Giáo án Đạo đức 4 học kì II

Giáo án Đạo đức 4 học kì II

TUẦN 18

Tiết 18: On tập và thực hành kỹ năng cuối họckỳ I

I/MỤC TIÊU

 - Giúp HS ôn lại những kiến thức các bài đã học từ tuần 12 đến tuần 17.

 -Giáo dục các em có ý thức thực hành những điều đã học trong đời sống hằng ngày

 II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 A/ On định

 B/Kiểm tra bài cũ

 -Kiểm tra sự chuẩn bị bài ôn tập của HS. C/ Bài mới.

 1/ Giới thiệu bài

 -GV ghi tựa bài lên bảng

 2/ Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập.

Hỏi : Từ tuần 12 đến tuần 17 các em đã được học mấy bài đạo đức đó là những bài nào ?

Hỏi : -Tại sao phải hiếu thảo với ông bà,cha mẹ?

- Các em đa hiếu thảo với ông bà, cha mẹ chưa?

 

doc 35 trang Người đăng thanhlinh213 Lượt xem 1003Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đạo đức 4 học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 18
Tiết 18: Oân tập và thực hành kỹ năng cuối họckỳ I
I/MỤC TIÊU
 - Giúp HS ôn lại những kiến thức các bài đã học từ tuần 12 đến tuần 17.
 -Giáo dục các em có ý thức thực hành những điều đã học trong đời sống hằng ngày 
 II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A/ Oån định 
 B/Kiểm tra bài cũ
 -Kiểm tra sự chuẩn bị bài ôn tập của HS. C/ Bài mới.
 1/ Giới thiệu bài
 -GV ghi tựa bài lên bảng
 2/ Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập.
Hỏi : Từ tuần 12 đến tuần 17 các em đã được học mấy bài đạo đức đó là những bài nào ?
Hỏi : -Tại sao phải hiếu thảo với ông bà,cha mẹ?
- Các em đa õhiếu thảo với ông bà, cha mẹ chưa? 
- Giáo dục ý thức cho HS về sự hiếu thảo với ông bà,cha mẹ
 Hỏi : Em nào đã tỏ lòng kính trọng và biết ơn thầy cô giáo ?
 Nếu có, em đã thể hiện như thế nào ? 
-Nhận xét về cách trả lời của HS .
 Hỏi: Lao động giúp cho con người như thế nào?
-Hãy nêu những biểu hiện của yêu lao động? Em hãy đánh giá về ý thức lao động của mình?
 3/Hoạt động 2:Thực hành các kĩ năng
 -Yêu cầu các nhóm trình bày tiểu phẩm tự chọn trong các bài đã học ( Tiểu phẩm đã được đăng kí ở tiết trước)
- GV nhận xét chung, tuyên dương nhóm có tiểu phẩm hay nhất 
 D/ Củng cố , dặn dò
-Về nhà xem lại các bài đã ôn
-Chuẩn bị bài sau:Kính trọng biết ơn người lao động 
- Nhận xét tiết học.
 -HS nhắc lại
-1HS nêu
 -1HS nêu –bạn khác bổ sung.
 -HS tự nêu.
-Trao đổi theo nhóm bàn 
-Đại diện 2 nhóm nêu ý kiến tiêu biểu .
-1HS nêu.
HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến
 -3 nhóm lần lượt trình bày 
 -Nhóm khác nhận xét
TUẦN 19
Tiết 19 Bài 9	 
KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG
I.MỤC TIÊU:
 Học xong bài này, HS có khả năng:
 -Nhận thức vai trò quan trọng của người lao động.
 -Biết bày tỏ sự kính trọng, và biết ơn đối với những người lao động.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -SGK Đạo đức 4.
 -Một số đồ dùng cho trò chơi đóng vai.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
A/ Ổn định:
B/ Kiểm tra bài cũ 
 +Nêu giá trị của lao động?
 +Tìm câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về ý nghĩa, tác dụng của lao động.
 -GV nhận xét 
C/ Bài mới:
 1/ Giới thiệu bài: “Kính trọng, biết ơn người lao động”
