Giáo án Đạo đức 4 - Tiết 1 - Trung thực trong học tập

Giáo án Đạo đức 4 - Tiết 1 - Trung thực trong học tập

Bài: TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: Giúp học sinh biết:

 - Chúng ta cần phải trung thực trong học tập.

 - Trung thực trong học tập giúp chúng ta học tập đạt kết quả tốt hơn, được mọi người tin tưởng, yêu quý. Không trung thực trong học tập khiến cho kết quả học tập giả dối, không thực chất, gây mất niềm tin.

 - Trung thực trong học tập là thành thật, không dối trá, gian lận bài làm, bài thi, kiểm tra

 2. Thái độ:

 - Dũng cảm nhận lỗi khi mắc lỗi trong học tập và thành thật trong học tập

 - Đồng tình với hành vi trung thực – phản đối hành vi không trung thực.

 3. Hành vi:

 - Nhận biết được các hành vi trung thực, đâu là hành vi giả dối trong học tập

 - Biết thực hiện hành vi trung thực – phê phán hành vi giả dối

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Giấy – bút cho các nhóm

 - Bảng phụ, bài tập.

 - Tranh vẽ tình huống trong SGK.

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

 

doc 3 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 602Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức 4 - Tiết 1 - Trung thực trong học tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Giúp học sinh biết:
	- Chúng ta cần phải trung thực trong học tập.
	- Trung thực trong học tập giúp chúng ta học tập đạt kết quả tốt hơn, được mọi người tin tưởng, yêu quý. Không trung thực trong học tập khiến cho kết quả học tập giả dối, không thực chất, gây mất niềm tin.
	- Trung thực trong học tập là thành thật, không dối trá, gian lận bài làm, bài thi, kiểm tra
	2. Thái độ: 
	- Dũng cảm nhận lỗi khi mắc lỗi trong học tập và thành thật trong học tập
	- Đồng tình với hành vi trung thực – phản đối hành vi không trung thực.
	3. Hành vi:
	- Nhận biết được các hành vi trung thực, đâu là hành vi giả dối trong học tập
	- Biết thực hiện hành vi trung thực – phê phán hành vi giả dối
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Giấy – bút cho các nhóm
	- Bảng phụ, bài tập.
	- Tranh vẽ tình huống trong SGK.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
3
4
1. Kiểm tra đồ dùng học tập : sách vở , 
2. Bài mới : 
Giới thiệu bài :Tiết đạo đức hôm nay chúng ta học bài” Trung thực trong học tập “.
Xử lý tình huống :
-GV treo tranh tình huống theo SGK, tổ chức cho HS thảo luận nhóm : 
+ GV nêu tình huống
+ GV yêu cầu các nhóm HS thảo luận và trả lời câu hỏi : Nếu em là bạn Long, em sẽ làm gì ? Vì sao em làm thế ? 
-GV tổ chức cho HS trao đổi cả lớp.
+Yêu cầu HS trình bày ý kiến của nhóm.
+Hỏi : Theo em hành động nào là hành động thể hiện sự trung thực ?
+Hỏi : Trong học tập chúng ta có cần phải trung thực không ?
+Kết luận : Trong học tập, chúng ta cần phải luôn trung thực. Khi mắc lỗi gì trong học tập, ta nên thẳng thắn nhận lỗi và sửa lỗi.
Sự cần thiết phải trung thực trong học tập :
- GV cho HS làm việc cả lớp :
+Hỏi : Trong học tập vì sao phải trung thực?
+Khi đi học, bản thân chúng ta tiến bộ hay người khác tiến bộ ? Nếu chúng ta gian trá, chúng ta có tiến bộ được không ?
+Giảng và kết luận :
-Học tập giúp chúng ta tiến bộ. Nếu chúng ta gian trá, giả dối, kết quả học tập là không thực chất, chúng ta sẽ không tiến bộ được.
Trò chơi “Đúng – Sai “
-GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm.
+Yêu cầu các nhóm nhận câu hỏi và giấy màu (đỏ – xanh) cho thành viên mỗi nhóm.
+ Hướng dẫn cách chơi.
*Nhóm trưởng đọc từng câu hỏi tình huống cho cả lớp nghe.
*Sau mỗi câu hỏi các thành viên giơ thẻ giấy màu : Màu đỏ tình huống đúng, màu xanh tình huống sai.
*Nhóm trưởng yêu cầu các bạn giải thích vì sao đúng, vì sao sai.
*Sau khi cả nhóm đã nhất trí ý kiến, thư ký ghi lại kết quả và nhóm chuyển sang câu khác.
+Yêu cầu các nhóm thực hiện trò chơi.
-GV cho HS làm việc cả lớp.
+Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận của cả nhóm.
+Khẳng định kết quả câu 3, 4, 6, 8, 9 là đúng vì khi đó em đã trung thực trong học tập. 
+Câu 1,2 5, 7 là sai vì đó là những hành động không trung thực, gian trá.
-Kết luận : 
+ Chúng ta cần làm gì để trung thực trong học tập ? 
+Trung thực trong học tập là chúng ta không được làm gì ?
+GV khen ngợi các nhóm trả lời tốt, động viên các nhóm chưa tốt và kết thúc hoạt động.
-HS chia nhóm quan sát tranh trong SGK và thảo luận.
-HS lắng nghe.
-Đại diện các nhóm trình bày trước lớp, ý kiến của nhóm, ví dụ : 
+Em sẽ báo cáo với cô giáo để cô giáo biết trước.
+Em sẽ không nói gì để cô giáo không phạt.
-Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
+ HS trả lời.
+HS trả lời
+HS nhắc lại.
-HS suy nghĩ và trả lời.
+ Trung thực để đạt kết quả học tập tốt .
+Trung thực để mọi nguời yêu mến, quý trọng.
-HS suy nghĩ trả lời.
-HS lắng nghe.
-HS làm việc nhóm.
-Lắng nghe.
-Các nhóm thực hiện trò chơi 
-Các nhóm trình bày ý kiến 
-Chúng ta cần thành thật trong học ậtp, dũng cảm nhận lỗi mắc phải.
-Trung thực là không nói dối, không chép bài của bạn, không quay cóp, không nhắc bài cho bạn trong giờ kiểm tra.
5
Củng cố, dặn dò: -Liên hệ bản thân
+ GV tổ chức làm việc cả lớp.
+Nêu những hành vi trung thực hoặc không trung thực mà em đã từng biết.
+Tại sao cần phải trung thực trong học tập ?

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 1 - DAO DUC-s.doc