Giáo án Đạo đức 1 học kì 1 - Trường tiểu học Bùi Thị Xuân

Giáo án Đạo đức 1 học kì 1 - Trường tiểu học Bùi Thị Xuân

Bài1: EM LÀ HỌC SINH LỚP MỘT(tiết1).

I-Mục tiêu:

1.Kiến thức:Hs biết được: Trẻ em có quyền có họ tên, có quyền được đi học. Vào lớp

 một các em sẽ có thêm nhiều bạn mới, có thầy cô giáo mới, trường lớp mới.

 Các em sẽ được dạy bảo, học hỏi nhiều điều mới lạ .

2.Kĩ năng : Biết yêu quý bạn be, thầy cô giáo, trường lớp.

 3.Thái độ :Vui vẻ phấn khởi khi đi học.

II-Đồ dùng dạy học:

.GV: -Điều 7,28 trong công ước quốc tế về quyền trẻ em.

.HS : -Vở BT Đạo đức 1.

III-Hoạt động daỵ-học:

1.Khởi động: Hát tập thể.

2.Kiểm tra bài cũ:

 

doc 36 trang Người đăng thanhlinh213 Lượt xem 1259Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đạo đức 1 học kì 1 - Trường tiểu học Bùi Thị Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần1 
Ngày dạy : ...............................
Bài1: EM LÀ HỌC SINH LỚP MỘT(tiết1).
I-Mục tiêu:
1.Kiến thức:Hs biết được: Trẻ em có quyền có họ tên, có quyền được đi học. Vào lớp 
 một các em sẽ có thêm nhiều bạn mới, có thầy cô giáo mới, trường lớp mới.
 Các em sẽ được dạy bảo, học hỏi nhiều điều mới lạ .
2.Kĩ năng : Biết yêu quý bạn be,ø thầy cô giáo, trường lớp.
 3.Thái độ :Vui vẻ phấn khởi khi đi học.
II-Đồ dùng dạy học:
.GV: -Điều 7,28 trong công ước quốc tế về quyền trẻ em.
.HS : -Vở BT Đạo đức 1.
III-Hoạt động daỵ-học:
1.Khởi động: Hát tập thể.
2.Kiểm tra bài cũ: 
3.Bài mới:
TG
 Hoạt đông của GV
 Hoạt đông của HS
3.1-Hoạt động 1:
 Giới thiệu bài: Giới thiệu trực tiếp bài trong sgk.
3.2-Hoạt động 2: Bài tập 1:
 “Vòng tròn g/thiệu tên”.
+Mục tiêu: Giúp Hs biết tự g/thiệu & g/thiệu bạn.
 Biết trẻ em có quyềm có họ tên.
 +Cách tiến hành: Hs đứng thành vòng tròn tự g/thiệu 
 tên mình các bạn, rồi sau đó g/thiệu tên củabạn.
 Gv hỏi:
 .Trò chơi giúp em điều gì?
 . Em có thấy sung sướng, tư hào khi tự g/t hay khi 
 nghe bạn g/t tên mình không?
 +Kết luận: Mỗi người đều có một cái tên.
 Trẻ em cũng có quyền có họ tên.
3.3-Hoạt động 3: Bài tập 2
 +Mục tiêu: Hãy g/t với bạn bên cạnh những điều mà
 em thích.
 +Cách tiến hành: 
 Gv hỏi: 
 .Những điều mà bạn thích có hoàn toàn giống với em
 không?
 +Kết luận: Mỗi người đều có những điều mà mình
 thích và không thích. Những điều đó có thể giống
 nhau hoặc khác nhau. Chúng ta cần phải biết tôn 
 trọng sở thích riêng của người khác.
 - Giải lao.
3.4-Hoạt động 4: Bài tập3: 
 +Mục tiêu: Hs kể về ngày đầu tiên đi học của mình.
 +Cách tiến hành:
 -Gv hướng dẫn Hs kể bằng một số câu hỏi gợi ý:
 .Em có mong chờ ngày đầu tiên đi học của mình
 không? Em mong ntn?