 -GV ghi tựa bài lên bảng 
 2/ Giảng bài 
*Hoạt động 1: Thảo luận nhóm bàn (Truyện “Buổi học đầu tiên” SGK/28)
 -Yêu cầu HS đọc truyện “Buổi học đầu tiên”
 -GV cho HS thảo luận theo 2 câu hỏi (SGK/28)
 +Vì sao một số bạn trong lớp lại cười khi nghe ban Hà giới thiệu về nghèâ nghiệp bố mẹ mình?
 +Nếu em là bạn cùng lớp với Hà, em sẽ làm gì trong tình huống đó? Vì sao?
 -GV kết luận:
 Cần phải kính trọng mọi người lao động, dù là những người lao động bình thường nhất.
*Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm đôi (Bài tập 1- SGK/29)
 -Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập 1:
 - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 
 GV kết luận:Như SGV /40.
 *Hoạt động 3: Thảo luận nhóm 4 (Bài tập 2- SGJ/29- 30)
 -GV chia 6 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về 1 tranh.
 Những người lao động trong tranh làm nghề gì và công việc đó có ích cho xã hội như thế nào?
ịNhóm 1 :Tranh 1
ịNhóm 2 : Tranh 2
ịNhóm 3 : Tranh 3
ịNhóm 4 : Tranh 4
ịNhóm 5 : Tranh 5
ịNhóm 6 : Tranh 6
 -GV ghi lại trên bảng theo 3 cột
STT
Người lao động
Ích lợi mang lại cho xã hội
 -GV kết luận:
 + Mọi người lao động đều mang lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
*Hoạt động 4 : Làm việc cá nhân (Bài tập 3- SGK/30) 
 - GV gọi HS đọc bài tập 3:
 - Yêu cầu HS tự làm bài 
*GV kết luận:
 + Các việc làm a, c, d, đ, e, g là thể hiện sự kính trọng, biết ơn người lao động.
 + Các việc làm b, h là thiếu kính trọng người lao động.
D/.Củng cố - Dặn dò:
 -Cho HS đọc ghi nhớ.
 -Về nhà xem lại bài.
 -Chuẩn bị bài tập 5, 6- SGK/30
 - 2 HS trả lời.
 - HS khác nhận xét, bổ sung.
HS nhắc lại.
-1 HS đọc lại truyện “Buổi học đầu tiên”
-HS thảo luận.
-Đại diện HS trình bày kết quả.
 -1HS đọc yêu cầu 
 -Các nhóm thảo luận.
-Đại diện từng nhóm trình bày kết quả.
-Cả lớp trao đổi và tranh luận.
HS lắng nghe.
-Các nhóm làm việc.
-Đại diện từng nhóm trình bày.
-Cả lớp trao đổi, nhận xét
-1 HS đọc 
-HS làm bài tập
-HS trình bày ý kiến cả lớp trao đổi và bổ sung.
 -2 HS đọc 
Tuần 20
Tiết 20 Bài 9	 
KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG
	 (Tiết 2)
I.MỤC TIÊU: 
* Học xong bài này, HS có khả năng: 
 -Nhận thức vai trò quan trọng của người lao động. 
 -Biết bày tỏ sự kính trọng, và biết ơn đối với những người lao động.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -SGK Đạo đức 4.
 -Một số đồ dùng cho trò chơi đóng vai.
III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/Oån định 
 B/ Kiểm tra bài cũ 
Gọi HS nêu ghi nhớ của bài 9
 -GV nhận xét 
C/ Bài mới 
 1/ Giới thiệu bài 
 -GV ghi tựa bài lên bảng 
 2/ Giảng bài 
*Hoạt động 1: Đóng vai (Bài tập 4- SGK/30)
 -GV chia lớp thành 3 nhóm, giao mỗi nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai 1 tình huống.
ịNhóm 1 :Giữa trưa hè, bác đưa thư mang thư đến cho nhà Tư, Tư sẽ 
ịNhóm 2 :Hân nghe mấy bạn cùng lớp nhại tiếng của một người bán hàng rong, Hân sẽ 
ịNhóm 3 :Các bạn của Lan đến chơi và nô đùa trong khi bố đang ngồi làm việc ở góc phòng. Lan sẽ 
 -GV phỏng vấn các HS đóng vai.
 -GV kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống.
