Đạo đức
Bài 7: Đi học đều và đúng giờ (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Giúp HS biết được thế nào là đi học đều và đúng giờ.
- Biết được lợi ích của việc đi học đều và đúng giờ.
- Biết được nhiệm vụ của học sinh là phải đi học đều và đúng giờ.
- HS thực hiện hằng ngày đi học đều và đúng giờ.
- Kĩ năng giải quyết vấn đề để đi học đều và đúng giờ; Kĩ năng quản lí thời gian để đi học đều và đúng giờ
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn Đạo đức - Lớp 1 Người soạn: Lê Thị Dung Đơn vị công tác: Trường tiểu học Phú Sơn - Nho Quan - Ninh Bình Thứ tư ngày 30 tháng 11 năm 2011 Đạo đức Bài 7: Đi học đều và đúng giờ (Tiết 2) I. Mục tiêu: - Giúp HS biết được thế nào là đi học đều và đúng giờ. - Biết được lợi ích của việc đi học đều và đúng giờ. - Biết được nhiệm vụ của học sinh là phải đi học đều và đúng giờ. - HS thực hiện hằng ngày đi học đều và đúng giờ. - Kĩ năng giải quyết vấn đề để đi học đều và đúng giờ; Kĩ năng quản lí thời gian để đi học đều và đúng giờ II.Tài liệu và phương tiện: GV: Nội dung bài dạy; Máy chiếu; Một số dụng cụ phục vụ cho HĐ phân vai. Bài hát “Tới lớp tới trường” HS: Vở bt đạo đức. III. Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định tổ chức: (1’) - Cả lớp hát bài: Em yêu trường em. 2. Bài cũ: (4’) H: Em nào cho cô biết giờ trước lớp ta học bài gì? ( Đi học đều và đúng giờ) H: em hãy kể những việc cần làm để đi học đúng giờ? (Chuẩn bị quần áo, sách vở từ tối; Không thức khuya; Để đồng hồ báo thức hoặc nhờ bố mẹ gọi dậy đi học đúng giờ) - HS nx bạn trả lời - HS nhắc lại. - Nhận xét - Tuyên dương 2. Bài mới: (25’) * GTB: ở tiết học trước các em đã biết thế nào là đi học đúng giờ. Đi học đều và đúng giờ có lợi gì? Chúng ta thực hiện như thế nào.? Cô cùng các em sẽ tìm hiểu trong tiết học ngày hôm nay. + GV chiếu tên bài: “Đi học đều và đúng giờ” – 1 h/s nhắc lại - Các em mở sách trang 24 Hoạt động 1: (12’) H: Trong tuần vừa qua lớp mình có những bạn nào thường đi học đúng giờ? GV nói: Các em đã thực hiện tốt việc đi học đúng rồi. Vậy muốn đi học đều và đúng giờ chúng ta cần phải thực hiện như thế nào cô cùng các em đi tìm hiểu bài tập 4. - GV chiếu yêu cầu 4: - Gv đọc yêu cầu: Muốn biết bạn Sơn và bạn Hà sẽ làm gì cô cùng các em đi tìm hiểu các nội dung các bức tranh. H: BT có mấy bức tranh? (2 bức tranh) + Chiếu bức tranh thứ nhất H : Bức tranh thứ nhất vẽ gì? (Vẽ hai bạn đi học và 1 cửa hàng đồ chơi) - GV giới thiệu: Đây là Hà và đây là bạn của Hà 2 bạn đi học gặp cuả hàng đồ chơi. Bạn nói với Hà như thế nào các em nghe cô đọc lơì thoại- GV đọc lời thoại H: em nào cho cô giáo biết Bạn của hà nói với hà điều gì?( Đồ chơi đẹp quá đứng lại xem chút đã) H: Em hãy đoán xem chuyện gì sẽ sảy ra? ( bạn hà sẽ đi học- sẽ đứng lại xem đồ chơi). GV: Các em đã vừa tìm hiểu bức tranh thứ nhất, bây giờ chúng ta lại tiếp tục tìm hiểu bức tranh thứ hai. + Chiếu bức tranh thứ hai: H: Em hãy quan sát và nêu nội dung của bức tranh thứ hai- HS nêu – - GV giới thiệu: Đây là Sơn và đây là hai bạn của Sơn. Muốn biết 2 bạn của sơn nói gì với sơn các em đọc nhẩm lời thoại của bức tranh thứ 2 - HS đọc lời thoại H: Các bạn rủ sơn đi dâu? (nghỉ học đi đá bóng) H: Em đoán xem sơn nói gì với bạn? (ừ đi đá bóng đi – không tớ phải đi học thôi) - Chiếu 2 tranh: các em tìm hiểu nội dung hai bức tranh. Bây giờ các em thảo luận nhóm đôi và phân vai để chuẩn bị sắm vai theo từng bức tranh. Mỗi nhóm sắm vai 2 nhân vật. GV giao nhiệm vụ: Dãy 1,2 sắm vai theo tình huống của tranh thứ nhất; Dãy 3 sắm vai theo tình huống của tranh thứ hai. T/g cho các nhóm thảo luận để chuẩn bị sắm vai là 3 phút. + Gọi nhóm 1 lên trước sắm vai - nx (sắm vai đã nói to, rõ ràng chưa đã hay chưa) H: Nếu Hà không đứng lại xem đồ chơi thì hà đến lớp có đúng giờ không? Vì sao? Nhóm 2 lên sắm vai H: Nếu bạn Hà đứng xem đồ chơi thì chuyện gì sẽ sảy ra? Vì sao? H: Nếu em có mặt ở đó thì em sẽ nói với bạn như thế nào? GV: khi đi học các em đi một mạch đến trường. Không la cà dọc đường nếu la cà Nếu la cà dọc đường thì sẽ đi học muộn. - Gọi 1 nhóm lên sắm vai - nx H: Nếu bạn Sơn nghỉ học đi đá bóng thì bạn đã đi học đều chưa? Vì sao? GV: Đã đi học là không được tự ý nghỉ học. H: Muốn đi học đều và đúng giờ chúng ta phải như thế nào? (Không la cà dọc đường, không được tự ý nghỉ học ) - Cho 3h/s nhắc lại H: Theo em đi học đều và đúng giờ có lợi như thế nào? (được nghe giảng đầy đủ) GV kết luận : Đi học đều và đúng giờ sẽ giúp các em nghe giảng đầy đủ. Các em cần cố gắng thực hiện đi học đều và đúng giờ. *Hoạt động 2: (8’) GV: Hằng ngày các em đã đi học đều và đúng giờ rồi vậy những ngày mà thời tiết không thuận lợi thì chúng ta có cần phải đi học đều và đúng giờ hay không cô cùng các em đi tìm hiểu qua bài tập 5. - GV chiếu bài tập 5: GV đọc yêu cầu bài tập 5 H: Quan sát tranh em nói cho cả lớp nghe tranh vẽ gì? HS trả lời: Tranh vẽ các bạn đi học dưới trời mưa - bạn trả lời rất đúng rồi đấy H: Mặc dù trời mưa rất to mà các bạn vẫn đi học. Em nghĩ như thế nào về các bạn? (Các bạn rất tích cực đi học; Các bạn rất chăm học; Em thấy các bạn thật là đáng khen.) H: Nếu em đang chuẩn bị đi học mà trời mưa to em sẽ làm gì? (Em đọi mũ, mặc áo mưa hoặc nhờ bố mẹ đưa đi) * GV kết luận: Dù trời mưa to vẫn phải đi học đều và đúng giờ. GV giới thiệu một số hình ảnh để HS quan sát GV: Đây là hình ảnh các bạn h/s miền núi đi học. Các bạn phải lội qua sông, qua suối, qua rừng, qua đồi đường tới trường của các bạn rất khó khăn, vất vả nhưng các bạn vẫn đi học đều và đi học đúng giờ. H: Em học tập được các bạn điều gì? ( tích cực, chăm chỉ) Hoạt động 3: (5’) H: Chúng ta chỉ nghỉ học khi nào? Nếu nghỉ học em cần làm gì? H: Đi học đều và đúng giờ có lợi gì? GV: Nếu em thực hiện việc đi học đều và đúng giờ thì các em chính là những người trò ngoan ở 2 câu thơ dưới đây. - GV đọc hai câu thơ: Trò ngoan đến lớp đúng giờ Đều đặn đi học nắng mưa ngại gì. - HS đọc lại. 3. Củng cố, kết thúc tiết học (3’) GV: đi học đều và đúng giờ là giúp các em học tập tốt và thực hiện tốt quyền được học tập của mình. Qua bài học hôm nay cô mong rằng các em sẽ thực hiện tốt hơn việc đi học đều và đúng giờ. - GV mở băng bài hát “Tới lớp tới trường” HS hát theo. NGƯỜI SOẠN Lê Thị Dung
Tài liệu đính kèm: