Giáo án Đạo đức 1 - Tuần 16, 17, 18 - GV: Phan Thị Nguyệt - Trường Tiểu học Mai Đăng Chơn

Giáo án Đạo đức 1 - Tuần 16, 17, 18 - GV: Phan Thị Nguyệt - Trường Tiểu học Mai Đăng Chơn

TUẦN 16

ĐẠO ĐỨC: TRẬT TỰ TRONG TRƯỜNG HỌC (Tiết 1)

A/ Mục tiêu : - HS hiểu cần phải giữ trật tự trong giờ học và khi ra vào lớp ,Giữ trật tự trong giờ học là để thực hiện tốt quyền được học tập , quyền được bảo đảm an toàn cho trẻ em.

 - Học sinh có ý thức giữ trật tự khi ra vào lớp và khi ngồi học.

- GDPCTNTT: Giữ trật tự trong trường học, không chen lấn, xô đẩy dẫn đến dễ gây thương tích.

B/ Đồ dùng dạy học :

 - Giáo viên: Tranh BT1,3,4 phóng to

 - Học sinh: Vở bài tập đạo đức 1, bút màu

C/ Hoạt động dạy và học:

 

doc 7 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 538Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức 1 - Tuần 16, 17, 18 - GV: Phan Thị Nguyệt - Trường Tiểu học Mai Đăng Chơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba ngày 04 / 12 / 2012
TUẦN 16
ĐẠO ĐỨC: TRẬT TỰ TRONG TRƯỜNG HỌC (Tiết 1)
A/ Mục tiêu : - HS hiểu cần phải giữ trật tự trong giờ học và khi ra vào lớp ,Giữ trật tự trong giờ học là để thực hiện tốt quyền được học tập , quyền được bảo đảm an toàn cho trẻ em.
 - Học sinh có ý thức giữ trật tự khi ra vào lớp và khi ngồi học.
- GDPCTNTT: Giữ trật tự trong trường học, không chen lấn, xô đẩy dẫn đến dễ gây thương tích.
B/ Đồ dùng dạy học :
 - Giáo viên: Tranh BT1,3,4 phóng to 
 - Học sinh: Vở bài tập đạo đức 1, bút màu
C/ Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
I/Ổn định lớp : Cho học sinh hát 
II/Bài cũ: Đi học đều và đúng giờ
 - Vì sao các em cần phải đi học đều và đúng giờ?
 - Kể những việc cần làm để đi học đều và đúng giờ?
 III/ Bài mới:
 1/ Giới thiệu bài: Trật tự trong trường học (T1).
 2/ Tiến trình giờ dạy:
 a) Hoạt động 1:Cả lớp quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
 * Mục tiêu: Học sinh biết: Xếp hàng ngay ngắn không chen lấn , xô đẩy nhau khi ra vào lớp làm ồn ào, mất trật tự. 
 * Tiến hành :
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh 1,2 ở BT nhận xét việc ra, vào lớp của các bạn trong hai tranh:
 - Tranh 1 vẽ gì?
 - Tranh 2 vẽ gì ? Em có suy nghĩ gì về việc làm của các bạn trong tranh 2. 
 - Việc làm của các bạn ở tranh nào đúng ? Vì sao?
* Kết luận: Tranh 1 vẽ các bạn vào lớp đi thẳng hàng .Tranh 2 chen lấn, xô đẩy nhau khi ra vào lớp làm ồn ào , mất trật tự và gây vấp ngã. Khi ra vào lớp các em phải xếp hàng ngay ngắn .
 b) Hoạt động 2: Đóng vai 
 * Mục tiêu: Học sinh biết xử lý tình huống để giữ trật tự khi ra vào lớp.
 * Tiến hành:
- Giáo viên chia nhóm 6
- Giáo viên cho học sinh nhóm trao đổi, đóng vai theo tình huống T2.
* Kết luận và GDPCTNTT: Giữ trật tự trong trường học, không chen lấn, xô đẩy dẫn đến dễ gây thương tích.
 c)Hoạt động 3: Học sinh quan sát tranh BT3 và thảo luận theo nhóm đôi .
*Mục tiêu: Học sinh cần trật tự khi nghe giảng, không đùa nghịch, không nói chuyện riêng, giơ tay xin phép khi muốn phát biểu. 
* Tiến hành: Giáo viên cho học sinh an sát tranh và trả lời theo câu hỏi gợi ý: 
- Tranh vẽ gì ? Các bạn trong tranh ngồi học như thế nào?
- Vì sao các bạn trong tranh lại trật tự trong giờ học? 
* Kết luận: Giữ trật tự trong giờ học là để thực hiện tốt quyền được học tập, quyền được bảo đảm an toàn cho các em.
* Cho Học sinh đọc câu ghi nhớ.
IV/ Củng cố - Dặn dò:
- Trong lớp những em nào biết giữ trật tự trong giờ học, xếp hàng ra vào tốt?
- Dặn dò: Thực hiện những điều vừa học để giữ trật tự trong giờ học .