*Hoạt động 2: Trình bày sản phẩm (Bài tập 5, 6- SGK/30)
 -GV nêu yêu cầu từng bài tập 5, 6
Bài tập 5 :Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hát, tranh, ảnh, truyện  nói về người lao động.
 Bài tập 6 :Hãy kể, viết hoặc vẽ về một người lao động mà em kính phục, yêu quý nhất.
 -GV nhận xét chung
D/ Củng cố - Dặn dò:
 -Thực hiện kính trọng, biết ơn những người lao động bằng những lời nói và việc làm cụ thể.
- 2 HS nêu 
 -HS nhắc lại 
-Các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai.
-Các nhóm lên đóng vai.
-Cả lớp thảo luận:
-Đại diện nhóm trình bày kết quả. Cả lớp nhận xét bổ sung.
-HS trình bày sản phẩm (nhóm hoặc cá nhân)
-Cả lớp nhận xét.
-2 HS đọc.
 -Về nhà làm đúng như những gì đã học.
 -Chuẩn bị bài tiết sau:Lịch sự với mọi nguời 
 - Nhận xét tiết học.
-Lắng nghe ghi nhớ về thực hiện.
Tuần 21 
Tiết 21 Bài 10 
LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI
I. MỤC TIÊU:
 Học xong bài này, HS có khả năng:
 - Hiểu:
 + Thế nào là lịch sự với mọi người.
 + Vì sao cần phải lịch sự với mọi người.
 - Biết cư xử lịch sự với những người chung quanh
 - Có thái độ:
 + Tự trọng, tôn trọng người khác, tôn trọng nếp sống văn minh.
 + Đồng tình với những người biết cư xử lịch sự và không đồng tình với những người cư xử bất lịch sự.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - SGK đạo đức 4
 - Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: xanh, đỏ, trắng.
 - Một số đồ dùng, đồ vật phục vụ cho trò chơi đóng vai.
III .CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
A/ Ổn định:
B/ Kiểm tra bài cũ 
 +Nhắc lại phần ghi nhớ của bài “Kính trọng, biết ơn người lao động”
 +Tìm các câu ca dao, tục ngữ nói về người lao động.
C/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài: “Lịch sự với mọi người”
 -GV ghi tựa bài lên bảng 
2/ Giảng bài 
*Hoạt động 1: Thảo luận lớp: “Chuyện ở tiệm may” (SGK/31- 32)
 - Yêu cầu các nhóm HS đọc truyện 
 rồi thảo luận theo câu hỏi 1, 2- SGK/32.
 * GV kết luận:
 +Trang là người lịch sự vì đã biết chào hỏi mọi người, ăn nói nhẹ nhàng, biết thông cảm với cô thợ may 
 +Hà nên biết tôn trọng người khác và cư xử cho lịch sự.
 +Biết cư xử lịch sự sẽ được mọi người tôn trọng, quý mến.
*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi (Bài tập 1- SGK/32)
 - GV chia 5 nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm.
 Những hành vi, việc làm nào sau là đúng? Vì sao?
ịNhóm 1 :
a/. Một ông lão ăn xin vào nhà Nhàn, Nhàn cho ông một ít gạo rồi quát: “Thôi đi đi”
ịNhóm 2 :
b/. Trung nhường ghế trên ôtô buýt cho một phụ nữ mang bầu.
ịNhóm 3 :
c/. Trong rạp chiếu bóng, mấy bạn nhỏ vừa xem phim, vừa bình phẩm và cười đùa.
ịNhóm 4 :
d/. Do sơ ý, Lâm làm một em bé ngã. Lâm liền xin lỗi và đỡ bé dậy.
ịNhóm 5 :
đ/. Nam đã bỏ một con sâu vào cặp sách của bạn Nga.
 * GV kết luận:
 +Các hành vi, việc làm b, d là đúng.
 +Các hành vi, việc làm a, c, đ là sai.
*Hoạt động 3: Thảo luận nhóm 6 (Bài tập 3- SGK/33)
 -GV chia 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm.
 Em hãy cùng các bạn trong nhóm thảo luận để nêu ra một số biểu hiện của phép lịch sự khi ăn uống, nói năng, chào hỏi 
 * GV kết luận:(SGV/43)
