Giáo án Đạo đức - Bài 11 đến bài 14

Giáo án Đạo đức - Bài 11 đến bài 14

I. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Học sinh hiểu phảo đi bộ trên vỉa hè, nếu đường không có vỉa hè phải đi sát lề đường.

- Kĩ năng: Biết đi qua đường ở ngã ba, ngã tư phải đi theo đèn hiệu và đi vào vạch qui định. Đi bộ đ1ung theo qui định là bảo đảm an toàn cho bản thân và cho mọi người.

- Thái độ: Giáo dục học sinh thực hiện đi bộ đúng theo qui định.

 

doc 16 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1089Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức - Bài 11 đến bài 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bài:11 ĐI BỘ ĐÚNG QUI ĐỊNH 
(TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học sinh hiểu phảo đi bộ trên vỉa hè, nếu đường không có vỉa hè phải đi sát lề đường.
Kĩ năng: Biết đi qua đường ở ngã ba, ngã tư phải đi theo đèn hiệu và đi vào vạch qui định. Đi bộ đ1ung theo qui định là bảo đảm an toàn cho bản thân và cho mọi người.
Thái độ: Giáo dục học sinh thực hiện đi bộ đúng theo qui định.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Đèn hiệu, các điều 3, 6, 18, 36 công ước quốc tế.
Học sinh: Vở bài tập đạo đức.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: (4’)
- Muốn có nhiều bạn, em phải cư xử với bạn như thế nào?
- Cư xử tốt với bạn em sẽ được gì?
- Giáo viên nhận xét, chấm điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Làm bài tập 1.
 - Mục tiêu: Hiểu và biết quan sát cách đi bộ trên đường.
 - Phương pháp: Trực quan.
- Giáo viên treo tranh và hỏi:
Ở thành phố phải đi ở phần đường nào?
Ở nông thôn, đi bộ đi ở phần đường nào? Tại sao?
- Giáo viên cho học sinh trình bày ý kiến. 
- Giáo viên kế luận: Ở nông thôn cần đi sát lề đường. Ở thành phố cần đi trên vỉa hè. Khi qua đường cần đi theo chỉ dẫn của đèn tín hiệu và đi vào vạch qui định.
Hoạt động 2: Làm bài tập 2.
- Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức luật giao thông quan bài học.
- Phương pháp: Thực hành.
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm BT.
- Giáo viên mời một số học sinh lên trình bày.
- Giáo viên kết luận:
Tranh 1: Đi bộ đúng qui định.
Tranh 2: Bạn nhỏ chạy ngang qua dường là sai.
Tranh 3: Hai bạn sang đường đúng qui định.
Hoạt động 3: Trò chơi: Qua đường.
- Mục tiêu: Giúp học sinh thực hiện đi đúng qui định.
- Giáo viên vẽ sơ đồ ngã tư có vạch qui định dành cho người đi bộ và chọn học sinh vào các nhóm: Đi bộ, xe ô tô.
 - Giáo viên phổ biến luật chơi.
- Giáo viên cho người điều khiển giơ đèn đỏ thi xe và người phải dừng.
- Giáo viên nhận xét và tuyên dương.
4. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
Hát 
- Học sinh trả lời. 
- Bạn nhận xét.
- Học sinh làm bài tập.
- Học sinh làm bài tập.
- Lớp nhận xét, học sinh bổ sung.
- Học sinh chia thành 4 nhóm đứng ở 4 phần đường.
- Học sinh tiến hành chơi.
Rút kinh nghiệm:	
 Bài 11: ĐI BỘ ĐÚNG QUI ĐỊNH 
(TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học sinh hiểu phảo đi bộ trên vỉa hè, nếu đường không có vỉa hè phải đi sát lề đường, qua đường ở ngã ba, ngã tư phải đi theo đèn hiệu và đi vào vạch qui định.
Kĩ năng: Đi bộ đúng theo qui định là bảo đảm an toàn cho bản thân và cho mọi người.
Thái độ: Giáo dục học sinh thực hiện đi bộ đúng theo qui định.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Đèn hiệu, các điều 3, 6, 18, 36 công ước quốc tế.
Học sinh: Vở bài tập đạo đức.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: (4’)
- Ở thành phố phải đi ở phần đường nào?
- Ở nông thôn, đi bộ đi ở phần đường nào? Tại sao?
- Giáo viên nhận xét, chấm điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: làm BT3.
 - Mục tiêu: Bước đầu biết luật đèn trên đường và luật của người đi bộ.
 - Phương pháp: Trực quan – Thảo luận.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh vả thảo luận.