- Học sinh hát
- Học sinh trả lời
- Học sinh trả lời:
 - Các bạn đang xếp hàng vào lớp
 - Các bạn chen lấn xô đẩy nhau làm ngã nhau
 - Tranh 1 đúng vì các bạn đã giữ trật tự khi ra vào lớp
-Học sinh nghe
- Học sinh trao đổi nhóm 6 chuẩn bị đóng vai theo nội dung tranh
- Học sinh trình bày , các nhóm khác nhận xét , bổ sung
-Học sinh nghe
- Học sinh uan sát tranh và trả lời:
- Cô giáo đang giảng bài , các bạn học sinh giữ trật tự phát biểu ý kiến để học tập tốt.
 - Học sinh nghe
Thứ ba ngày 11 / 12 / 2012
TUẦN 17
ĐẠO ĐỨC: TRẬT TỰ TRONG TRƯỜNG HỌC (Tiết 2)
A/ Mục tiêu : 
- Củng cố và khắc sâu kiến thức đã học ở tiết 1 
- Học sinh biết giữ trật tự trong lớp học sinh 
- Học sinh học tập các bạn giữ trật tự trong lớp không đồng tình và phê phán các bạn không giữ trật tự trong lớp 
- GDPCTNTT: Giữ trật tự trong trường học, không chen lấn, xô đẩy dẫn đến dễ gây thương tích.
B/ Đồ dùng dạy học :
	Giáo viên: Tranh BT3,4,5
Học sinh: Vở bài tập đạo đức 1, bút màu
 C/ Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
I/ Ổn định lớp: Cho học sinh hát 
II/ Bài cũ: Trật tự trong trường học
 - Vì sao chúng ta phải giữ trật tự trong giờ học và khi ra vào lớp?
 - Em đã làm gì để giữ trật tự trong trường học?
 III/ Bài mới:
 1/ Giới thiệu bài: Trật tự trong trường học.
 2/ Tiến trình giờ dạy:
a) Hoạt động 1: Hoạt động lớp Quan sát tranh bài tập 3 
* Mục tiêu : Học sinh biết giữ trật tự trong lớp. 
* Tiến hành :
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh BT3 và trả lời câu hỏi:
 - Tranh vẽ những gì?
 - Các bạn trong tranh ngồi học như thế nào? 
 * Kết luận :Học sinh cần trật tự khi nghe giảng , không đùa nghịch , nói chuyện riêng, giơ tay xin phép khi muốn phát biểu. 
b) Hoạt động 2: Học sinh học tập các bạn giữ trật tự trong lớp 
* Tiến hành:
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh BT4 và tô màu vào quần áo các bạn giữ trật tự trong lớp
 - Giáo viên hỏi:
 - Vì sao em tô màu vào quần áo bạn đó ?
 - Chúng ta có nên học tập bạn đó không ? Vì sao?
 *Kết luận Chúng ta nên học tập các bạn giữ trật tự trong giờ học. Giáo viên liên hệ nêu gương, giáo dục học sinh 
 c) Hoạt động 3: Thảo luận nhóm đôi 
*Mục tiêu : Học sinh không đồng tình và phê phán các bạn không giữ trật tự trong lớp 
* Tiến hành:
 Cho học sinh thảo luận nhóm đôi :quan sát tranh BT5 và nêu nhận xét về việc làm của hai bạn trai ngồi bàn dưới:
 - Hai bạn trai đang làm gì? Việc làm của hai bạn đúng hay sai? Vì sao?
- Mất trật tự trong lớp có hại gì?
- Cho các nhóm trình bày , nhận xét và GV kết luận : Hai bạn trai giằng nhau quyển truyện gây mất trật tự trong lớp , thật đáng chê.
 * Kết luận chung :Khi ra , vào lớp cần xếp hàng trật tự .Trong giờ học không nói chuyện riêng, lắng tai nghe cô giảng. Có như thế các em sẽ học tập tiến bộ , thực hiện tốt quyền được học tập của mình.
IV/ Nhận xét – Dặn dò :
- Dặn dò : Thực hiện những điều vừa học để đi học đúng giờ .Xem tranh 1,2 trang 26 chuẩn bị bài sau :Trật tự trong giờ học.
-Học sinh hát
-Học sinh trả lời
- Học sinh quan sát và trả lời
- Tranh vẽ lớp học có cô giáo đang giảng bài và các bạn học sinh đang ngồi học 
- Các bạn ngồi ngay ngắn, mắt nhìn lên bảngchăm chú nghe cô giảng và giơ tay xin phát biểu ý kiến xây dựng bài
 - Học sinh nghe
 - Học sinh tô màu
 - Học sinh trả lời : 
 - Các bạn đó giữ trật tự trong giờ học
 - Nên học tập .Vì có như thế chúng ta mới hiểu bài
 - Học sinh nghe
- Học sinh thảo luận và trình bày
- Giằng nhau quyển truyện. Việc làm đó sai vì gây mất trật tự trong lớp 
 - Có hại : Bản thân không nghe được bài giảng không hiểu bài, mất thời gian của cô giáo, ảnh hưởng đến các bạn khác
- Các nhóm khác nhận xét , bổ sung
- Học sinh nghe
Thứ ba ngày 18 / 12 / 2012
TUẦN 18
ĐẠO ĐỨC: ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI KÌ I
A/ Mục tiêu : 
-Củng cố và khắc sâu những kiến thức các em đã học từ bài 6- bài 8 : 
-Học sinh biết nghiêm trang khi chào cờ, đi học đều ,đúng giờ và biết giữ trật tự trong trường
B/ Đồ dùng dạy học: Học sinh: Thẻ đúng sai
C/ Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
I/ Ổn định lớp : - Cho học sinh hát 
II/ Bài cũ: Trật tự trong trường học
 - Em đã làm những việc gì để giữ trật tự trong trường học?
III/ Bài mới:
 1/Giới thiệu : Ôn tập thực hành kĩ năng cuối HKI.
 2/ Tiến trình giờ dạy:
 a) Hoạt động 1: Trò chơi đúng (Đ) sai(S)
* Mục tiêu : Củng cố và khắc sâu kiến thức đã học.
* Tiến hành :
- Giáo viên nêu từng ý học sinh nghe và đưa thể đúng (Đ) , sai(S)
* Đi học đúng giờ giúp em thực hiện tốt quyền được đi học của mình. 
 * Cần chuẩn bị quần áo, sách vở đầy đủ từ tối hôm trước để đi học đúng giờ.
* Chúng ta nghỉ học khi nào không thích đi học.
* Nếu nghỉ học em xin phép cô giáo ?
* Khi trời mưa em nghỉ học?
* Chúng ta cần giữ trật tự trong giờ học và khi ra vào lớp
* Khi chào cờ em nô đùa , nói chuyện riêng..
* Kết luận : Ý a,b, d, e đúng; ý c, đ, g là sai . 
b)Hoạt động 2: Đóng vai 
* Mục tiêu : Học sinh biết thực hiện một số việc làm phù hợp với các chuẩn mực đạo đức đã học 
 * Tiến hành:
- Giáo viên nêu nội dung cho học sinh đóng vai
- Nghiêm trang khi chào cờ 
- Đi học đều và đúng giờ
-Giữ trật tự trong trường học
- Học sinh thảo luận đóng vai theo nhóm 4 (tổ 1 nội dung1, tổ 2 nội dung 2, tổ 3 nội dung 3)
 a) Hoạt động 3: Trò chơi “Chiếc hộp kì diệu” 
* Mục tiêu : Củng cố bài học
* Tiến hành :
- Giáo viên phổ biến luật chơi
-Giáo viên bắt một bài hát ngắn, học sinh hát và chuyền chiếc có chứa những câu hỏi. Khi bài hát kết thúc học sinh nào cầm chiếc hộp sẽ bắt 1 thăm trả lời câu hỏi theo nội dung trong thăm.
- Vì sao em đi học đều và đúng giờ?
- Em sẽ làm gì để đi học đúng giờ?
- Đi học đều và đúng giờ có lợi gì?
- Khi trong tổ em có người nói chuyện ,em sẽ làm gì?
- Vì sao các em phải giữ trật tự trong trường? 
- Em cần làm gì để giữ trật tự trong trường ?
 - Em cần làm những việc gì khi chào cờ?
 * Kết luận chung : Nghiêm trang khi chào cờ, đi học đều, đúng giờ , giữ trật tự trong trường đó là những hành vi thể hiện một HS ngoan .
IV/ Nhận xét _ Dặn dò :
 - Nhận xét tiết học. Dặn thực hiện điều đã học.
- Học sinh hát
- Học sinh trả lời
- Xếp hàng ngay ngắn khi ra vào lớp, tập thể dục,không nói chuyện riêng trong lớp
-Học sinh đưa thẻ Đ, S
- Câu a - Đ
- Câu b - Đ
- Câu c - S
- Câu d - Đ
- Câu đ - S
- Câu e - Đ
- Câu g - S
- Học sinh thảo luận, đóng vai 
- Các nhóm lên trình bày
- Nhắcbạn không nói chuyện 
riêng khi chào cờ
- Nhờ bố mẹ đánh thức dậy sớm đi học
- Không nô đùa nói chuyện trong lớp 
- Học sinh nhận xét đóng vai
của các nhóm
- Học sinh nghe 
- Học sinh tham gia trò chơi
- Học sinh nghe luật chơi.
 - Em sẽ nghe cô giảng bài và hiểu bài.
- Không thức khuya, để đồng hồ báo thức..
- Được nghe cô giáo giảng bài đầy đủ, nắm và làm bài tốt
- Nhắc bạn không nói chuyện 
- Để thực hiện tốt quỳên được học tâp .
- Không xô đẩy nhau khi xếp hàng vào lớp, trong lớp không nói chuyện riêng,
- Bỏ mũ nón đứng nghiêm, mắt hướng nhìn quốc kì.
- Học sinh nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docdaoduc16-17-18.doc