 D/ Củng cố - Dặn dò:
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/32.
- Sưu tầm ca dao, tục ngữ, truyện, tấm gương về cư xử lịch sự với bạn bè và mọi người
- Về nhà chuẩn bị bài tiết 2 của bài 10
- Nhận xét tiết học 
- 2 HS thực hiện yêu cầu.
- HS nhận xét, bổ sung.
-HS lắng nghe.
- HS nhắc lại 
 - HS các nhóm đọc truyện 
- Các nhóm HS làm việc.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- Các nhóm HS thảo luận.
- Đại diện từng nhóm trình bày. 
- Các nhóm khác nhận xét, ... rả lời.
- HS nêu.
- 4 HS tạo thành 1 nhóm, trao đổi, thảo luận dưới sự điều khiển của nhóm trưởng, thư kí ghi kết quả thảo luận vào phiếu. 
- Đại diện 1 nhóm dán phiếu và trình bày.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung(Nếu có ý khác)
- HS lắng nghe.
- HS các nhóm thảo luận, phân vai và thể hiện. 
- 2 nhóm nối tiếp nhau thể hiện vai diễn của mình.
- HS nhận xét, phân tích hành vi đúng hoặc hành vi sai của các vai trong từng nhóm.
- HS nối tiếp trả lời.
- Lắng nghe về nhà thực hiện.
Tuần 33 DÀNH RIÊNG CHO ĐỊA PHƯƠNG
 Bài : BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở TRƯỜNG HỌC VÀ 
 ĐỊA PHƯƠNG NƠI EM Ở. 
I/ MỤC TIÊU
- HS biết thực trạng môi trường ở trường tiểu học thắng Nhì và địa phương phường 6.
-Biết bảo vệ và giữ gìn môi trường trong sạch.
-Biết đồng tình, ủng hộ và vận động mọi người luôn có hành vi bảo vệ môi trường.
II/ CHUẨN BỊ
-Tìm hiểu trước môi trường ở khu phố em đang ở.
-Một số hình ảnh về thu gom rác thải, tổng vệ sinh ở phường. Thẻ màu.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ Oån định.
 - Nhắc nhở HS trật tự để học bài.
B/ Kiểm tra bài cũ.
-Biển mang lại cho ta lợi ích gì?
-Tại sao phải bảo vệ môi trường biển?
C/ Bài mới.
1/ Giới thiệu bài.
2/ Giảng bài
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về môi trường ở trường tiểu học Thắng Nhì .
- Chia nhóm cho HS thảo luận 
+ Môi trường ở trường ta như thế nào? Điều đó có ảnh hưởng gì đến việc học tập?
+ Em đã làm gì đề bảo vệ môi trường ?
* Hoạt động 2: Môi trường ở khu phố em đang ở 
- Chia nhóm yêu cầu HS thảo luận :
+ Người dân trong khu phố em vứt rác ở đâu? Đường phố sạch không?
+ Trong khu phố có nhà nào mở xưởng cưa gỗ, chế biến hải sản không? Xưởng đó có giữ vệ sinh môi trường không?
- Yêu cầu các nhóm khác có thể đặt câu hỏi chất vấn bạn. 
- VD:+ Gia đình bạn đã làm gì để đảm bảo vệ sinh môi trường? 
+ Các đoàn thể ở khu phố bạn có quan tâm đến điều đó không?
- Nhận xét, chốt lại những việc cần làm để bảo vệ vệ sinh môi trường .
* Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến 
- Bài tập : Những việc làm nào sau đây có tác dụng bảo vệ môi trường 
a. Đi tiêu, đi tiểu đúng nơi qui định và dội sạch nước sau khi đi.
b. Đi tiêu tiểu chỗ nào cũng được miễn là không ai thấy.
c. Vứt rác ra sân để bác lau công quét nhặt.
d. Dù ở đâu có rác thì nhặt bỏ vào thùng rác.
e. Xưởng chế biến hải sản không để nước chảy ra đường, không để mùi hôi thối bay ra ngoài. 
g. Chỉ cần khu phố mình mới cần giữ vệ sinh.
f. Thường xuyên tắm gội sạch sẽ rước khi đi học.
- Yêu cầu HS bày tỏ ý kiến của mình bằng thẻ màu, có thể nêu một số câu hỏi để chất vấn HS.
* Hoạt động4: Xử lí tình huống 
- Chia nhóm, HS thảo luận chọn cách giải quyết tình huống.
+ Tình huống 1: Mẹ bỏ bịch rác ngoài đường trứoc nhà để xe rác đến nhặt. Trong đó có thức ăn thừa nên con chó đã cắn rách bịch, rác bươi ra đường. Em nói với mẹ, mẹ bảo: Kệ, để lát nữa xe rác đến hốt! Em sẽ xử lí thế nào?
+ Tình huống 2:Em vào nhà vệ sinh, bắt gặp một bạn vừa đi tiểu xong mà không dội nước!Em sẽ nói gì với bạn ấy?
- Nhận xét, kết luận cách giải quyết hợp lí của các nhóm.
D/ Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS ghi nhớ những điều vừa tìm hiểu và thực hánh tốt những hành vi nhằm bảo vệ môi trường ở trường lớp, cũng như ở nhà trong mọi nơi mọi lúc.
- HS nêu
- HS nêu 
- Hoạt động nhóm đôi
- Các bạn vứt rác chưa đúng nơi qui định,mùi hôi bốc ra từ nhà vệ sinh, xưởng sản xuất đồ nhựa cạnh tường  , ảnh hưởng đến sức khoẻ và việc tiếp thu bài.
- Nhặt rác , không vứt rác bừa bãi, đi tiểu đúng nơi qui định, dội nước sạch sẽ...
- Nhóm theo khu phố 
- Thư kí ghi kết quả thảo luận của nhóm ra giấy - Đại diện báo cáo kết quả 
- Hoạt động cá nhân.
- Nhóm 6
- Các nhóm thảo luận, đại diện nêu cách giải quyết, nhóm bạn nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe về nhà thực hiện.
Tuần 34 DÀNH RIÊNG CHO ĐỊA PHƯƠNG
Bài : AN TOÀN GIAO THÔNG TRƯỚC CỔNG TRƯỜNG VÀ ĐỊA PHƯƠNG NƠI EM Ở
I/ MỤC TIÊU
- HS thấy được thực trạng về con đường đi trước cổng trường và nơi ở của các em.
- Có ý thức góp phần đảm bảo an toàn giao thông trước cồng trường và nơi em ở 
- Đồng tình, ủng hộ và vận động mọi người xung quanh cùng tham gia, đảm bảo ATGT
II/ CHUẨN BỊ
-Tìm hiểu trước về con đường đi trước cổng trường và nơi em ở.
- Phiếu ghi tình huống ở hoạt động 3
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ Oån định.
B/ Kiểm tra bài cũ.
- Em đã làm gì để bảo vệ môi trường ở trường em?
- Em có nhận xét gì về môi trường ở khu phố em?
- Nhận xét câu trả lời của HS
C/ Bài mới.
1/ Giới thiệu bài.
2/ Giảng bài
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về con đường đi trước cổng trường 
- Yêu cầu GV chia nhóm và cho HS thảo luận theo câu hỏi sau :
+ Theo em con đường đi trước cổng trường Thắng Nhì đã đảm bảo an toàn cho người đi bộ và đi xe đạp chưa? Vì sao?
- GV đến các nhóm giúp đỡ 
- Gọi các nhóm trình bày kết quả thảo luận 
- GV nhận xét phần trình bày của các nhóm và kết luận :Con đường đi trước cổng trường em là chưa đảm bảo an toàn cho người đi bộ và đi xe đạp vì: đường hai chiều, lòng đường hẹp, không có vỉa hè, xe máy và người đi bộ chung đường lại có nhiều hàng quán. Đường đi gần chợ, đôngdân cư có nhiều ngõ nhỏ đi ra đường chính 
Hỏi:+ Hằng ngày em đi trên con đường chưa an toàn này em phải đi như thế nào? Nhất là giờ tan trường?
- Nhận xét chốt lại: Phải chú ý đi sát lề đường, không chen lấn xô đẩy nhau. 
* Hoạt động 2: An toàn giao thông nơi em ở.
- Yêu cầu HS trao đổi nhóm với câu hỏi sau:
+ Con đường đi ở khu phố em đã đảm bảo an toàn chưa?
+ Người dân trong khu phố em đã làm gì để đảm bảo an toàn giao thông?
- GV đến các nhóm giúp đỡ, gợi ý cho HS.
- Gọi các nhóm trình bày.
- Nhận xét chốt lại những việc cần làm để đảm bảo ATGT.
* Hoạt động 3 : Xử lý tình huống.
Bài tập : Em sẽ làm gì khi:
a/ Tan trường một nhóm các em học sinh lớp 2 tụ tập dưới lòng đường trước cổng trường.
b/ Một nhóm bạn em khoác tay đi giữa lòng đường.
c/ Trên đường đi hôc về, em thấy một nhóm HS xúm lại xem một vụ tai nạn giao thông.
d/ Bạn em đi xe đạp của người lớn.
e/ một nhóm bạn emđang đá bóng giữa lòng đường nơi em ở.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận nêu cách giải quyết.
- Gọi các nhóm trình bày.
- GV nhận xét, kết luận cách giải quyết hợp lí của các nhóm.
D/ Củng cố, dặn dò.
- Con đường trước cổng trường Thắng Nhì đã an toàn chưa?
- Về nhà ghi nhớ những điều đã học và thực hành tốt hành vi về ATGT.
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau:Oân tập và thực hành kĩ năng cuối HKII và cuối năm.
- 1 HS trả lời 
- HS nêu
- HĐ nhóm đôi
- 1HS nhắc lại yêu cầu thảo luận.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn hoạt động
- Đại diện 1 nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS lần lượt phát biểu ý kiến.
- Lắng nghe.
- Hoạt động nhóm theo khu phố.
- Trao đổi thảo luận tìm câu trả lời.
- Hoạt động nhóm 6.
- Đại diện các nhóm nêu cách giải quyết
( mỗi nhóm chỉ nêu một tình huống )
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS nêu.
- Lắng nghe về nhà thực hiện.
Tuần 35
Tiết 35 ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI HKII VÀ CUỐI NĂM.
I/MỤC TIÊU
- Giúp HS ôn lại những kiến thức các bài đã học từ tuần 26 đến tuần 34.
- Giáo dục các em có ý thức thực hành những điều đã học trong đời sống hằng ngày.
 II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A/ Oån định 
 B/Kiểm tra bài cũ
 - Kiểm tra sự chuẩn bị bài ôn tập của HS. 
C/ Bài mới.
1/ Giới thiệu bài
 - GV ghi tựa bài lên bảng
2/ Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập.
Hỏi : Từ tuần 26 đến tuần 34 các em đã được học mấy bài đạo đức đó là những bài nào ?
Hỏi : -Thế nào là hoạt động nhân đạo?
- Vì sao cần tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo?
- Giáo dục ý thức cho HS về các hoạt động nhân đạo.
 Hỏi : +Tai nạn giao thông đã để lại hậu quả gì?
+ Em cần làm gì để tham gia an toàn giao thông?
- Nhận xét về cách trả lời của HS .
 Hỏi: - Tại sao môi trường bị ô nhiễm như vậy?
+ Em hãy đánh giá về ý thức bảo vệ môi trường của mình?
Hỏi :+ Tại sao phải giữ gìn và bảo vệ môi trường biển ?
+ Em có nhận xét gì về môi trường ở trường em học và khu phố em đang ở ?
* Gv nhận xét.
3/ Hoạt động 2 : Thực hành các kĩ năng
 -Yêu cầu các nhóm trình bày tiểu phẩm tự chọn trong các bài đã học ( Tiểu phẩm đã được đăng kí ở tiết trước)
- GV nhận xét chung, tuyên dương nhóm có tiểu phẩm hay nhất 
D/ Củng cố , dặn dò
- Về nhà xem lại các bài đã ôn
- Nhận xét tiết học.
- Kiểm tra cả lớp.
 - HS nhắc lại
-1HS nêu
 - 1 HS nêu –bạn khác bổ sung.
 - HS tự nêu.
- Trao đổi theo nhóm bàn 
- Đại diện 2 nhóm nêu ý kiến tiêu biểu .
-1HS nêu.
- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến
- Trao đổi theo cặp tìm ra câu trả lời.
- HS các nhóm lần lượt trả lời.
- 4 nhóm lần lượt trình bày 
- Nhóm khác nhận xét

Tài liệu đính kèm:

  • docD-D- HKII.doc