Bạn nhỏ trong tranh có đi bộ đúng quy định không?
Điều gì sẽ xảy ra? Vì sao?
- Giáo viên mời từng đội lên trình bày kết quả thảo luận.
- Cả lớp bổ sung và trả lời:
Em sẽ làm gì khi thấy bạn mình như thế?
- Giáo viên kết luận: Đi dười lòng đường là sai qui định, có thể gây nguy hiểm cho bản thân và người khác.
Hoạt động 2: Làm BT4.
- Mục tiêu: Biết giữ luật đem lại an toàn cho mình và cho người khác.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Giáo viên giải thích yêu cầu bài tập.
- Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện.
- Giáo viên kết luận:
Tranh 1, 2, 3, 4, 6: Đúng qui định.
Tranh 5, 7, 8: Sai qui định.
- Đi bộ đúng qui định là tự bảo vệ mình và bảo vệ người khác.
Hoạt động 3: Trò chơi: Đèn xanh – Đèn Đỏ.
- Mục tiêu: Rèn luật giao thông qua trò chơi.
- Giáo viên tổ chức học sinh xếp thành 2 hàng khi đưa đèn đỏ thì dừng lại. Khi đưa dèn xanh thì đi nhanh.
- Giáo viên nhận xét và tuyên dương.
4. Củng cố:
- Đọc bài thơ cuối bài.
- Dặn dò.
5. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Bài 12.
Hát 
- Học sinh: Đi sát lề đường.
- Trên vỉa hè.
- Học sinh thảo luận nhóm 2 bạn theo câu hỏi gợi ý.
- Cả lớp theo dõi.
- Lớp thảo luận bổ sung và trả lời.
- Học sinh xem tranh và tô màu vào những tranh đảm bào đi bộ an toàn.
- Học sinh nối tranh với bộ mặt cười.
- Học sinh xếp hàng.
Rút kinh nghiệm:	
 Bài 12: CÁM ƠN VÀ XIN LỖI (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học sinh hiểu khi nào cần nói lời cảm ơn, khi nào cần nói lời xin lỗi. Vì sao cần nói lời cám ơn, xin lỗi. Trẻ em có quyền được tôn trọng, được đối xử bình đẳng.
Kĩ năng: Học sinh biết nói lời cảm ơn, xin lỗi trong các tình huống giao tiếp hàng ngày.
Thái độ: Giáo dục học sinh có thái độ chân thành khi giao tiếp. Quý trọng những người biết nói lời cảm ơn, xin lỗi.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: VBT, trò chơi.
Học sinh: Vở bài tập đạo đức.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Khi gặp tín hiệu đèn màu gì thì em phải dừng lại ở ngã tư? Nếu đường không có vỉa hè thì em đi bộ ở đâu?
- Đi dưới lòng đường sẽ xảy ra điều gì?
- Giáo viên nhận xét, chấm điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động 1:
 - Mục tiêu: Hiểu khi nào cần nói lời cảm ơn, xin lỗi.
 - Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Giáo viên treo tranh bài tập 1 và hướng dẫn học sinh quan sát.
Các bạn trong tranh đang làm gì?
Vì sao các bạn lại làm như vậy?
- Giáo viên cử đại diện vài nhóm lên trả lời.
- Giáo viên kết luận: Cảm ơn khi được bạn tặng quà.
- Tranh 2: Xin lỗi cô giáo khi đến lớp muộn.
Hoạt động 2: Làm BT2.
- Mục tiêu: Rèn cách cám ơn và xin lỗi qua bài tập.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Giáo viên chia nhóm và giao mỗi nhóm thảo luận 1 tranh.
- Giáo viên cho đại diện từng nhóm lên trình bày.
- Giáo viên kết luận: Tranh 1, 3 cần nói lời cám ơn. Tranh 2, 4 cần nói lời xin lỗi.
Hoạt động 3: Đóng vai BT4.
- Mục tiêu: Thi đua nói lời cám ơn, xin lỗi.
- Giáo viên giao nhiệm vụ đóng vai cho các nhóm.
- Giáo viên yêu cầu nhóm lên đóng vai.
- Giáo viên cho thảo luận.
Em cảm thấy thế nào khi được cám ơn?
Em cảm thấy thế nào khi nhận được lời xin lỗi?
- Giáo viên chốt ý: Cần nói lời cám ơn khi được người khác quan tâm giúp đỡ. Cần nói xin lỗi khi mắc lỗi, làm phiền người khác.
4. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Bài 12 Tiết 2.
Hát 
- Học sinh quan sát và thảo luận nhóm 2.
