi nhận được lời xin lỗi? ... hơi vườn hoa” (Nhạc và lời: Văn Tấn)
_Các điều 19, 26, 27, 32, 39 Công ước quốc tế về quyền trẻ em
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐTHS
8’
8’
8’
4’
2’
* Hoạt động 1: Làm bài tập 3.
_GV giải thích và yêu cầu làm bài tập 3
_GV mời một số HS trình bày
GV kết luận:
 Những tranh chỉ việc làm góp phần tạo môi trường trong lành là tranh 1, 2, 4.
*Hoạt động 2: Thảo luận và đóng vai theo tình huống bài tập 4.
_GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm HS.
GV kết luận:
 Nên khuyên ngăn bạn hoặc mách người lớn khi không cản được bạn. Làm như vậy là góp phần bảo vệ môi trường trong lành, là thực hiện quyền được sống trong môi trường trong lành
* Hoạt động 3: Thực hành xây dựng kế hoạch bảo vệ cây và hoa.
_Hướng dẫn HS thảo luận:
+Nhận bảo vệ, chăm sóc cây và hoa ở đâu?
+Vào thời gian nào?
+Bằng những việc làm cụ thể nào?
+Ai phụ trách từng việc?
GV kết luận:
 Môi trường trong lành giúp các em khỏe mạnh và phát triển. Các em cần có các hành động bảo vệ, chăm sóc cây và hoa
* Hoạt động 4: 
_HS cùng giáo viên đọc đoạn thơ trong vở bài tập:
*Nhận xét- dặn dò:
_Nhận xét tiết học
_Dặn dò: Ôn tập cuối năm
_HS làm bài tập.
_Mỗi HS trình bày 1 tranh
_Cả lớp nhận xét, bổ sung
_HS thảo luận, chuẩn bị đóng vai
_Các nhóm lên đóng vai
_Cả lớp nhận xét, bổ sung
_Từng tổ học sinh thảo luận:
_Đại diện các tổ lên đăng kí và trình bày kế hoạch hành động của mình
_Cả lớp trao đổi, bổ sung.
“Cây xanh cho bóng mát
Hoa cho sắc, cho hương
Xanh, sạch, đẹp môi trường
Ta cùng nhau gìn giữ.”	
_HS hát bài “ Ra chơi vườn hoa”
-cả lớp
-G, K
-cả lớp
-cả lớp
-G, K
-cả lớp
TUẦN 34
Thứ hai, ngày 3 tháng 5 năm 2010
ĐẠO ĐỨC
ÔN TẬP CUỐI NĂM 
I. Mục tiêu:
 HS được củng cố cần phải lễ phép, vâng lời thầy cô giáo. Biết đoàn kết, thân ái khi cùng học cùng chơi với bạn. Có ý thức đi bộ an toàn để bảo vệ cho mình và cho người khác.Biết nói lời cảm ơn và xin lỗi đúng lúc. Biết chào hỏi và tạm biệt phù hợp với tình huống giao tiếp. Có ý thức bảo vệ hoa và cây nơi công cộng.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Ôn “Lễ phép vâng lời thầy cô giáo
_Thảo luận và trả lời câu hỏi
+Khi gặp thầy, cô giáo trong trường em cần làm gì?
+ Khi đưa (nhận) sách vở cho (từ) thầy, cô giáo em làm sao?
+ Kể những việc làm thể hiện em biết vâng lời thầy, cô giáo? 
+ Em sẽ làm gì nếu bạn em chưa lễ phép, chưa vâng lời thầy, cô giáo?
* Hoạt động 2: Ôn “Em và các bạn”
+ Hãy nêu tên những bạn mà em yêu thích nhất.
+ Hãy nêu những việc em đã làm khi cùng học cùng chơi với bạn.
+ Không nên làm gì khi cùng học, cùng chơi với bạn?
* Hoạt động 3: Ôn “Đi bộ đúng quy định"
+ Ở thành phố, khi đi bộ cần đi ở phần đường nào? 
+Ở nông thôn, khi đi bộ cần đi ở phần đường nào? 
+Ở ngã ba, ngã tư đường phố em thấy có gì?
+ Hãy kể những việc làm hoặc trò chơi không thực hiện được trên đường phố hay dưới lòng đường?
+ Điều gì có thể xảy ra nếu đi bộ không đúng quy định?