 .Gia đình có quan tâm đến sự chuẩn bị cho ngày đầu 
 tiên đi học của em không? Em tự chuẩn bị ntn?
 .Em đến trường lúc mấy giờ? Không khí ở trường ra 
 sao? Em đã làm gì hôm đó ?
 .Em có thấy vui khi mình là Hs lớp một không?
 .Em có thấy thích trường lớp mới, bạn mới,thầy cô,
 giáo mới ? 
 .Em sẽ làm gì để xứng đáng là 1 Hs lớp một? 
 + Kết luận: 
→Được đi học là niềm vui, là quyền lợi của trẻ em.
→Các em sẽ được họctập nhiều điều mới lạ cùng bạn
 bè và với thầy cô giáo.
→Các em phải cố gắng ngoan ngoãn, học tập thật tốt để xứng đáng với những gì mà xã hội, gđ và nhà trường giành cho các em.
 3.5- Hoạt động 5:
 +Củng cố: Gv nhận xét & tổng kết tiết học.
 +Dặn dò: về nhà xem lại các BT đã làm.
-Hs làm theo yêu cầu của Gv.
-Hs trả lời câu hỏi của Gv
-Hs tự g/t về sở thích của mình.
-Hs trả lời câu hỏi của Gv
-Mỗi Hs kể về ngày đầu tiên đi học của mình theo hướng dẫn của Gv .
→Hs kể thứ tự sự việc của ngày đầu tiên đi học, nhớ phải nêu cảm xúc của mình về ngày ấy và nhiệm vụ của mình khi là Hs lớp một.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Tuần 2
Ngày dạy : ...............................
 Bài1: EM LÀ HỌC SINH LỚP MỘT(tiết 2).
I-Mục tiêu:
1.Kiến thức:Hs biết được: Trẻ em có quyền có họ tên, có quyền được đi học. Vào lớp 
 một các em sẽ có thêm nhiều bạn mới, có thầy cô giáo mới, trường lớp mới.
 Các em sẽ được dạy bảo, học hỏi nhiều điều mới lạ .
2.Kĩ năng : Biết yêu quý bạn be,ø thầy cô giáo, trường lớp.
 3.Thái độ :Vui vẻ phấn khởi khi đi học.
II-Đồ dùng dạy học:
.GV: -Điều 7, 28 trong công ước quốc tế về quyền trẻ em.
.HS : -Vở BT Đạo đức 1.
III-Hoạt động daỵ-học:
1.Khởi động: Hát tập thể.
2.Kiểm tra bài cũ:- Tiết trước em học bài đạo đứcnào?
 - Em sẽ làm gì để xứng đáng là 1 Hs lớp một? 
 .Nhận xét bài cũ.
 3.Bài mới:
TG
 Hoạt đông của GV
 Hoạt đông của HS
3.1-Hoạt động 1:
 Giới thiệu bài: Giới thiệu trực tiếp bài trong sgk.
3.2-Hoạt động 2: Bài tập 4 
 +Mục tiêu: Quan sát tranh và kể chuyện theo tranh.
 +Cách tiến hành: Yêu cầu Hs quan sát tranh và kể 
 chuyện theo tranh.
 .Gv vừa chỉ vào tranh vừa gợi ý để giúp Hs kể chuyện
 .Gv gợi ý thứ tự từng tranh 1,2,3,4,5→dẫn dắt Hs kể 
 đến hết câu chuyện. 
 Tranh 1:Đây là bạn Mai. Mai 6 tuổi. Năm nay Mai 
 vào lớp 1. Cả nhà vui vẻ chuẩn bị cho Mai đi học.
 Tranh 2: Mẹ đưa Mai đến trường. Trường Mai thật là
 Đẹp. Cô giáo tươi cười đón Mai và các bạn vào lớp.
 Tranh 3: Ở lớp Mai được cô giáo dạy bao điều mới 
 lạ. Rồi đây em sẽ biết đọc, biết viết, biết làm toán.
 Em sẽ đọc truỵen báo cho ông bà nghe và viết được 
 thư cho bố khi đi công tác xa.
 Tranh 4: Mai có thêm nhiều bạn mới, cả trai lẫn gái. 
 Giờ ra chơi em cùng các bạn chơi đùa ở sân trường
 thật là vui.
 Tranh 5: Về nhà Mai kể với bố mẹ về trường lớp mới
 Về cô giáo và các bạn của em. Cả nhà đều vui: Mai
 đã là Hs lớp 1.
- Giải lao.
3.3-Hoạt động 3: Bài tập 2
 +Mục tiêu: Hướng dẫn Hs múa, hát, đọc thơ, vẽ tranh 
 chủ đề “Trường em” 
+Cách tiến hành: 
 → Cho Hs hoạt động theo nhóm.
 → Thi đua giữa các nhóm cho lớp sinh động.
 .Cho Hs đọc bài thơ “Trường em” 
 → Đọc diễn cảm.
 .Cho Hs hát bài : “Đi đến trường”
 → Thi giữa các tổ.
 .Có thể cho chúng em vẽ tranh trường của các em.
 →Cho các em quan sát trường trước khi vẽ.
 +Gv tổng kết thi đua giữa các tổ và khen thưởng.
3.4-Hoạt động 4: 
 +Củng cố: Gv nhận xét & tổng kết tiết học.
 +Dặn dò: về nhà xem trước bài: Gọn gàng , sạch sẽ.
-Hs làm theo yêu cầu của Gv.
-Hs kể chuyện theo tranh theo nội dung bên cạnh.
-Hs tự g/t về sở thích của mình.
-Hs trả lời câu hỏi của Gv
-Các nhóm thi đua tham gia hoạt động này: múa hát theo chủ đề này.
-Hs theo dõi hoạt động và cho lời nhận xét.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Tuần 3
Ngày dạy : ...............................
Bài2: GỌN GÀNG, SẠCH SẼ (tiết 1).
I-Mục tiêu:
1.Kiến thức: Hs biết được: Thế nào là ăn mặc gọn gàng và sạch sẽ.
 Ích lợi của việc ăn mặc gọn gàng và sạch sẽ.
2.Kĩ năng : Biết giữ vệ sinh cá nhân ăn mặc gọn gàng và sạch sẽ.
3.Thái độ : Có ý thức tự giác giữ vệ sinh cá nhân ăn mặc gọn gàng và sạch sẽ.
II-Đồ dùng dạy học:
.GV: - chuẩn bị bài hát “Rửa mặt như mèo”.
 - Gương & lược chải đầu.
.HS : -Vở BT Đạo đức 1, bút chì hoặc sáp màu.
III-Hoạt động daỵ-học:
1.Khởi động: Hát tập thể.
2.Kiểm tra bài cũ:-Tiết trước em học bài đạo đứcnào?
 -Em có thấy vui khi mình là Hs lớp một không?
 -Em sẽ làm gì để xứng đáng là 1 Hs lớp một? 
 .Nhận xét bài cũ.
 3.Bài mới:
TG
 Hoạt đông của GV
 Hoạt đông của HS
3.1-Hoạt động 1:
 Giới thiệu bài: Giới thiệu trực tiếp bài trong sgk.
3.2-Hoạt động 2: 
+Mục tiêu:Y/c Hs tìm ra trong lớp hôm nay bạn nào
 có đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ. 
+Cách tiến hành: Yêu cầu Hs quan sát và nêu tên 
 những bạn có đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ. →Mời các bạn đó đứng lên cho các bạn khác xem có
 đúng không.
 .Vì sao em cho rằng bạn đó gọn gàng, sạch sẽ?
 .Gv chốt lại những lý do Hs nêu & khen những em Hs có nhận xét chính xác.
 - Giải lao.
3.3-Hoạt động 3: Bài tập
 +Mục tiêu: Hướng dẫn các em làm BT.
 +Cách tiến hành: Giải thích tại sao em cho là bạn ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ hoặc ntn là chưa gọn gàng, sạch sẽ, nên sửa ntn để trở thành người gọn gàng, sạch sẽ.
→ Theo em bạn cần phải sửa chữa những gì để trở thành người gọn gàng, sạch sẽ?
- Giải lao.
 3.4-Hoạt động 4: Bài tập
 +Mục tiêu: Hướng dẫn các em làm BT.
 +Cách tiến hành: Y/c Hs chọn áo quần phù hợp cho bạn nam và bạn nữ trong tranh.
3.5-Hoạt động 5:
 +Củng cố: 
 .Các em học được gì qua bài này?
 .Mặc ntn gọi là gọn gàng sạch sẽ?
 .Gv nhận xét & tổng kết tiết học.
 +Dặn dò: Hôm sau học tiếp bài này.
-Hs làm theo yêu cầu của Gv.
→Hs nêu lý do của mình để trả lời câu hỏi của Gv: áo quần sạch, không có vết bẩn, ủi thẳng, tém thùng và đeo thắc lưng. Dép sạch sẽ, không dính bùn đất
→ Cả lớp bổ xung ý kiến.
-Hs đọc Y/c BT.
-Hs nhắc lại giải thích trên và nêu VD một bạn 
chưa gọn gàng, sạch sẽ.
→ủi áo quần cho phẳng, chà rửa giầy dép
-Hs làm BT→lý giải cho sự lựa chọn của mình.
-Cả lớp theo dõi và cho lời nhận xét.
→ Cần phải biết ăn mặc gọn gàng sạch sẽ và giữ vệ sinh cá nhân khi đi học cũng như ở nhà .
→ Áo quần phẳng phiu, gọn gàng, không rách, không nhàu, tuột chỉ, đứt khuy, hôi bẩn, xộc xệch
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Tuần 4
Ngày dạy : ...............................
Bài2: GỌN GÀNG, SẠCH SẼ (tiết 2).
I-Mục tiêu:
1.Kiến thức: Hs biết được: Thế nào là ăn mặc gọn gàng và sạch sẽ.
 Ích lợi của việc ăn mặc gọn gàng và sạch sẽ.
2.Kĩ năng : Biết giữ vệ sinh cá nhân ăn mặc gọn gàng và sạch sẽ.
3.Thái độ : Có ý thức tự giác giữ vệ sinh cá nhân ăn mặc gọn gàng và sạch sẽ.
II-Đồ dùng dạy học:
.GV: - chuẩn bị bài hát “Rửa mặt như mèo”.
 - Gương & lược chải đầu.
.HS : -Vở BT Đạo đức 1, bút chì hoặc sáp màu.
III-Hoạt động daỵ-học:
1.Khởi động: Hát tập thể.
2.Kiểm tra bài cũ:-Tiết trước em học bài đạo đứcnào?
 -Mặc ... øy em thấy bạn nào đáng khen và vì sao?
- Gv sửa bài .
- Giải lao.
3.3-Hoạt động 3: 
+Mục tiêu: Cho Hs làm BT2
 → đóng vai theo tình huống.
+Cách tiến hành: Gv cho Hs đọc yêu cầu BT.
 . Phân công & chọn vai theo tình huống đã cho
 → Hs làm BT theo Y/c của Gv. 
- Gv hỏi:
 .Nếu em có mặt ở đó em sẽ nói gì với bạn? Vì sao?
3.4-Hoạt động 4: 
+Củng cố: 
 .Các em vừa học bài gì ?
 .Bạn nào luôn đi học đúng giờ ?
 .Em cần phải làm gì để đi học đúng giờ ?
 .Gv nhận xét & tổng kết tiết học.
 +Dặn dò: 
 .Về nhà thực hiện bài vừa học.
 . Chuẩn bị BT 4 để tiết sau học tiếp.
-Hs đọc yêu cầu BT1.
-Hs quan sát tranh & thảo luận → làm BT1.
-Hs làm việc theo cặp.
-Hs trả lời câu hỏi ủa Gv.
-Hs sửa BT.
-2Hs ngồi cạnh nhau tạo thành một cặp để đóng vai hai nhân vật trong tình huống→ diễn trước lớp→ cả lớp xem và cho nhận xét.
-Trả lời câu hỏi của Gv.
-Trả lời câu hỏi của Gv.
-Hs liên hệ bản thân.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Tuần 15
Ngày dạy : ...............................
Bài 7: ĐI HỌC ĐỀU VÀ ĐÚNG GIỜ (tiết 2).
I-Mục tiêu:
1.Kiến thức:Hs biết ích lợi của việc đi học đều và đúng giờ là giúp các em thực hiện tốt
 quyền được học tập của mình.
2.Kĩ năng : Thực hiện việc đi học đều và đúng giờ.
3.Thái độ : Hs có ý thức tự giác đi học đều và đúng giờ để đảm bảo quyền được học 
 tập của mình.
II-Đồ dùng dạy học:
.GV: - Tranh BT 1, BT 4, Điều 28 công ước quốc tế quyền trẻ em.
- Bài hát “Tới lớp tới trường”
.HS : -Vở BT Đạo đức 1.
III-Hoạt động daỵ-học:
1.Khởi động: Hát tập thể.
2.Kiểm tra bài cũ: -Tiết trước em học bài đạo đức nào?
 - Để đi học đúng giờ em phải làm gì?
 .Nhận xét bài cũ.
 3.Bài mới:
TG
 Hoạt đông của GV
 Hoạt đông của HS
3.1-Hoạt động 1: 
+Mục tiêu: Hs làm BT4 → đóng vai các nhân vật
 trong tình huống đã cho.
+Cách tiến hành: Cho Hs đọc yêu cầu BT, giới thiệu các nhân vật của câu chuyện và hướng dẫn Hs đóng vai các nhân vật trong BT.
-Gv hỏi :
.Đi học đều và đúng giờ sẽ có lợi gì?
+Kết luận: Đi học đều và đúng giờ giúp em được nghe giảng đầy đủ.
3.2-Hoạt động 2: 
+Mục tiêu: Hs làm BT 5.
+Cách tiến hành: Cho Hs đọc yêu cầu BT và hướng dẫn Hs làm BT.
- Gv sửa bài .
+Kết luận: Theo BT này, dù trời mưa các bạn vẫn đội mũ , mặc áo mưa vượt khó đi học.
- Giải lao.
3.3-Hoạt động 3: 
+Mục tiêu: Hs thảo luận. 
+Cách tiến hành: Gv hỏi:
 . Đi học đều có lợi gì ?
 . Cần phải làm gì để đi học đều và đúng giờ ?
 . Chúng ta chỉ nghỉ học khi nào ?
 . Nếu nghỉ học phải làm gì ?
-Gv hướng dẫn Hs xem bài trong SGK→ đọc 2 câu thơ cuối bài và hát bài “Đi tới trường”
 3.4-Hoạt động 4: 
+Củng cố: 
 .Các em vừa học bài gì ?
 .Gv nhận xét & tổng kết tiết học.
 +Dặn dò: 
 .Về nhà thực hiện bài vừa học.
 . Chuẩn bị bài “Trật tự trong trường học”.
-Hs đọc yêu cầu BT4.
-Hs làm việc theo nhóm 4 em→ thảo luận→ trao đổi → đóng vai→ theo dõi các nhóm và cho nhận xét.
-Hs trả lời câu hỏi của Gv
-Hs đọc yêu cầu BT5.
-Hs làm việc theo nhóm → thảo luận→ trao đổi →làm BT. 
-Trả lời câu hỏi của Gv.
-Hs đọc 2 câu thơ cuối bài và hát bài “Đi tới trường”
-Hs trả lời câu hỏi của Gv
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Tuần 16
Ngày dạy : ...............................
Bài 8: TRẬT TỰ TRONG TRƯỜNG HỌC (tiết 1).
I-Mục tiêu:
1.Kiến thức: Hs hiểu: Cần phải giữ trật tự trong giờ học và khi ra vào lớp.
 Giữ trật tự trong giờ học và khi ra vào lớp là để thực hiện tốt quyền được 
 học tập, quyền được đảm bảo an toàn của trẻ em.
2.Kĩ năng : Biết giữ trật tự trong giờ học và khi ra vào lớp.
3.Thái độ : Tự giác giữ trật tự trong giờ học và khi ra vào lớp để thực hiện tốt quyền
 được học tập, quyền được đảm bảo an toàn của trẻ em.
II-Đồ dùng dạy học:
.GV: - Tranh BT 3, BT4.
- Phần thưởng cho cuộc thi xếp hàng vào lớp. 
.HS : -Vở BT Đạo đức 1.
III-Hoạt động daỵ-học:
1.Khởi động: Hát tập thể ( 1phút)
2.Kiểm tra bài cũ:(4 phút)
-Tiết trước em học bài đạo đức nào?
-Đi học đều và đúng giờ có lợi gì ?
-Nhận xét bài cũ.
 3.Bài mới:
TG
 Hoạt đông của GV
 Hoạt đông của HS
3.1-Hoạt động 1: Giới thiệu bài.( 1 phút)
→ Giới thiệu trực tiếp bài mới.
3.2-Hoạt động2: BT1( 12 phút)
+Mục tiêu: Quan sát, thảo luận và cho ý kiến về việc làm của các bạn nhỏ trong tranh theo chủ đề bài học. 
+Cách tiến hành: Hướng dẫn Hs quan sát tranh và thảo luận theo nhóm việc ra vào lớp của các bạn nhỏ trong tranh của BT1.
-Gv hỏi:
.Em có suy nghĩ gì về việc làm của các bạn trong tranh?
.Nếu em có mặt ở đó em sẽ làm gì?
+Kếùt luận: Chen lấn, xô đẩy nhau khi ra, vào lớp làm ồn ào mất trật tự và có thể gây vấp ngã.
- Giải lao.
3.3-Hoạt động 3: ( 14 phút)
 +Mục tiêu:Thi xếp hàng và ra vào lớp giữa các tổ.
 +Cách tiến hành: 
 -Thành lập ban giám khảo gồm: Gv,cán bộ lớp.
 -Nêu Y/c của cuộc thi :
 .Tổ trưởng biết điều khiển các bạn (1đ).
 .Ra vào lớp trật tự , không chen lấn xô đẩy(1đ).
 .Đi cách đều, đeo cặp gọn gàng(1đ).
 .Đi nhẹ nhàng không lê dép(1đ).
-Tiến hành cuộc thi.
-Gv nhận xét và cho điểm thi đua các tổ.
→Trao phần thưởng cho tổ có số điểm cao nhất.
3.4-Hoạt động 4: ( 3 phút)
 +Củng cố: 
 .Các em học được gì qua bài này?
 .Gv nhận xét & tổng kết tiết học.
 +Dặn dò: Hôm sau học tiếp bài này.
 Về nhà chuẩn bị các BT còn lại. 
-Hs làm theo Y/c của Gv → thảo luận→ nhận xét về việc làm của các bạn nhỏ trong tranh → đại diện nhóm trình bày→ cả lớp trao đổi tranh luận.
-2Hs nhắc lại.
-Hs lắng nghe y/c của cuộc thi.
- Từng tổ thực hiện hoạt động.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
PHẦN BỔ SUNG:
TUẦN 17:
Ngày dạy : ...............................
Bài 8: TRẬT TỰ TRONG TRƯỜNG HỌC (tiết 2).
I-Mục tiêu:
1.Kiến thức: Hs hiểu: Cần phải giữ trật tự trong giờ học và khi ra vào lớp.
 Giữ trật tự trong giờ học và khi ra vào lớp là để thực hiện tốt quyền được 
 học tập, quyền được đảm bảo an toàn của trẻ em.
2.Kĩ năng : Biết giữ trật tự trong giờ học và khi ra vào lớp.
3.Thái độ : Tự giác giữ trật tự trong giờ học và khi ra vào lớp để thực hiện tốt quyền
 được học tập, quyền được đảm bảo an toàn của trẻ em.
II-Đồ dùng dạy học:
.GV: - Tranh BT 3, BT4.
- Phần thưởng cho cuộc thi xếp hàng vào lớp. 
.HS : -Vở BT Đạo đức 1.
III-Hoạt động daỵ-học:
1.Khởi động: Hát tập thể.
2.Kiểm tra bài cũ: -Tiết trước em học bài đạo đức nào?
 -Để thực hiện tốt quyền được học tập em phải làm gì ?
 .Nhận xét bài cũ.
3.Bài mới:
TG
 Hoạt đông của GV
 Hoạt đông của HS
3.1-Hoạt động 1: 
+Mục tiêu: Hs thảo luận theo câu hỏi của BT3.
+Cách tiến hành: Cho Hs quan sát tranh 3 và hướng dẫn thảo luận theo câu hỏi.
-Gv hỏi :
. Các bạn trong tranh BT 3 ngồi học ntn?
.Gv nêu câu hỏi để dẫn dắt Hs đến kết luận bài.
+Kết luận: Hs cần trật tự nghe giảng, không đùa nghịch nói chuyện riêng, giơ tay xin phép khi muốn phát biểu.
3.2-Hoạt động 2: 
+Mục tiêu: Hs đánh dấu + vào bạn giữ trật tự BT 4.
+Cách tiến hành: Cho Hs đọc yêu cầu BT và hướng dẫn Hs làm BT.
-Gv sửa bài .
-Gv nêu câu hỏi cho Hs thảo luận:
 .Vì sao em lại đánh dấu + vào các bạn đó?
 .Chúng ta có nên học tập các bạn đó không? Vì sao?
+Kết luận: Chúng ta nên học tập các bạn này trong giờ học vì các bạn ấy rât trật tự trong giờ học.
- Giải lao.
3.3-Hoạt động 3: 
+Mục tiêu: Hs làm BT5.
+Cách tiến hành: Gv hỏi:
 .Việc làm của 2 bạn đó đúng hay sai?
 . Mất trật tự trong giờ học có hại gì?
+Kết luận:
 .Hai bạn giằng nhau quyển truyện làm mất trật tự trong giờ học.
 .Tác hại của việc mất trật tự trong giờ học là không nghe lời giảng của cô giáo→ nên không hiểu bài, làm mất thời gian của Gv và làm ảnh hưởng đến các bạn xung quanh.
4.Củng cố, dặn dò: Ôn tập các bài đã học .
-Hs làm việc theo nhóm 4 em→ thảo luận→ trao đổi
và đại diện nhóm lên trình bày. 
-Hs trả lời câu hỏi dẫn dắt của Gv để đi đến kết luận
-2Hs nhắc lại.
-Hs đọc yêu cầu BT4.
-Hs làm BT4 
-Trả lời câu hỏi của Gv.
 -Hs thảo luận theo câu hỏi của Gv.
-Hs nhắc lại kết luận.
-Hs đọc 2 câu thơ cuối bài
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
TUẦN 18
Ngày dạy : ...............................
Bài: ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI HỌC KỲ I
I-Mục tiêu: 
1.Kiến thức: Ôn tập tất cả các bài đã học .
2.Kĩ năng : Thực hành kĩ năng các bài đã học
3.Thái độ : Liên hệ thực tế các kĩ năng đã học.
II-Đồ dùng dạy học:
 .GV: -Hệ thống câu hỏi và bài tập của các bài đã học.
III-Hoạt động daỵ-học:
TG
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
Gv y/c HS thảo luận nhóm các bài Đạo đức đã học.
-Gọi đại diện nhóm nói trước lớp – GV ghi bảng
Hoạt động 2: Liên hệ thực tế.
-GV nêu câu hỏi Hs trả lời
+Củng cố: 
 .Gv nhận xét & tổng kết tiết học.
 . HS hát bài “Ba thương con”
 +Dặn dò: 
 .Về nhà học bài theo bài học.
-HS thảo luận nhóm các bài Đạo đức đã học
-Báo cáo – Nhóm khác nhận xét bổ sung.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
PHẦN BỔ SUNG

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 1 TUAN 18.doc