- Học sinh thảo luận nhóm.
- Cả lớp trao đổi bổ sung.
- Học sinh thảo luận và phân vai.
- Học sinh đóng vai.
Rút kinh nghiệm:	
 Bài 12: CÁM ƠN VÀ XIN LỖI 
(TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học sinh hiểu khi nào cần nói lời cảm ơn, khi nào cần nói lời xin lỗi. Vì sao cần nói lời cám ơn, xin lỗi. Trẻ em có quyền được tôn trọng, được đối xử bình đẳng.
Kĩ năng: Học sinh biết nói lời cảm ơn, xin lỗi trong các tình huống giao tiếp hàng ngày.
Thái độ: Giáo dục học sinh có thái độ chân thành khi giao tiếp. Quý trọng những người biết nói lời cảm ơn, xin lỗi.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: VBT, trò chơi “Ghép hoa”.
Học sinh: Vở bài tập đạo đức.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Cần nói lời cảm ơn khi nào?
- Cần nói lời xin lỗi khi nào?
- Giáo viên nhận xét, chấm điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Thảo luận BT3.
 - Mục tiêu: Hiểu khi nào cần nói lời cảm ơn, xin lỗi.
 - Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Giáo viên nêu yêu cầu bài tập và cho học chia hai nhóm.
- Giáo viên cho đại diện lên trình bày.
- Giáo viên kết luận: 
Tình huống 1: cách ứng xử c là phù hợp.
Tình huống 2: Cách ứng xử b là phù hợp.
Hoạt động 2: Chơi “Ghép hoa” BT5.
- Mục tiêu: Biết ghép các tình huống để được các bông hoa nói lời cám ơn, xin lỗi.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Giáo viên chia nhóm và phát cho mỗi nhóm 2 nhị hoa: Cám ơn, xin lỗi và các cánh hoa.
- Giáo viên yêu cầu ghép hoa.
- Giáo viên cho trình bày sản phẩm.
- Giáo viên nhận xét và chốt ý.
Hoạt động 3: Làm BT6.
- Mục tiêu: Biết chọn từ điền vào để có nội dung ghi nhớ bài học.
- Giáo viên giải thích yêu cầu BT.
- Giáo viên yêu cầu đọc các từ tự chọn.
- Giáo viên kết luận chung: Cần nói cảm ơn khi được người khác quan tâm, giúp đỡ việc gì dù nhỏ.
- Cần nói xin lỗi khi làm phiền người khác.
- Biết cảm ơn, xin lỗi là thể hiện tự trọng và tôn trọng người khác.
4. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Bài 13 Chào hỏi và tạm biệt.
Hát 
- Học sinh trả lời.
- Bạn nhận xét.
- Học sinh thảo luận theo nhóm.
- Học sinh cử đại diện báo cáo.
- Cả lớp nhận xét.
- Học sinh sẽ gắn cánh hoa có tình huống cần cám ơn hay xin lỗi vào đúng nhị hoa.
- Học sinh làm việc theo nhóm.
- Học sinh trình bày.
- Cả lớp nhận xét và chốt ý.
- Học sinh làm BT.
- Học sinh đọc từ.
- Cả lớp ĐT 2 câu đóng khung.
Rút kinh nghiệm:	
 Bài 13: CHÀO HỎI VÀ TẠM BIỆT 
(TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học sinh hiểu cần phải chào hỏi khi gặp gỡ, tạm biệt khi chia tay. Cách chào hỏi, tạm biệt. Hiểu ý nghĩa của lời chào hỏi, tam biệt.
Kĩ năng: Biết phân biệt hành vi chào hỏi, tạm biệt chúng với lời chào hỏi, tam biệt chưa đúng. Biết chào hỏi, tạm biệt trong các tình huống giao tiếp hằng ngày.
Thái độ: Giáo dục học sinh có thái độ tôn trọng, lễ độ với mọi người. Quý trọng những bạn biết chào hỏi, tạm biệt đúng.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: VBT, điều 2 torng công ước quốc tế về quyền trẻ em. Đồ dùng hóa trang, bài hát.
Học sinh: Vở bài tập đạo đức.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Cần nói lời cảm ơn khi nào?
- Cần nói lời xin lỗi khi nào?
- Biết cảm ơn, xin lỗi đã thể hiện được điều gì?
- Giáo viên nhận xét, chấm điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Trò chơi “Vòng tròn chào hỏi”.
 - Mục tiêu: Giúp học sinh biết chào hỏi khi gặp mặt.
 - Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Giáo viên cho học sinh xếp thành 2 vòng tròn đồng tâm quay mặt vào nhau từng đôi một.
- Giáo viên điều khiển đứng ở tâm vòng tròn nêu tình huống.
Hai người bạn gặp nhau.
Học sinh gặp thầy giáo.
Em đến nhà gặp bố mẹ bạn.
Hai người gặp nhau tại nhà hát khi giờ biểu diễn bắt đầu.
- Giáo viên nhận xét trò chơi.
Hoạt động 2: Thảo luận.
- Mục tiêu: Chào hỏi đúng ở mỗi tình huống.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Giáo viên cho học sinh thảo luận theo 2 nhóm 2 bạn các câu hỏi sau:
Cách chào hỏi trong mỗit hình huống giống nhau hay khác nhau?
- Hoạt động chung. Em cảm thấy thế nào khi:
Được người khác chào hỏi?
Em chào họ và được đáp lại.
Em gặp một người bạn, em chào nhưng bạn cố tình không đáp lại?
- Giáo viên kết luận:
Cần chào hỏi khi gặp gỡ, tạm biệt khi chia tay.
Chào hỏi, tam biệt thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau.
Giáo viên cho đọc câu tục ngữ: Lời chào cao hơn mâm cỗ.
4. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Chào hỏi và tạm biệt tiết 2.
Hát 
- Học sinh trả lời.
- Học sinh xếp theo hiệu lệnh giáo viên.
- Học sinh thực hiện theo tình huống giáo viên yêu cầu.
- Bạn nhận xét.
- Học sinh thảo luận và nêu khi chào hỏi gặp gỡ và khi chào chia tay.
Rút kinh nghiệm:	
 Bài 13: CHÀO HỎI VÀ TẠM BIỆT 
(TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học sinh hiểu cần phải chào hỏi khi gặp gỡ, tạm biệt khi chia tay, cách chào hỏi, tạm biệt. Hiểu ý nghĩa của lời chào hỏi, tạm biệt.
Kĩ năng: Biết chào hỏi, tạm biệt trong các tình huống giao tiếp hằng ngày.
Thái độ: Giáo dục học sinh có thái độ tôn trọng, lễ độ với mọi người.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: VBT, điều 2 torng công ước quốc tế về quyền trẻ em. Đồ dùng hóa trang, bài hát.
Học sinh: Vở bài tập đạo đức.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Cần chào hỏi khi nào?
- Cần tạm biệt khi nào?
- Chào hỏi, tạn biệt thể hiện được điều gì?
- Giáo viên nhận xét, chấm điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Học sinh làm BT2.
 - Mục tiêu: Giúp học sinh có thói quen chào hỏi và tạm biệt.
 - Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại – Thực hành.
- Giáo viên cho học sinh làm bài tập.
- Giáo viên chốt ý:
Tranh 1: Các bạn nhỏ cần chào hỏi thầy cô giáo.
Tranh 2: Bạn nhỏ cần chào tạm biệt khách.
Hoạt động 2: Thảo luận BT3.
- Mục tiêu: Chào hỏi đúng ở mỗi tình huống.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Giáo viên chia nhóm.
- Đại diện lên trình bày.
- Giáo viên kết luận: Không nên chào hỏi ồn ào khi gặp người quen trong bệnh viện, rạp hát trong giờ biểu diễn. Trong những tình huống như vậy, em có thể chào bạn bằng cách gật đầu hoặc mĩm cười, giơ tay vẫy.
Cần chào hỏi khi gặp gỡ, tạm biệt khi chia tay.
Chào hỏi, tam biệt thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau.
Giáo viên cho đọc câu tục ngữ: Lời chào cao hơn mâm cỗ.
4. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Chào hỏi và tạm biệt tiết 2.
Hát 
- Học sinh trả lời.
- Học sinh làm bài và sửa bài.
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh thảo luận.
- Bạn bổ sung.
- Học sinh thảo luận và nêu khi chào hỏi gặp gỡ và khi chào chia tay.
Rút kinh nghiệm:	
Bài 14: BẢO VỆ HOA VÀ CÂY NƠI CÔNG CỘNG 
 (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học sinh hiểu lợi ích của cây và hoa nơi công cộng đối với cuộc sống con người. Cách bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.
Kĩ năng: Học sinh biết quyền được sống trong môi trường trong lành của trẻ em.
Thái độ: Giáo dục học sinh biết bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: VBT, bài hát. Các điều 19, 26, 27, 32, 39 công ước Quốc tế.
Học sinh: Vở bài tập đạo đức.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Cần thể hiện việc gì khi gặp người thân quen?
- Chào hỏi, tạn biệt thể hiện được điều gì?
- Khi đến những nơi trật tự công cộng cá em nên chào hỏi thế nào?
- Giáo viên nhận xét, chấm điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động 1:
 - Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh quan sát cây và hoa ở sân trường, vườn trường, vườn hoa, công viên
 - Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và đặt câu hỏi:
Ra sân trường, vườn hoa, công viên các em có thích không?
Để vườn hoa, công viên luôn đẹp, mát em phải làm gì?
- Giáo viên kết luận: Cây và hoa làm cho cuộc sống thêm đẹp, không khí trong lành. Các em cần chăm sóc, bảo vệ cây và hoa.
Hoạt động 2: Học sinh làm BT1.
- Giáo viên cho học sinh làm bài tập 1.
Các bạn nhỏ đang làm gì?
Những việc đó có tác dụng gì?
- Giáo viên cho đại diện lên trình bày.
- Giáo viên kết luận: Em cần biết tưới cây, rào cây, nhỏ cỏ, bắt sâu. Đó là những việc làm để bảo vệ, chăm sóc cây và hoa nơi công cộng.
Hoạt động 3:
- Mục tiêu: Học sinh quan sát và thảo luận BT2.
- Giáo viên cho học sinh quan sát và thảo luận nhóm 2 bạn.
Các bạn nhỏ đang làm gì?
Em tán thành những việc làm nào? Tại sao?
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm BT.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung. Biết nhắc nhở, khuyen ngăn bạn không phá hại cây là hành động đúng. Bẻ cành, đu cây là hành động sai.
4. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị tiết 2.
Hát 
- Học sinh trả lời.
- Bạn nhận xét.
- Học sinh trả lời câu 1.
- Học sinh trình bày.
- Cả lớp nhận xét bổ sung.
- Học sinh thảo luận nhóm.
- Học sinh tô màu.
Rút kinh nghiệm:	
 Bài 14: BẢO VỆ HOA VÀ CÂY NƠI CÔNG CỘNG 
(TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học sinh hiểu lợi ích của cây và hoa nơi công cộng đối với cuộc sống con người. Cách bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.
Kĩ năng: Thực hiện nếp sống văn minh nơi công cộng và hiểu quyền trẻ em.
Thái độ: Giáo dục học sinh luôn thực hiện nếp sống văn minh, biết bảo vệ và chăm sóc cây.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: VBT đạo đức, bài hát.
Học sinh: Vở bài tập đạo đức.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Cây và hoa có ích lợi gì?
- Em cần phải làm gì để chăm sóc cây?
- Em có thích đi chơi công viên không? Vì sao?
- Giáo viên nhận xét, chấm điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Làm BT3.
- Giáo viên giải thích bài tập 3.
- Giáo viên mời một số học sinh trình bày.
- Giáo viên kết luận: Những hình ảnh chỉ việc làm góp phần tạo môi trường trong lành là tranh 1, 2, 4.
Hoạt động 2:
- Mục tiêu: Thảo luận đóng vai.
- Phương pháp: Thảo luận – Đóng vai.
- Giáo viên chia nhóm.
- Giáo viên cho học sinh đóng vai.
- Giáo viên kết luận: Nên khuyên ngăn bạn hoặc mách người lớn khi không cản được bạn. Làm như vậy là góp phần bảo vệ môi trường trong lành, là thực hiện quyền được sống trong môi trường trong lành.
Hoạt động 3:
- Mục tiêu: Học sinh thực hiện kế hoạch bảo vệ cây hoa và hoa.
- Phương pháp: Thảo luận – Thực hành.
- Giáo viên cho từng tổ thảo luận.
Chăm sóc cây và hoa ở đâu?
Vào thời gian nào? Tại sao?
Bằng những việc làm cụ thể nào?
Ai phụ trách từng việc?
- Giáo viên kết luận: Ngôi trường trong lành giúp các em khỏe mạnh và phát triển. Các em cần có các hành động bảo vệ, chăm sóc cây và hoa.
4. Củng cố:
- Đọc đoạn thơ cuối bài.
- Hát bài: Ra vườn hoa.
5. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
Hát 
- Học sinh trả lời.
- Bạn nhận xét.
- Học sinh làm bài tập.
- Học sinh trình bày, bạn bổ sung, nhận xét.
- Học sinh làm việc theo nhóm, thảo luận, đóng vai.
- Các nhóm lên đóng vai, cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên cho từng tổ tổ chức kế hoạch.
- Cả lớp trao đổi.
- CN – ĐT.
Rút kinh nghiệm:	

Tài liệu đính kèm:

  • docdao duc.doc