* Hoạt động 4: Ôn “Cảm ơn và xin lỗi”
+ Khi nào cần nói lời cảm ơn?
+ Khi nào cần nói lời xin lỗi?
+ Vì sao cần nói lời cảm ơn, xin lỗi?
* Hoạt động 5: Ôn “Chào hỏi và tạm biệt”
+ Cần chào hỏi khi nào?
+ Cần tạm biệt khi nào?
+ Em sẽ chào hỏi như thế nào khi gặp người quen trong bệnh viện, ở rạp hát?
+ Vì sao cần phải chào hỏi, tạm biệt? 
* Hoạt động 6: Ôn “Bảo vệ hoa và cây nơi công cộng”
+ Vì sao phải bảo vệ hoa và cây nơi công cộng?
+ Những việc làm nào thể hiện bảo vệ hoa và cây nơi công cộng? 
+ Những việc làm đó có tác dụng gì ?
_ Hát “ Ra chơi vườn hoa”
 Dặn dò: Thực hiện những điều đã học
_Cá nhân làm việc
+ Khoanh tay chào hỏi lễ phép
+ Em cần đưa (nhận) bằng hai tay
+ Viết chữ ngay ngắn, lưng thẳng, bỏ rác đúng nơi, không nói chuyện, xé vở,.
+ Em sẽ khuyên bạn ấy cần phải lễ phép, vâng lời thầy, cô giáo.
_ Nêu tên to, rõ và nói được vì sao em thích.
+ Đi học cùng bạn, học nhóm, chơi kéo co, nhảy dây, múa hát với bạn.
+ Không đánh bạn khóc, chọc ghẹo bạn, xô bạn té
+ Đi trên vạch trắng, đi trên vỉa hè
+ đi sát lề bên tay phải
+ đèn tín hiệu điều khiển giao thông, vạch trắng
+ Băng qua đường, vừa đi vừa giỡn, đá bóng, đá cầu, chơi và rượt đuổi nhau trên đường
+ xảy ra tai nạn, xe đâm vào gây bị thương, chết.
+ Khi được người khác quan tâm, giúp đỡ
+ Khi mắc lỗi, khi làm phiền người khác
+ Biết cảm ơn, xin lỗi là thể hiện tự trọng mình và tôn trọng người khác.
+ khi gặp gỡ
+ khi chia tay
+ Không nên chào hỏi một cách ồn ào khi gặp người quen trong bệnh viện, trong rạp hát, em có thể chào bạn bằng cách ra hiệu gật đầu, mỉm cười và giơ tay vẫy.
+ Chào hỏi, tạm biệt thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau.
+ Vì hoa và cây làm cho cuộc sống thêm đẹp, không khí trong lành, mát mẻ.
+ tưới cây, rào cây, nhổ cỏ, bắt sâu, không ngắt hoa, bẻ cành, đu cây
+ làm cho môi trường trong lành giúp các em khỏe mạnh và phát triển.
_ Cả lớp hát, vài nhóm hát
TUẦN 32
Thứ hai, ngày 19 tháng 4 năm 2010
ĐẠO ĐỨC
Bài 15: PHÒNG TRÁNH CHÁY NỔ MÙA KHÔ
( Dành cho địa phương- nội dung tự chọn)
I. Mục tiêu:
 Giúp HS hiểu biết:
 _Biết cách bảo vệ và phòng tránh cháy nổ mùa khô.
 _Hiểu tác hại của việc cháy nổ.
II.Chuẩn bị:
 _Câu hỏi về phòng tránh cháy nổ mùa khô.
 _Tình huống để đóng vai.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Oån định lớp
B. Kiểm tra bài cũ:
 _Bảo vệ cây và hoa là làm như thế nào?
 _Cây và hoa có ích lợi gì đối với cuộc sống con người?
 _Giáo viên nhận xét.
C. Bài mới:
1/ Giói thiệu bài: Mùa khô thường xảy ra nhiều vụ cháy, làm như thế nào để phòng tránh tốt. Bài học hôm nay giúp các em hiểu rõ điều đó qua bài Phòng tránh cháy nổ mùa khô.
2/ Hoạt động 1: Trả lời câu hỏi
_GV nêu câu hỏi cho HS trả lời:
 +Khi, ba mẹ đi làm, em ở nhà tự nấu cơm ( nấu bằng củi) em cần chú ý điều gì để phòng cháy nổ?
 +Nếu bất cẩn trường hợp bị cháy nổ em sẽ làm gì?
 +Hỏi thêm: nếu sử dụng bếp ga, bếp dầu,
_ Kết luận: 
Các em cần biết cẩn thận khi nấu cơm bằng bếp củi hay bếp ga, bếp dầu, bếp điện khi không có người lớn ở nhà và cũng cần biết kêu to lên gọi người lớn đến cứu chữa khi bất cẩn bị cháy. Đó cũng là việc tốt để góp phần phòng tránh cháy nổ mùa khô.
3. Hoạt động 2: Thảo luận và đóng vai 
_GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận đóng vai tình huống sau:
 “Khi thấy các bạn đang chơi lửa, em sẽ ứng xử như thế nào:
Mặc các bạn , không quan tâm
Cùng chơi đốt lửa với bạn 
Khuyên ngăn bạn
Mách với người lớn ”
_ Em hãy nhận xét và cho biết cách ứng xử nào đúng?
_GV kết luận: Khuyên ngăn bạn hoặc mách người lớn khi không ngăn cản được bạn, làm như vậy là góp phần phòng chống cháy nổ mùa khô.
4. Hoạt động 3: Liên hệ thực tế
_GV đưa ra một số gợi ý:
 +Nêu những việc làm được, chưa làm được trong việc phòng tránh cháy nổ?
 +Kể lại một số vụ cháy em biết để mọi người rút kinh nghiệm.
_ GV kết luận : Phòng tránh cháy nổ mùa khô là giúp chúng ta không bị thiệt hại về sức người và của cải. Các em cần có hành động phòng tránh cháy nổ mùa khô.
5. Củng cố: 
 _Gọi HS đọc lại tên bài học.
 _Qua bài học này giúp các em hiểu điều gì?
* Nhận xét – dặn dò
_ Hát : Ra chơi vườn hoa
_Không được hái hoa, bẻ cành, ngắt lá, mà phải chăm sóc, bảo vệ, tưới nước.
_Cây cho bóng mát, hoa làm cho môi trường thêm đẹp, không khí trong lành
_ Nghe
_ Đồøng thanh tựa bài
_Lớp thảo luận
_HS trả lời theo hiểu biết, lớp nhận xét , bổ sung
_ Lắng nghe
_ HS thảo luận chuẩn bị đóng vai, mỗi nhóm đóng vai một cách ứng xử.
 _Các nhóm lên đóng vai
_ Lớp nhận xét chọn tình huống ứng xử đúng
_Theo dõi nghe để phát biểu
_ 1 HS đọc to
_ Cẩn thận khi nấu bằng lửa và cách phòng tránh.
TUẦN 33
Thứ hai, ngày 26 tháng 4 năm 2010
ĐẠO ĐỨC
Bài 16 : PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
( Bài dành cho địa phương – nội dung tự chọn)
I. Mục tiêu:
 Giúp HS biết một số tác hại của muỗi – con vật gây bệnh sốt xuất huyết – và cách đề phòng bệnh sốt xuất huyết.
II. Chuẩn bị :
 Tranh ảnh có liên quan nội dung bài học
III. Các hoạt động dạy học:
 1/ Giới thiệu bài :
 _ Cho HS xem tranh con muỗi để vào bài. Ghi tựa bài lên bảng.
 2/ Hoạt động 1 : Nêu tác hại khi bị muỗi đốt
 _ Học sinh hỏi nhau trong nhóm hai
 _ Giáo viên nêu muỗi dùng vòi để hút máu người và truyền bệnh.
 3/ Hoạt động 2 : Cách đề phòng
 _ Gọi học sinh nêu cách đề phòng 
 _ Giáo viên chốt lại một số cách đề phòng bệnh sốt xuất huyết.
 4/ Hoạt động 3 :Trò chơi “ Muỗi bay – muỗi bay”
 Cho học sinh chơi trò chơi từ 5 – 7 lần
IV. Củng cố – dặn dò – nhận xét :
 Nhắc lại cách phòng tránh bệnh, nếu bị mắc bệnh cần đến ngay trạm xá để khám và điều trị.

Tài liệu đính kèm:

  • docDAODUC.doc